(Xem: 1445)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1905)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2428)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1727)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2292)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2462)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 2068)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3351)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 4121)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3627)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8682)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10279)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12140)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9094)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7118)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7933)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
03 Tháng Năm 20241:15 SA
Здравствуйте!
Исследуйте мир выгодных покупок с нашим онлайн-сервисом купонов и промокодов! Мы предлагаем широкий выбор акций и специальных предложений от ведущих магазинов, позволяя вам экономить на различных категориях товаров, начиная от одежды и заканчивая бытовой техникой. Наша простая в использовании платформа поможет вам легко находить актуальные скидки и промокоды для вашего следующего шопинга. Подписывайтесь на наши новости, чтобы быть в курсе последних предложений и уникальных акций, гарантируя вам самые выгодные сделки каждый раз, когда вы совершаете покупку!
Сайт самых свежих и проверенных купонов магазина ALBA http://maxpromokod.ru

Привлекательные промокоды highscreen на сегодня
Актуальные промокоды Kupi-Kolyasku.ru для интернет заказа
Эксклюзивные промокоды Allsoft для интернет заказа
Изысканные промокоды Dx WW на сегодня
Рабочие промокоды ALBA для онлайн-покупок
Надежные промокоды Dresslily.com WW свежие и актуальные
Удачных покупок!
02 Tháng Năm 20245:02 CH
Men dating men experience love, union, and the belle of relationships in their own incomparable way.
https://gayblowjob.tv/tags/straight-gay/
In a superb that embraces distinctiveness and inclusivity, same-sex relationships from ground their place. Men who date men direct the joys and challenges of structure meaningful connections based on authenticity and reciprocal understanding. They hallow love while overcoming societal expectations, stereotypes, and discrimination.
https://gayblowjob.tv/tags/gay-69/
Communication and stirring intimacy pleasure a momentous part in their relationships, fostering trust and deepening their bond. As institute progresses promoting equality, it is significant to approve and respect the care shared between men dating men, embracing their unique experiences and contributions to the tapestry of someone connections.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
01 Tháng Năm 2024
Trên chiếc chiếu bố tôi hay ngồi uống trà, ảnh ông Hồ đã bị lột khỏi tấm khung gỗ, nằm vật vờ, méo mó, trông đến là thảm hại. Tôi lặng lẽ nhặt bức ảnh lên, kín đáo kẹp vào cuốn sổ tay, cất trong ngăn bàn. Tôi sốc, và cả sợ hãi. Một nỗi buồn vô cớ ập đến, bám riết lấy tâm hồn tôi. Hai mươi bảy năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy, bố tôi đoạn tuyệt với ông Hồ, với chủ nghĩa Cộng Sản, theo một cách bất ngờ như thế. . Ngày ấy tôi không hiểu vì sao ông lại làm như thế. Bố tôi không bao giờ giải thích, chỉ nói cộc lốc một câu “Đừng bao giờ nhắc đến ông ta nữa.” Nhưng từ đó, mấy mẹ con tôi phải nghe những lời chửi rủa nhiều hơn, nhất là khi xem chương trình thời sự của đài truyền hình nhà nước, với những câu như “Đ.m. cộng sản” hay “Đ.m. quân lừa đảo.”
30 Tháng Tư 2024
Thú thật, tôi không thể nhớ nổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Lễ Hai bà Trưng, ngày Lễ Đức Trần Hưng Đạo… nhưng ngày 30 tháng 4 thì tôi, và rất nhiều người Việt, không thể nào quên được; chỉ vì sự kinh hoàng, chết chóc, mất mát quá lớn đã xẩy ra cho tôi và biết bao dân Việt Nam sau lần gọi là “giải phóng” có một không hai của csvn. Trong vòng vỏn vẹn có hơn 50 ngày, chúng ta đã mất miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản. Cả thế giới phải sửng sốt. Ngay chính kẻ thù cs cũng không ngờ là chúng có thể đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng như vậy.
30 Tháng Tư 2024
Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 tang tóc xót xa Nếu nước chảy về nguồn, lá rụng về cội Nếu biến thống nhất thành sức mạnh Rồng Tiên vượt trội Sử dụng văn minh, dân chủ, tự do làm tiêu chí hòa bình
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.

Nhớ Về Bệnh Viện Bình Dân

13 Tháng Chín 20228:07 SA(Xem: 1028)
Nhớ Về Bệnh Viện Bình Dân
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Sau 18 năm xa cách tôi trở về thăm Bệnh Viện Bình Dân vào cuối năm 1993, lúc Việt Nam mới mở cửa cho du khách và kiều bào về thăm gia đình. Tôi rời bệnh viện nầy lúc làm Giảng Nghiệm Viên tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn ngày 26 tháng 4 năm 1975 vào buổi sáng, để rồi khuya đêm đó lên phi cơ C130 qua căn cứ Clark của Không Quân Mỹ bên Phi Luật Tân.

Mới vào cửa chánh tôi đã thấy những thay đổi, tôi không còn nhìn lại được khu Ngoại chẩn năm xưa, phòng 8 cấp cứu, khu giải phẫu của Thầy Hữu và khu Ung Thư của Thầy Hoành, nơi mà tôi làm việc khi xưa. Bệnh Viện Bình Dân đối với tôi, và đối với nhiều sinh viên Y khoa vào thập niên 1960, là vùng "Đất Mẹ" : từ năm thứ nhứt Y khoa tôi đã đi tập sự tại mỗi khu bệnh lý, từ khu Ngoài Da của Thầy Nguyễn Văn Út với các bệnh nhân thoa cả thân hình bằng màu tím bởi chất Violet de Gentiane, với các toa thuốc pha sulfate de zinc, sulfate de cuivre, lanoline, vaseline ., đến khu Nhãn Khoa của Thầy Nguyển Đình Cát với những câu như "trichasis", "đèn đâu ? đèn đâu ? " trước khi quyết định mổ "cataracte".

benvienbinhdan-saigontruoc1975

Rồi đến năm thứ 3 Y khoa, khi trở lại những khu ấy với 3 sao thêu trước ngực, tôi đã được các đàn anh chỉ mổ orgelet, chalazion, chép những toa thuốc trị mụn, lang ben và học hỏi đưọc nhiều hơn tại khu Tai Mũi Họng, mà chúng tôi thường gọi là "Ô Rờ Lờ" vì các chữ tắt O.R.L. Tất cả anh em chúng tôi rất phục BS Trương Minh Ký khi thấy cắt amygdales lần đầu cho trẻ em. Bệnh Viện Bình Dân là Khối Giải Phẫu B của Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, dưới sự điều khiển của Thầy Phạm Biểu Tâm lúc đó vừa là Khoa Trưởng nên sự diều hành của khu giải phẫu và sự giảng dạy sinh viên phần lớn do Thầy Nguyễn Hữu đảm trách.

Trong giới Y khoa Sài Gòn ai mà không biết Giáo Sư Hữu? Hết học lâm sàng vào buổi sáng, chiều học Cơ Thể Học từ 17 giờ đến 19 giờ với Thầy trong 2 năm. Tôi còn nhớ rõ bài đầu tiên về Ostéologie của lớp tôi là Os Frontal: Thầy vẽ trên bảng mà chúng tôi ở phía dưới chép không kịp vì vừa vẽ Thầy giảng qua micro treo trước ngực, đổi phấn màu lia liạ, lâu lâu lại "pha chè" vài câu như "vue cavalière là nhìn từ trên xuống chớ không phải nàng kỳ nữ cởi mình đâu nhé !" và cười trước một mình vì các sinh viên chưa kịp hiểu để cười theo: có khi Thầy kêu BS Nguyễn Ngọc Kính (dạy Ostéologie phụ Thầy) bằng "Le Kính", có khi nói là "Kính Lặc" chúng tôi chưa hiểu thì Thầy cười một mình và vội đi làm chuyện khác, sau đó tụi tôi mới hiểu là Thầy "nói lái" theo kiểu miền Nam. Những năm sau tôi học được nhiều về lâm sàng với Thầy Hữu, trên giường bệnh cũng như trên bàn mổ, nơi nào cũng học được với Thầy, mỗi lần có gì lạ hay điều gì phải cần biết thì Thầy dạy ngay. Khi Thầy mất tại Brest năm 2008 tôi đã đốt nhang và lạy tạ ơn Thầy trước linh cữu, đã dạy dỗ chúng tôi, nhờ vậy mà sau nầy ra hải ngoại chúng tôi có khả năng làm lại cuộc đời….

Từng đi thực tập tại khu chỉnh trực của Thầy Trần Ngọc Ninh nhưng tôi chưa bao giờ học được gì quí giá của Thầy, có lẽ lúc đó sự hiểu biết của tôi về y khoa còn quá kém, nhưng ngược lại tại khu Thầy Ngô Gia Hy khi mới là sinh viên năm thứ 3 tôi biết làm Béniqué với Bà Thái, một y tá già "nặng kí" nhưng rất nhiều kinh nghiệm về Tiết Niệu. Không hiểu tại sao lúc sinh viên tôi ít xuống khu Ung Thư của Thầy Đào Đức Hoành, có lẽ là các buổi sáng khi đi tập sự Thầy Hoành đã lên phòng mổ, Nội Trú thì lên phụ Thầy nên trại buồn hiu. Khi tôi đậu kỳ thi tuyển Nội Trú tôi lại chọn về Bệnh Viện Bình Dân, khu Ung Thư và định mệnh đời Y nghiệp sau nầy của tôi đã định hướng vào lúc đó vì sau khi di tản qua Pháp tôi học bằng chuyên khoa Xạ Trị  Radiothérapie) mà môn chánh vẫn là Cancérologie.

Trước đó tôi từng mong ước về làm Nội Trú với BS Trần Lữ Y và BS Nguyễn Thế Minh ở Bệnh Viện Nguyễn Văn Học nhưng khi BS Lữ Y lên làm Bộ Trưởng Y Tế vào 1965, tôi ngả về Khu Ngoại Khoa trong Bệnh Viện Chợ Rẫy vì trực nhiều đêm với Nội Trú Đinh Xuân Dũng và Nội Trú Văn Tần nhưng anh Nội Trú Hồ Tấn Phước (thường gọi là Phước Tóc Đỏ vì bị albinos) thuyết phục được tôi về Bệnh Viện Bình Dân, học hỏi được nhiều hơn với các Thầy vì ở Chợ Rẫy có quá nhiều bệnh nhân nên mình sẽ thành sau nầy "thợ mổ " mà thôi.

Thế rồi tôi chọn về với Thầy Đào Đức Hoành ở khu Ung Thư vào đầu năm 1967: tôi không biết Thầy Hoành nhiều, Thầy cũng không biết tôi trong đám sinh viên năm thứ 5 nhưng ngày qua ngày tình thầy trò nẩy nở, ngoài phẫu thuật ung thư, tôi kính phục Thầy Hoành nhứt là về đạo đức: khi mở lời thưa chuyện với Thầy Tâm hay Thầy Hữu, Thầy Hoành vẩn nói "Thưa anh, em …" tuy lúc đó Thầy là Giáo Sư Trưởng Khu vừa Trưởng Bộ Môn và Giám Đốc Bệnh Viện Bình Dân. Tôi cũng còn nhớ Thầy Hoành xưng "con" với Cụ BS Nguyễn Xuân Chữ, một người cách mạng và một đàn anh trên Viện Radium, đường Đoàn Thị Điểm. Lúc đầu tôi ở chung phòng với anh NT Lê Vân Tuấn làm việc trong khu Nhãn Khoa, sau đó tôi đổi qua phòng số 10, ngó xuống khu Chỉnh Trực và kế phòng ăn. Mỗi tuần tôi phụ Thầy Hoành mổ bốn buổi sáng, buổi chiều tôi ngồi học trước cửa sổ phòng trên lầu 2 (lầu 1 là phòng mổ và phòng Hồi Sức) sau đó xuống đi contre-visite với ông Y Tá Trưởng người gốc Huế tên Nguyễn Văn Thịnh. Hè năm đó mùa hoa phượng nở rất đẹp và một cành phượng đưa bông đỏ chói rực rở vô tận phòng tôi.

Có lẽ những năm tháng đó là những ngày đẹp nhứt của đời tôi, đến nay đả gần nữa thế kỷ nhưng tôi không bao giờquên.Tôi ăn ở luôn trong bệnh viện tuy nhà cha mẹ ở quận 10 vì cuộc đời Nội Trú Bệnh Viện Bình Dân có những vui buồn cùng các bạn : anh Nguyễn Gia Khánh ở phòng 1, anh Phước Tóc Đỏ ở phòng 2 rộng lớn với anh BS Tăng Nhiếp nhưng thật ra anh Nhiếp chỉ lên thay đồ mà thôi, anh Huỳnh Minh Tòng, phòng cuối cùng là anh Lê Ánh với chị Hoàng gần phòng anh Lê Văn Tuấn. Cùng dãy với tôi là các anh Lê Quang Dũng, Nguyễn Thanh Thủy (hai rể phụ của tôi sau nầy !), Võ Thành Phụng, Trần Bình Chi, Nghiêm Đạo Đại và kế bên phòng tôi là anh Nguyễn Phúc Bình. Thức ăn thì do tên Được lo lấy gamelles đem từ bếp lên để trước mổi phòng, tên nầy lúc trước là bệnh nhân nhưng không hiểu sao xin được chổ làm nầy.

Menu thì tụi tôi cho là "very bết" nên tôi có mời Thầy Hy lên chứng kiến vì lúc đó Thầy làm Giám Đốc, sau đó các bữa ăn được khá hơn nhưng rồi cũng trở lại "bết" vài tuần sau. Người mà tôi phục nhứt là anh Lê Quang Dũng, tuy than thở vì nói "ăn không đủ calories" nhưng vẫn vui vẻ và ăn ngọn lành mà còn gọi là "cơm đút lò Bình Dân" vì Dũng xào lại trên réchaud. Thường anh Dũng phụ mổ Thầy Tâm nên lúc nào cũng sau 13 giờ mới lên ăn. Người đi chợ cho bệnh viện là một Bà Sœur nên không bao giờ có thịt vào ngày thứ sáu, tôi sợ nhứt là phải ăn trưa trễ vào ngày đó vì món cá chiên quá dở nên lúc nào tôi cũng thủ vài hợp cá mòi Sumaco của Maroc và thịt gà tây (turkey) của Quân Tiếp Vụ mỹ bán ngoài chợ trời, để làm cơm "đút lò" với Dũng!

Những tuần trực ngày thứ năm, có đêm mổ liên miên, sáng thứ sáu lại tiếp tục làm việc nên đến trưa thứ sáu mà không có đồ hộp thì…khổ lắm! Tật ăn cá mòi Sumaco vẩn "theo tôi " đến nay, nhưng ở Pháp tôi đành thay thế bằng cá mòi hiệu khác vì không tìm không đâu ra cá mòi Sumaco. Khu trực thì có một bảng xanh đề "Nội Trú trực" trên cửa, lâu ngày giây đứt hoặc rớt đinh trên cửa nên tấm bản thường để dưới đất trước cửa phòng: điều vui nhứt của tôi trong tuần là sau khi uống "cà phê Tư Được" sáng hôm sau là đá tấm bảng ấy đến phòng bạn trực tiếp ngày hôm đó! Lầu trực không có điện thọai, sợ reo hoài ngủ không được mà phòng ở thì cũng không có điện thọai luôn, nên người y công già người Bắc phải lên lầu 2 gõ cửa nào có bảng xanh và gọi "Ông Thầy ơi, có bệnh phòng 8 !" (phòng Cấp Cứu) hoặc "Ông Thầy ơi, phòng Hồi Sức mời gấp !" Có lần anh nào đá bảng xanh cho anh Nguyẽn Phúc Bình ở kế phòng tôi, nhưng vì bảng nằm giữa hai phòng nên ông y công gõ đại ở cửa phòng tôi vào hai giờ sáng nên bị tôi la và "nói tiếng Đức" một trận làm các bạn thức dậy luôn!

Lúc tôi làm NT thì Bệnh Viện Bình Dân không có bác sĩ đàn anh trực cùng vì sau hai năm interne phải trình diện nhập ngũ, chef phiên trực là một "Interne già " có nghĩa là sắp ra trường, nên chúng tôi nhiều trách nhiệm: có những trường hợp mình chưa bao giờ mổ nhưng khi mở một bụng bị vết thương vì đạn và gặp nhiều tổn thương, cũng phải ráng mà làm chớ biết kêu ai? Chẳng lẽ kêu Thầy Tâm hay Thầy Hữu vào giữa đêm? Vào năm 1967, những phiên trực của tôi được tăng cường buổi tối với NT Phạm Huy Hoàng hoặc NT Trần Đông A từ Bệnh Viện Nhi Đồng qua nên chúng tôi "để dành" cho các anh ấy toàn những cas mà chúng tôi "chê" như parages, plaies multiples … và chọn những "cas ngon" như appendicite aigue, còn những cas khó thi dành cho anh Thủy ở phòng 8 ngày hôm sau sẽ coi với chị BS Hoàng! Ai có làm NT ở Bệnh Viện Bình Dân mới biết "sợ các Bà Y Tá già !"

Thật vậy, các y tá phần đông toàn là các y tá di cư hồi 1954 từ Bệnh Viện Phù Doãn ở Hà Nội vào và có Bà đã từng biết các Thầy hồi còn trai trẻ, biết Thầy Ninh hồi còn "Interne già " nên coi thường các sinh viên và các NT chưa vững tay nghề, nhứt là các NT ủy nhiệm. Đặc biệt đối với tôi không bao giờ họ nói lớn tiếng hay quạo quọ có lẽ là vì tôi thường đùa và nói "tiếu lâm" với họ, sau nầy tôi rất thân mật với Bà Y, một tay khét tiếng ở Bệnh Viện Bình Dân, làm Y Tá Trưởng tại khu Ung Thư.

Kỷ niệm không quên được ở Bệnh Viện Bình Dân đối với tôi là ngày trực mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968: tôi dư biết các phiên trực từ đêm giao thừa đến mùng 3 Tết rất cực vì thiếu BS nhưng các trại đều trống bệnh nhân vì họ không chịu giải phẫu trước Tết nên củng đỡ phần nào. Các binh lính thường vào đêm giao thừa hay bắn lên trời, thay cho tiếng pháo, nhưng không nghĩ là đạn sẽ rơi xuống một nơi nào đó: gần giao thừa năm nào cũng nhập viện những bệnh nhân bị đạn rơi vào bụng hoặc vào ngực, nên phải giải phẫu ít nhứt đến ba bốn giờ sáng mới xong và thường để lại cho phiên trực sau những trường hợp cần giải phẫu nhưng không khẩn cấp lắm.

Vào Tết Mậu thân tôi trực với NT Lê Quang Dũng vào ngày mùng 2, "nhường" lại mùng 1 cho anh Nghiêm Đạo Đại. Ba tôi cho hay lối 6 giờ sáng là VC tấn công vào Saigon, lúc còn mê ngủ tôi lại nói với Ba tôi "làm gì có chuyện đó" vì Ba tôi đi Vũng Tàu phải đành trở về và thấy VC mặc đồ đen với AK trên tay, nhưng sau khi nghe radio thì tôi liền vô Bệnh Viện Bình Dân trước phiên trực 08 giờ sáng để giúp các anh em.

Tôi thường vô bệnh viện bằng Vespa nhỏ loại 50 cc qua ngả sau từ nhà xác và để xe gần cầu thang xoay để lên phòng cho nhanh. Vừa thay áo và bước xuống lầu 1 thì thấy bệnh nhân nằm la liệt dưới đất, dài theo hành lang của phòng mổ, các nhân viên phòng Hồi Sức phía ngoài cho biết là họ đang chờ để được giải phẫu!

Tôi liền đi nhanh xuống phòng 8 (phòng Cấp Cứu) và nhân viên thấy tôi thì mừng rỡ vì họ đang tìm một Interne, tất cả bạn tôi đều bận trên phòng mổ. Tôi đi khám từng giường rất nhanh nhưng sau 5-10 phút thì liền lo âu vì gần như tất cả các bệnh nhân đều cần được giải phẫu ! Suy nghĩ vài giây tôi liền quyết định phân loại ưu tiên để lên phòng mổ vì đã biết còn nhiều bệnh nhân đang chờ trên lấu 1. Tôi đã bỏ chết nhiều người bằng cách nói láo với họ là "anh ưu tiên 1" khi đánh dấu ngoài hồ sơ số 1, có nghĩa là không ưu tiên: tôi còn nhớ cặp mắt đầy hy vọng của một anh lính cứu hỏa bị thương đầu, plaie crânio-encéphalique, óc lòi chảy ra khi tôi tháo băng trên đầu.

Chuyển đi Bệnh Viện Chợ Rẩy không được mà dầu có mổ đi nữa thì triển vọng sống cũng không có bao nhiêu. Những ưu tiên cấp bách thật sự là số 3, những trường hợp phải mổ gấp như nội xuất huyết; những fractures ouvertes mà thường sách vở nói là khẩn cấp thì tôi đánh số 1 vì còn nhiều trường hợp khẩn cắp hơn nữa…

Cũng nên nhắc lại là sáng mùng 2 tại Saigon người dân mới biết VC tổng tấn công vì nhiều đường bị chận như đường lên Tổng Y Viện Cộng Hòa, Ngân Hàng Máu Gò Vấp. Lối hơn 9 giờ thì tôi mới vô phòng mổ để thay thế anh em, vừa lúc anh Nghiêm Đạo Đại ra khỏi phòng mổ với nét mệt thấy rõ. Anh y tá người Bắc tên Nguyễn Văn Nam, nghe tiếng của tôi thì khoái và mừng rỡ lên vì hắn là instrumentiste của phòng B (phòng mồ cua Thầy Hoành) mà lúc đó tôi là NT khu Ung Thư. Trong lúc các y công đem bệnh nhân ra và đem người khác vô, tôi liền coi hồ sơ và khám bệnh nhân sơ qua để rồi chận lại để đem vô một bệnh nhân trẻ lối 20 tuổi, mặt tái xanh vì nội xuất huyết với vết thương bụng vì đạn mà tôi mới cho chuyển lên từ phòng 8 với số ưu tiên 3. Anh Nam lấy "bandeau đặc biệt" của tôi từ trong tủ của phòng B vì tôi thường đổ mồ hôi trán, tránh rớt xuống trong champ opératoire, và phụ tôi mổ. Vì quen tánh của tôi nên hai thầy trò mổ rất nhanh và cứu được em thanh niên ấy, tuy vết thương khá nặng. Hai năm sau tôi rất ngạc nhiên khi thấy một cặp vợ chồng trẻ qua phòng mạch của tôi bên cầu chữ Y, tay cầm một cặp gà để tặng tôi vào dịp Tết: hỏi ra mới biết đó là thanh niên tôi đã cứu hồi Tết Mậu Thân, nay được miển dịch và mới cưới vợ !…

Đêm mùng 2 Tết Mậu Thân đường Phan Thanh Giản đen như mực, không một tiếng động, tôi
nhận xét như thế trước khi trở vô phòng mổ để giải phẫu tiếp. Khi sắp đóng phúc mạc lại (péritoine) thì có tiếng hô là "Việt Cộng vô tới bệnh viện rồi !", tôi hỏi có thật không thì người y công trả lời là thấy một VC ôm AK ở phòng nhận bệnh, tay chân tôi rụng rời nhưng vẩn bình tĩnh nói với anh y tá Nam là hãy may thành bụng lại cho nhanh hơn. Sau đó tôi nghe tiếng hỏi ngoài hành lang: "Ai là trưởng phiên trực đêm nay ở đây ?", tôi liền ra khỏi phỏng mổ và ngạc nhiên khi nhận ra là BS Trần Lữ Y, Tổng Trưởng Y Tế lúc đó, bụng mang một cây Smith & Wesson, loại 5 viên nòng cụt, đi cùng 2 cận vệ mang Kalachnikov mà mình quen gọi là AK-47!

Khi nhận ra tôi "anh Ba" liền hỏi (chúng tôi thường gọi lén anh BS Trần Lữ Y bằng "anh Ba Lụi") : "Tụi em hiện giờ thiếu những gì ?" Tôi liền trả lời là thiếu máu, trụ sinh Péni, Strepto, và plasma vì tôi chỉ mổ với Lactated Ringer's mà thôi. Tôi đi cùng với anh Lữ Y xuống kho thuốc và anh lấy một cục phấn ký tên trên cửa trước khi nạy cửa kho để chúng tôi vào lấy những gì cần thiết. Chiều mùng 2 có Thầy Tâm vô tăng cường, vẩn nói chuyện nhỏ nhẹ với bệnh nhân và nhận lãnh những bệnh khó, hay đi từng phòng mổ hỏi thăm và ra tay phụ giúp chúng tôi. Khuya hôm đó tôi lên phòng riêng trên lầu 2 ngủ được một giấc ngon lành, không biết bao lâu nhưng đủ để lấy lại sức và trở xuống lầu 1 mổ tiếp.

Mùng 3 Tết thì nhiều Thầy và Nội Trú trở vô nhiệm sở nên ít bối rối, tôi phụ Thầy Ngô Gia Hy mổ bên phòng A liên tục nhiều cas, Thầy vẩn muốn có đủ dụng cụ nhưng Bà y tá Điền hấp đồ không kịp nên Thầy mổ mà miệng cứ lẩm bẩm "khó quá, khó quá ! "… Sau này vào tháng 8 năm 2004 Thầy bị bạo bệnh, tôi là học trò chính tay mình chữa trị Thầy tại Bệnh Viện Pháp-Việt tại Sài Gòn và tôi có nhắc lại kỷ niệm năm xưa, Thầy bùi ngùi cảm động và nói : "Mới đây mà đã gần 40 năm rồi" và Thầy tặng tôi một đèn veilleuse, tới nay tôi vẩn giữ trong phòng ngủ…

Từ mùng 3 đến mùng 7 Tết, bệnh viện có gần đầy đủ nhân viên và BS để hoạt động. Trong những ngày qua, có nhiều lúc tôi ngủ ngồi trong phòng mổ trong thời gian chờ bệnh khẩn vừa mổ xong chuyễn ra phòng và bệnh mới đem vào. Phần lựa bệnh (triage) có BS Nguyễn Quang Huấn, cựu Y Sĩ Phó Tổng Y Viện Cộng Hòa vừa biệt phái qua đảm trách, nhưng bệnh viện hết lương thực phải ăn cơm với hột vịt muối, đến mùng 7 thì Bà Sœur đi chợ lại nên các bữa cơm trở lại gần như bình thường. Trong những ngày ấy tôi học được nơi Thầy Trần Ngọc Ninh và Thầy Tâm sự bình tỉnh trước những trường hợp khẩn cấp: thầy Ninh xưa nay rất khó khi trải champs trước khi mổ, thưòng đòi hơn hai hộp khăn,nay chỉ vừa trải 4 khăn là Thầy đã cầm dao rồi. Vừa mở phúc mạc, tôi chưa kịp hút máu thì Thầy đã thò tay vô bụng và làm exploration liền. Thầy bình tĩnh, ít nói và mổ rất nhanh. Thầy Tâm thì vẩn mổ như mọi ngày, chậm rãi, từ từ nhưng chính xác, không cử động nào thừa, và rất "mát tay" vì sau khi ra phòng Hồi Sức các bệnh nhân của Thầy phần lớn tình trạng đều tốt đẹp và ít biến chứng.

Năm 1969 với sự đề nghị của BS Trần Lữ Y, Cục Quân Y chấp thuận cho các Nội Trú Thực Thụ được hoãn dịch một năm để phục vụ trong các bệnh viện công với tư cách Y Sĩ Thường Trú (Médecins Résidents) nên tôi may mắn được chọn trong nhóm Nội Trú đó. Có anh còn cao tay ấn nửa, là "tình nguyện thi rớt" năm thứ 5 để kéo dài thêm đời Nội Trú như anh Võ Thành Phụng, còn anh Nghiêm Đạo Đại nhờ một dịp may được hoãn dịch thêm 2 năm nữa nhưng vì tử vi chỉ có số "Văn" nhưng không có số "Võ" nên sau khi trình diện trên Quang Trung lại bị giải phẩu vì tai nạn lưu thông và trở về đời sống dân sự. Tình nghĩa Thầy trò lại sâu đậm hơn trong năm ấy.

Bệnh Viện được cơ quan USAID và phái bộ AMA giúp đỡ nhờ BS Norman Hoover, nên có dụng cụ phòng mổ khá đầy đủ, và cũng nhờ cô Sally Maxwell, một y tá người Mỹ tóc vàng mắt xanh, nói tiếng Việt khá giỏi. Sally chú ý nhiều về dụng cụ giải phẩu của phòng BS Giám Đốc, lúc đó là Thầy Hoành, nên quen rất thân với tôi. Sally có tên Việt Nam là Hồ Chí Liên, cháu của Hồ Chí Minh!

Có vài buổi chiều tôi chở Sally dạo bờ sông Saigon và dạy ăn hột vịt lộn với uống la ve 33, cô thường mua đồ PX dùm tôi sau nầy và khi gia đình tôi tị nạn tại Camp Pendleton bên California, Sally sẳn sàng làm sponsor cho gia đình tôi qua Falls Church bên Virginia, nếu cần. Sau 4 năm bị động viên, tôi trở về Bệnh Viện Bình Dân với tư cách Y Sĩ biệt phái vì trúng tuyển Giảng Nghiệm Viên Trường Y Khoa Sài Gòn và làm việc thêm 2 năm nữa với Thầy Hoành. Lúc đó, Bệnh Viện mới xây khu nhà mới phía sau và khu Ung Thư được dọn vào.

Cây phượng vỹ năm xưa đã bị đốn mất. Nhiều khuôn mặt trẻ thay thế các bạn cũ đã đi nhập ngủ. Bệnh Viện vắng bóng Thầy Hữu vì Thầy đã tránh thời cuộc và đã di cư qua Brest. Thầy Tâm có vẻ gìà đi và trầm lặng hơn. Phong trào huấn luyện các Giảng Nghiệm Viên qua Mỹ nhiều hơn nhưng bệnh viện không còn không khí như xưa nữa. Khi trở lại thăm Bệnh Viện Bình Dân vào năm 1993, ngoài BS Văn Tần làm Phó Giám Đốc, tôi không còn quen ai trong bệnh viện, từ y sĩ đến y công. Tôi lang thang đi dọc theo các hành lang tìm lại những kỷ niệm xưa nhưng rất buồn vì không còn dấu vết gì thời sinh viên, luôn cả khu nội trú mà khi xưa tôi đả trải qua những năm tháng đẹp nhứt của đời tôi. Tôi lặng lẽ rời bệnh viện dưới ánh nắng chiều và sau đó không bao giờ muốn trở lại đó nữa.

Trần Ngọc Quang
Nguồn : https://svqy.org/2022/1-2022/nhove/nhove.html

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ