BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73546)
(Xem: 62255)
(Xem: 39451)
(Xem: 31188)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
22 Tháng Tư 2024(Xem: 273)
Những ngày cuối cùng đời lính không có những trận đánh oanh liệt bi hùng như Thiết Đoàn 5 KB, ở Long Khánh, ở QL20, ở Trảng Bom hay Lực Lượng Xung kích Quân Đoàn 3 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở căn cứ Nước Trong, ở thành Phố Biên Hòa, những trận đánh cuối cùng vang danh chiến sử, những trận đánh rửa mặt cho đoàn quân rút lui từ Quân Đoàn I, Quân Đoàn II. Những trận đánh làm cho quân Bắc Cộng thiệt hại nặng nề. Những hy vọng, những mong ước được đánh trận cuối cùng của cuộc đời để trả nợ núi sông cũng không có. Cho nên Đời Tỵ Nạn đâu có gì vui chỉ có một nỗi buồn mất nước. Mỗi năm cứ đến tháng Tư là cứ nhớ. Nhớ thời trai trẻ, nhớ tháng ngày trong quân ngủ, dù ngắn ngủi, nhưng nó làm nên con người của tui, được giáo dục bằng ba triết lý: Dân Tộc – Nhân Bản-Khai Phóng vào Quân Đội sống chết với ba tín niệm: Tổ Quốc –Danh Dự -Trách Nhiệm.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 586)
Đồn cảnh sát ở đầu cầu Chữ Y đã đổi chủ. Chiếc xe của gia đình tôi qua cầu trong sự thấp thỏm của một thứ định mệnh treo mành. Ba tôi lái xe thật chậm, dò xét. Trước mặt chúng tôi là một trạm kiểm soát vừa mới lập ra vội vàng từ những những cán bộ cộng sản chính quy và một số dân nằm vùng, ngổn ngang người cùng xe cộ. Không còn một bóng dáng quân cảnh hay cảnh sát khám xét đám hành khách trên đường đi về lục tỉnh và những vùng phụ cận, như những lần Sài Gòn biến động, mà bây giờ chỉ còn thấy lố nhố những cái nón cối và những bộ đồ xanh. Ba tôi quay lại, dặn dò “Các con phải ngoan, can đảm và bình tĩnh, lúc nào cũng phải cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi. Mọi chuyện để Ba đối phó, tụi con chỉ trả lời không biết gì hoặc im lặng”.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 624)
Tôi cũng ngẩn ngơ nhìn ra bến sông, nếu tôi đi ngang qua đây, ra đến bến tàu sớm hơn, tôi có dám bước xuống tàu không? Đi đâu về đâu và sẽ ra sao, sẽ xa cách người thân đến bao giờ? Đó là một quyết định khó khăn cho tất cả mọi người trong cơn hoảng loạn binh biến này. Khi về đến nhà thì gia đình ông anh chồng tị nạn đêm qua cũng… ân hận khi xuống nhà tôi vì suốt đêm nghe tiếng súng từ phía An Phú Đông vọng về. Thế là nhân tiện anh thuê xe taxi này để gia đình anh trở lại nơi tôi vừa trú ẩn. Một cuộc trao đổi ngoạn mục. Ông taxi… trúng mối.
29 Tháng Ba 2024(Xem: 777)
Sau khi tham khảo với Đại tướng Viên, TT Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và chúng tôi đã ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được): "Thứ nhất, bỏ Huế; "Thứ hai, phải làm cho lẹ; và "Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng." TT Thiệu thở dài: "Mình trông cậy vào ba 'enclaves' (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng." Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.
27 Tháng Tư 2023(Xem: 3510)
Hồi ký của tác giả Điệp Mỹ Linh ghi lại kỷ niệm chuyến HQ 505 đến Phan Rang để tiếp viện , giải cứu ; nhưng cuối cùng đã thất bại ! Phan Rang đã bị tấn công dữ dội & tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị CS bắt ! Trên chuyến HQ 505 này , tác giả Điệp Mỹ Linh đã mạo hiểm tháp tùng ,với hy vọng cứu được Cha Mẹ mình ! Nhưng không được như ý nguyện vì Phan Rang đã mất vào tay CS !
27 Tháng Tư 2023(Xem: 808)
Rồi một buổi trưa, sau khi tôi ngồi yên vị, bà chị họ cho biết “Tổng thống ra lệnh bỏ Huế!” Tôi sững người, bật khóc. Thế là hết. Mất Huế thì không thể giữ được Vùng 1. Vùng 2 thì đã mất rồi…làm sao giữ được miền Nam. Đồng thời tôi cũng biết rằng từ nay Tướng Trưởng sẽ không còn là gì cả; một bại Tướng thì không còn là gì cả! Tình cảm của tôi đối với ông rất nhẹ tình gia đình, ông chỉ là một anh rể họ; mà nặng hơn chính là tình giữa một thuộc cấp và vị Tư lệnh của mình.
26 Tháng Tư 2023(Xem: 1803)
Toàn Quân miền Nam thiếu thốn đủ mọi thứ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tự anh hùng oai dũng kiên cường chiến đấu, quyết liệt chống trả đến viên đạn cuối cùng, trong sự cô độc, vô cùng đắng cay chua xót và tuyệt vọng dường bao!!! Những Người Lính dũng cảm ấy chưa hề buông súng bỏ cuộc. Họ không bao giờ phản bội dân tộc và cương quyết ở lại giữ gìn quê hương. Cho đến một ngày thứ Tư: 30-04-1975 họ phải cúi đầu bật khóc; vì buộc lòng phải tuân theo thượng lệnh (?).
14 Tháng Tư 2023(Xem: 1099)
Tiếng ầm ầm to dần, to dần, rồi một, hai, ba, bốn, năm chiếc tăng vượt qua cầu, bon bon lao về phía Dinh Độc Lập, trên mỗi ụ xúng là một người áo quần màu lá mạ, đầu phủ mũ pháo thủ, gườm gườm nhìn phía trước, tay lăm lăm khẩu đại liên như sẵn sàng nhả đạn, hai bên lườn xe ngồi vắt vẻo những anh lính trẻ miền bắc, tóc để tự do bay tung trong gió, miệng cười rạng rỡ, tay vẫy vẫy chào những hàng hàng người miền nam lúc này đã đứng chật hai bên đường và theo quán tính cũng hào hứng vỗ tay hoan hô.
28 Tháng Ba 2023(Xem: 1717)
Sáng sớm ngày 25-3-1975, chúng tôi bay ra dọc theo bờ biển, thấy lính từ Huế di chuyển về đen cả vùng cát trắng. Chúng tôi gọi máy liên tục và bay quần trên không nhưng chẳng thấy được xe cần câu nào cả. Bay sâu trở ra đến thành phố Huế thì bị hỏa lực địch bắn lên, lại còn phải né tránh những vùng hai bên đang đụng nhau, đạn khói mù trời. Cuối cùng chúng tôi phải bay về và lên đáp trên đài kiểm báo Sơn-chà nhờ liên-lạc.
29 Tháng Tư 2022(Xem: 1286)
Pháp là nước có nhiều liên hệ với Việt Nam trong quá khứ. Điều nầy người Việt nào hầu như cũng đều biết, vì Pháp đã từng bảo hộ Việt Nam từ năm 1884 đến khi quân đội Nhật Bản đảo chánh Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chẳng xa lạ gì với người Việt, nhứt là người miền Bắc Việt Nam, vì nước Trung Hoa nằm sát biên giới Bắc Việt Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có nhiều liên hệ với chế độ Bắc Việt Nam.
27 Tháng Tư 2022(Xem: 2622)
Sáng 30 tháng tư cả nhà leo lên xe chạy vòng vòng để tránh đạn pháo kích. Trên đường thấy lính cởi bỏ đồ trận, vứt giày súng ra giữa đường, họ chạy từ hướng Bà Quẹo, Ngả Tư Bảy Hiền về. Thỉnh thoảng nghe vài tràng súng nổ cùng tiếng đạn pháo kích. Ở góc Phan Thanh Giản – Phan Tôn có một chiếc M 113 nằm bất động, một số thanh niên leo lên múc xăng cho vào những bình nhựa 20 lít, kế đó vài thanh niên nhặt được súng M16 đâu đó chỉa họng lên trời mà bắn cho đến khi hết đạn.
15 Tháng Tư 2022(Xem: 2045)
Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan rã, Sư đoàn 23 BB và 7 Liên đoàn Biệt Động Quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22BB vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải Quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng và đại bác bị bỏ lại. Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn I và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn)
14 Tháng Tư 2022(Xem: 2597)
Năm nào cứ vào tháng 4, tôi lại nhớ về tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã nằm xuống vì đất nước, đặc biệt nhớ đến hai anh em Khôi-Hòa, hai người anh hùng thầm lặng sống cùng xóm, đã sống lặng lẽ, chết âm thầm. Tôi xin kính cẩn đốt nén hương tưởng nhớ tất cả hương hồn các vị anh hùng liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Một ngày không xa, đất Mẹ sẽ hồi sinh với xương máu của các con Mẹ đã và đang ghi vào sử xanh trong lòng dân tộc Việt.
22 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 2957)
Dọc đường, chúng tôi chứng kiến sự chết chóc của người dân vô tội. Vc pháo kích vào đoàn xe di tản mỗi ngày một nhiều, cuối cùng chúng tôi đến sông Ba để đến Tuy Hoà. Thật tội nghiệp cho người dân miền Nam chạy giặc cộng sản. Khi những chiếc trực thăng đáp xuống bốc người di tản, họ chạy ùn ùn đến trực thăng, có những người cố bám vào hai càng trực thăng. Với áp suất không khí thổi khi trực thăng cất cánh, họ đã rơi xuống và chết thê thảm với sự chứng kiến của người thân họ.
28 Tháng Tư 2021(Xem: 7067)
Bốn mươi sáu năm đã qua, cảnh sắc hùng vĩ/bi thương năm xưa tưởng đã nhạt nhòa trong hồn tôi; nhưng, không ngờ, mỗi lần thấy màu xanh tím của rừng hoa Bluebonnets là mỗi lần hồn tôi nhói đau vì những kỷ niệm xưa lại hiện về! Bốn mươi sáu năm tuy dài, nhưng mối tình cảm thiêng liêng trong lòng tôi vẫn ngập tràn để dâng đầy mi, nghẹn tiếng nấc mỗi khi nghe bài Tiếng Gọi Thanh Niên; nghe tiếng Accordéon hoặc khi đưa tay tuyên thệ trung thành với giãi đất đã nhận tôi là người tỵ nạn chính trị.
26 Tháng Tư 2021(Xem: 1524)
Con người chúng ta không có quyền chọn lựa để được sinh ra đời. Hơn thế nữa, được chọn lựa để sinh ra là dân tộc này chứ không phải là dân tộc khác. Bởi lẽ nếu chúng ta được quyền chọn lựa, không biết được bao nhiêu phần trăm dân Việt Nam thực sự vẫn muốn chọn cái số phận của mình? Nhiều lúc tôi nhớ về cái tuổi thơ của tôi vào cái thời trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nơi gia đình tôi sống lúc ấy là một thị trấn nhỏ miền Trung, thuộc vùng Quốc gia, nhưng vẫn bị cộng sản quấy nhiễu luôn luôn. Ngôi nhà của gia đình tôi nằm ngay phía trước Tòa Hành Chánh Quận Lỵ, mục tiêu để cộng sản thỉnh thoảng nã pháo vào. Gặp tay chỉ điểm tồi, cung cấp tin tức sai, họ bắn lệch một chút thì xem như cả xóm nhà tôi được lên thiên đường sớm.
22 Tháng Tư 2021(Xem: 1153)
Giữa tháng 11-1974, bí thư Trung ương cục miền Nam là Phạm Hùng cùng Trần Văn Trà, tư lệnh mặt trận B2 của CS, đến Hà Nội. (Mặt trận B2 của CS từ Bình Thuận xuống tới Ca Mau.) Hai ông đề nghị đánh Đôn Luân (Đồng Xoài) và chiếm tỉnh Phước Long vì: 1) Về quân sự, chiếm Phước Long làm thông đường chiến lược từ khu phi quân sự xuống tận vùng III Chiến thuật của VNCH, đồng thời cầm chân tại đây các đơn vị tổng trừ bị VNCH. 2) Về chính trị, chiếm được Phước Long sẽ làm giảm uy tín của VNCH và thử đo lường phản ứng của Hoa Kỳ sau khi rút quân và sau hiệp định Paris (27-01-1973).
14 Tháng Tư 2021(Xem: 3670)
Từ nhà hàng Majestic đến Nhà-Bè, HQ 402 vớt thêm rất nhiều người từ những ghe nhỏ chạy theo hai bên hông tàu. Khoảng 5 giờ chiều, lúc đến sông Soài Rạp, HQ 402 gặp HQ 601 trở về. Hạm-Trưởng HQ 601, Hải-Quân Đại-Úy Trần Văn Chánh, bảo Trung-Úy Hùng đừng đi ngã Vũng-Tàu, Việt-Cộng chận rồi. Chiếc Việt-Nam Thương-Tín bị bắn lúc sáng. Đang lúng túng ở ngã ba sông Soài Rạp, Trung-Úy Hùng thấy từng đoàn PBR và rất nhiều loại chiến đỉnh của Lực-Lượng Tuần-Thám, Lực-Lượng Trung-Ương, Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99 và những đơn vị Hải-Quân khác chạy vòng vòng bên Bắc-Cầu-Nổi.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5931)
Hoàng hôn ngày 27 tháng 4 năm 1975, giữa khung trời còn âm u khói từ kho bom phi trường Biên Hòa bị nổ trước đó vài ngày, tôi đứng bên nầy hàng rào nhìn hàng chục chiếc trực thăng cất cánh rời bỏ phi trường. Thế là hết, ẩn ý như một lời vĩnh biệt...đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy những cánh chim ấy, những cánh chim đã cùng chúng tôi trải qua bao gian nguy. Bây giờ những cánh bay ấy có thể đã nằm mục rã ở một vài bãi phế thải nào đó, hoặc nằm sâu dưới đáy biển sau lần bay cuối cùng, hay may mắn hơn được nằm trong các viện bảo tàng chiến tranh. Nhưng những con người điều khiển chúng vẫn còn nhiều, lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
30 Tháng Tư 2020(Xem: 4655)
9 giờ 30 sáng 30/4/1975, quân Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, binh sĩ miền Nam kháng cự dữ dội, có ít nhất 4 xe tăng và hằng trăm bộ đội chết trong trận này. Khoảng 10 giờ 30 sáng, máy phát thanh liên tục phát lời Đại Tướng Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ ngừng bắn sửa soạn bàn giao cho phía bên kia. Cầu Sài Gòn là mũi tiến chính của quân Bắc Việt, trước hỏa lực quá hùng hậu của đối phương, súng hết đạn binh sĩ miền Nam rút dần. 3 xe tăng Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, tìm đường đến dinh Độc Lập, một chiếc bị bắn cháy ở cầu Thị Nghè, hai chiếc còn lại chạy lạc đường phải nhờ người hướng dẫn. Chừng 11 giờ 45 chiếc xe tăng mang số 843 chạy tới Dinh Độc Lập húc vào cổng phụ bị đứt bánh xích nên kẹt không vào được.