Mất hai người bạn chí thân, hai chiến hữu can trường, tôi cảm thấy thật buồn và ngao ngán chiến tranh. Vết thương chưa kịp lành, tôi trở lại đơn vị. Một cái tin làm tôi xúc động đến lặng người . Thiếu úy Phùng, người sĩ quan Võ Bị hiền hậu, đẹp trai vừa mới hào hùng ngã xuống, để dang dở một cuộc tình tưởng chừng đẹp nhất Phú Hòa. Nghe đồng đội của anh kể lại, trước khi nhắm mắt anh lấy hết tàn hơi thì thào gọi tên người vợ sắp cưới của mình. Tôi mơ hồ nghe tiếng gió mưa, dông bão trên ngôi nhà có khu vườn tôi đã đóng quân ngày trước.
Mẹ tôi, một bà Mẹ quê miền Trung chơn chất, ít khi bước ra khỏi lũy tre làng. Nay vì chiến tranh phải tản cư lên tỉnh, nên không biết canh chua nam bộ là thứ gì. Thế là hai đứa ra chợ mua cá lóc, me chua và đủ món gia vị, đem về tự nấu.
Chẳng hiểu có ngon lành gì không mà Khiêm cứ khen lấy, khen để. Chiều hôm đó, tôi và Khiêm về Huế. Hai thằng chui xuống một chiếc đò dưới chân cầu Gia Hội, kêu chủ đò chèo ra neo giữa lòng sông Hương nằm tâm sự cứ như là nhân tình. Đó là lần đầu tiên tôi nghe Khiêm triết lý về cuộc sống
Ra khỏi khu rừng rậm trông lên bầu trời đã thấy muôn vì sao nhấp nháy và phương Đông treo lơ lửng mảnh trăng lưỡi liềm vàng vọt. Đi thêm khoảng nửa giờ trên con đường nhỏ đã được phát quang, từ xa tôi đã thấy cảnh quang của căn cứ dưới ánh sáng ngọn đèn điện trạm gác, đến bốn dãy nhà tranh tỏa ra. Căn cứ được rào bằng những thân tre cao hơn 3 thước chôn xuống đất quanh chu vi khuôn trại. Cổng trại có mỗi một vọng gác. Người lính Nùng bỏ tất cả vật dụng của tôi xuống, ra dấu chào tôi xong quay người trở về lại hậu cứ. Tôi bước vào phòng trực ban gặp Trung sỹ Diên và được biết đang có buổi triệu tập đầu tiên với những xã viên mớí được giải giao về hai ngày trước đang tập họp lên lớp taị hội trường.
Thời gian chờ đợi để đón hòa bình sao trôi qua thật chậm. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn đồng hồ, chiếc kim dài làm như không chạy nổi. Sự bồn chồn nôn nóng chờ đợi khiến tôi đâm lo lắng, e có điều gì bất trắc sẽ xảy ra. Linh tính có gì không ổn và điều này vẫn thường xảy ra và đúng, tôi lệnh cho đại đội báo động trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Không đầy mười phút sau, những tiếng đề pa từ hướng đông vọng đến, gần hai chục quả nổ sát phòng tuyến không đầy 50 thước. Mẹ cha nó chỉ còn non nửa giờ nữa mà chúng cũng còn cố vớt vát cú chót. Chuẩn bị hòa bình kiểu này thì đíu khá được, chẳng biết hòa bình rồi sẽ tồn tại bao lâu.
Ôi ! TTHL Quang Trung với hàng cây bã đậu đặc trưng dễ gây tiêu chảy nếu nước uống bị nhiễm hột rơi vào nơi chứa. Với mỗi sáng bị đánh thức dậy sớm bằng tiếng sifflet áp đảo làm tạp dịch chà láng hầm trú ẩn. Tân binh phải tay cầm gamelle (dùng để lãnh cơm !) mà thoa nền đất cho láng cón mới khỏi bị phạt! Nhớ buổi đi tập bò hoả lực thật kinh hoàng với đại liên bắn sát trên đầu như mưa. Những buổi đi tập về cả đoàn quân bị mưa gió tạt ướt lủ khủ, dù có ponchos. Cơm với cá mối thường trực dễ gây dị ứng ngứa ngáy cho một số anh em, tay phải gãi hoài nên được gọi là cá đờn!
Cuộc hành quân dài hạn ở Di Linh vừa kết thúc, tiểu đoàn tôi không trở lại Nha Trang như dự trù mà lại nhận lệnh di chuyển đến Phan Thiết, tăng phái cho TK Bình Thuận, phối hợp với một đơn vị Thiết Kỵ của Hoa Kỳ, hành quân giải tỏa mật khu Lê Hồng Phong. Một mât khu rộng lớn và địa thế hiểm trở bị Cộng quân chiếm cứ khá lâu. Tại tuyến xuất phát, tôi được anh sĩ quan truyền tin Tiểu Đoàn, cùng quê với Minh, cho biết Phan Ái Minh đã hy sinh tại Lạc An trước đó hai ngày, khi đang điều động trung đội tiến chiếm mục tiêu.
“Trong cơn lửa đạn tơi bời, có lần bị pháo kích sát ngay sát miệng hầm, có ba hầm chính sát nhau, một của truyền tin, một của bộ chỉ huy tiểu đoàn, và một hầm của quân y. Lúc đó miểng đạn bay vô hầm tôi như sao sa, không biết lúc nào nó rơi trúng mình, khiến tôi chợt nhớ đến tiểu thuyết ‘Dựa Lưng Nỗi Chết’ của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó có những nhân vật trong thời chiến như người lính, người trí thức, những thanh niên bất mãn, và cả những nhà tu, tất cả đều quay cuồng trong cơn lốc chiến tranh!”
Trong không khí khô khốc và cơn gió bụi mù từ phía Bắc thổi tới, cả toán tiến vào ấp Tịnh Phong, xã An Tịnh, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Khi tới gần bìa ngoài của ấp, gặp ông già trạc ngoài 60 tuổi râu tóc bạc phơ, mặc bộ đồ bà ba trắng đã ngả sang màu cháo lòng, tay xách giỏ và cần câu cá đi ngược lại toán hành quân. Chuẩn Úy Vinh lên tiếng chào, hỏi thăm ông cụ đi đâu sớm vậy, đã câu được con cá nào chưa? Bằng giọng miền Nam, ông già trả lời hằng ngày ông thường ra cái đìa phía trước kiếm vài con cá ăn cơm, mới sáng ra đây nên chưa câu được con nào cả. Sau khi chào hỏi và chúc ông già câu cá gặp hên, cả toán tiếp tục đi sâu vào ấp.
Trong những ngày Tết Mậu Thân, tại thủ đô Sài Gòn rất náo loại, vì xem như chiến tranh đã xảy ra tại thủ đô này. Khi Cộng Sản tràn vào thủ đô Sài Gòn thì lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến có nhiệm vụ hợp tác với quân đội để tiêu diệt những tên nằm vùng và quân của Việt Cộng tấn công vào thủ đô, nên bên lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến cũng bị thương tích rất nhiều, và nhiệm vụ Phòng 5 Tâm Lý Chiến của Cảnh Sát Dã Chiến cũng phải vào bệnh viện để làm những công tác thăm nom và ủy lạo các chiến sĩ Cảnh Sát Dã Chiến đang được chữa trị vết thương.
Sau cuộc hành quân Campuchia, TĐ về nghỉ quân, rồi không vận ra Đà Nẵng, đổ lên vùng mỏ than Nông Sơn, từ đây trực thăng qua vùng ba biên giới Lào, Miên, Việt (Boloven), tiến sâu vào đất địch, đánh tan nhiều đơn vị địch và phá tan nhiều kho tàng trên đường mòn HCM. Có lẽ TĐ2 là đơn vị đầu tiên của QL/VNCH tiến vào tung hoành trên lãnh địa bất khả xâm phạm của CSBV. Đây là cuộc hành quân rất gian khổ và khó khăn, vùng lam sơn chướng khí, những ngọn đồi tiếp nối những ngọn đồi, muỗi độc và những con vắt hút máu người không thua gì bọn VC.
Năm thứ hai, tôi ở Đại Đội D, lầu ba, Nguyễn Minh Chánh ở lầu hai. Ngay chân cầu thang, đối diện với phòng Sĩ quan Cán bộ Đại Đội Trưởng, lúc đó là Niên Trưởng Lê Diêu K16. Một hôm có một giờ tự do không đến lớp, tôi lại phòng Chánh ngồi đấu láo, nghe nhạc. Ngay lúc đó nhạc đang lên bài LỆ ĐÁ, bỗng Chánh ngẫu hứng hát: “Đại Úy Lê Diêu… bao nhiêu tuổi đời……”. Làm tôi cũng ngẫu hứng hát theo: “Đại Úy Lê Diêu…35 tuổi rồi…”. Ai dè lúc đó Đại Úy Lê Diêu vừa lên khỏi cầu thang, ông nghe vậy, liền tung cửa phòng và hỏi: “Ông nào vừa mạ lị tôi ĐỌ ?”
Bình Tuy nằm giữa từ Phan Thiết trở ra ngoài Trung coi như mất, Bình Tuy ở giữa cũng chới với khi trong tình trạng chiến đấu trong đơn độc. Ngày 21 Tháng Tư chúng tôi vẫn còn ở Bình Tuy, vì không có lệnh nên vẫn nằm lại, không rút đi,” ông Ô kể.
Bình Tuy lúc đó có bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân, mỗi tiểu đoàn chỉ còn nửa quân số, tình hình rất xáo trộn. Đêm 23 Tháng Tư, 1975, hai tiểu đoàn được lệnh bảo vệ đường rút lui, còn hai tiểu đoàn gồm Tiểu Đoàn Địa Phương Quân 341 do Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hùng chỉ huy, và 344 do Tiểu Đoàn Trưởng Lê Phi Ô chỉ huy phải nằm chịu trận, chống cự lại 24 chiếc xe tăng T54 địch ào ạt tấn công, cùng với hơn sư đoàn Bắc Việt trên 10 ngàn quân, và một trung đoàn pháo với hơn 40 khẩu đại bác địch pháo kích như biển lửa ở trận An Lộc.
Thằng Dũng mới qua mười bảy tuổi. Con trai Huế, lớn lên trong Đà Nẵng. Lúc đầu năm, hắn còn lo gạo học bài thi đệ nhị lục cá nguyệt năm lớp 10 ở trường trung học Phan Chu Trinh. Có chút thì giờ nào thì hắn tập tành làm thơ và tán gái. Rồi đùng một cái là Mùa Hè Đỏ Lửa. Và đùng đùng nhiều cái nữa thì cường độ chiến tranh lên quá mức chịu đựng, dân tản cư từ bên kia đèo Hải Vân tràn vô tị nạn chiến tranh trong thành phố. Ở trường học nào, trên sân chơi và trong lớp học, lều chõng của dân tị nạn bất chợt mọc lên như nấm. Thằng Dũng xếp sách vở lại đi theo bạn bè đi tham gia cứu trợ. Dồn dập theo đó là chuyện đôn quân và tổng động viên. Lớp 10B5 của hắn gần 55 đứa học trò, có khoảng một chục tên giơ tay lên tình nguyện. Cuối tháng năm 1972, hắn âm thầm chọn đi lính Nhảy Dù.
Hai chiếc Gunship bay một vòng rồi trở lại đánh địch lần thứ hai. Đến lúc này, địch quân đã chuẩn bị nhiều súng phòng không. Hai chiếc Gunship phải hạ thấp xuống để bắn địch thì địch đã bắn đạn phòng không lên như mưa. Xung quanh vùng tàu của ông đang bay có rất nhiều đạn phòng không của địch nổ gần bên tàu của ông. Đặng Quỳnh liền gọi trong máy cho chiếc bên kia là phải tách ra khỏi vùng đạn của địch.
Trong lúc chiếc của Quỳnh đang đâm xuống để tránh lằn đạn của địch và tránh sự nhận diện tàu của mình, thì ông nghe một tiếng nổ lớn bên tai. Tàu của ông đã trúng đạn của địch! Đạn trúng ngay đế của cây Minigun và nhiều nơi khác, đế này rất dày nên không phá được tàu, hai xạ thủ thì đã tử trận vì trúng đạn của địch, còn hai cây Minigun cũng bị văng mất, kiếng trước mặt của phi công cũng không còn.
“Quân Cộng Sản bị các chiến sĩ của Sư Đoàn 9 Bộ Binh tấn công bất ngờ, lớp chết, lớp chạy tán loạn vào đoàn dân cư đang chạy giặc. Đoàn trực thăng của chúng tôi rượt theo chúng nó. Chúng hoảng sợ tách rời ra khỏi đám dân, tìm nơi an toàn để trốn lằn đạn của trực thăng. Chúng tôi rượt theo bắn chết chúng nó rất nhiều, và cũng có một số trốn thoát được vào khu rừng. Chỉ còn một tên Cộng Sản còn sống sót vì sợ chết nên hắn mới nằm sấp xuống. Tàu của tôi đáp xuống, và chính tôi nhảy xuống bắt tên Việt Cộng này lên tàu đưa về để khai thác,” ông kể.
Tôi đến chào từ biệt anh Phạm Văn Lương. Thiếu tá Lương bắt tay tôi và nói: “rất tiếc, anh mới ra đơn vị, chúng tôi chưa làm lễ tiếp đón anh mà bây giờ chúng ta phải chia tay.” Anh hỏi tôi sẽ làm gì, tôi đáp: “em phải tìm cách xuôi Nam về với gia đình”. Anh chúc tôi may mắn. Tôi hỏi lại anh sẽ làm gì. Anh trả lời (nguyên văn): "tôi không thể sống được với chế độ cũ nhưng cũng sẽ không thể sống được với chế độ mới". Đó là câu nói cuối cùng của anh đối với tôi. Lúc bắt tay anh, nhìn xuống bàn giấy tôi còn thấy 2 quả lựu đạn trong chiếc xắc tay đang để mở của anh. Chúng tôi rời TYV Duy Tân lúc 10 giờ sáng và chạy ra bến tàu. Thành phố ngập xe cộ, giao thông tắc nghẽn, mọi sinh hoạt đều tê liệt, mọi người đều hốt hoảng tìm cách chạy lấy thân
Tin tức được loan truyền nhanh chóng, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ các đơn vị tác chiến, đến những quân binh chủng ngành trực thuộc Sư Đoàn, đều tỏ vẻ lạc quan thấy rõ, với sự lãnh đạo mới của người hùng oanh liệt thuộc binh chủng thiện chiến Nhảy Dù. Song song đó, một lệnh đặc biệt lần đầu tiên trong quân sử Sư Đoàn, với công văn được gởi đi khắp các đơn vị trong Sư-Đoàn có nội dung: “Tất cả quân nhân các cấp luôn luôn phải mang súng và đội nón sắt khi di chuyển bất cứ ở nơi nào. Ngoài ra, xe Jeep đều phải tháo mui để trần.”
Bấy lâu, người quân nhân Sư Đoàn đội nón lưỡi trai bằng vải ka-ki xanh khi đi ra ngoài, còn chiếc nón sắt chỉ sử dụng lúc ban đêm đi trực hay canh gác tiền đồn mà thôi! Phải công nhận, trọng lượng chiếc nón sắt của Mỹ mà bên trong còn có thêm một chiếc nón lót nhỏ hơn bằng nhựa, cùng với những dây da và vải để điều chỉnh khi đội chụp lên đầu không phải là nhẹ. Nếu ai không quen thì sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu lắm!
Mọi cái đều lạ lẫm, ơ hơ thế ra cuộc đời lính của mình bắt đầu như thế này ru? Buổi tối, vì không biết cơm lính như thế nào? Ăn ở đâu? Có ai dọn ra cho mình ăn không? Lớ ngớ như mán về thành, đành nhịn đói. May có ít tiền trước khi đi mẹ tôi dúi cho, hỏi thăm xuống câu lạc bộ mua đại ổ bánh mì nuốt cho đỡ đói, kiếm nước ở robinet, nước chảy như mèo đái lại có mùi rỉ sét thấy mà lợm giọng. Tìm đại chỗ ngủ qua đêm. Do đi cắm trại nhiều năm quen rồi nên đi đâu tôi cũng thủ sẵn cho mình một cái võng, tiện đâu mắc lên đó, kiếm chỗ cột lại là… có chỗ ngủ rồi một giấc ngủ chập chờn không dám mơ thấy nàng.
Ngày cuối cùng của Đà Nẵng 29 Tháng Ba, 1974, Thiếu Tá Võ Bị Phạm Văn Hồng đã cố cưu mang gia đình mình cùng các con của người anh ruột là một trung đoàn trưởng, giờ phút ấy họ cũng ở cách phi trường không xa. Còn tôi là kẻ từ Sài Gòn ghé qua đấy chỉ một-hai ngày. Thế mà tôi đã may mắn hơn anh Hồng, còn tìm được đường về lại Bộ Tư Lệnh HQ ở Sài Gòn, vì công tác vừa xong và được phép rời thoát khỏi ngay nơi này: Định mệnh đã cho tôi may mắn gặp được một người lính gác phi trường tay vẫn thủ M-16, anh ta độ lượng kéo tay tôi từ đám đông chen lấn, lên chiếc C-130 Rồi C-130 đóng cửa sau và động cơ chuyển động dữ dội. Lúc ấy tôi không còn biết gì hết, sau này mới nghe nói là anh Hồng đã bị bỏ sót lại tại phi trường Đà Nẵng…
Trong số những người bạn cùng khóa Võ Bị về TQLC, tôi có người bạn học cùng lớp từ thời học trường Trung học Quang Trung tại Đà Lạt là Trịnh An Thạch. Đầu năm 1963, khi rủ nhau cùng vào trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn TQLC còn đóng ở Thị Nghè, chúng tôi đồng lòng cùng đi ra đơn vị tác chiến. Không biết Tư lệnh phó Nguyễn Bá Liên nghĩ gì đã chấm Thạch về Tiểu đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ ở ngay hậu cứ. Do Trưởng phòng Nhân Viên đã cho chúng tôi chọn đơn vị nhưng không ai đáp ứng nên đã quyết định phân phối theo mẫu tự ABC từ Tiểu đoàn 1 tới TĐ4TQLC.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.