Trong khi ngồi nhìn hai thằng em bị thương nặng là Hạ sĩ 1 Nguyễn Văn Thương và Binh nhất Nguyễn Hoàng Vân đang hấp hối, tôi vẫn theo dõi tình hình qua máy truyền tin, đại đội 1 đã phải bỏ Ty Chiêu Hồi và rút về bên kia đường, một số anh em hy sinh xác vẫn còn nằm tại chỗ, Trung uý Hiếu đã mấy lần xua quân tràn sang nhưng đều thất bại. Cuối cùng chính ông với cây M16 trên tay cùng hai âm thoại viên và vài anh em khác quyết tràn sang, nhưng ông đã hy sinh khi mới nhào xuống lề đường. Tin ông ngã gục cùng lúc với hai người lính của tôi ra đi khiến tôi bàng hoàng xửng sốt, như vậy lời bói bài của Hạ sĩ Tạ Tơ ứng nghiệm hay sao !!!
Sáng sớm Chủ Nhật, hôm qua, Trung Tá Võ Khâm bay lên Quảng Đức bằng trực thăng, chưa kịp chỉnh đốn xong hệ thống phòng thủ, thì ngay buổi tối, cả một trung đoàn CS có cả chiến xa T-54 tấn công tràn ngập ngọn đồi tại Bu-Prang nơi BCH Chiến Thuật trú đóng, sau khi bắn hàng ngàn quả pháo đủ loại vào căn cứ. Sau gần nửa tiếng đồng hồ cầm cự, vì quân trú phòng quá ít, lực lượng tiếp viện không thể đến kịp, hầu hết sĩ quan đều bị chết hay bị bắt, trong số đó có Trung Tá Võ Khâm, Trung Tá Huỳnh Trung Quận, Đại Úy Trần hữu Dũng…
Vào tháng 3 năm 1975, cố vấn Mỹ nêu ý kiến, đưa X.92 cùng gia đình di tản sang Mỹ.
Ông Ba từ chối, cho rằng ông đã già (52 tuổi) nên khó khăn lập nghiệp ở Mỹ. Cuối cùng ông Ba cho biết, ông sẽ trở lại cuộc sống bình thường. “Nếu Cộng Sản chiếm miền Nam tôi sẽ tự tử”.
Ông Võ Văn Ba sống an toàn cho đến hết ngày 30-4-1975. Do lời khai của thông dịch viên Nguyễn Sĩ Phong ở Ban Mê Thuột, nên ông Ba bị bắt ngày 1-5-1975. Bị giam ở Tây Ninh, rồi chuyển về giam tại Tổng Nha Cảnh Sát (Trước 1975).
Ông dùng dây lưng quần siết cổ tự tử vào ngày 8-6-1975. “Võ Văn Ba là người yêu nước, là điệp viên giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa và của CIA”
Về sau, khi chỉ huy tiểu đoàn 2/2 Bộ Binh, Trung Tá Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3.71, với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone.
Vừa giải vây cho tiểu đoàn bạn, tiểu đoàn ông lại bị bao vây. Ông kể: "Lúc đó pháo bắn vào dữ quá, tôi chấn thương nặng nơi mặt, đầu, cổ. Ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đòi khiêng nhưng tôi không chịu, không muốn ai bị thiệt hại vì mang tôi đi.
Bọn việt cộng dẫn tôi đến Vĩnh Linh rồi đưa lên xe lửa ra Hà Nội. Chúng chiêu dụ tôi nhiều lần không thành. Đành đem nhốt vào Hóa Lò và nhiều trại giam khác. 13 năm sau mới được thả về."
Trung tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie. Thiếu Tá Lê Văn Mễ, Tiểu Đoàn Phó lên thay.
Tiếp theo, trong trận đánh ngày 14 và 15 tháng Tư năm 1972, Thiếu Tá John Duffy đã bị thương, nhưng ông từ chối ưu tiên tản thương. Ông quyết ở lại chiến đấu với lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà cho đến cùng.
Cuối cùng vị trí quân Dù bị tràn ngập. Dưới sự chỉ huy cuả Thiếu Tá Lê Văn Mễ và sự hướng dẫn cuả Duffy, phần lính Dù còn lại đến một điểm để di tản bằng trực thăng. Song, cũng vô cùng khó khăn và đẫm máu. Tuy nhiên cuộc di tản cũng đã hoàn tất...!!
Khi bắt được tần số truyền tin nội bộ của Hải-Quân, csVN kêu gọi Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn cho chiến đỉnh ủi bãi, lên bờ trình diện.
Quá phẫn uất, Thiếu-Tá Lê-Anh-Tuấn đưa nòng súng “ru-lô” lên…
Khuya 30 tháng 4, rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, trên sông Vàm-Cỏ-Tây, Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Đoàn 43 Ngăn-Chận – Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Anh Tuấn – “đi” vào lịch sử!
Vào khoảng giữa năm 1993, như các anh em cựu tù Chính Trị, tôi làm thủ tục xuất cảnh cả gia đình theo diện HO ( có người nói diện H, ko có O ) để đi Hoa Kỳ. Ở Miền Tây, chúng tôi phải lặn lội lên Sài Gòn làm giấy tờ, khám sức khỏe... Anh bạn tù rất thân tình là Nguyễn Khoa Phiên, được thả về trước, sống ở Sài Gòn. Anh có họ hàng rất gần với Tướng Quân Nguyễn Khoa Nam, anh cho biết là Tro Cốt Tướng Nam được thân nhân gởi thờ ở Quảng Hương Gìa Lam. Chúng tôi bàn nhau, tiện dịp sẽ cùng đi viếng Tro Cốt Tướng Nam và chào Tướng Quân trước khi xuất cảnh để Tị Nạn Chính Trị.Và ngày ấy đã tới.
Khi ngồi viết những dòng tâm sự này, tôi có dịp gợi lại cho ông những ký ức cũ, trong đó có câu chuyện khiến tôi không thể cầm nước mắt. Ông kể, chiều 30/4/1975, Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam đến thăm bệnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ, để thăm lần cuối những người lính bị thương. Một thương binh xúc động đã níu tay ông lại. Khi ra về, ông đã bật khóc và hứa: “Qua không bỏ các em đâu! Qua ở lại với các em”. Và để “ở lại với các em”, vị Tư lệnh đã tuẫn tiết vào ngày hôm sau… Khi nghe câu chuyện này, tôi muốn ba tôi mãi ở lại với tôi. Tôi muốn người lính VNCH mãi ở lại trên những trang sử vinh danh họ. Tôi muốn hình ảnh người lính VNCH mãi mãi được tôn vinh…
Khi các lực lượng tấn công sắp sửa tràn ngập đồn, vị trưởng đồn đã yêu cầu các phản lực cơ F-4 Phantom của Không Quân Mỹ hãy đánh bom thẳng vào đồn thay vì chỉ thả bom yểm trợ bên ngoài vòng rào, để họ và các chiến sĩ Địa Phương Quân đang tử thủ cùng chết với lực lượng Cộng Sản có quân số đông gấp bội phần. Sau khi phải bất đắc dĩ thi hành nhiệm vụ, các phi công Mỹ cũng ngậm ngùi đồng ý với các phi công Việt Nam rằng đây là một Alamo thứ hai trong chiến tranh, ý muốn nhắc đến trận đánh bi hùng tại Alamo, Texas, vào năm 1836, khi hơn 100 binh sĩ trú phòng của Cộng Hòa Texas (lúc chưa gia nhập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ) bị các lực lượng Mexico bao vây và tiêu diệt nhưng quân trú phòng đã tử thủ và chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng chứ không một ai đầu hàng quân địch.
Từ hơn bốn mươi năm nay, những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản, bỏ quê hương ra đi, có mặt trên những vùng đất tự do của thế giới, đã mang theo hồn nước và quê hương, trong đó có hình ảnh của người lính VNCH. Do đó nhiều tượng đài khắc ghi hình ảnh người lính đã được xây dựng, biểu tượng của lòng biết ơn cũng như là nơi thờ tự thiêng liêng của người Việt lưu vong.
Mỗi người Việt lưu vong, mỗi đứa trẻ nước Việt lớn lên sẽ phải hiểu người lính miền Nam là ai, đã sống và chiến đấu cho ai, trong một hoàn cảnh nghiệt ngã nào đã phải ngậm ngùi thua trận.
Có những thứ chúng ta nghĩ rằng nó đã chết, hay bị người ta vùi dập, tìm cách chôn nó đi, mà nó vẫn còn sống!
Vì là lính Dù, họ đều có chung một tầng số: thích mạo hiểm, thích xông pha, thích thử thách. Thương yêu Tổ Quốc. Trọn vẹn với nước nhà. Chí tình với đồng đội. Thích lối sống hào hùng, nay đây mai đó, là người của mây bốn phương trời, hoặc xanh cỏ hay đỏ ngực. Đi đông về ít. Đi có về không. Đồng mang nặng một tinh thần trách nhiệm cao độ, một tinh thần thượng võ hào hùng và một kỷ luật thép vô cùng nghiêm minh. Có sức chịu đựng bền bỉ, có khí phách của một nam nhân bất khuất, dũng cảm và gan dạ, sẵn sàng bảo vệ danh dự màu cờ sắc áo.
Người lính anh hùng, nổi danh vào sinh ra tử, danh nghĩa sáng ngời
Nguyện hết một đời, coi nghĩa phù sinh thanh thản, một lòng an dân, bảo quốc.
Đời cơ động hành trang thê nhi là nhẹ, cái chết cũng tựa lông hồng
Nay ở mai về, cuộc đoàn tụ giữa lúc đất nước ngả nghiêng là chưa phải lúc.
Sớm Thủ Đô, chiều có mặt Cổ Thành
Đêm Cần Thơ, mai trở ra Thường Đức
Trên chiến tuyến xông pha, vào ra đất địch, đâu luận tử sinh,
Chốn sa trường vùng vẫy, quen đời trận mạc, chưa hề lui bước.
Đã bao lần nơi Trị Thiên đạn pháo, Kontum kiêu hùng,
Vì màu cờ sắc áo, luôn là những người trai bất khuất.
Người lính Nhảy Dù, đội quân tinh nhuệ, luôn có ở hàng đầu
Thiên Thần Mũ Đỏ, với quyết tâm, dương cao ngọn cờ tổ quốc.
Nghe danh, địch đã từng phen khiếp sợ kinh hoàng
Mến người, dân yêu thương những người trai giữ đất.
Hóa ra anh linh người lính đã vô cùng linh hiển…
Ngày 13 Tháng Chín năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị qua rạng sáng sáng 14 Tháng Chín, từ những căn hầm chiến đấu người lính thấy rừng rực lá cờ Vàng Ba Sọc bay uy nghi trong gió sớm lẫn màn khói đạn, bom chưa tan hẳn. Họ thấy cay cay trong mắt với cảm giác nôn nao thầm lắng. Cảm giác muốn khóc về một điều bi phẫn. Những khuôn mặt chai cứng, hư hao, loang lổ khói đạn, bụi đất đồng duỗi ra theo độ sáng của ngày với vẻ kiên cường kiêu hãnh xen lẫn đau đớn kìm giữ. Người Lính nhìn xuống những xác binh sĩ đồng bạn mới đem về, nằm bó gọn trong những poncho phủ bụi đất, bê bết máu.
Quí Tướng Quân đã " Vũ trụ trường khang tiết nghĩa lưu ".
Đã để lại cho Quân Lực VNCH nói riêng, cho dân tộc VN nói chung nỗi niềm hãnh diện và tiếc thương vô biên... Và cho hậu thế ánh trăng rằm rạng rỡ thiên thu...
Quí Ngài đã theo gương:
Vua Thục Phán, Quí Bà Trưng, Bà Triệu... Nước mất, mất theo Nước...!!
Quí Ông Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, ... Thành mất, mất theo Thành...!!
Ngoài quí Tướng Quân ra, Trong sự kiện Quốc Hận 30 - 4 - 1975 còn nhiều, rất nhiều những chiến sĩ: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ... đã " Nước mất, mất theo Nước ". Chưa kể những thành phần chức vụ, dân sự: Ngoại Trưởng Tần Chánh Thành..., gia đình Bác Sĩ Lý Hồng Chương...
Miền Nam mất. Người dân sống trong chế độ cộng sản sau 1975 đã thấm nỗi đau khổ. Ai cấu kết, nuôi dưỡng và che dấu Việt Cộng nằm vùng năm xưa? Nay nhiều người là nạn nhân, bị chúng chiếm đất chiếm nhà. Giờ mới thấy người lính và chế độ nào tốt hơn?
Nếu được cơ hội, có lẽ họ sẽ chọn lại người lính cộng hòa? Tuy hình ảnh và sắc lính của các anh đã qua đi, nhưng người dân miền Nam vẫn luyến tiếc. Họ nhắc lính qua thơ văn, ca nhạc DVD, trên các diễn đàn website hải ngoại và vài bài viết của cựu chiến binh miền Nam còn trong nước.
Riêng lớp trẻ chúng tôi lớn lên sau cuộc chiến tàn, xin được nói với người lính miền Nam một câu ngậm ngùi rơi lệ: “Cảm ơn Anh, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!”
Tống Lê Chân bị tấn công kể từ ngày 10 Tháng Năm, 1972. Vào thời điểm khốc liệt ấy, những dàn phòng không dày đặc của địch thực sự đã kiểm soát được vòm trời của căn cứ, gây không ít trở ngại cho Không Quân VNCH khi phải thực hiện các phi vụ tiếp tế và yểm trợ.
Giống như tình trạng tại An Lộc, trong những ngày đầu bị vây hãm, mọi tiếp tế lương thực và đạn dược đều được thực hiện bằng cách thả dù. Nhưng hầu như chỉ một nửa rơi vào vòng phòng thủ của ta và phần còn lại thì rớt xuống vùng của địch. Thế mà Tống Lê Chân vẫn đứng lừng lững, dũng cảm và hiên ngang với nhiệm vụ chận đứng mọi sự chuyển quân của Việt Cộng từ Cambodia xuống phía Nam, cứ điểm này chính là một vị trí chiến lược, trở thành một tiền đồn trọng yếu trong việc phòng thủ Sài Gòn.
Chiều hôm sau, chiếc quan tài phủ lá cờ Tổ quốc đã đưa người chiến sĩ Lê Hằng Minh về Sài Gòn. Chiều hôm ấy mưa rơi tầm tã, gió lạnh tơi bời như những niềm đau cắt ruột của những người thân trong gia đình vừa mất đi một người con, người em, người anh thương yêu. Người mẹ đã cho đi bốn người con trai (Lê Minh Đảo, Lê Hằng Minh, Lê Hằng Nghi, Lê Quang Thạch) vào trong quân ngũ. Sau này đã khóc trước sự ra đi vĩnh viễn của 2 người con (Tr/T LHM & T/S LQT) cùng năm tháng mòn mỏi đợi chờ 2 người con còn lại trong lao tù Cộng Sản mười mấy năm dài sau biến cố lịch sử 30 Tháng Tư, 1975 (Thiếu Tướng LMĐ & Đại Úy LHN). Chiếc quan tài buồn đã được đưa về ngôi nhà mà Tr/T LHM đã được sinh ra và lớn lên ở Hàng Keo-Gia Định.
Thế rồi dòng đời trôi qua, trong mọi bối cảnh, bất chấp gian nan, sự khổ cực, sự ngược đãi và bất công mà anh phải trải qua hằng ngày, người chiến sĩ QLVNCH đó vẫn kiên trì chiến đấu, bởi vì anh chỉ có biết thực thi những điều nhắn nhủ mà vị tổng tư lệnh QLVNCH đã nói với anh và các đồng đội: “Hãy kiên trì chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc chống lại cuộc xâm lăng trắng trợn của bè lũ Cộng Sản Bắc Việt.”
Anh Quý, qua điện thoại, cho biết, “Vào khoảng Tháng Tư năm 2017, trong khi khai phá rừng núi trên vùng đất dự án nông nghiệp ở Lào, thì anh em đụng phải mấy tấm poncho ngày xưa của Mỹ, thấy cứ mỗi hài cốt thì họ quấn vào một tấm poncho, rồi có cả những dụng cụ cá nhân, có những thẻ bài nữa.”
Theo anh Quý, nhóm anh tìm thấy có tất cả bốn bộ hài cốt và “tất cả được quy tập trên một ngọn đồi, lập miếu thắp hương ở đó.”
Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế !
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.