Nói tóm lại khi về già, vào những tháng năm cuối đời người, hai cái còn lại xem như quan trọng nhất là “Sức Khỏe” và sự “Yêu Thương.”
Cần “Sức Khỏe” để sống mà không làm gánh nặng cho mọi người thân yêu chung quanh. Biết “Yêu Thương” khi mình còn đang minh mẫn (chưa đến nỗi lú lẫn), còn có thể làm (yêu thương!) được đối với gia đình, bạn hữu, xóm giềng… bởi vì đời là vô thường; đâu biết ngày mai sẽ ra sao. Cố tránh phải mang cái luyến tiếc trong lòng qua bao chữ nhhu: “giá mà…,” “giả như...,” “phải chi…” Nên dùng tất cả chân tình mà đối xử với nhau.
Nằm tù cải tạo ra, gia đình chia ly, cuộc đời tan nát, nhà cửa quê hương tang thương, vật đổi sao dời, nhưng cái ghê rợn nhất, đối với thi sĩ, là một xã hội không còn nhân phẩm, đánh mất lương tri. Ông nói: “chiến tranh, nhất là chiến tranh uỷ nhiệm huynh đệ tương tàn, bao giờ lại chẳng gây thương tổn năng nề cho nhân phẩm”.
Đôi khi tôi hoài nghi khả năng của văn chương Việt Nam trong việc diễn tả cái kinh hoàng cùng tận của một cuộc đổi đời, nhưng hoàn toàn tin là thơ VN có đủ khả năng đó. TTY là một bằng chứng.
Thập niên 60 thế kỷ trước, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa ở MNVN – có lẽ vì tự ái dân tộc – cũng đã ra sắc lệnh Việt hóa tên các cơ quan, trường học (từ tên ngoại quốc thành tên tiếng Việt). Việc này được hưởng ứng sâu rộng. Do vậy, các “trường Tây” đổi thành tên Việt. Có thể kể, ở Đà Lạt, Lycée Yersin đổi thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương, Domaine de Marie thành Lãnh địa Đức Bà, ở Đà Nẵng trường Blaise Pascal thành Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ở Huế, trường Pellerin thành Bình Linh, Providence thành Thiên Hựu...
Sau tháng Tư năm 1975, tôi ở trong lao tù, mẹ ở nơi xa xôi, không được gặp nhau lần nào, có lẽ mẹ tôi đã khóc rất nhiều cho đứa con trong hoàn cảnh nghiệt ngã! Trong giây phút lâm chung, mẹ tôi mê man, các anh chị bên cạnh, không có tôi, sức mạnh vô hình thiêng liêng phù hộ mẹ tôi mở mắt và hỏi: “Nó đi Mỹ chưa?” Anh chị đành nói dối “Nó đi rồi”, mẹ tôi nhắm mắt, yên tâm vĩnh biệt trần gian! Khi tôi về phục tang trước khi đi Mỹ, nghe những lời cuối cùng, nước mắt lưng tròng! Đây là điều bất hạnh và ân hận trong cuộc đời. Với người mẹ, không nghĩ đến sự sống, chết của bản thân mà suốt đời chỉ quan tâm đến con cái.
Rồi gãy súng, tan hàng, rồi tù đày, vượt biển… Hơn mấy chục năm sau, trôi dạt xứ người, bỗng đọc được những bài chính luận, bài thơ của ông Lê Mai Lĩnh nào đó. Những bài thơ khẩu khí, ngang tàng nhưng cũng đầy nhân bản, lãng mạn. Tôi buột miệng: Lại thêm một ông Quảng Trị nữa! Bởi cái tên Mai Lĩnh, cùng với Triệu Phong, Gio Linh, Đông Hà…luôn làm tôi nhớ tới những địa danh đẫm máu của vùng giới tuyến Quảng Trị ngày nào, nơi có biết bao đồng đội của tôi đã ngã xuống và dưới đáy sông Thạch Hãn vẫn còn xương cốt của hàng vạn những người trai trẻ ở phía bên kia!
Tôi có việc phải đến tiếp xúc một công ty. Cô tiếp tân trẻ, tuổi chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói:
- “Tôi có hẹn với cô T. sáng nay.”
Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T. và đột ngột quay qua hỏi tôi:
- “Mình tên gì ạ?”
Tôi chưng hửng. Trời ! Lâu lắm rồi tôi chưa được ai gọi mình là… “Mình” cả ! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình.” Sướng mê tơi ! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng:
“Ngũ thập niên tiền….”
Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó thì cô ta dám kêu:
- “Mình ơi, mình tên gì ạ?”
Thì càng nguy ! Nguy là bởi vì chữ “Mình” của tiếng Việt mình phức tạp lắm !
Con Gái Bắc, nếu mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình. Gái Bắc cần kiệm, biết lo xa nhưng … quá dữ, hở chút là… cắt…. cắt.
Con Gái Nam rộng rãi, nhưng không biết lo liệu chu đáo như Con Gái Bắc, nhưng bù lại Con Gái Nam tánh nết hiền lành, chồng có bồ nhí thì đi “woánh” con nhỏ kia rồi rước chồng về.
Theo tôi, Con gái ngon (!) nhất là Con Gái Bắc “lai” (?)
Đối với những chai vang thật, bề ngoài sẽ được chăm chút, hộp đựng chỉnh chu, đẹp mắt. Đa phần rượu vang được nhập khẩu từ nước ngoài nên phần tem chống hàng giả là yếu tố không thể thiếu. Nội dung tem sẽ bao gồm năm nhập khẩu, số seri rất rõ nét.
Đối với phần nhãn dán, những chai vang thật sẽ được nhà sản xuất dùng máy dán công nghiệp nên rất nhẵn mịn. Ngược lại, ở những chai vang giả, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phần nhãn dán sẽ không được nhẵn mịn, mực in không rõ nét, dễ bị nhòe hơn.
Trận mưa đêm trước làm cho rừng trẻ lại. Nước mưa còn đọng từng giọt lớn trên lá cây xanh thẫm ở những cành vươn ra bên đường. Những cành cây quất mạnh vào kính chắn gió, ném những giọt nước mát rượi vào mặt người lái xe. Rừng và núi sáng hẳn lên sau trận mưa, như thể có ai đó, một người tính cẩn thận, đã rửa từng chiếc lá một.
Một đàn bướm rung cánh trên những bụi cây xa, dùng dằng mãi không chịu bay đi. Đến gần người lái xe mới biết đó là những bụi lá trắng. Con đường đá răm qua cơn mưa lấp lánh dưới ánh nắng sớm biến thành con sông nhỏ trôi nhanh dưới gầm xe. Gió phả vào mặt người lái xe mang theo mùi đất ẩm, mùi lá mục và mùi hoa dại.
Cuộc đời cũng nhiều cái oái oăm trắc trở như mối tơ vò. Có tình bạn nào cao cả và quý báu bằng tình bạn của hai kẻ không cùng chiến tuyến năm nào bỗng trở thành tình bằng hữu, như anh em, mặc dù trước đây tôi quen Tình chỉ vì hai chữ…“lợi dụng“, làm “cái dù che thân“. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy có chút gì không phải và thương Tình xót xa, Tôi mong tìm được đứa con của Tình để trả ơn trả nghĩa cho những ngày tháng đó, nhưng vô phương.
Nàng:
- Anh có uống bia không?
Chàng:
- Có chứ.
Nàng:
- Anh uống mấy chai một ngày?
Chàng:
- Ba chai một ngày.
Nàng:
- Anh trả bao nhiêu tiền bia mỗi ngày?
Chàng:
- Khoảng $5.00 kể cả tiền ‘Tip.’
Nàng:
- Anh uống bia như vậy được bao nhiêu năm rồi?
Chàng:
- Khoảng 20 năm.
Bây giờ con sông xưa đã cạn, chẳng còn những mùa nước lũ dâng đến tận mép chân đê. Nước lớn nhất cũng không ngập nổi bãi giữa. Phía bờ bên Hà Nội cạn trơ đáy, nước sông đen xì. Người ta trồng rau luôn dưới lòng sông. Càng theo năm tháng con sông càng cạn. Cũng như tôi càng lớn lên, càng thấy tình người trong xã hội cạn dần đi cùng với dòng sông thơ ấu.
Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển, cùng Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thụy Long, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu, vân vân, chọn sống ẩn dật, không chịu ra hợp tác với bọn vua quan mới. Cụ Vương viết: “Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng” (trang 84). Nói đến thân phận con dế “nuôi trong hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ,” cũng là một cách “nói móc” những nhà văn theo đuôi cộng sản.
Hôm nay ngồi ghi lại những dòng này mà buồn muốn khóc. Đọc truyện xưa thấy các cụ lúc ấy chắc hơn sáu mươi chống gậy đến thăm nhau, cứ tưởng là chuyện hiếm. Không ngờ, nay tôi và hai cụ, một từ Sài Gòn, một từ Paris, tiếc là cụ Lữ Quỳnh đã về Mỹ, nếu không thế nào cũng theo ra, thương ôi, những ông già bát thập gặp nhau phều phào mà vui đáo để. Uống một chút rượu, kể cho nhau nghe vài chuyện bâng quơ, còn hơn là đứng trước mộ đọc điếu văn hay khóc bằng câu đối.
Cuối cùng thì ước mơ của Bà Già Gân cũng thành, dù có đánh đổi sáu mạng sống của người thân, nỗi đau ấy Bà dâng cho Thiên Chúa. Bà hạnh phúc theo từng chuyến ra khơi thành công của những người con khác, thoát khỏi chế độ Cộng Sản.
Bà Già Gân vừa qua đời cách đây vài năm tại Việt Nam, thọ hơn 90 tuổi. Các con cháu bà đang định cư ở Nam California, thành công trên con đường nghề nghiệp và học vấn, ở trên nước Thiên Đường hẳn Bà rất vui lòng, mãn nguyện.
Giờ đây, 2023, Sài Gòn có quán cà phê Dinh Độc Lập, một kết hợp lỏng lẻo của Givral và La Pagode.
Tại đây, người ta ôn lại thời kỳ Covid, cả thành phố bị lockdown, hàng vạn công nhân dắt díu nhau về quê. Người ta nói công khai con số bốn mươi mấy ngàn người chết do Covid chỉ là một phần của con số thực sự, người dân quá uất ức đến độ chính quyền phải đưa bộ đội đến để chống nổi loạn. Người ta trách móc đến giờ này chẳng thấy ai chịu trách nhiệm về số người chết vì chạy theo chính sách Zero Covid giống Tàu, hằng trăm trẻ mồ côi vì con vi-rut.
Khi hắn tròn 15 tuổi, bước vào tuổi dậy thì, trổ mã, chân cẳng bỗng nhiên dài hẳn ra, tóc tốt um, đến mức hắn cũng không tin vào tai, vào mắt mình. Ngày nào cũng vậy, hễ sểnh ra là hắn chạy ra sân kho hợp tác xã, đứng nép vào cột nhà, nơi ông đội trưởng khắc hẳn cái thước dây dài 2 mét lên đó để cân đo lúa cho bà con xã viên, xem hôm nay hắn cân nặng bao nhiêu, dài ra mấy phân so với hôm qua? Mà sao hắn ăn khỏe thế, gia đình càng đói hắn ăn càng khỏe, ăn đến lúc mẹ hắn phải vét nồi cành cạch mới lặng lẽ đứng lên…Nhưng bất ngờ nhất là bạn bè gọi hắn là thằng “Tân một cú”.
Ba tháng một lần người mẹ gánh lương thực, lặn lội vào thăm con. Từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc đã có xe đò nhưng từ Bảo Lộc vào đến trại bà phải gánh bộ. Đường khó đi lại thêm sức già còm cỏi. Vào đến nơi là bà đã mệt rả rời nhưng người mẹ không hề bỏ lỡ một lần thăm. Đến thăm được con, những người mẹ khác thì tíu tít thăm hỏi, kể lể đủ mọi chuyện. Bà Hai sau khi trao thức ăn, đồ dùng cần thiết, bà vội vã quay về, cố ngăn những giọt lệ đang muốn trào ra trên khoé mắt.
Đầu thập niên 1980, ai đã từng đi trên những chuyến xe đò xuôi về miền Tây hoặc miền Trung theo chiều dài đất nước, khó có thể quên hình ảnh những “cần xé” bánh mì (không) và những xe bánh mì thịt được bán dọc theo đường quốc lộ. Bánh mì vàng óng, giòn rụm, nóng hổi. Một ổ bánh mì to ăn kèm bất cứ thứ gì, từ chuối cho đến nem, chả, nước tương, muối tiêu… rồi uống một ly nước đầy, là có thể vỗ về cơn đói đến chiều tối. Bến xe, bến phà là “địa phận,” là “giang sơn” của bánh mì. Vì nơi đó là thế giới của người lao động tứ xứ. Họ đến rồi đi. Bánh mì là món ăn an toàn nhất và rẻ nhất có thể cho họ, những người buôn gánh bán bưng hay những tài xế chạy xe đường trường.
Chuyện vượt biển của nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ly kỳ không kém một bộ phim. Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa sư phạm ở Nha Trang, lúc bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn: “Con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên”. Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ ông sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.