BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39153)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
27 Tháng Sáu 2023(Xem: 1130)
Trời mới tối, pháo địch bắt đầu gia tăng. tiếng đạn bay xèo xèo trên không, tiếng nổ ì ầm vọng lại, thỉnh thoảng nghe được toán ục-ục của đạn delay đang xé đất bắn lên tung tóe. chúng tôi sợ nhất loại này, bị pháo trúng, nó sẽ xuyên nấp hầm, chui vào rồi mới nổ thì sẽ không ai toàn mạng. Trong suốt ba tháng ở An Lộc, TTHQ không bị trúng loại đạn này, mà… ngay trong đêm nói trên, tôi đang trực thế để anh Năng đi ngủ, thình lình một tiếng nổ ầm rung chuyển cả TTHQ, khói bay mù mịt, tiếng ho sặc sụa hòa lẫn với tiếng rên la của một số binh sĩ bị thương vì trúng miểng pháo.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5808)
Hoàng hôn ngày 27 tháng 4 năm 1975, giữa khung trời còn âm u khói từ kho bom phi trường Biên Hòa bị nổ trước đó vài ngày, tôi đứng bên nầy hàng rào nhìn hàng chục chiếc trực thăng cất cánh rời bỏ phi trường. Thế là hết, ẩn ý như một lời vĩnh biệt...đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy những cánh chim ấy, những cánh chim đã cùng chúng tôi trải qua bao gian nguy. Bây giờ những cánh bay ấy có thể đã nằm mục rã ở một vài bãi phế thải nào đó, hoặc nằm sâu dưới đáy biển sau lần bay cuối cùng, hay may mắn hơn được nằm trong các viện bảo tàng chiến tranh. Nhưng những con người điều khiển chúng vẫn còn nhiều, lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
21 Tháng Tám 2020(Xem: 4965)
Xuất phát từ vùng tập trung quân sát biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Châu Đốc, từ sáng sớm ngày 9 Tháng Năm, 1970, Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 của Hải Quân và TQLC VNCH đã ngược sông Mekong đổ quân tiến chiếm bến phà Neak Loeung trong buổi trưa cùng ngày. Dọc theo lộ trình hành quân trên sông, đoàn giang đỉnh thỉnh thoảng đụng phải những tử thi của Việt kiều bị “cáp duồn” nổi lềnh bềnh và trôi xuôi về hạ lưu theo dòng nước. Cuộc đổ bộ chiếm đầu cầu bến phà Neak Loeung đã gây bất ngờ cho địch, khiến Cộng Quân chỉ chống cự yếu ớt rồi vội vã rút lui, không kịp mang theo các kho súng ống, đạn dược và đồ tiếp liệu từ căn cứ của họ.
03 Tháng Tư 2020(Xem: 5493)
Tiếng súng giao tranh nổ vang cả một góc rừng, tôi cho lịnh xung phong bất kể địch quân là bao nhiêu, những tên việt cộng gần nhất bị bắn hạ ngay loạt đạn đầu tiên... chúng tôi đánh tràn qua thuận đường rút lui. Trên chiếc xe Truck chứa đầy thùng gỗ không biết vũ-khí hay lương thực vì trời quá tối, xác vài tên việt cộng nằm vắt ngang... mặc kệ chiến lợi phẩm, tôi chỉ tịch thu một chiếc cặp da chứa tài liệu và phóng đi thật nhanh. Vì đêm tối, chúng tôi sợ lạc nhau nên chỉ đi một hàng dọc, cả hai cánh liên lạc chặc chẽ với nhau, đoàn người cứ lặng lẽ đi như những bóng ma. Gần nửa đêm, vì quá tối nên chúng tôi dùng những mảnh cây mục có lân tinh cắm vào ba lô để người đi sau nhìn thấy người đi trước cho khỏi lạc. Khoảng 03:00 giờ sáng chúng tôi dừng lại nghỉ vì quá mệt, đến 05:00 giờ sáng lại tiếp tục di chuyển.
11 Tháng Ba 2020(Xem: 6117)
Khi các lực lượng tấn công sắp sửa tràn ngập đồn, vị trưởng đồn đã yêu cầu các phản lực cơ F-4 Phantom của Không Quân Mỹ hãy đánh bom thẳng vào đồn thay vì chỉ thả bom yểm trợ bên ngoài vòng rào, để họ và các chiến sĩ Địa Phương Quân đang tử thủ cùng chết với lực lượng Cộng Sản có quân số đông gấp bội phần. Sau khi phải bất đắc dĩ thi hành nhiệm vụ, các phi công Mỹ cũng ngậm ngùi đồng ý với các phi công Việt Nam rằng đây là một Alamo thứ hai trong chiến tranh, ý muốn nhắc đến trận đánh bi hùng tại Alamo, Texas, vào năm 1836, khi hơn 100 binh sĩ trú phòng của Cộng Hòa Texas (lúc chưa gia nhập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ) bị các lực lượng Mexico bao vây và tiêu diệt nhưng quân trú phòng đã tử thủ và chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng chứ không một ai đầu hàng quân địch.
19 Tháng Hai 2020(Xem: 5062)
Nguyên tắc hành quân của Nhảy Dù là một tiểu đoàn gồm bốn đại đội, được chia ra gồm hai tiểu đoàn thì với sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng (bộ chỉ huy của tiểu đoàn) và hai đại đôi với sự chỉ huy của tiểu đoàn phó, được chia ra thành hai cánh để hành quân. Toán Quân Y được đi theo cánh của bộ chỉ huy tiểu đoàn. Trên đường tiến vào An Lộc thì các đại đội đi đầu đã đụng trận với địch quân ngay tại rừng cao su, rồi sau đó, cả tiểu đoàn đều đụng trận với địch quân với nhiều trận đánh rất ác liệt. Đang đụng trận thì Tiểu Đoàn 1 được lệnh rút quân khỏi An Lộc để về giải tỏa Quảng Trị. Tiểu đoàn vừa đánh, vừa rút quân từ từ, và đoàn Quân Y phải đi theo đơn vị cuối cùng trên đường di tản khỏi An Lộc.
08 Tháng Tám 2019(Xem: 4699)
Đại lộ kinh hoàng là tên không chánh thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại tỉnh Quảng Trị. Đoạn đường nầy nằm trên Quốc lộ 1, phía Nam thị xã Quảng Trị, thuộc quận Hải Lăng. Vào mùa Hè năm 1972 , quân đội Cộng sản Bắc Việt với quân số hơn 3 Sư Đoàn đã đồng loạt vượt sông Bến Hải đánh chiếm hàng loạt các căn cứ đóng quân của nhiều đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Hàng ngàn người vừa lính vừa dân đã bị Bắc quân thảm sát trên đoạn đường oan nghiệt nầy .
13 Tháng Sáu 2019(Xem: 4836)
Cậu nào, cậu nấy nằm chết như mơ, y như trong bài ca, nào là băng ca, hòm gỗ, hoa cườm hay Poncho, thẻ bài, trực thăng… Cậu nào cũng trẻ măng. Cậu nào cũng được truy thăng một cấp. Cậu nào cũng có người yêu. Người thì chưa cưới, người thì đã có hai ba con. Nói tiếng cả ba miền Nam, Trung và Bắc. Những gia đình khóc nhầm quan tài, khi được chỉ chỗ di chuyển tìm đúng xác người thân thì tiếng khóc lại òa lên. Thấy cảnh hàng trăm gia đình đi nhận xác chồng như thế thì lòng dạ nào ăn ngủ cho yên.
08 Tháng Giêng 2019(Xem: 4885)
Phước Long là một tỉnh nhỏ, dân chúng đa số là đồng bào sắc tộc Stieng và Mnong. Cả tỉnh chỉ có 5 tiểu đoàn địa phương quân, một tiểu đoàn pháo binh, cảnh sát và dân vệ, tất cả ước chừng 2.000 người và đa số là người sắc tộc. Lực lượng tăng cường gồm hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 5, ba đại đội trinh sát thuộc các Sư đoàn 5, 18 và 25, hai biệt đội Biệt kích 81 Dù và đơn vị tình báo 101 thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tổng số binh sỹ tham dự trận đánh chưa tới 4.000 người. Không lực yểm trợ bị giới hạn vì cùng lúc phải bảo vệ hai tỉnh Tây Ninh và Phước Long. Còn vũ khí đạn dược phụ thuộc vào không vận và chỉ đủ chiến đấu một tuần.
14 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7248)
Tống Lê Chân bị tấn công kể từ ngày 10 Tháng Năm, 1972. Vào thời điểm khốc liệt ấy, những dàn phòng không dày đặc của địch thực sự đã kiểm soát được vòm trời của căn cứ, gây không ít trở ngại cho Không Quân VNCH khi phải thực hiện các phi vụ tiếp tế và yểm trợ. Giống như tình trạng tại An Lộc, trong những ngày đầu bị vây hãm, mọi tiếp tế lương thực và đạn dược đều được thực hiện bằng cách thả dù. Nhưng hầu như chỉ một nửa rơi vào vòng phòng thủ của ta và phần còn lại thì rớt xuống vùng của địch. Thế mà Tống Lê Chân vẫn đứng lừng lững, dũng cảm và hiên ngang với nhiệm vụ chận đứng mọi sự chuyển quân của Việt Cộng từ Cambodia xuống phía Nam, cứ điểm này chính là một vị trí chiến lược, trở thành một tiền đồn trọng yếu trong việc phòng thủ Sài Gòn.
28 Tháng Ba 2018(Xem: 3649)
Trên mặt đường nhựa, xác người dân nằm la liệt, ngổn ngang. Thây người chết ở mọi tư thế khác nhau, nằm sấp, nằm ngửa, nghiêng. Xác thì chân tay dang ra, xác thì chân hay tay co lại. Xác nầy chồng lên xác kia, dồn đống, có xác một mình co quắp bên lề đường… Cái mất đầu, cái mất tay, mất chân. Có xác đàn ông, có xác đàn bà, có xác trẻ em, có xác không còn nhìn ra là đàn ông hay đàn bà nữa. Không thể nào tả hết được!!! Đoạn đường Việt Cộng giết người nầy, xảy ra ngay ngày Việt Cộng chiếm thành phố Quảng Trị, ngày 1 Tháng Năm, năm 1972 và những ngày tiếp sau đó.
18 Tháng Mười 2017(Xem: 4599)
Khoảng 3 giờ 15 ngày 26 Tháng Chín 1971, quả đạn pháo đầu tiên của địch đã rơi xuống Căn Cứ Alpha, mở màn cho trận đánh khốc liệt tiếp theo sau. Vẫn chiến thuật tiền pháo hậu xung, đợt pháo dập vừa dứt, bộ binh Cộng ôm đủ loại súng và bộc phá từ bốn hướng nhào vào vòng rào phòng thủ của Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân. Quân ta đã ghìm súng sẵn sàng dưới chiến hào, mắt nhìn vào đỉnh đầu ruồi tìm mục tiêu. Khi những chiếc áo màu xanh rêu của giặc tràn ngập ngoài vòng rào, là lúc quân ta nổ súng phản công.
30 Tháng Ba 2017(Xem: 5329)
Lúc này mới là 7 giờ chiều, nhưng núi rừng đã tối đen như mực, một sự im lặng nặng nề bao phủ không gian, sự căng thẳng bao trùm vạn vật, mọi người đều cố lắng nghe những động tĩnh chung quanh để kịp thời phản ứng. Rừng đêm vẫn lặng câm một cách đe dọa, ngoại trừ những tiếng ọ ọe của địch trong ống liên hợp mà các hiệu thính viên BCD đã mắc vào đường điện thoại của địch để nghe lén việc chúng thông báo cho nhau sự xuất hiện của các chiến sĩ Biệt Cách đã "xâm nhập vào vùng an toàn của chúng ta".
23 Tháng Ba 2017(Xem: 3687)
Họ biết nhưng vẫn bình thản đi vào cơn binh lửa bằng cửa chính, dùng chính sinh mạng của mình để cố gắng làm cho máu của đồng bào bớt đổ, phải là người trong cuộc trực tiếp tham dự các trận đánh mới có đủ khả năng viết chính xác các sự kiện này, và Bùi Đức Lạc là một. Không phải chỉ có “Cơn Uất Hạ Lào,” mà còn có những cơn uất Charlie, Chư Pao, Mậu Thân nữa…
09 Tháng Ba 2017(Xem: 4346)
Ngày 13 tháng 3/1968, Thiết đoàn 3 Kỵ binh đã vô hiệu hóa, phá tan kế hoạch của trung đoàn 95 CSBV khi trung đoàn này tấn công vào chi đoàn 1/3 Chiến xa trên Quốc lộ 14 đang bảo vệ an ninh cho đoàn công voa Hoa Kỳ di chuyển qua. Sau thời này, trên trục lộ không có các trận cuộc giao tranh lớn mà chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ. Ngày 5 tháng 5/1968, Cộng quân khởi động giai đoạn 2 tổng tấn công Mậu Thân. Được lệnh của bộ chỉ huy Thiết đoàn, chi doàn 4/3 Thiết Quân Vận (TQV) đã khai triển đội hình đánh bật một thành phần của sư đoàn 320 CSBV tại chân núi Chu Pao ở phía Nam Kontum.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 5044)
Tôi rất khoái đi hành quân với Biệt Động Quân ở điểm nấu cơm bữa nào ăn bữa nấy không nấu cho cả ngày. Và không hiểu vì ông ta thương tôi điều gì mà không bao giờ cho cả toán thầy trò tôi nấu ăn. Lính Biệt Động Quân nấu cho chúng tôi ăn nghĩa là tôi phải ăn cơm chung với ông, còn hai đệ tử tôi thì ăn với lính của ông. Ông cấp phát cho tôi áo quần trận rằn ri và cả chiếc nón sắt đầu cọp. Tôi trở thành lính Biệt Động Quân.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 11532)
81 ngày lịch sử Lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30/3/1972 trung đoàn pháo Bông Lau khai hỏa trận địa pháo vào căn cứ Carroll, Ái tử và Mai Lộc. Ngày 2/4/1972 căn cứ Carroll thất thủ. Sau đó Ái Tử, Mai Lộc rồi Quảng Trị đều rút quân. Một tháng sau, ngày 1 tháng 5-1972 Bắc quân chiếm đóng toàn thể tỉnh Quảng Trị từ sông Bến Hải đến sông Mỹ Chánh. Xác người và di sản chiến tranh vẫn còn trên quốc lộ số 1 đã trở thành đại lộ kinh hoàng.
07 Tháng Hai 2011(Xem: 5394)
Bấy giờ là thượng tuần tháng 9 năm 1973, trời đổ mưa nhiều trên cao nguyên đất Việt, chạy dài theo hướng đông, về đến miền Trung duyên hải thì cái mưa lại càng dai dẳng hơn, tím ngắt hơn, bầu trời mưa không dứt hột. Có nhiều nơi nước lũ từ trên cao đổ ...
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 2558)
Là đơn vị tổng trừ bị chiến cho Quân Khu III, Liên Đoàn 3 BĐQ đã có mặt tại An Lộc ngay khi mặt trận này bùng nổ. Hiện nay LĐ 3 BĐQ vẫn còn cố thủ An Lộc cùng các lực lượng bạn. Với nhiệm vụ chính là giải vây áp lực của địch cho các đơn vị bạn bằng bất ...
10 Tháng Ba 2016(Xem: 8122)
Cuối tháng 6, 1972 sau hơn hai tháng An Lộc bị bao vây, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù đã rút ra để sau đó được chuyển ngay ra chiến trường Quảng Trị để tiến công tái chiếm Cổ Thành tại Thị Xã này, vì VNCH không còn quân trừ bị nữa. Hai ...