Năm 1954 tôi ra Hà Tĩnh học lớp 8 và được chứng kiến công cuộc CCRĐ thực tế ở đó hoàn toàn không giống với những gì viết trong chính sách. Nó tàn ác, khốc liệt. Tôi đã bỏ học một tuần, đi bộ ba ngày về nhà kể cho mẹ nghe những điều tai nghe, mắt thấy và dự đoán khi CCRĐ, mẹ có thể bị quy thành phần địa chủ, bị đấu tố. Tôi khuyên mẹ nhẫn nhịn, chịu đựng mọi sự dựng chuyện vu cáo.
Năm 1956, CCRĐ về đến Quảng Bình. Mẹ tôi bị quy là địa chủ thường, bị tịch thu toàn bộ ruộng đất và nhà cửa, bị đuổi ra khỏi nhà, cho ở trong một túp lều rách nát, nguyên là của một cố nông.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, khi nhà nước Đức và nhiều binh sĩ Đức tàn sát người Do Thái thì vẫn có một số người Đức bí mật giúp đỡ họ. Điều này đã được một số người viết. Mạch ngầm trong CCRĐ là những hoạt động bí mật của một số nông dân giúp đỡ những người lâm vào tình trạng bi đát.
Sau này, mẹ tôi có lần kể về sự giúp đỡ như vậy. Một hôm, trời đã tối, không trăng sao, bà chưa ngủ, bỗng nghe có tiếng động ở phía sau lều, hình như có ý cho bà biết. Sáng hôm sau bà ra tim thấy một bọc lá chuối, trong đó có chừng một bơ gạo. Bà không thể đoán được người nào đã giúp mình. Về sau còn xảy ra vài lần như vậy với quả trứng hoặc vài củ khoai.
Giết người chưa đủ, đánh tan nát gia đình nạn nhân chưa đủ, chia nhau từng cái chổi cùn chưa đủ, còn phải nhục mạ người sống, người chết:
“Vườn của bác đã là vườn của nông dân. Không được chôn địa chủ trong vường nông dân” (GĐ. tr.23).
Có lẽ cái nhục mạ nạn nhân, cái thú man rợ khi tước đoạt luôn nhân phẩm con người chỉ có dưới chế độ cộng sản, đặc biệt là cộng sản Tàu và đàn em.
… Dưới những chế độ độc tài khác, thường thường chỉ có cái ác.
Cụ thân sinh anh làm chánh tổng kháng chiến (do phe kháng chiến sắp đặt để làm chánh tổng), làm lợi cho cách mạng, nhưng năm 1956 họ vu là quốc dân đảng, bắt – xử – bắn chỉ trong một ngày, tịch thu hết tài sản, đuổi mấy mẹ con anh ra ở bờ ao. Khi sửa sai, họ trả lại nhà nhưng tới nay vẫn không một lời xin lỗi, người chết không được trả lại danh dự, con cái dù học rất giỏi nhưng không được học đại học, chỉ có lối thoát làm công nhân hoặc lao động tự do, thậm chí không được đi bộ đội. Anh bảo “tôi không bao giờ tha thứ cho tội ác của họ”.
Sau một lúc hội ý, đội trưởng bảo, các đồng chí dân quân cho nó về nhà để nó suy nghĩ, giác ngộ. Tối mai, mày phải tố cáo tội ác của bố mẹ mày, như bóc lột, đánh nông dân ra sao; hãm hiếp bà C. bao nhiêu lần mày trông thấy thế nào … Tố như thế là mày đứng về phía nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ; như vậy mày sẽ là người giác ngộ giai cấp, không mắc tội che giấu tội ác của địa chủ…
Anh biết không? Sáng hôm sau thấy cô gái đã treo cổ chết trên cây vối, bên bờ ao rồi!
Vào thời kỳ ấy tôi, và thế hệ tôi, không hiểu rằng cải cách ruộng đất chỉ là cái vỏ ngoài cho một mưu đồ chính trị. Tất cả những khẩu hiệu ca ngợi nông dân: “nông dân là quân chủ lực”, “giải phóng nông dân”, “tiêu diệt cường hào ác bá, đánh đổ địa chủ, phú nông”; “ruộng đất về tay dân cày”, “nông dân vùng lên giành lấy chính quyền”…, chỉ nhằm để củng cố vị trí cai trị đất nước của Đảng. Đảng cần tiêu diệt những người đi tiên phong trong cuộc kháng chiến chống Pháp là những người mang trong đầu tư tưởng bình đẳng được đề cao trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, vì thế họ không phải, và không thể, là những thần dân ngoan ngoãn.
Ai đi bộ đội nhiều nhất? Nông dân. Đóng thuế ai hăng hái nhất? Nông dân. Dân công, ai đi nhiều nhất? Nông dân. Tóm lại, đại đa số nông dân tham gia kháng chiến. Thế mà nông dân vẫn bị đói khổ, vẫn bị địa chủ bóc lột tô tức.
Cho nên năm nay Đảng, Chính phủ quyết tâm phát động quần chúng triệt để thi hành chính sách ruộng đất. Ta phải hiểu rằng cách mạng của ta là dân tộc dân chủ nhân dân, thực chất là cách mạng nông dân, mà cách mạng nông dân tức là cách mạng ruộng đất. Ba cái đó đi với nhau. Muốn kháng chiến thắng lợi phải thi hành chính sách ruộng đất. Trái lại, không tán thành chính sách ruộng đất tức là không kháng chiến, tức là không tán thành cách mạng. Tán thành đây không phải tán thành miệng mà phải thực sự tham gia thực hiện chính sách ruộng đất, đảng viên, cán bộ phải gương mẫu.
Tôi nghĩ, ông ấy, cũng như nhiều người khác ở cương vị lớn mà tôi biết, nhúng tay vào tội ác mà không hề áy náy, nhờ ẩn nấp dưới chiêu bài ý thức tổ chức. Đảng đã quyết, thì ta làm, đảng bao giờ cũng sáng suốt. Người bản tính không ác vẫn an nhiên làm những việc ác là thường tình. Họ bịt miệng lương tâm bằng sự biện minh rằng họ làm ác chẳng qua để thực hiện thiện. Ở những nước xưng chuyên chính vô sản hiện tượng này xảy ra nhiều lắm lắm, chẳng cần phải dẫn chứng.
Phong trào cải cách đang vùn vụt tiến tới, đỉnh ngọn lửa đấu tranh đang ngùn ngụt bốc lên như hoả diệm sơn, thì đùng một cái nó khựng lại. Nguyên nhân tại đâu ? Nhà nước thì gọi giai đoạn này là “sửa sai”. Nói đến sửa sai thì tất nhiên có sai lầm. Có ...
Thế là chế độ mới có những chiếc áo hợp pháp: Chính phủ. Cơ quan lập pháp: Quốc hội. Đủ lông đủ cánh, song còn sợ những thế lực ở bên vặt lông, bẻ cánh. Đó là quân Tàu giải giáp quân Nhật ở Bắc, quân Anh giải giáp quân Nhật ở Nam, ngơười Pháp còn sót ...
Đội chỉ huấn luyện, chỉ bảo, thúc đẩy nhân dân. Đội bảo sao, án tội thế nào, nhân dân làm thế, thường là quá sợ hãi mà làm. Có làm theo chỉ là “bị” phát động, quá sợ hãi mà làm theo. Mọi việc đều do hình thức nhân dân thi hành. Đặc biệt có Toà án nhân ...
Ngoài xứ Nam Định là chính, tôi còn phụ trách hai xứ Phú ốc và Tường Loan, hai xứ thuộc nông thôn nên có cải cách ruộng đất. Tôi vẫn đi lại xứ Phú ốc một cách dễ dàng, vì chỉ cách chỗ tôi ở thường xuyên có 3 km. Chủ Nhật nào tôi cũng lên đó dâng lễ, cả ...
Mấy sào ruộng rồi sẽ đưa vào hợp tác xã để ông chủ lại đi cầy thuê. Cái bằng chứng nhận kia, chỉ đem vứt vào sọt rác, vì nó chỉ còn là một tờ giấy vô giá trị. Cảnh người cầy có ruộng đã lại lên mây! Cái bầu trời phát quang, cái mặt đất phẳng lì lì. Muốn ...
Trong cuốn Biên Niên Sử có nói: “Cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành, mười triệu nông dân có ruộng cầy”. Một cuộc cách mạng long trời lở đất, mà kết quả có thế thì cũng khiêm tốn. Đó chỉ là cái khiêm tốn giả tạo, sự thực kết quả to lớn hơn vô cùng. ...
Theo chủ nghĩa duy vật, đem giải thích theo lịch sử quan thì xã hội loài người theo cơ cấu hạ tầng cơ sở và thượng tầng cơ sở (super-structure). Hạ tầng cơ sở là vật chất thì bất biến. Thượng tầng cơ sở là trí tuệ, là kiến thức, là luân lý, là tôn giáo, ...
Đã có hàng trăm bài viết nói về cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc, một biến cố đã gây nhiều tang thương cho đồng bào cũng như đất nước, và những tài liệu liên quan đến biến cố này cũng đã được tiết lộ khá nhiều. Nhưng điều quan trọng là phải xác định ...
Một người bạn thân của tôi nói rằng hiện nay tư liệu về Hồ Chí Minh rất nhiều nên việc giải thiêng không còn cần thiết nữa. Theo tôi, người bạn này sống chủ yếu ở Mỹ nên mới nói như vậy. Bởi vì, một người bạn khác, là giảng viên đại học ở Việt Nam, cho ...
Đầu tháng 9 vừa qua, Bảo tàng lịch sử quốc gia ở Hà Nội mở cuộc triển lãm “Cải cách Ruộng đất 1946-1957”. Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi và đã đóng cửa chỉ sau 4 ngày. Triển lãm này đã khơi dậy một giai đoạn lịch sử kinh hoàng ở nông thôn miền ...
Đã từ lâu, thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam thì có một số bài báo viết là trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào năm 1955 – 56, ông Trường Chinh đưa cả người cha đẻ của mình ra mà đấu tố. Thông tin này được phổ biến sâu rộng khắp nơi ...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.