BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72627)
(Xem: 62054)
(Xem: 39149)
(Xem: 31019)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 830)
Niềm đau này, có thấu hiểu cũng khôn cùng. Trải bao nhiêu trang, để cạn lòng người cầm chữ? Anh và ta đã xa lìa thực sự. Dù một vài lần, ngắn ngủi tri âm. Trái tim tan nát tận cùng, chìm sâu vào nỗi đớn đau chưa bao giờ tận diệt. Khóc anh? Ôi những ngón tay không đủ đếm. Con số lần vực mắt ướt, không thôi ! Anh Duyên Anh, hỡi, anh của bày em lạc lối? Anh mất rồi, xám hối, một tôi. Lời của anh, đoạn ngắn, đoạn rời, Vì kẻ khốn nạn đấm anh, thương vong vô hạn.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5428)
Người tuổi trẻ Việt Nam ! Anh đã nghĩ gì về trường hợp Huỳnh Tấn Mẫm, về cái chết của Lê Khắc Sinh Nhựt ? Anh phải bình tĩnh, thận trọng. Tương lai anh đang ngậm như con quạ ngậm miếng phó mát. Anh cứ đậu trên cao, trên mọi tranh chấp đầy tính cách giai đoạn. Anh đừng dại dột nghe những con cáo đứng dưới nịnh bợ kẻo rơi mất tương lai. Và khi tương lai rớt, nhìn lại mình đời đã xanh rêu.
14 Tháng Chín 2023(Xem: 1153)
Tôi gặp nhà văn Duyên Anh, tác giả Hoa Thiên Lý, Con Sáo của em tôi, Châu Kool, Điệu Ru Nước Mắt… vào khoảng năm 1988-89 tại thành phố Pasadena trong buổi ra mắt sách của ông, do anh Hồ Văn Xuân Nhi đại diện nhóm Tuổi Ngọc tổ chức. Khi họa sĩ nhiếp ảnh gia Trần Đình Thục giới thiệu tôi với ông. Bằng nụ cười và ánh mắt reo vui trong cái bắt tay siết chặt, rồi ông bảo biết tôi qua bài hát “đêm chôn dầu vượt biển” ca khúc làm ông xúc động. Trước mắt tôi, nhà văn mà tuổi thơ tôi từng ngưỡng mộ, đứng bên tôi bằng xương thịt.
14 Tháng Chín 2023(Xem: 874)
“Giàn thiên lý quê nhà giờ đây héo khô tàn tạ. Loài ve sầu không rủ rê mùa hạ sang nữa nên họ hàng nhà bọ ngựa cũng chết hết vì buồn. Ở ngoài ấy người ta ngăn cấm không cho ai buồn, không cho ai nhớ, không cho ai thương nhau thì dễ gì mẹ tôi đã được ngồi duới giàn hoa mà kể chuyện cho em tôi nghe. Thì dễ gì có phút giây mẹ nằm tưởng tượng bão táp ngoài trời thấy con chim nhỏ lạc bầy dạt trôi thảm hại. Tôi buồn, tôi muốn khóc khi nghĩ rằng chiều nào người ta bắt mẹ tôi nhổ hoa lý, phá giàn tre để trồng ngô khoai chẳng hạn. Mẹ tôi sẽ chết khô héo trên mảnh đất xác xơ đầy những oán thù…“
14 Tháng Chín 2023(Xem: 1969)
Duyên Anh Tôi tiếc biết nhau quá trễ Hai đứa cùng ở Sàigòn Cùng chung thế hệ Mà sao cách biệt muôn trùng? Tôi đọc anh mỗi chữ, mỗi dòng Mỗi lúc thấy lòng mình trẻ lại Mười năm trước đây nghe nói anh viết bằng tay trái Như nghe tiểu thuyết Kim Dung Đọc ...
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 4287)
Nơi gia đình tôi sinh sống, người ta đốt pháo đón xuân từ hai mươi tám tháng chạp. Hai ngày mồng một, mồng hai, pháo nổ giòn giã. Người ta đốt những dây pháo dài chấm đất lên tới gác ba tầng. Người ta châm ngòi từng bánh pháo, vất ra vỉa hè. Bọn trẻ con nhà nghèo thường “bông nhông” xuống, dùng lưng dập tắt các ngòi pháo để vồ những chiếc pháo chưa kịp nổ. Tết nhất ai cũng dễ dãi. Và bọn trẻ con được “mừng tuổi” xứng đáng bằng sự gan dạ, liều lĩnh của chúng. Có thằng can đảm còn dám giẵm chân không lên ngòi pháo ông lệnh.
12 Tháng Chín 2019(Xem: 5561)
Thời đại của tôi tính từ 1954, và chấm dứt từ 1975. Nói về văn chương, chỉ nói về văn chương miền Nam, nơi tôi đã trưởng thành cùng những bước leo dốc ngoạn mục của tiểu thuyết, thi ca. Tôi sinh ra ở miền Bắc, viết văn ở miền Nam. Hai mươi năm ngắn ngủi, mà miền Nam đủ thời gian làm văn chương thăng hoa vun vút. Chưa phải toàn thiện, toàn mỹ, vì chưa phải chính văn. Nhưng, nó là văn chương đích thực, muôn mầu muôn sắc, dù ở miền Nam, các chế độ ghét đắng ghét cay văn chương, và chỉ sợ nó phản kháng, ngày nào.
26 Tháng Mười 2018(Xem: 6767)
Cũng giống như những gương mặt lớn văn học nghệ thuật miền Nam, Duyên Anh bị đưa đi tù cải tạo. Đó là ngày 8 tháng 4 năm 1976 và được thả ra vào tháng 9 năm 1981. Thế giới sau ngày ra tù không còn có chỗ cho tuổi thơ mơ mộng nữa. Duyên Anh vượt biển rồi định cư ở Pháp. Và như một việc cần phải làm để xoa dịu cú sốc tâm lý từ những kinh nghiệm ông đã trải qua, Duyên Anh bắt đầu cầm bút viết lại, nhưng là viết về những ngày trong tù, những lần vượt biển và cả những ngày ở trại tị nạn. Cơn lốc chủ nghĩa thổi tan đi một mảng trời xanh của miền Nam thanh bình. Đáng lẽ "Danh Ná" cũng phải có một vị trí trang trọng giống như "Thằng Vũ" hay "Dzũng Đakao" và có khi còn hơn thế nữa trong lòng tuổi thơ miền Nam. Nó là hiện thân của tuổi trẻ con dân miền Nam, quê mùa chất phác nhưng vẫn dạt dào tình yêu quê hương và đầy ắp lòng nhân ái.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 7345)
Đứng ở bậc tháp điêu tàn của dân Hời dựng trên ngọn núi Nhạn trông xuống, thấy thị xã giống như một chợ xổm. Cái vẻ tạm bợ rải rác đó đây. Chúng ta cố níu tạm bợ làm vĩnh cửu nên cuộc sống nó hất hiu đến tội nghiệp. Nó hắt hiu nhấp nhô trên mặt nước đời, dần dà, trở thành những cơn sóng lớn. Và chúng ta là những chiếc thuyền nan bồng bềnh trôi, biết định hướong nhưng bất hạnh hơn cả những cánh bèo vô định.
24 Tháng Tư 2018(Xem: 6376)
Lưỡi cưa cùn cưa gỗ cưa cây thật ớn Đã cưa xương cưa thịt con người Bạn anh thét kinh âm hưởng vút lên trời Bạn anh dẫy dụa đất nứt tung cục cựa Anh ghì tay bạn anh Mắt cài then kín cửa Hồn đi xa khỏi thế giới lầm than Nỗi đau đóng đinh thập giá có đâu bằng Bạn anh bị cưa chân bởi thứ cưa cưa gỗ Nhân loại có nhiều nỗi khổ Nhưng chưa có nỗi khổ nào giống nỗi khổ bạn anh Chưa có nỗi khổ nào giống nỗi khổ Việt Nam
20 Tháng Tư 2018(Xem: 62054)
Trí thức hay khoa bảng ? Người Việt Nam thường vơ tất cả các ông tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, dược sĩ, bác sĩ, luật sư ... vào một tụ và bảo rằng đó là trí thức. Hiểu một cách giản dị thì trí thức là những người có từ bằng cấp tú tài lên đến thạc sĩ. Và những người có bằng cấp là những người khoa bảng. Nhưng trí thức và khoa bảng khác nhau, hoàn toàn khác nhau. Khoa bảng đầy bằng cấp mà chưa hẳn đầy kiến thức. Trí thức, có thể, thiếu bằng cấp mà lại thừa kiến thức.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 6823)
Tôi khôn lớn ở Sàigòn Biết thấm nỗi buồn sau mỗi cơn chính biến Chưa hề đi lính Nhưng bạn thân chết trận dần mòn Có đứa để lại bốn mụn con Tiền tử tuất không đủ nuôi mẹ đành làm đĩ Tôi hiểu cuộc đời hôm nay hiếm khan hiệp sĩ Nên đã mơ thành tướng cướp ...
19 Tháng Tư 2018(Xem: 31500)
1.- Em thuở ấy còn hoa phong nhụy Trên bản đồ địa lý giáo khoa thư Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ Anh mực tím vẽ giấc mơ viễn xứ Giấy trắng học trò viết tên em đầy vở Viết đầy hồn tuổi nhỏ của anh xưa Chuyến tầu vô Nam còi thét trong mơ Nên ga bến chỉ ...
18 Tháng Tư 2018(Xem: 4160)
Ở thời đại tôi và trên quê hương tôi đã có những chuyến đi đã trùm lấp định nghĩa vô định và thống khổ mà tôi không sợ lộng ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi ký của một tù nhân viết chính xác về chuyến đi Sài gòn-Hànội được chào mừng bằng những trận mưa máu đá củ đậu, củ khoai……..Những kẻ chịu đựng hình phạt của thù hận một cách can đảm và kiên nhẫn, khinh thường hình phạt của thù hận, bước qua nó mà đi mà tồn tại để tặng nhân loại một định nghĩa làm người, nhân loại đã không nhìn thấy hình ảnh tuyệt vời của những kẻ ấy ở những cuốn sách viết về họ, nói về họ…
31 Tháng Bảy 2017(Xem: 5216)
Anh hơn tôi ba tuổi, rất cởi mở, sau đó gặp nhau luôn, anh lại hay rủ tôi đi hớt tóc, khi nào đi hớt tóc, Duyên Anh cũng rủ tôi, thường là ở khu nhà hàng bán các món Bắc chính truyền như Quốc Hương, Ngọc Hương đường Gia Long. Các tiệm này nổi tiếng với bánh cuốn Thanh Trì (bánh cuốn tráng tay chỉ với hành mỡ, không thèm ăn giò chả làm gì), sau đó uống cà phê phin sữa thật đặc, đặc quánh, và phải do ông chủ tiệm tự tay pha và cầm thìa khuấy lia lịa cho cà phê bốc hơi vang lừng, nổi bọt tới miệng cốc, rồi mới trao cho khách.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 5464)
Giọt nước mắt nhục nhằn trên xiềng gông chung thân Giọt nước mắt đợi chờ mòn nỗi đá ôm con Giọt nước mắt thê lương Giọt nước mắt quê hương nghe buốt răng sâu, cây thù lá hờn… Giọt nước mắt chẩy dài theo thuyền nhân lênh đênh Giọt nước mắt nghẹn ngào biển ướp muối khô tim Giọt nước mắt oan khiên
20 Tháng Tư 2017(Xem: 4505)
“Truyện ‘Danh ná’ tôi khởi viết ngay sau khi Trung Cộng tấn chiếm đảo Hoàng Sa, và Hoàng Sa, thuở đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Thuở đó, Hà Nội đã cúi gầm mặt, im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng bỉ ổi này. Chương thứ nhất của “Danh ná” đã đăng trên Tạp chí Tuổi Ngọc.”
10 Tháng Tư 2017(Xem: 3884)
Tôi muốn trở về, muốn mãi mãi bé bỏng, muốn được mẹ tôi nọc ra, quất vài chục roi vào mông rồi nghe mẹ tôi khóc thương tôi suốt đêm để sáng sau đền trận đòn bằng đĩa bánh cuốn nhiều giò nhất. Tôi muốn trở về, muốn nghe bố tôi bênh tôi bằng câu nói ấm áp : "Tôi, ngày xưa, còn hư gấp mười nó". Nhưng làm sao trở về ? Làm sao trở về mái nhà xưa ? Con đường từ Bắc vô Nam không dài đối với bố tôi mà thật dài, dài mười bảy năm thương nhớ, dễ chừng, dài suốt cả đời thương nhớ của tôi.
03 Tháng Tư 2017(Xem: 16632)
Xe qua Cầu Đất, tôi vẫn nghĩ tới cái đầu tầu rỉ sét. Biết bao trái tim người Việt Nam đã rỉ sét trong chiến tranh. Thù hận, tang tóc, cằn cỗi. Con tầu phải qua ga Cầu Đất. Con người phải yêu thương. Người ta sinh ra đời đâu để chịu đau khổ. Chúng ta đau khổ nhiều rồi. Tôi muốn, nhân danh cái đầu tầu rỉ sét buồn thảm ở ga Cầu Đất, nói với những kẻ ham chơi trò giết chóc, phá hoại một điều duy nhất: Thôi đi chứ, người anh em, trò chơi của các anh vô tích sự quá. Hãy giã từ vũ khí cho những chuyến tầu ăm ắp tình người qua lại, mỗi ngày mỗi đêm, trên đất nước này.
14 Tháng Hai 2017(Xem: 5428)
“Ông thấy tôi khi vào đời chưa nổi tiếng, chưa là cái gì cả, chỉ mới viết được có vài bài phóng sự gây tiếng vang, thế là linh mục Trần Du (nhật báo Hoà Bình ) vội “đội” tôi lên. Rồi khi tôi “đánh” vài thằng tướng tá, chính khách tham nhũng và hèn, thì chúng nó “cúp đuôi” lại. Còn các bậc đàn anh mà tôi tin tưởng và quý trọng, hoá ra toàn là phường đạo đức giả hết. Thế thì làm sao tôi không khinh chúng nó, tôi không lộng?”