Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (78)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Đỗ Trường
Mới nhất
A-Z
Z-A
Trạch Gầm- Một giọng thơ độc đáo
08 Tháng Tư 2022
7:12 SA
“Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết Như tự chào mình – nát cả tim gan. Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc Trên cầu Sài Gòn – cạnh phố Hùng Vương Mười năm binh đao, mười ngày kết thúc Ta còn nguyên, mà mất cả Quê Hương…“
Tết nơi xứ lạnh – nhớ quê nhà
31 Tháng Giêng 2022
6:38 SA
Gần chục năm nay, cuộc sống của tôi dường như chậm lại, nhất là những ngày Tết đến xuân sang. Sự thư thái ấy, càng làm cho con người sống thiên về hoài niệm, với những ký ức đã xa vời vợi. Do vậy, về miền ký ức, tìm lại dĩ vãng, tìm lại kỷ niệm, dù rằng rất nhỏ, song luôn thôi thúc, ám ảnh trong tôi. Dường như, viết cả một cuốn sách gần 300 trang Về miền ký ức, làm sống lại cả cái thuở ấu thơ ấy vẫn chưa đủ, mà phải đợi đến nồi bánh chưng đang sôi, tỏa ra mùi hương quê nhà, dưới ngọn lửa hồng ta vừa nhóm, mới làm hồn người dịu lại giữa ngày xuân, ngày Tết chăng?
Văn học Miền Nam – một góc nhìn
18 Tháng Mười Một 2021
7:09 SA
“Chúng tôi rời Sài Gòn trong thở dài nhẹ nhõm, một tháng ở Thủ Đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong lòng, đủ thấy rõ sự phản bội của hậu phương, một hậu phương lừa đảo trên máu và nước mắt của người lính. Một tháng đủ để chúng tôi hiểu ti tiện hèn mọn của loại lãnh tụ ngã tắt, những anh hùng đường phố, những ông vua biểu tình theo ngẫu hứng, vua tôn giáo đầy thù hận và dục vọng… Một tháng “vỡ mặt” lính non cũng như lính già. Chúng tôi bây giờ biết rõ: Máu và đời sống của mình đã đổ ra cho một xã hội lừa lọc.“
DU TỬ LÊ – Đời lưu vong chưa tận tuyệt với linh hồn
25 Tháng Mười Một 2019
7:27 SA
Tuy đớn đau, dường như có phần tuyệt vọng, song cái tôi trữ tình vẫn xuyên suốt những trang thơ Du Tử Lê. Tình Sầu là một trong những bài thơ như vậy của ông. Với tôi đây là bài thơ tình hay và toàn bích nhất của Du Tử Lê. Không chỉ có lời thơ đẹp, mà tính tự sự đặc trưng bộc lộ rõ nét trong thơ ca Du Tử Lê. Mỗi khổ thơ là một phép so sánh tu từ về tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau của nhà thơ. Những hình ảnh hoán dụ ấy, tuy nhẹ nhàng nhưng quặn thắt lòng người. Đọc Tình Sầu của Du Tử Lê, làm tôi chợt nghĩ đến bài thơ cũng thất ngôn: Đường Khuya Trở Bước của Đinh Hùng. Có lẽ, Du Tử Lê và Đinh Hùng viết những bài thơ này trong cùng một hoàn cảnh, tâm trạng sầu đau chăng?
Vũ Thư Hiên – Người giã từ thiên đường ảo ảnh
27 Tháng Tám 2018
7:41 SA
Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: Xét Lại. Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi rất nhiều công thần, và những nhà báo, văn nhân, một thời đã từng là bạn bè, đồng chí. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, người thư ký đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó.
Tô Thùy Yên: Sự dung hòa của thi ca
09 Tháng Hai 2018
7:22 SA
Đắng cay, gian khổ là thế, nhưng dường như không riêng Tô Thùy Yên, mà nhà thơ quân đội nào cũng vậy, luôn có cái nhìn nhân bản và khách quan về chiến tranh. Nếu lòng nhân đạo, trong thơ Nguyễn Bắc Sơn chỉ gói gọn ở hai người lính đối đầu: “Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước/ vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi“ thì sự nhân đạo, cảm thông trong thơ Tô Thùy Yên rộng lớn, và khai mở hơn. Ông gọi tên, lột mặt một cách mỉa mai, những kẻ mê hoặc, đứng sau cuộc chiến: “Ta thương ta yếu hèn/ Ta thương ngươi khờ khạo/ Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng/ Nên cả hai cùng mắc đường Lịch Sử/ Cùng mê sa một con đĩ thập thành”.
Hội nhà văn Hữu Thỉnh với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc
27 Tháng Mười Một 2017
6:49 SA
Nhìn lại lịch sử, ta có thể thấy, kể từ ngày lập quốc, không có một chế độ xã hội nào, cứ có tí chức có quyền là ngồi nghĩ ra cách vặt tiền, đốt tiền của dân một cách trắng trợn, và bỉ ổi như hiện nay. Vấn nạn ấy, tưởng chừng chỉ có ở những kẻ có quyền lực, nhưng qua cái gọi: “Cuộc gặp mặt Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc“ do Hội nhà văn Hữu Thỉnh tổ chức, thì vấn nạn ấy được nhân lên gấp bội. Dường như, cái chất kẻ sĩ của giới cầm bút đã bị lưu manh hóa đến tận cùng.
Nguyễn Bắc Sơn – Một đặc sản của thi ca miền Nam
31 Tháng Mười 2017
7:05 SA
Với người cha là một sĩ quan quân đội ở bên kia chiến tuyến, người lính trẻ Nguyễn Bắc Sơn không thể không hoang mang và dao động. Sự đối đầu và nghịch lý ấy chính là mâu thuẫn nội tâm lớn nhất trong cuộc sống cũng như trong thơ Nguyễn Bắc Sơn. Có thể nói, nếu không có mâu thuẫn này, chưa chắc Nguyễn Bắc Sơn viết được những câu thơ đầy tâm trạng, để làm nên thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi hay, có tính đặc trưng đến vậy.
Lữ Quỳnh, cái cán cân của văn học miền Nam
05 Tháng Chín 2017
7:14 SA
Dường như viết văn, làm báo, như một cái ách tròng vào cổ, buộc Lữ Quỳnh phải cày, kéo nó đi đến tận cùng của cuộc đời mình. Dù cuộc sống có những lúc nguy hiểm và bi đát nhất, ông cũng chẳng thể từ bỏ nó. Bằng chứng cho ta thấy, mới mười bảy tuổi Lữ Quỳnh đã cùng với Lữ Kiều, Trần Hữu Ngũ, Hoài Linh lập ra tạp chí văn học Gió Mai, tiền thân của tạp chí Ý Thức sau này. Và kể cả những năm tháng tù tội, cho đến nay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ấy vậy mà Lữ Quỳnh vẫn miệt mài viết, miệt mài sáng tạo, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Đọc những đoản văn, bài thơ của ông viết về bạn bè, trong thời gian gần đây, ai cũng phải rưng rưng.
Đỗ Trường – kẻ không khoan nhượng với “bầy sâu đang khiêng nước Việt đi chôn”
28 Tháng Tám 2017
6:30 SA
Từ chỗ bất đắc dĩ, chỉ bật lên tiếng kêu bi phẫn trước những mảnh vụn bất công ngang trái, Đỗ Trường đã trưởng thành thêm và dứt khoát lựa chọn đường đi cho mình. Khi đã đi đường ấy, là nhận rất nhiều thiệt thòi và chông gai... “Ải Nam Quan đã mất, giặc Tàu chiếm Hoàng Sa và đang nuốt Trường Sa. Nếu ví đất nước là một con tàu, đường đi ra biển đã bị cắt. Những Boxit, PMU 18, Vinashin.., thu hồi, cưỡng chế đất đai và dân oan tràn về Hà Nội như khối ung nhọt chọc thủng thân tàu. Bão và giông tố che kín bầu trời...
Quay lại