BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
22 Tháng Hai 2024(Xem: 464)
Tình yêu trong nỗi đau của quê hương, đất nước là một trong những đặc điểm quan trọng làm nên sự nghiệp thơ văn Nguyễn Châu. Vì vậy, có thể nói những trang viết về đề tài này của Nguyễn Châu có lời văn rất đẹp, đưa đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Mỗi truyện ngắn của ông như trang nhật ký, lời tự sự buồn về cuộc sống, cùng nỗi u hoài về quá khứ. Và dường như, càng lớn tuổi con người càng muốn trở về tuổi thơ, với những dấu chân xưa. Nhưng con đò, và dấu chân xưa đã bị xóa nhòa, chìm sâu vào dĩ vãng để lại nỗi đau trong lòng người.
20 Tháng Hai 2024(Xem: 421)
Dòng sông thân thương đã cho chị quá nhiều kỷ niệm của tuổi ấu thơ, của tuổi trưởng thành. Nhớ những buổi chiều, sau giờ tan học, cả bọn trai gái trên mười đứa, rủ nhau ra bến sông bơi lội. Cái thưở chưa biết mắc cở, còn tồng ngồng nghịch nước, tạt nước vào nhau rồi cười đùa vang cả khúc sông. Lớn hơn một chút đã biết e thẹn, cũng cùng nhau đi tắm sông nhưng bọn con gái đều mặc cả áo quần xuống nước. Dù vậy, cái phá phách, nghịch ngợm chỉ tăng chứ không giảm. Giờ thì, mỗi người một nơi.
15 Tháng Hai 2024(Xem: 498)
“Cơn Mê Chiều” của Nguyễn Minh Khôi, đặc biệt qua tiếng hát Thái Thanh, là một ví dụ về một Đệ Nhất Tuyệt Phẩm nói giùm tâm tình của muôn dân Huế sau sự kiện tang tóc Mậu Thân 1968. Khi giai điệu “Cơn Mê Chiều” vang lên, dường như đó không phải là một ca khúc để thưởng thức mà là một âm trầm lặng lẽ về sự chia sẻ, chết lặng trước sự tàn bạo và đau thương của cuộc thảm sát tàn khốc. Là một giáo sư ở Huế, tác giả Nguyễn Minh Khôi chỉ viết duy nhất hai ca khúc là “Huế Mù Sương” và “Cơn Mê Chiều”. Và số phận của bài “Cơn Mê Chiều” đã vượt lên tên của ông, vượt thời gian, trở thành một Đệ Nhất Tuyệt Phẩm, diễn đạt súc tích về lịch sử đất kinh đô thâm trầm, có những đứa con lớn khôn, bỗng quay lại đem gươm đao vào xóm làng.
13 Tháng Hai 2024(Xem: 451)
Xe vừa ra khỏi phi trường, bên đường có một cửa hàng bán các loại máy điện, xe máy cày và xe gắn máy với bảng quảng cáo thương hiệu Trung Quốc. Như thế ngày nay các mặt hàng tân tiến của Trung Quốc đã lan tràn đến Châu Phi, còn thập niên 1980 là xe đạp, đồ gia dụng bằng nhựa và giấy đi cầu. Lúc đó người dân ở nông thôn mà có xe đạp Trung Quốc là khá giả rồi, như ông chủ nhà của tôi. Đường dẫn vào phi trường không còn hàng cây xanh, trông rộng và thoáng hơn. Nhiều bùng binh có tượng hình xiển dương các hội nghị khu vực hay kỷ niệm gì đó với cờ bay phất phới, trên phố có bảng quảng cáo một loại bia mới, không còn thấy BB (Bièrre Bénin) mà tôi thích uống trước đây, ngon như Heineken.
08 Tháng Hai 2024(Xem: 655)
Còn xấu hổ hơn là một lần, khi xe dừng lâu ở ngã ba Vũng Tàu, quà bánh rao bán nườm nượp, tình cờ ngồi bên cạnh tôi có một anh đội nón cối, nói giọng Bắc, có vẻ hiền lành với đôi kính cận và chiếc sơ mi trắng. Anh ta đã mua hai bịch đậu hủ chiên chấm muối tiêu, mời tôi một miếng. Tôi đã lịch sự từ chối và cám ơn anh đã mời. Tôi đã làm bộ ngó chỗ khác – khốn nỗi ngay lúc này bao tử tôi lại chơi xấu tôi: nó cứ sôi lên òn ọt như kêu gào, nhắc nhở… – khi anh ta nhấm nháp hết miếng đậu thứ nhất. Rồi anh gật gù: “Chà, cái thứ quà này rẻ thôi mà ăn cũng thích thích ấy chứ!”, rồi quay sang tôi chìa bịch đậu ra ân cần mời lần nữa:“ Này, anh cứ thử một miếng đi, quà vặt rẻ mạt ấy mà, có gì mà ngại!”
08 Tháng Hai 2024(Xem: 470)
Nhắc đến Phạm Thị Hoài, ngoài những tác phẩm văn chương, nhiều người biết đến chị hơn qua diễn đàn talawas.org từ 2001 đến 2008, rồi chuyển sang talawas blog cho đến tháng 11 năm 2010 thì chấm dứt. Chị nói khi đó trí thức và công an trong nước sáng thức dậy, bật máy lên, vào xem ngay talawas hôm nay có bài gì. Năm 2004, sau buổi diễn thuyết tôi gặp lại chị tại nhà anh Phạm Ngọc Lân và chị Quản Mỹ Lan ở San Jose. Trò chuyện với nhau nhiều hơn về sinh hoạt văn học, báo chí trong nước và hải ngoại, tìm hiểu thêm về talawas do chị lập ra vài năm trước, tôi biết diễn đàn này không chỉ có văn chương mà bao gồm cả đời sống và chính trị theo mọi trường phái, khuynh hướng.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 425)
Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa xuân phải có một mùa đông. Mùa đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể nào thiếu được để cho ta bước vào một cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà. Thành thử ở Sài Gòn trùng vào những dịp xuân sang tôi vẫn không thấy lòng mình rung động cảm giác về cái Tết ruột rà, cái Tết đích thực
06 Tháng Hai 2024(Xem: 565)
Ông nhìn lại tôi mỉm cười rồi từ tốn đẩy xe lăn ra khỏi phòng khám. Nhìn hai mái đầu bạc song song đưa nhau ra khỏi phòng. Trong khoảnh khắc tôi phải ngừng làm việc, bấm vội vào cái “Camera” ở trong tim tôi để ghi lại hình ảnh đẹp này. Sau vài lần khám bệnh, một hôm ông đến với tôi và chỉ đi có một mình. Quần áo xốc xếch và mình mẩy có mùi hôi. Có lẻ đã lâu ông không tắm giặt. Trông ông có vẻ đã sụt cân rất nhiều. Tóc đã thưa và bạc nhiều hơn.
01 Tháng Hai 2024(Xem: 586)
Nhạc sĩ Lan Đài, sau năm 1975, ông không sáng tác, về cư ngụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1982 ông vượt biên một mình ở Bà Rịa. Không may trong lúc giành giật nhau ở bến xuất phát, ông bị xô té lọt xuống biển, vì không biết bơi nên chết chìm, hôm sau xác mới tấp vào bờ. Mất mát to lớn ấy đến quá bất ngờ đối với người vợ, ca sĩ Diễm Hồng, xuống tận cùng sâu thẳm của nỗi bất hạnh. Trong một cơn xúc động mạnh, Diễm Hồng bị á khẩu. Suốt một thời gian hơn một năm trời, bà không thể nói được.
30 Tháng Giêng 2024(Xem: 2008)
Kể từ ngày đặt chân lên đất Mỹ từ tháng 9 năm 1975 đến hết năm 1978 tôi hoàn toàn chưa có đi học một ngày, một giờ nào trong trường học cả. Cứ lúi húi rửa chén kiếm sống và để dành dụm chút tiền còm gởi về Việt Nam (qua ngả Pháp lúc bấy giờ) cho mẹ già và một bầy em thơ tạm sống vất vưởng cho qua ngày qua tháng ở Sài gòn! Nghe Thành nói, tôi cảm thấy mí mắt tôi có cái gì ướt ướt; không biết đó là nước mắt của chính mình đã ứa ra từ hồi nào mà không biết; hay chỉ là nước đái của mấy con chim hải âu đang bay là đà kiếm thức ăn ở phía trên mấy cây cột đèn ở bãi đậu xe.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 530)
Mùi của Tết còn là mùi của nhang, trầm khiến cho căn nhà ấm lại trong cái lạnh đầu xuân. Mùi nhang khói như sợi dây nối liền những người đã khuất với những người đang sống. Mùi để nhớ về, mùi của những cuộc đoàn viên. Cháu con thắp lên cây nhang, đốt lên ánh nến, mẩu trầm rồi vái lạy trước bàn thờ, trước di ảnh của ông bà, cha mẹ. Cái mùi nhang khói ấy theo mãi suốt một đời người. Đó còn là mùi thơm của thau mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me Mạ làm. Cái mùi cháy của đường phảng phất mùi va ni cuốn hút thằng bé chực chờ được vét thau. Cái mùi và miếng mứt hơi cháy ở đáy thau theo thằng bé đi suốt cho đến tuổi già.
17 Tháng Giêng 2024(Xem: 483)
Lời khuyên cho tuổi Rồng: “Khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao hơn, mạnh hơn, tưởng như được người trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn. Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn.” Tam Hạp: Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ). Tứ Xung: Tuổi Rồng khắc / kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).
16 Tháng Giêng 2024(Xem: 1083)
Bây giờ, bên đây bán đầy dẫy những viên mồi lửa, chỉ cần thả vào bếp lò một viên thôi là nó cháy bùng bùng ngay rồi. Nhưng, tôi vẫn thích tự mồi lửa bằng củi chẻ nhỏ. Chương, thằng bé 9 tuổi đã dạy cô thiếu nữ 22 tuổi đốt lò thật thiện nghệ! Khi tôi nhóm lửa barbecue nướng thịt nướng hay đốt fire place, dù than, củi rất khô, dù không hề có khói mù trời như xưa nữa, nhưng, bạn bè hay gia đình tôi đều ngạc nhiên, không hiểu vì đâu mà mắt tôi đỏ hoe, ướt sũng…
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 500)
Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn có mà chưa được... Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi. Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng từng nói: “Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp. 'Cái Tôi' của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông...” * Hãy tha thứ. Hãy cho đi nhiều hơn là nhận vào. Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi... mới dùng đến bạo lực và đi xin.
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 338)
Qua khỏi nhà thờ họ đạo, con đường đất dẫn sâu vào thôn làng càng hun hút với những cơn gió mùa khô nhạt nắng chiều. Chắc nhìn thấy khuôn mặt thẩn thờ của tôi, Ngọc Liên thường dừng lại và cắt nghĩa tên của từng loài hoa dại mọc dọc ven đường. Nâng trong tay một cành hoa sim màu tím nhạt, Liên đưa cho tôi: "Tặng anh hoa sim rừng của xóm đạo, của Tha La"! Gió mùa hiu hắt của khu rừng thưa thổi cuốn hút bụi đường, vân vê tà áo trắng của người con gái. Mùi nắng hanh khô đượm hương con gái ngất ngây trong gió chiều nhẹ lơi...
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 294)
Trên đường lên tháp Nhạn, tôi bước chân theo mấy câu hát nhịp nhàng “Anh còn nợ em. Chim về núi Nhạn. Trời mờ mưa đêm.” Tưởng tượng đến khuôn mặt nhăn nhó đau khổ, của anh ca sĩ nào đó rồi tự hỏi: núi Nhạn đóng vai trò gì trong chuyện anh còn nợ em của Anh Bằng. Phải công nhận, thi sĩ và nhạc sĩ có tài xâu chuỗi những sự vật tưởng chừng như chẳng liên hệ gì với nhau, như nợ em, núi Nhạn, và mưa đêm, để làm thành câu hát. Phải chăng, chim quay về chốn cũ mà người ra đi không về, cũng chẳng có thư, nên người nơi xa cảm thấy mình thiếu nợ người ở lại?
09 Tháng Giêng 2024(Xem: 400)
Lương Văn Ngọ, Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn, Huỳnh Văn Hồng là những sĩ quan mang hai mai có đế, rồi đến các anh trẻ hơn một chút chết vào con tuổi 80: Nguyễn Văn Học, Mai Đức Phi, Trần Đình Ngọc, Trương Vãng Liên, trẻ thêm chút nữa : Tôn Thất Lưu, Giang Văn Hai…Họ là những cựu binh chiến đấu cho đến khi tan hàng, họ là những người từng nhiều năm tháng mang phận tù đày từ nam chí bắc. Họ đi rồi, chết cả rồi …Tôi quả thật rất cô đơn trên trái đất này. Nói cho cùng, có phải tôi sống còn để nhìn thấy, nghe biết và tiễn đưa những người cố cựu hay không? Bản thân tôi lúc nào cũng nghi rằng mình đang làm nhân chứng cho những cái chết… không nên chết.
09 Tháng Giêng 2024(Xem: 223)
Nhà báo Huy Phương nói: “ Thảo trường, tác phẩm và tác giả, đã là một phần của lịch sử mà thế hệ chúng tôi tự hào.” Nhà báo Đỗ quý Toàn nói:” Tác phẩm Thảo Trường luôn hừng hực sức sống, đầy tính nhân bản.”. Nhưng bên cạnh đó, còn có những nhà văn đầy sức sống, năng động và không kém sâu sắc như Đặng Thơ Thơ trên Da Màu viết: “ Tôi đọc Thảo Trường như đọc một bản cáo trạng viết từ địa ngục. Một bản cáo trạng mỉa mai, chua xót, nhưng nhân bản. Một cái nhìn thấu đáo về chủ nghĩa cộng sản và tính chất” súc vật” của nó như Thảo Trường nhận xét.”
05 Tháng Giêng 2024(Xem: 482)
Đồn Công an Phường gần đó, nghe chuyện liền gởi 1 tên cán bộ đến nhà thờ để trước hết tìm biết sự thật và đồng thời sau đó lấy cớ để bắt ông Cha về tội phản động chống đối chế độ. Khi tên công an đến gần con két thì thấy con két này im rơ chẳng nói năng gì cả. Tên công an liền tìm cách khai mào cho con két bằng cách nói nhắc tuồng để cho con két lập lại lời mà hắn muốn nghe (!) Hắn nói với con két: - Đả đảo cộng sản. Con két im lặng. Tên công an lập lại: - Đả đảo cộng sản. Con két vẫn im lặng. Thấy vậy tên công an lập lại lần thứ 3: - Đả đảo cộng sản. Lần này, con két nói: - “Đó là lời Chúa.”
28 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 358)
Quả là giai đoạn lịch sử của nền văn nghệ tự do trước năm 1975 ở miền Nam đã là mảnh đất màu mỡ, ươm chồi nảy nở rất nhiều thể loại âm nhạc, và trong đó có dòng nhạc Giáng sinh. Mãi mãi điều đó khó có thể lặp lại được. Sau năm 1975, nhạc sĩ Đài Phương Trang trong sự khuyến khích của vài người bạn, đã cố thử làm một cú hit thứ hai trong đời mình, với việc sáng tác bài Hai Mùa Noel 2. Nhưng điều này đã không thành, mặc dù bài hát ra đời sau đó vẫn là một bài hát thú vị, thu hút người nghe.