BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73512)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
30 Tháng Tư 2020(Xem: 4834)
Thành thật mà nói, quân lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) đã chiến đấu anh dũng khi đẩy lui cuộc tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968. Tôi cũng rất thán phục một số đơn vị của quân đội này trong các trận đánh tại Quảng Trị và An Lộc suốt thời gian diễn ra cuộc tấn công quy mô của Bắc quân năm 1972. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận là có sự cách biệt khá lớn về khả năng tác chiến giữa đơn vị này và đơn vị khác của QLVNCH. Đơn cử một thí dụ, năm 1972, trái ngược với Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam đã chứng tỏ là một đơn vị thiện chiến trong các trận đánh tại Quảng Trị cho dù không đủ quân số, thì Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã bị tan rã vì thiếu kinh nghiệm.
30 Tháng Tư 2020(Xem: 1308)
Khoảng sau 12:00 trưa ngày 30-4-1975, cả hai chúng tôi và mẹ tôi cũng như nhiều người dân sống ở ba lô chung cư A.B.C Phạm Thế Hiển đều ùa ra đứng ở hành lang hướng ra đường Phạm Thế Hiển để xem “đoàn quân giải phóng tiến vào Saigon”. Toán quân đầu tiên ăn mặc quần áo đen, mũ tai bèo, đi dép râu, có người mặc quần cụt đi chân đất, vũ khí cá nhân hạng nhẹ, có lẽ là dân quân du kích hay quân chủ lực Miền Nam của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”. Cả hai vốn là công cụ quân sự và chính trị của đảng và chế độ cộng sản Bắc Việt. Đó là những bảng hiệu “ngụy dân tộc” để tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bằng chiêu bài “chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.”
30 Tháng Tư 2020(Xem: 2710)
Chiếc ảnh Quân đoàn Hai tặng ông Bùi Tín mang đi từ Việt Nam như một sự trớ trêu nữa. Chiếc ảnh đặc biệt để tặng những người đặc biệt được dựng lại để chiếc xe tăng 843 thay vị trí húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập của tăng 390 như báo chí Việt Nam đưa tin. Ghét xe tăng Trung Quốc 390 hay vì lý do nào khác mà chiếc tăng Liên Xô 843 do Bùi Quang Thận phải đóng thế vai? Chúng ta đang xem"Cuộc chiến đấu ngồi-Der Sítzkrieg"nhại lại Blitzkrieg-Cuộc Chiến tranh chớp nhoáng trong tiếng Đức hay cuộc "Chiến đấu Nực cười-La drole de Guerre" của những tranh cãi, tranh công?
24 Tháng Tư 2020(Xem: 4955)
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu hiện diện bên cạnh ông. Đột nhiên những tràng tiếng nổ rất đanh của súng đại liên xé rách không khí, tiếng lựu đạn và súng ngắn ầm ầm vang lên làm tất cả nhào đi tìm chỗ nấp. Tôi núp sau một cột bê tông và hoảng sợ nghĩ rằng mình có thể sẽ thuộc vào phóng viên từ Đức cuối cùng nhận lãnh cái chết của cuộc chiến này. Không ai biết chuyện gì xảy ra: Một cuộc đảo chính nhằm lật Minh hay lính bảo vệ muốn giết Tổng thống. Ba chiếc xe tăng T-54 do Liên Xô chế tạo với những lá cờ lớn của Mặt trận Giải phóng tiến vào. Chiếc đầu tiên húc vào hàng rào dinh, húc đổ chúng và rất đơn giản cán lên trên. Rất nhiều xe lao theo. Bỗng chốc khoảng 20 xe bọc thép, xe tăng tràn ngập thảm cỏ của Dinh Tổng thống và đồng loạt bắn chỉ thiên bằng tất cả các cỡ súng.Bên lề thảm cỏ, một nhóm nhỏ binh lính cảnh vệ tụm lại và giơ tay hàng. Một lúc sau những người chiến thắng ra lệnh cho họ ngồi xuống và họ tuân theo. Hình ảnh của sự bất lực."
23 Tháng Tư 2020(Xem: 3581)
Ngày 14 Tháng Ba, 1975, trong một cuộc họp tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết định rút bớt Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ Quân Đoàn 1 về để bảo vệ thủ đô Sài Gòn, đồng thời ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1, rút quân từ các nơi khác về phòng thủ vùng duyên hải từ Huế và Đà Nẵng cho tới Chu Lai trong kế hoạch “co cụm” lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa về hướng Quân Khu 3 và Quân Khu 4. Ngày 19 Tháng Ba, tức là chỉ ba ngày sau khi các lực lượng Quân Đoàn 2 khởi sự cuộc di tản cồng kềnh và đẫm máu – vì quân và dân lẫn lộn – khỏi Cao Nguyên trên liên tỉnh lộ 7B, các lực lượng Quân Khu 1, trong đó có Thủy Quân Lục Chiến, khởi sự rút khỏi Quảng Trị, về lập phòng tuyến ở Mỹ Chánh ở phía Bắc Huế.
13 Tháng Tư 2020(Xem: 3835)
Các đơn vị Cộng Quân từ Thuần Mẫn, Phú Bổn, đổ xuống đã tiếp tục thiết lập các chốt cản đường. Một tiểu đoàn Địa Phương Quân và một tiểu đoàn Biệt Động Quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Ngày 22 Tháng Ba, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân ở lại đoạn hậu đã đánh tan một trung đoàn Cộng Sản Bắc Việt, gây thiệt hại nặng cho đối phương. Tuy nhiên, lúc đó, các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt từ Ban Mê Thuột lại được lệnh di chuyển gấp theo tỉnh lộ 287 để đổ xuống liên tỉnh lộ 7B mà chận cắt đoàn xe. Ngày 26 Tháng Ba, đoàn xe di tản vẫn còn bị kẹt lại gần Phú Thứ (trên đường từ Củng Sơn về Tuy Hòa) vì có các chốt chận của Cộng Quân. Tính đến ngày này, theo báo cáo của Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, toàn bộ chiến xa M-48 và M-41 đều bị bỏ lại trên lộ trình hoặc bị phá hủy vì trúng đạn pháo địch, ngoại trừ một chi đoàn thiết vận xa M-113 chạy thoát về Tuy Hòa.
13 Tháng Tư 2020(Xem: 2439)
Những ngày đầu tháng Tư năm 1975, tình hình chiến sự tại Nam Việt Nam xem ra đã thay đổi nhanh chóng, nhất là từ sau khi Đà Nẵng bị thất thủ. Các tổ chức quốc tế giúp đỡ và nuôi trẻ mồ côi tại Việt Nam đã có những kế hoạch riêng để di tản các trẻ em này cùng nhân viên của họ. Nhưng với kế hoạch di tản chính thức từ TT Gerald Ford, hàng ngàn gia đình người Mỹ đã sẳn sàng đón nhận các em bé mồ côi này. Theo dự định ban đầu, khoảng 30 chuyến bay sẽ di tản hàng chục ngàn trẻ mồ côi sang Mỹ. Trên thực tế, vì tình thế thay đổi quá nhanh cũng như vì sự an toàn nên con số cuối cùng chỉ còn tổng cộng khoảng 4,000 em được di tản.
01 Tháng Năm 2019(Xem: 3942)
"Đó là biểu tượng còn lại cuối cùng của Nam Việt Nam. Những lá cờ của họ được hạ xuống, và cờ Mỹ kéo lên. Thế là hết. Vì tàu hải quân là lãnh thổ chủ quyền của một quốc gia, nên đó là lãnh thổ có chủ quyền cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa." "Ngoài khơi gần bờ biển Philippines, quân và dân Việt trên chiến hạm hát bản quốc ca lần cuối cùng: "Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng…" trước khi lá cờ vàng hạ xuống. Những giọt nước mắt rơi, từ trong khoé mắt của cả những sói biển như Đại tá Đỗ Kiểm."
30 Tháng Tư 2019(Xem: 3829)
Sự thật tại Long An, VC đánh vô phi trường Cần Đước là “diện” phụ, điểm chính là địch sẽ đánh bứt quận Thủ Thừa do tôi làm quận trưởng để khống chế QL số 4, ngăn chặn tất cả những tiêp tế nhu yếu phẩm về Sài Gòn. Trận đánh đã xảy ra vô cùng ác liệt, Cộng Quân đã dùng chiến thuật biển người, nhưng thất bại, chúng tổn thất khôn lường. Cái chiến thắng này phải kể đến trước hết là quyết tâm của ông tỉnh trưởng, không chấp nhận bất cứ một cuộc tháo chạy hay đầu hàng, kế đến là hàng quận trưởng phải biết khôn ngoan, phối trí, điều quân, tiếp vận và dành lực lượng trừ bị để tiếp viện cho những nơi bị Cộng Quân đánh thủng. Rồi những tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng, đã anh dũng chỉ huy anh em binh sĩ đơn vị của mình chiến đấu, giữ vững vị trí, không bỏ chạy, vì họ biết rõ rằng cấp chỉ huy của họ không bao giờ bỏ chạy, và không cho họ được rời trận đị
25 Tháng Tư 2019(Xem: 3959)
Nếu phải khai báo trên giấy tờ về chuyến đi Mỹ hồi 1975, tôi là thuyền nhân, đi thuyền từ Phú Quốc ra hải phận quốc tế và được một con tàu ngoại quốc vớt lên, gần sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975. Chỉ khác là chúng tôi đã chờ trên đảo đó từ ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức; chúng tôi ngồi trên cỏ với chai Cointrau lấy từ cái ba lô ra lúc từ cái máy radio chạy pin, tiếng ông tổng thống tuyên bố từ chức vang lên…
18 Tháng Tư 2019(Xem: 19334)
Trưa ngày 28/4 tôi đang lái xe chạy trên đường Nguyễn Kim gần sân Vận Động Cộng Hòa bỗng nghe từ xa, từ trên cao, dồn dập tiếng động cơ gào lên khủng khiếp. Tôi hoảng hốt thắng xe lại. Ngay phía trên không gần mặt đất, một máy bay loại vận tải đang lảo đảo bay, đuôi đã bị đứt, để lại đằng sau một chuỗi khói đen ngòm dài, và chưa đầy một phút, nó đâm vào một toà nhà cao tầng. Một tiếng nổ vang trời tiếp theo sau ánh lửa đỏ lóe lên sáng rực trong đám khói mù mịt. Có bao nhiêu người trong chiếc máy bay ấy, tôi tự hỏi, và họ có kịp nghĩ gì trong giây phút cuối cùng đó? Chiều ngày 29/4 trên đường Nguyễn Thiện Thuật từ phía đường Hồng Thập Tự hướng về đường Phan Thanh Giản, thuộc khu Bàn Cờ, một xe bọc sắt của Dù hoặc Thuỷ Quân Lục Chiến chạy len giữa đám đông dân chúng đổ ra đầy đường, kẻ sững sờ nhìn, người tò mò chạy theo. Vì thế xe không thể chạy nhanh đư
18 Tháng Tư 2019(Xem: 4045)
Tôi theo anh đến trình diện tận trường Taberd Saigon. Sĩ quan Cọng Hòa và gia đình đứng nhốn nháo, lớp trong nhà, lớp ngoài đường, tay trong tay, nhìn nhau bin rịn không muốn chia xa. Công an mặc sắc phục đứng rải rác đó đây như ngầm “hù dọa” những con người từng chiến đấu bảo vệ tự do cho quê hương mình. Nhà tôi đi rồi các con buồn hiu, không đùa giỡn như trước. Đến buổi cơm mẹ con nhìn nhau, như no ngang, thức ăn nghẹn ở cổ. Chịbếp giúp việc cho chúng tôi 14 năm đã nghỉ từ đầu tháng. Lương giáo chức chúng tôi không nuôi nổi người làm, mà cũng không dám nuôi. Nghe đồn miền Bắc không ai nuôi người giúp việc vì sẽ gặp lắm chuyện rắc rối. Chị bảo “cho cháu ở lại với cậu mợ và các em, cháu không lấy tiền công…” tôi thấy thương lắm nhưng cũng phải để chị đi.
08 Tháng Tư 2019(Xem: 1429)
Đúng như nhận định hồi 1972 của CIA, Huế thất thủ là sự nghiệp của ông Thiệu khó đứng vững. Vào thời điểm hai bên nói chuyện, ông Shackley cho Tổng thống Thiệu hay quân đội Bắc Việt đã xuất hiện ở cấp sư đoàn tại 17 điểm trên toàn lãnh thổ VNCH. Hoa Kỳ vẫn cố gắng thuyết phục ông Thiệu cải tổ chính phủ để tạo ra bộ mặt đoàn kết quốc gia, điều ông chưa hề thực sự muốn làm, và đã không làm. Chính vì thiếu một chính phủ ít nhiều có tính dân chủ đại diện hơn, sự ủng hộ của dư luận Hoa Kỳ với ông Thiệu và VNCH ngày càng giảm, đến chỗ không còn gì.
28 Tháng Ba 2019(Xem: 3079)
Bãi biển đông nghẹt người kể cả thường dân cũng như một số quân nhân cuả các binh chủng khác. Cảnh hỗn loạn và kinh hoàng xẩy ra khi một chiến hạm đang tiến vào bờ, mọi người chạy xuống nước để dành nhau lên tầu thì nhiều loạt súng nổ vào đám người, thủ phạm là một nhóm quân nhân vô kỷ luật và một số quân phạm thoát ra được từ quân lao Đà Nẵng, chúng bắn xối xả để ngăn chận đám người đang lội xuống nước để dành lên tầu. Trung Sĩ Nguyễn Duy Hinh thuộc pháo đội P tân lập cuả pháo binh Thuỷ Quân Lục Chiến đang đứng trên bãi biển bất ngờ bị một chiếc thiết vận xa M113 chạy điên cuồng đâm vào đám đông, Trung Sĩ Hinh bị cán nát đùi phải, nằm giãy giụa một lúc rồi bất động. Cách đó không xa, Trung Úy Nguyễn văn Hoà thuộc pháo đội I Tiểu Đoàn 3 Nỏ Thân Pháo Binh Thuỷ Quân Lục Chiến ôm xác người em gái bị trúng đạn cuả bọn quân nhân vô kỷ luật bắn bừa bãi để chúng dành nhau bơi ra tầu.
26 Tháng Ba 2019(Xem: 3048)
Tôi đi ra đường, từ Trần Cao Vân xuống ngả tư Quân cụ, rẻ phải qua đường Khải Định. Phố phường đông đúc nhưng điêu tàn, xơ xác, như không còn sức sống. Dân chúng từ các nơi đang chạy về lũ lượt, những ánh mắt hớt hải, những khuôn mặt mang nét hoảng loạn, dọc lề đường hàng đống những bộ quân phục, những cái bi đông của lính, nón sắt… rải rác vương vải, môt vài đám tranh giành hôi của, đang đánh nhau ở ngả tư chợ Cồn. Kho gạo đường Duy Tân bị dân chúng phá cửa vào, người ta chen nhau dành giật, không kể già trẻ lớn bé. Có người vừa vác bao gạo ra tới cửa đã bị kẻ mạnh hơn cướp chạy. Xuống đến bờ sông Hàn thì tình hình càng thê thảm hơn, người ngồi, kẻ nằm dọc theo bờ sông, quang cảnh hổn loạn, người ta chen nhau tìm đường xuống ghe để ra biển vì nghe đâu đường bộ đã bị phong tỏa ở Quy Nhơn. Ai cũng hy vọng xuống tàu ra biển vào được Sài gòn thì mới yên. Sài gòn…Ôi! Sài gòn, niềm hy vọng của người dân cả nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.
16 Tháng Giêng 2019(Xem: 7689)
Tôi hiểu rằng chiến trận không dừng ở đây. Vì tôi biết một tướng hàng đầu Cộng Sản đã tuyên bố: “Muốn giải phóng miền Nam, trước hết phải đặt bàn chân phải lên Tây Nguyên, sau đó đặt bàn chân trái lên Duyên Hải” (Võ Nguyên Giáp). Chúng tôi đã bình thản đợi chờ những trận đánh mới. Tháng Tư, 1975, những người lính của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân gốc Kinh, Thượng Rhadé, Jarai, Bana của căn cứ Biên Phòng Plei-Me đã chiến đấu một cách tuyệt vọng, nhưng với một phong cách thật tuyệt vời. Chúng tôi đã không bỏ nhau. Theo chân nhau, chúng tôi đã ngã xuống, từng ngày. Máu chúng tôi đã tưới đẫm từng ngọn đồi, từng đoạn đường, từng khu phố để ngăn bước giặc tràn vào Xuân Lộc, Đồng Nai, Sài Gòn.
04 Tháng Năm 2018(Xem: 3980)
Đoàn quân 81 Biệt Cách Nhảy Dù vẫn hiên ngang tiếp bước trên xa lộ Đại Hàn. Đến gần trưa, khi qua khỏi Lăng Chú Hỏa chừng 100 mét, trong khi dừng lại nghỉ ngơi gần ngã tư Thủ Đức và xa lộ Đại Hàn, thì một đơn vị bộ đội Việt Cộng đã đến gặp Đại Tá Phan Văn Huấn để nhận giao nạp vũ khí. Đại Tá Huấn đã nói với họ: “Chúng tôi đã ra đến nơi đây là chấp nhận đầu hàng. Chúng tôi sẽ bàn giao vũ khí, nhưng mong các ông không bắt buộc chúng tôi phải cởi bỏ quân phục như một số quân nhân các đơn vị bạn đang chạy qua đây…” Họ chấp nhận yêu cầu. Thế là từng chiến binh một tự tước bỏ vũ khí, đạn dược, nón sắt vào điểm chỉ định. Sau đó, họ ôm choàng nhau, siết chặt nhau, nhiều người đã bật khóc, để rồi lẳng lặng, ngậm ngùi, chia tay mỗi người mỗi ngả.
30 Tháng Tư 2018(Xem: 3864)
Chiếc trực thăng ì ạch rà lết gần hết đường băng, mới có thể bay lên vào phút chót. Những con người căng thẳng, nín thở chờ và khi thấy cuối cùng đã có thể bay lên, òa lên mừng rỡ, vỗ tay như xem nhạc hội. Chiếc trực thăng đó mang một kỳ tích là chở 23 người Việt Nam (khả năng cho phép là 14 người), nhắm hướng Hạm đội 7 Hoa Kỳ đi thẳng. Không ai nói với ai điều gì. Chỉ có tiếng cánh quạt sầm sập quay đều và tín hiệu gọi cầu cứu lặp đi lặp lại đan xen nhau không ngừng. Hướng ra biển chiều 30-4 ấy bỗng sầm sập mưa bão, đầy mây đen. Đã bay gần một tiếng đồng hồ mà không nhận được tín hiệu đáp lại nào từ radio, cũng không biết là đang đi về đâu, đã có lúc ông Chiếu nghĩ đến chuyện hết nhiên liệu và rơi xuống biển.
27 Tháng Tư 2018(Xem: 3228)
Xe tăng cộng sản nghiến lên xác lính của ta, nghiến lên xác của dân ta, san bằng mô ụ. Chúng ngạo nghễ bò ra xa lộ và tiến vào Sài gòn. Bất ngờ, đến cây cầu nhỏ gần nhà máy xi măng Hà Tiên, xe tăng cộng sản bị lính chi khu Thủ Đức chặn đánh thêm. Súng phóng lựu đạn, súng mọc chê, súng đại liên của lính chi khu dũng cảm đã bắn cháy một T 54. Chiến trận cũng không thể kéo dài. Cộng sản làm chủ tình hình và kết thúc lẹ. Chúng khẩn trương chạy vô thành phố. Những người lính nhẩy dù, thủy quân lục chiến và chi khu Thủ Đức đã hy sinh vào buổi sáng 30-4. Họ không cần ai mạc mặt, gọi hồn cả..
27 Tháng Tư 2018(Xem: 3190)
Thay vì đợi số phận mình chìm trong biển máu hay đem tấm thân già tạ lòng cử tri, ông ta vẫn tham sinh bon chen vào đám hàng thần. Rồi ông ta cũng đã chết già, chết bệnh. Cái chết của ông không để lại một ý nghĩa sống nào cho đời sống kế tiếp. Rốt cuộc, những vạt nắng óng lên trong hoàng hôn của lịch sử hiu hắt Sài gòn chỉ là máu lính văn nghệ cầu Thị Nghè, máu lính nhẩy dù đại lộ Thống Nhất, máu Trung tá cảnh sát Long dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam.