Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (290)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Lạc
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (7)
15 Tháng Mười Một 2023
7:44 SA
Dù người nói và người viết có chết đi và dù mười ngàn năm có trôi nếu câu nói và câu viết ấy còn sót lại thì hơi thở nóng nồng của người nói và người viết vẫn còn nguyên vẹn trong câu văn. Chính cơn say sưa thuần khiết, chính lòng chân thành, chính sự sạch sẽ trong tim đã khiến cho lửa trong câu văn vẫn còn cháy mãi thiên thu.
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (6)
07 Tháng Mười Một 2023
9:48 SA
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời. Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận. Đó là ý thức bi tráng.
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (5)
24 Tháng Mười 2023
7:02 SA
Thiền là Ngộ, ai cũng có quyền nói về Thiền, viết về Thiền, bênh vực Thiền, chỉ trích Thiền, tranh luận về Thiền; muốn làm gì thì làm, nhưng luôn luôn cần phải tự hỏi rằng: “mình có ngộ hay không?”; nếu mình tự nhận rằng chưa Ngộ thì khi viết hay nói về Thiền thì phải đứng trên quan niệm “chưa ngộ”; còn nếu tự nhận rằng mình đã “Ngộ” thì lấy gì làm tiêu chuẩn để biết rằng mình “Ngộ”; bởi vì “Ngộ” làm gì có tiêu chuẩn và ai cũng hiểu rằng “Ngộ” mà biết rằng mình “Ngộ” thì chưa phải là “Ngộ”; vậy “không Ngộ” là Ngộ ư? Nói như thế cũng không đúng. Chỉ có cách giải quyết duy nhất là muốn biết mình “Ngộ” hay không, thì cứ đợi đến “Ngộ” rồi sẽ biết.
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (4)
09 Tháng Mười 2023
7:38 SA
Mặc dù trần gian này đầy đau khổ, nhưng trần gian này vẫn luôn luôn là một trần gian tươi đẹp. Nếu sự đau khổ không còn ở trần gian này thì trần gian không còn tươi đẹp nữa. Thế giới này phải được thoát thai trong sự đau khổ để làm trần gian này trở thành một toàn thể (une totalité). Trần gian này, cuộc đời này, sự sống này là một cái gì trọn vẹn mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy đủ hết tầm vóc. Bất cứ một hệ thống triết lý nào, bất cứ một ý thức hệ nào, bất cứ một chính trị nào cũng thất bại…
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (3)
21 Tháng Chín 2023
7:04 SA
Hầu hết những y sĩ thần kinh hay những nhà phân tâm học hay nhiều người đều bênh vực cơ cấu xã hội và cho rằng bất cứ người nào không thể thích nghi, thích ứng với xã hội thì không đáng sống ở đời, tức là không còn giữ được giá trị con người nữa. Con người bình thường là con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội; còn con người điên loạn không thể nào sống thích nghi thích ứng với xã hội được. Xét cho tận cùng, ta thấy con người thích ứng chỉ có thể thích ứng được là vì họ đã chối bỏ bản ngã, họ đã hy sinh bán mất tâm hồn họ để đổi lấy sự thích ứng trên; vì vậy, cái tính chất thực thụ và lòng hồn nhiên tự nhiên của họ đã bị đánh mất.
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện (2)
29 Tháng Tám 2023
7:41 SA
Tôi ngồi xuống. Trời tối. Ánh nắng chiếu vàng vọt yếu ớt. Tôi cố gắng trừng mắt đọc. Tôi đọc. Chừng năm phút sau tinh thần tỉnh lại. Thần kinh hết căng thẳng. Hết những chán chường thất vọng. Tôi cười. Một người bệnh nan y và cô đơn ở trong một túp lều tranh tồi tàn. Nỗi chán chường bơ phờ của tôi không có nghĩa lý gì cả nếu so với nỗi bơ phờ tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử:
Đọc Lại Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học Của Phạm Công Thiện
14 Tháng Tám 2023
8:05 SA
Tôi không biết trong nửa sau của thập niên 1960, sau khi những cuốn sách đầu tiên của Phạm Công Thiện được xuất bản và bán chạy ào ào, phản ứng của người đọc như thế nào, chứ vào đầu thập niên 1970, khi tôi học những năm cuối cùng của cấp 2, và đặc biệt, khi bước vào cấp 3, thì hầu như trong đám bạn trai cùng lớp của tôi, đứa nào cũng mê Phạm Công Thiện. Nhiều đứa, rất nhiều đứa, đi học, lúc nào cũng kè kè mang theo một cuốn sách nào đó của Phạm Công Thiện; chuyện trò, cứ lôi Phạm Công Thiện ra nói; viết bài cho mấy tờ bích báo trong lớp hay đặc san trong trường, thế nào cũng lòi ra đôi ba câu mang hơi hướm Phạm Công Thiện.
Gặp lại người tri kỷ
08 Tháng Tám 2023
6:57 SA
Đời nhiều nỗi u hoài! Tình mộng huyễn bi ai Kẻ sĩ thời mạt vận Bạc đầu ngắm mây bay . "Bạch vân không du du" [3] Ngàn năm mây bay vù Nhân sinh trò hư ảo Còn nỗi sầu thiên thu! . Mạt sĩ ta mạt sĩ Khó tìm người cùng say Đời nhân cùng nghĩa tận Toàn những chuyện bi hài! . Có rồi ta gặp lại? Hai đứa cùng ngất say Thất chí thời mạt sĩ Thống hận kiếp lưu đày . Có rồi ta gặp lại? Hai đứa cùng nhau say Hay chỉ là độc ẩm Hồ trường lệ đắng cay!
Tản Mạn Về Rượu Nho (11)
27 Tháng Sáu 2023
7:15 SA
Với Đan Thanh và Tổ Thiên Thu thì uống rượu đã trở thành một loại nghệ thuật. Uống rượu đến mức đó là gần như nâng rượu lên thành Tửu đạo. Đáng tiếc thay, ở phương Đông, cái tạm gọi là Tửu đạo đó lại không được lịch sử phát triển thành một trào lưu như Trà đạo. Có lẽ vì nó giống như con dao hai lưỡi. Kẻ non nớt dùng nó ắt sẽ bị đứt tay. Tiên tửu chưa chắc đã thấy đâu mà tục tửu có thể đã ngập tràn trong thiên hạ! Chén rượu ngày nay đã mang quá nhiều tục sắc. Tửu vị cho dẫu đã được nâng lên thêm mấy bậc nhưng tửu đạo lại bị hạ xuống thấp mấy tầng! Giá như Tổ Thiên Thu và Đan Thanh sống lại ắt hẵn sẽ mời tất cả các tửu đồ trong thiên hạ đời nay tụ tập lại để giảng cho nghe về tửu đạo và cùng nhau lai rai một chén rượu giang hồ!
Tản Mạn Về Rượu Nho (10)
20 Tháng Sáu 2023
7:28 SA
Cocktail là rượu vang pha với hoa quả. Thứ nước uống này nổi lên với một tên gọi đặc biệt là Sangria. Đây là cái tên một loại thức uống nổi tiếng xuất phát từ nước Tây Ban Nha (Spain), là một xứ sở rượu vang nằm ở phía Nam của Châu Âu. Cái tên Sangria – có nghĩa là máu trong tiếng Tây Ban Nha – liên quan đến sắc đỏ trong rượu vang đỏ, nguyên liệu chính được sử dụng. Người Tây Ban Nha tạo ra Sangria truyền thống bằng cách trộn rượu vang Tempranillo với trái cây, rồi trữ chúng trong bình lớn. Thành quả thu được là một thức uống lấp lánh, cuốn hút về màu sắc, thơm về hương và hòa quyện về vị.
Quay lại