(Xem: 1566)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 2058)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2538)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1812)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2400)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2597)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 2150)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3449)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 4223)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3704)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8755)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10364)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12233)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9164)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7197)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 8010)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
10 Tháng Năm 20241:37 SA
my wife and I have been hoping about lately. The type of details on the site is superb and helpful and is going to assist my family and friends in our studies twice a week. It appears as if everyone gained a large amount of expertise regarding this and this page and other categories and info like wise show it. I am not on the internet during the night however when I get an opportunity i'm more often than not hunting for this type of information and stuff closely having to do with it. If someone gets a chance, check out at my site: <a href=https://bioscienceadvising.com/how-to-write-grant>navigating the difficulties of grant writing with specialized consultancy and insights</a>
Xin cho biết sách này còn xuất bản không? và đặt mua ở đâu? Xin cám ơn.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
08 Tháng Năm 2024
Nếu tôi là phụ huynh cần phản ứng về một kiểu giáo dục nào đó, tôi sẽ đứng lên và yêu cầu bỏ những bài tập đọc khủng khiếp đó ra khỏi những nền giáo dục Việt Nam, bao gồm cả các câu chuyện hoang đường Kpa K’lơng một viên đạn bắn xuyên táo chết 7, 8 thằng Mỹ, hay cậu thiếu niên nào đó tên Lê Văn Tám tự mình tẩm xăng, chạy như một thiên thần Marvel băng vào đồn vũ khí của giặc, quyết tâm như một con trâu, hay một con ong đánh giặc.
01 Tháng Năm 2024
Trên chiếc chiếu bố tôi hay ngồi uống trà, ảnh ông Hồ đã bị lột khỏi tấm khung gỗ, nằm vật vờ, méo mó, trông đến là thảm hại. Tôi lặng lẽ nhặt bức ảnh lên, kín đáo kẹp vào cuốn sổ tay, cất trong ngăn bàn. Tôi sốc, và cả sợ hãi. Một nỗi buồn vô cớ ập đến, bám riết lấy tâm hồn tôi. Hai mươi bảy năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy, bố tôi đoạn tuyệt với ông Hồ, với chủ nghĩa Cộng Sản, theo một cách bất ngờ như thế. . Ngày ấy tôi không hiểu vì sao ông lại làm như thế. Bố tôi không bao giờ giải thích, chỉ nói cộc lốc một câu “Đừng bao giờ nhắc đến ông ta nữa.” Nhưng từ đó, mấy mẹ con tôi phải nghe những lời chửi rủa nhiều hơn, nhất là khi xem chương trình thời sự của đài truyền hình nhà nước, với những câu như “Đ.m. cộng sản” hay “Đ.m. quân lừa đảo.”
30 Tháng Tư 2024
Thú thật, tôi không thể nhớ nổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Lễ Hai bà Trưng, ngày Lễ Đức Trần Hưng Đạo… nhưng ngày 30 tháng 4 thì tôi, và rất nhiều người Việt, không thể nào quên được; chỉ vì sự kinh hoàng, chết chóc, mất mát quá lớn đã xẩy ra cho tôi và biết bao dân Việt Nam sau lần gọi là “giải phóng” có một không hai của csvn. Trong vòng vỏn vẹn có hơn 50 ngày, chúng ta đã mất miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản. Cả thế giới phải sửng sốt. Ngay chính kẻ thù cs cũng không ngờ là chúng có thể đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng như vậy.
30 Tháng Tư 2024
Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 tang tóc xót xa Nếu nước chảy về nguồn, lá rụng về cội Nếu biến thống nhất thành sức mạnh Rồng Tiên vượt trội Sử dụng văn minh, dân chủ, tự do làm tiêu chí hòa bình

Nhà giáo

10 Tháng Năm 20196:37 SA(Xem: 3507)
Nhà giáo
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Niên học 1967-1968, tôi nhận được sự vụ lệnh cho phép thuyên chuyển từ trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, về trường Trung Học Nguyễn Trãi, Quận IV, Sài Gòn. Trước đó, tôi đang dạy ở Nguyễn Đình Chiểu thì Lê Ngọc Hân được thành lập. Vì trường mới thiếu giáo chức, bộ đưa tôi về tăng cường.

Tôi dạy ở Lê Ngọc Hân hai niên khóa trong khi chờ đợi được trở lại Sài Gòn vì lúc đó tôi có hai con nhỏ và gia đình sống ở Quận I, hằng tuần phải đáp xe đò đi về giữa hai nơi trong tình trạng quốc lộ thường xuyên bị Việt Cộng chôn mìn quãng ngã ba Trung Lương.

Khi nhận được sự vụ lệnh thuyên chuyển, tôi mừng quýnh nhưng bạn bè thì lắc đầu, khuyên tôi nên từ chối, đợi cơ hội khác vì học trò nam sinh Nguyễn Trãi hung dữ, đánh nhau với học trò Kỹ Thuật Cao Thắng bươu đầu, sứt trán. Thêm nữa, trường ở giữa khu lao động bến cảng, không có an ninh mà tôi lại là phụ nữ chân yếu tay mềm. Một lô truyền thuyết không mấy đẹp ấy làm tôi nản lòng nên đành quyết định thân chinh lên bộ, xin trả lại sự vụ lệnh và tình nguyện chờ cơ hội tốt hơn.

Giám đốc Nha Học Vụ khoảng cuối thập niên 1960 là ông Thúy. Ông nghe tôi giãi bày tâm sự, bèn cười và trả lời: “Tôi biết các bà chỉ muốn trường ở bên kia đường, ngay trước mặt nhà mình, thì mới bằng lòng. Bà nên biết Quận IV tuy xa Quận I nhưng vẫn gần hơn Mỹ Tho, bà không phải sợ đường đắp mô, nhất là lúc này, đảo chánh, chỉnh lý liên miên, bà càng không sợ bị kẹt ở mũi tàu Phú Lâm, Thế là tốt rồi! cứ về Nguyễn Trãi đi, tôi hứa khi nào trong nội vi Sài Gòn có chỗ, bộ sẽ ưu tiên xét cho bà về gần hơn.”

Giải thích của ông giám đốc nghe chừng hữu lý, tôi bèn líu ríu vâng dạ. Trước khi cáo từ, chỉ xin ông bút phê cho mấy chữ bên lề sự vụ lệnh để lời hứa của ông có bằng chứng. Bằng chứng ấy đã không bao giờ được tôi nại ra trong bất cứ trường hợp nào bởi vì quãng đời dạy học của tôi ở Nguyễn Trãi là quãng đời nghiệp vụ đẹp nhất của tôi với gần hai thập niên buồn vui không thể nào phai mờ trong ký ức.

Cuối Tháng Tám, 1967, tôi đến trường Nguyễn Trãi trình sự vụ lệnh. Sài Gòn vừa tạnh cơn mưa, tôi nhớ cả thời tiết vì cái hành lang có vài viên gạch vỡ, lênh láng nước, dài theo dãy lớp ngay ở cổng vào vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi cho đến tận bây giờ. Sau phần thủ tục trình diện, ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Đàm hướng dẫn tôi đi xem qua cơ sở, phòng ốc của trường, tôi ngạc nhiên thấy gia đình ông cư ngụ ngay trong một lớp học ở cuối hành lang tạm trưng dụng làm tư thất cho hiệu trưởng.

Sau này, tôi được biết ngày đó ông nguyên là hiệu trưởng trường Trung Học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, mới thuyên chuyển về Nguyễn Trãi mùa Hè vừa qua. Các con ông còn bé, quanh quẩn chơi đùa trong cái không gian trống trải và hẳn là thiếu tiện nghi của gia đình. Phía trước cửa, trên cái hè xi măng dưới thấp, sát với sân trường, có cái xô lớn hứng nước mưa mà cơn mưa ồ ạt vừa qua đã làm đầy tràn. Tôi đoán có lẽ ông hiệu trưởng hay bà đã có ý tiết kiệm nước dùng cho những việc lặt vặt.

Ông còn trẻ, tôi đoán chỉ chừng ngoài 30. Khuôn mặt sáng, ánh nhìn hiền hậu, giọng nói trong, rõ, ngay cả khi ông nói vừa đủ nghe. Ông nhã nhặn nhưng nghiêm nghị, diễn tả mạch lạc, cho người đối diện cảm giác ông là người cẩn trọng trong ứng xử và công việc.

nusinhaotrangNữ sinh Việt Nam năm 1965-1966.
Nữ sinh Việt Nam năm 1965-1966. (Hình minh họa: Flickr manhhai)

Suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng tại Trung Học Nguyễn Trãi, ông được đồng nghiệp nể trọng và quý mến, được học trò nhớ ơn vì ông gần gũi các em, luôn quan tâm khuyến khích các em trên đường học vấn, xây dựng lòng tự tin nơi các em hướng về tương lai. Ông cũng sinh hoạt chặt chẽ trong lãnh vực thể thao của nhà trường để cổ võ nếp sống vui khỏe, năng động, rất cần cho tuổi thanh thiếu niên đang phát triển theo phương châm “một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể tráng kiện.” Nhiều em ra trường đã lâu vẫn còn nhắc lại cảnh thầy hiệu trưởng mỗi buổi sáng đứng ở cổng vào để kiểm soát em nào không đeo phù hiệu trên túi áo thì bị cảnh cáo. Thế hệ giáo chức chúng tôi ngày đó dựa vào định chế như một thứ kỷ cương để rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cho các em.

Năm năm sau, 1972, ông được bổ nhiệm Thanh Tra trung học nên rời Nguyễn Trãi. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ.

Tôi không biết thầy trò chúng tôi thất lạc nhau bao lâu cho tới ngày tôi và gia đình đặt chân đến Quận Cam đầu năm 1986, lần hồi biết được tin tức của nhau thông qua hoạt động thân tình và đắc lực của Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức và Cựu Môn Sinh Nguyễn Trãi với các anh/chị Loan Đỗ, Phạm Quýnh, Phạm Hoài, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Trọng Thi, Hoàng Phùng Miên; các em Nguyễn Bảo, Mai Đông Thành, Nguyễn Hải Bằng, Phạm Duy Quang, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Đức Tâm, Bùi Xuân Trường, Phùng Minh Tiến, Nguyễn Văn Chương và nhiều em khác.

Hằng năm, gia đình thầy trò Nguyễn Trãi lập thông lệ, chọn một ngày họp mặt. Các thầy cô gặp nhau buổi trưa để tiện cho các anh chị ở xa nán lại, buổi chiều cũng có mặt trong tiệc đoàn viên do học sinh tổ chức trên quy mô lớn tại một nhà hàng nào đó trong vùng Little Saigon. Để duy trì tình nghĩa keo sơn thầy trò, đồng nghiệp, đồng môn, từng chia nhau một lý tưởng, một hoài bão, cất giữ cho nhau những kỷ niệm của một thời nhiều mơ ước cho quê hương, hội đã chăm chút thể hiện trong khả năng mình tinh thần được đưa ra trong bản nhạc hiệu đoàn Nguyễn Trãi hành khúc của Phạm Ngọc Cung, cựu học sinh Nguyễn Trãi niên khóa 1955: “Một ngày Nguyễn Trãi, mãi mãi anh em.”

Từ ngày Giáo Sư Phạm Quýnh qua đời, cựu môn sinh Mai Đông Thành mặc nhiên gánh vác cả trách nhiệm ái hữu của các thấy cô ban giảng huấn nay bước vào tuổi già, lực bất tòng tâm, cố gắng lắm cũng chỉ có thể tham gia với các em thay vì chủ động. Thầy trò kết hợp hay cử đại diện tại chỗ, đi thăm viếng, ủy lạo, tương trợ các thành viên Nguyễn Trãi quốc ngoại, quốc nội, lâm cảnh ốm đau, tai nạn, qua đời, với tình nghĩa và tấm lòng.

Chúng tôi sinh hoạt như một đại gia đình, thân thiết và đùm bọc, không bị chia ba xẻ bảy vì bất cứ lý do gì. Phần đông các cựu môn sinh đều thành đạt, thuộc giới khoa bảng. Có em kinh doanh nhà hàng ăn thành công ở đây, là nhà hàng duy nhất vùng Nam Cali đoạt giải thưởng hiếm quý của giới ẩm thực tinh hoa Mỹ, Thầy cô và bằng hữu đến ăn vì thực đơn xuất sắc, đều được mời nên thỉnh thoảng mới dám ghé qua hoặc chọn buổi nào không có ông chủ ở quầy thâu ngân. Có em xuất ngoại du học sau khi rời trường, nay nhờ Internet vẫn tìm được nhau.

Các em từ xa đến Mỹ, đều tìm cách gặp lại thầy cô giáo cũ, tặng quà, mời cơm, nhắc lại một lời nói, một ánh mắt, một cái nắm tay khuyến khích ngày em lên đường, đưa ra cả cái thành tích biểu vàng úa thời gian, ghi một lời phê tích cực, giúp đơn xin học bổng du học của em được cứu xét thuận lợi… Ôi, bao nhiêu là kỷ niệm đẹp mà nhiều thế hệ học sinh Nguyễn Trãi đã luôn mang theo mình và lấy đó làm hành trang vào đời, không chỉ thừa hưởng từ các thầy cô giáo, từ nền học thuật nhân bản và khai phóng của học đường, gia đình mà cao quý hơn cả, từ tinh thần yêu nước kiên cường, yêu dân như bản thân của nhà đại chí sĩ đã đem tâm huyết viết Bình Ngô Đại Cáo – và trường được vinh hạnh mang tên – là bản Tuyên Ngôn Độc Lập thứ hai trên dòng lịch sử lập quốc của Việt Nam sau Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư với Lý Thường Kiệt, đời vua Lý Nhân Tông chống quân xâm lược nhà Tống.

Khoảng cuối thập niên 1980, tôi chỉ mới đến Mỹ được ít lâu, nhân một buổi họp mặt của trường mà tôi không tới được vì một lý do bất khả kháng nào đấy, ông cựu Hiệu Trưởng Phạm Văn Đàm đã quan tâm lái xe đến thăm mẹ con chúng tôi ở một thành phố khá xa Little Saigon. Khi ông từ giã, trời đã chập choạng tối. Ông lái chiếc xe khá to, có lẽ để được an toàn hơn khi di chuyển. Tôi cảm thấy lo ngại vì từ nơi tôi ở về San Diego phải hơn hai tiếng chạy xa lộ nên xin phép ngỏ lời mời ông nghỉ lại, nhà có phòng cho khách rất tiện nghi, nhưng ông từ chối, nói là ông vẫn lái quen, không có gì khó khăn cả. Về tới nhà, ông còn tế nhị gọi điện thoại báo tin để tôi được yên tâm.

Biết ông là người ứng xử cẩn trọng trong giao tế ngay từ hôm tôi đến trình diện ông lần đầu tại trường, tôi biết trong mọi trường hợp, ông sẽ luôn lấy lễ đối đãi với mọi người theo đúng cung cách một nhà giáo gương mẫu nên càng quý mến ông hơn qua thời gian.

Năm cuối cùng, 2016,  tuổi thọ đã ngoài 80, ông về Cali dự họp mặt tất niên với trường, thấy ông gầy yếu đi nhiều nhưng thần thái vẫn an nhiên, tự tại, nụ cười vẫn hiền hòa và chí tình nên chúng tôi không cảm thấy lo âu nhiều. Năm sau, ông hẹn với học trò nhưng không về, Mai Đông Thành cho biết thầy không khỏe để đi xa nữa, chỉ gửi lời chúc đại hội thành công. Đến đây, chúng tôi biết bất đắc dĩ lắm ông mới vắng mặt liền hai năm như vậy nhưng thực sự không nghe ông bệnh nạn gì.

Năm sau nữa, 2018, quả thật chúng tôi nợ ông một thái độ đúng mức, ít ra là điện thoại vấn an ông nhưng bản thân tôi đã không làm, đã phạm tội ỷ y, chểnh mảng, vô tâm, lần lữa, so với thái độ luôn ân cần ông dành cho mọi người.

Đã vậy, giây phút cuối cùng tiễn ông về cõi Phúc, vì cái chân đau cả năm trời, không đi lâu, đứng lâu, ngồi lâu được, tôi đành ngậm ngùi nhìn Nguyễn Hải Bằng một mình đáp xe đò Hoàng đi Arizona thay mặt Hội Trưởng Mai Đông Thành đang ở Âu Châu, thay mặt các đồng môn vì nhiều lý do cũng không đi cùng anh để dự tang lễ được. Tất nhiên lòng tôi buồn vô hạn nhưng hổ thẹn, ăn năn và tự thống trách mình mới là hình phạt đáng kể. Nếu chúng ta không vì quốc nạn, phải bỏ xứ ra đi, mỗi người một phương trời phiêu bạt, liệu đám tang một nhà giáo sẽ có bao nhiêu học trò theo sau linh cữu, bao nhiêu khăn trắng quấn trên đầu?

“Bài viết muộn màng này xin là nén nhang gửi hương theo anh, thưa anh Đàm, đưa anh về cửa Phật; xin là bông hoa gửi về chị, thưa chị Đàm và các cháu, để bày tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ của riêng tôi đối với gia đình mẫu mực của anh chị, trong bất cứ cảnh ngộ nào, cũng thể hiện sâu sắc nét văn hóa đặc thù của hai miền Nam/Bắc Việt Nam, đơn sơ, giản dị/thanh đạm, cần kiệm, đã kết hợp anh chị trong cuộc trăm năm còn lưu dấu cho mai sau.”

Bùi Bích Hà
Nguồn Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ