(Xem: 1409)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1870)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2393)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1703)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2266)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2430)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 2045)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3320)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 4090)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3601)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8662)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10256)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12114)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9073)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7098)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7907)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
01 Tháng Năm 20243:30 CH
Циклёвка паркета: особенности и этапы услуги
Циклёвка паркета — это процесс восстановления внешнего вида паркетного пола путём удаления верхнего повреждённого слоя и возвращения ему первоначального вида. Услуга включает в себя несколько этапов:
Подготовка: перед началом работы необходимо защитить мебель и другие предметы от пыли и грязи, а также удалить плинтусы.
Шлифовка: с помощью шлифовальной машины удаляется старый лак и верхний повреждённый слой древесины.
Шпатлёвка: после шлифовки поверхность паркета шпатлюется для заполнения трещин и выравнивания поверхности.
Грунтовка: перед нанесением лака паркет грунтуется для улучшения адгезии и защиты от плесени и грибка.
Нанесение лака: лак наносится в несколько слоёв с промежуточной шлифовкой между ними.
Полировка: после нанесения последнего слоя лака паркет полируется для придания поверхности блеска и гладкости.
Циклёвка паркета позволяет обновить внешний вид пола, восстановить его структуру и продлить срок службы.
Сайт: ykladka-parketa.ru
<a href=https://ykladka-parketa.ru/>Циклевка паркета</a>
bởi 
26 Tháng Tư 20241:30 SA
Nguyễn Trung Trực.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
01 Tháng Năm 2024
Trên chiếc chiếu bố tôi hay ngồi uống trà, ảnh ông Hồ đã bị lột khỏi tấm khung gỗ, nằm vật vờ, méo mó, trông đến là thảm hại. Tôi lặng lẽ nhặt bức ảnh lên, kín đáo kẹp vào cuốn sổ tay, cất trong ngăn bàn. Tôi sốc, và cả sợ hãi. Một nỗi buồn vô cớ ập đến, bám riết lấy tâm hồn tôi. Hai mươi bảy năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy, bố tôi đoạn tuyệt với ông Hồ, với chủ nghĩa Cộng Sản, theo một cách bất ngờ như thế. . Ngày ấy tôi không hiểu vì sao ông lại làm như thế. Bố tôi không bao giờ giải thích, chỉ nói cộc lốc một câu “Đừng bao giờ nhắc đến ông ta nữa.” Nhưng từ đó, mấy mẹ con tôi phải nghe những lời chửi rủa nhiều hơn, nhất là khi xem chương trình thời sự của đài truyền hình nhà nước, với những câu như “Đ.m. cộng sản” hay “Đ.m. quân lừa đảo.”
30 Tháng Tư 2024
Thú thật, tôi không thể nhớ nổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Lễ Hai bà Trưng, ngày Lễ Đức Trần Hưng Đạo… nhưng ngày 30 tháng 4 thì tôi, và rất nhiều người Việt, không thể nào quên được; chỉ vì sự kinh hoàng, chết chóc, mất mát quá lớn đã xẩy ra cho tôi và biết bao dân Việt Nam sau lần gọi là “giải phóng” có một không hai của csvn. Trong vòng vỏn vẹn có hơn 50 ngày, chúng ta đã mất miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản. Cả thế giới phải sửng sốt. Ngay chính kẻ thù cs cũng không ngờ là chúng có thể đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng như vậy.
30 Tháng Tư 2024
Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 tang tóc xót xa Nếu nước chảy về nguồn, lá rụng về cội Nếu biến thống nhất thành sức mạnh Rồng Tiên vượt trội Sử dụng văn minh, dân chủ, tự do làm tiêu chí hòa bình
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.

Tổng Y Viện Duy Tân – QLVNCH

13 Tháng Mười Một 20186:44 SA(Xem: 3305)
Tổng Y Viện Duy Tân – QLVNCH
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Về tới Sài Gòn khoảng giữa trưa, không khí thành đô vẫn tưng bừng nhộn nhịp như bao giờ, người xe lúc nào cũng tấp nập ồn ào. Tôi chỉ có chút thời giờ tạt ngang ghé thăm gia đình, ăn vội bữa cơm với người thân rồi liền lật đật lên trình diện Nha Quân Y. Mấy ngày đầu tạm làm việc trong Tổng Y Viện Cộng Hòa với bác sĩ Nguyễn Đức Tiến, Trưởng Khoa Gây Mê Hồi Sức trong thời gian chờ đợi Sự Vụ lệnh chính thức bổ nhiệm về Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng.

Chuyến bay của hãng Hàng không dân sự Việt Nam hôm đó chở tôi nhận nhiệm sở mới hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng vào buổi trưa. Cùng chuyến bay có một nhóm đông ca sĩ trẻ thuộc đoàn Tâm Lý Chiến ra lưu diễn miền Trung, nên khi thấy tôi bước xuống phi trường một tay xách đờn Guitare, một tay xách cây vợt tennis, nhiều người lầm tưởng tôi là nhạc sĩ của đoàn nếu không nhìn bộ quân phục ka-ki vàng nghệ với phù hiệu con rắn quân y thêu màu đỏ trước ngực và 3 bông mai vàng nở trên cổ áo. Những khi nhàn rỗi tôi thích chơi đàn Guitar nên đi xa thường mang đàn theo, tuy chưa bao giờ đàn được một bản nào cho ra hồn, đúng cách. Cây đàn luôn theo tôi khắp mọi nơi, là bầu bạn tuyệt vời và chưa có lần nào hân hạnh được bỏ quên ở hàng cà phê nào đó như trong một bài hát trữ tình.

Các anh trong Tổng Y Viện Duy Tân ra đón tôi hôm ấy đủ mặt bạn bè thân quen như Thiếu tá Nguyễn văn Thọ (Y sĩ trưởng) mà sau này tôi có gặp lại ở CA, Trung úy Trương Minh Tiến (Trưởng Khoa Ngoại), Trung úy Trần Phước Thọ, Trung úy Tăng Triệt Phú, Trung úy Âu Nhật Chương, Trung úy Tôn thất Cần, trưởng khoa sản… Hầu hết đều là đàn anh trong nghề, học trên tôi nhiều lớp, chỉ có anh Chương là bạn cùng khóa mà thôi. Đáng lý tất cả các anh ở đây đã được thăng cấp từ lâu nhưng thường thì mai vàng Quân Y ở hậu phương nở chậm, phải mất từ 5 năm trở lên mới thăng được một bậc trong khi mai vàng ngoài chiến tuyến lại nở nhanh hơn nhiều. Giống như phù dung thân phận mỏng manh sớm nở tối tàn, binh lửa càng khốc liệt thì nhiều khi mai búp chưa kịp nở đã tan tác rụng ngoài biên ải. Tôi vượt cấp mau hơn các anh cũng do công tác ngoài mặt trận, chưa chết là may rồi.

Anh Trương Minh Tiến là một bác sĩ nhiệt tình, tay nghề cứng cỏi, tôi được biết anh khi hai anh còn làm nội trú giải phẫu tại bệnh viện Chợ Rẫy, làm việc dưới quyền của hai bậc thầy nổi tiếng là Giáo sư Trần Quang Đệ và Giáo sư Đặng văn Chiếu, anh Tiến là người đầu tiên hướng dẫn tôi cách cột gút thẳng trong việc băng miệng vết thương khi tôi mới là sinh viên Y khoa năm thứ nhứt.

Tổng Y Viện Duy Tân là nơi chăm sóc cho thương binh ngoài mặt trận từ Quảng Trị phía Nam bờ sông Bến Hải đến Quảng Ngãi, được đưa về đây bằng trực thăng, bãi đáp nằm ngay phía sau Viện. Sau khi về đến nơi, thăm hỏi nhau xong là chúng tôi bắt tay ngay vào công việc. Anh Tiến dẫn tôi đi một vòng thăm phòng mổ, phòng hồi sức, các trại bệnh thuộc khoa Ngoại, giới thiệu tôi với tất cả bác sĩ, nhân viên. Buổi chiều hết giờ làm việc, các anh đưa tôi về Câu Lạc Bộ sĩ quan ở số 4 đường Quang Trung, gần bờ sông Hàn và Tòa Hành Chánh Tỉnh sau khi cả bọn kéo nhau đi ăn món cháo gà ở Ngã Năm nổi tiếng là ngon tuyệt.

Ngày đầu tiên nhận nhiệm sở mới của tôi như vậy cũng tạm xong, nhưng đêm đến, nằm suy nghĩ lại mới thấy có điều gì đó không ổn. Ôn lại những mẩu chuyện nghe được trong ngày, tôi mới nhớ ra nét mặt trầm ngâm của anh Đơn vị trưởng khi gặp tôi ngoài phi trường. Hình như anh cảm thấy khó xử khi thấy tôi mang cấp bậc Đại úy trong khi các anh chuyên nghiệp làm việc lâu năm vẫn còn mang Trung úy. Hệ thống chỉ huy nhà binh dựa trên cấp bậc, tôi về làm việc trong phòng mổ, với cấp Đại úy thì đương nhiên tôi phải là y sĩ trưởng khoa.

Nói về chuyên môn thì tôi cũng từng là thường trú giải phẫu trong bệnh viện Chợ Rẫy và với thời gian tu nghiệp ở Hoa Kỳ làm việc suốt ngày trong phòng mổ, tôi cũng có nhiều kinh nghiệm về thực tế cũng như kiến thức ngoại khoa. Phân tích lại vấn đề thì bác sĩ Trương Minh Tiến là người giỏi về chuyên môn ngành giải phẫu, anh lại là người đức độ được lòng kính trọng quý mến và phục tài của nhân viên, trong đó có cả tôi.

Sáng hôm sau tôi quyết định đến gặp riêng anh để trình bày những suy nghĩ của mình trong việc nhận công tác mới ở đây. Thật lòng tôi không muốn có sự xáo trộn nào khiến anh em phải bận tâm lo nghĩ, tôi yêu cầu giữ nguyên tổ chức trong khoa, anh vẫn làm Trưởng khoa Ngoại, chỉ đề nghị lập thêm ngành Gây Mê Hồi Sức, tôi xin phụ trách phần hành chuyên môn này để huấn luyện thêm cho nhân viên Y tá phòng mổ và Phòng Hồi Sức, đồng thời tôi là người sẽ sẵn sàng tăng cường phụ mổ khi cần thiết.

Ý kiến của tôi được chấp thuận và giải quyết thỏa đáng. Không khí trong khoa Ngoại từ đấy thật vui vẻ, không có gì lợn cợn giữa anh em cùng ngành nghề. Khi số lượng thương binh tăng, chúng tôi cùng nhau làm việc tới khuya trong tinh thần tương trợ hợp tác. Việc làm đều đặn như vậy kéo dài gần hai năm, đến giữa năm 1964, Bác sĩ Trương Minh Tiến vì nhu cầu công vụ quan trọng, được Thủ tướng Trần văn Hương gọi về Sài Gòn tôi mới lên thay thế anh. Thời gian này thỉnh thoảng tôi cũng được mời ra bệnh viện Dân Y phụ mổ thịt dư cho trẻ em cùng với bác sĩ Đinh Văn Tùng. Hai bên Quân và Dân Y cộng tác mật thiết để hoàn thành việc chung.

Vài Chuyện Nhỏ Ở Địa Phương :

Cá Thần Trong Quận Điện Bàn.

Tôi về công tác được hơn tuần thì nghe nhiều tin đồn từ ngoài phố lan vô tới bệnh viện rằng giữa rừng núi thâm u thuộc xã Đại Lộc, quận Điện Bàn, trong một cái hồ lớn nọ có một con Cá Thần tu luyện ngàn năm, thân hình to lớn, màu da đen sậm, đuôi dài có hai ngạnh, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước bơi lội tung tăng cho người ta chiêm ngưỡng. Tin đồn còn quả quyết rằng có nhiều người đã thấy rõ ràng… Huyền thoại về Cá Thần này được đồng bào quanh vùng tin tưởng, họ lặn lội đến tận nơi để thắp hương cầu khẩn, vái van, mong ước điều gì đó tốt đẹp cho mình hay cho gia đình.

Thiên hạ cũng nhấn mạnh rằng nước trong hồ Cá Thần trị được bá bệnh, như nước thánh trong thành Lourdes bên Pháp, hay nước dưới chân tượng Phật Thần Y bên Nara Nhật Bản… Những người từng du lịch đó đây cũng nhắc đến tên một Động Đình Hồ rất linh thiêng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn huyền bí bên Tây Tạng, chưa bao giờ có dấu chân người lai vãng, trong hồ có nhiều sinh vật kỳ lạ sống qua nhiều thế kỷ, ai có duyên may gặp được thì cầu gì cũng đều như nguyện…

Lòng hiếu kỳ khiến tôi cũng muốn đến tận nơi để xem thực hư ra sao. Nhất là nội dung tin đồn không phù hợp với khoa học là điều nghề nghiệp tôi lấy đó làm căn cứ. Hỏi thăm đường lần hồi cũng đi đến được Điện Bàn. Quả thật nơi đây lúc này người xe đông đúc không thể tưởng nổi, đoàn xe nối đuôi nhau rồng rắn trên quốc lộ, dân chúng các nơi xa xôi như Huế, Đông Hà, Quảng Trị, Quảng Ngãi cũng tìm đến. Mọi người, ai cũng mang theo thùng bộng, chai lọ lỉnh kỉnh, trước xem Cá Thần, sau lấy nước hồ về để uống với suy nghĩ đơn giản, có bệnh thì hết bệnh, không bệnh thì cũng khỏe mạnh trường thọ.

Cuối cùng thì đoàn người xe cộ cũng đến địa điểm nổi tiếng đó. Phải đi bộ thêm một đoạn độ một giờ nữa mới tới hồ Cá Thần, hồ rộng cỡ bằng cái sân banh, chung quanh lau sậy um tùm, có nhiều góc cạnh khuất trong lùm cây rậm rạp. Vì hồ nằm giữa một cánh rừng thâm u vắng vẻ nên càng làm tăng thêm sự huyền bí và kích thích trí tò mò của những người tham dự. Thiên hạ đứng từng nhóm nhỏ dọc theo bờ hồ, thắp nhang khấn vái, quỳ lạy sì sụp, khói bay nghi ngút. Tôi cũng mon men đứng dưới một tán cây gần bờ chờ đợi, hàng trăm cặp mắt chăm chú ngó xuống mặt hồ với hy vọng thấy được “Ông” nổi lên… Nắng lên cao khỏi đầu, rồi nắng xế, nắng xiêng… Đám đông cũng tan hàng nhanh như khi đến, họ mong gặp Cá Thần chớ đâu ai muốn gặp Việt Cộng phục kích trong rừng. Trên đường về xe nào cũng quá tải với số lượng nước chứa đầy óc ách.

Tình cờ tôi gặp ông Trung úy trưởng đồn đóng chốt trên đỉnh đồi gần đó, qua vài câu thăm hỏi, ông khuyên tôi nên lo liệu về sớm vì đây thuộc khu vực bất an. Nói về chuyện Cá Thần ông cho biết là nơi này có nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoáng chất, có cả thảy sáu cái hồ lớn nhỏ chung quanh, nhưng chưa bao giờ dân địa phương trông thấy Cá Thần như người ta đồn đại. Ông nhấn mạnh không biết tin đồn từ đâu mà có. Tôi đi vì tò mò muốn biết thực hư ra sao, nhưng suy cho cùng có thể đây chỉ là những chuyện bịa đặt của mấy ông tài xế xe đò ế ẩm muốn câu khách mê tín. Dân chúng Việt Nam ta hầu hết đều nghèo khổ thất học, đã chịu đựng chiến tranh quá lâu nên mệt mỏi, cảm thức bất an trước hiện tại họ dựa vào những thế lực siêu nhiên nào đó để bám víu tin cậy. Câu Chuyện Cá Thần chỉ là đức tin của họ trước sự khó khăn của cuộc đời mà thôi. Ờ mà cũng biết đâu lời đồn đãi trên kia cũng phát sinh từ phía Việt Cộng theo một kế hoạch nào đó có lợi cho họ khi dân chúng nhộn nhịp, khi xe cộ bỗng nhiên chật ních ở vùng heo hút này.

Một Trường Hợp Em Bé Bể Lá Lách.

Sáng nay Chủ Nhật một ngày cuối Thu trời đẹp, sân quần vợt nằm trong Câu Lạc Bộ Đà Nẵng cạnh sông Hàn đông người hơn thường lệ, tôi cũng có mặt từ sớm để chơi vài sec với bạn bè. Đang ngồi nghỉ mệt chợt ngó ra cây dừa cao mọc de ra bờ sông thấy một bé trai chừng 12, 13 tuổi đang nghịch ngợm đu mình leo, chồm ra dáng vẽ rất khéo léo. Bỗng em trợt tay rớt người xuống thềm xi măng, hông bên trái va mạnh vào trụ lan can, em nằm im ru. Mọi người hốt hoảng xúm lại đỡ em lên, quan sát, cố tìm cách săn sóc. Mặt em tái nhợt đau đớn. Lúc đó có chiếc xe Jeep vừa chạy ngang qua, tôi vội chận lại nhờ chở tôi và em vô bệnh viện Duy Tân gấp.

Sau khi khám lâm sàng, thấy máu chảy đầy trong xoang bụng, áp huyết em xuống thấp, mạch thiệt nhanh và hơi thở cạn, tôi chẩn đoán biết em bị dập lá lách. Lá lách là bộ phận dự trữ máu trong cơ thể, giúp cho cơ thể chống nhiễm trùng bằng cách bài tiết ra chất kháng thể để đối phó và tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể cũng như những vi sinh vật nằm trong máu. Màng bọc chung quanh lá lách rất mỏng, không có lớp cơ nhưng có thể giãn nở để chứa cùng một lúc lượng máu khoảng vài trăm phân khối dùng phân phối cho các bộ phận khác trong cơ thể. Một khi lá lách bị rách, dù là rất nhỏ cũng không thể may dính lại được, máu từ chỗ rách sẽ rỉ ra ngoài xoang bụng mãi cho đến khi bệnh nhân phải chịu tử vong.

Không có lá lách vi trùng sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, nhất là đối với trẻ em dưới hai tuổi. Trường hợp em này, đã trên 10 tuổi, dù muốn dù không vấn đề cắt bỏ lá lách bị rách do tổn thương là điều khẩn cấp hầu cứu mạng sống của em. Gia đình em hiểu lời giải thích của tôi và đồng ý cho giải phẫu, tôi vội đưa em lên phòng mổ, chuyền nước biển, cắt bỏ nguyên lá lách bị dập trong thời gian ngắn nhất… Áp huyết em dần ổn định. Ca phẫu thuật thành công và tôi cũng thở phào nhẹ nhõm khi xong nhiệm vụ. Em không thuộc gia đình quân nhân, nhưng vì mới mổ cấp cứu, tình trạng sức khỏe còn yếu, cần được theo dõi thêm nên tôi cho em nằm lại Phòng Hồi Sức trong trại để người nhà chăm sóc cho đến khi lành bệnh mới được xuất viện.

Dường như con người có duyên phận do Trời định sẵn. Người chị thường vô bệnh viện chăm sóc cho em được một anh y tá trẻ của Phòng Hồi Sức phải lòng, hai người cảm mến nhau và chẳng bao lâu Phòng Hồi Sức nhận được thiệp mời đi dự lễ thành hôn của họ. Quả là tin vui đến như chuyện “Tái ông mất ngựa” trong cái rủi cũng có cái hên. Đứa em mất đi một lá lách nhưng người chị nhận được một trái tim! Tôi nhiều khi thắc mắc không biết có phải mình là ông mai gián tiếp hay không khi mình chứng kiến đứa nhỏ té và đã đem em về ở Tổng Y Viện để săn sóc. Cho đến nay, nhiều khi ngồi nhớ lại chuyện cũ, tôi thầm mong ước cặp vợ chồng trẻ ngày trước có được một đời hạnh phúc bên nhau, “Mai nhân” nào lại chẳng ước ao như vậy!

Những Bác Sĩ Quân Y Hy Sinh Vì Công Vụ.

Súng đạn vô tình có chừa ai đâu? Nhưng súng đạn của quân thù thì cố tình để giết người hơn nữa. Trong nghiệp lính, anh em hay nói Quân Y mang chữ thọ trên ngực nên không chết, tôi cho rằng mỗi người đều có số mạng. Chiến trường hiểm nguy ai biết trước được.

Giữa năm 1964, Bác sĩ Đoàn Mạnh Hoạch, thuộc một Liên Đoàn cơ giới nặng đang hành quân ở Quảng Tín thì bị nạn do cứu một thương binh đang oằn oại bên lề đường. Anh bị một viên đạn bắn từ sau lưng trổ ra trước bụng, làm vỡ động mạch chủ ở háng, máu ra không cầm được mà lúc đó chiến trường đang sôi động, không có phương tiện tải thương tức thì.

Điều đáng buồn cho anh là đã có Sự Vụ lệnh đổi về làm việc ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang nhưng vì trục trặc sao đó nên vẫn còn ở lại đơn vị gốc thêm một thời gian để chờ đợi giải quyết. Và tai nạn đã xảy ra. Có thể anh là Bác sĩ Quân Y đầu tiên hy sinh ngoài chiến trường Miền Trung.

Xác anh được mang về Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng, được ướp bằng trà xanh và quàn tại hội trường lớn, chờ người thân từ Sài Gòn ra đem về mai táng.

Một năm sau, năm 1965, tôi được chỉ định đi thành lập Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, một quân y viện khang trang gồm 400 giường xây cất trên một ngọn đồi, sát bờ biển ở Phan Thiết. Tôi nghĩ đó là một hân hạnh, anh xứng đáng được tôn vinh khi hy sinh trên chiến trường.

quanyviendoanmanhhoachngayxua-2-phanthiet
Ngày 31 tháng 3 năm 1965, anh Đỗ Vinh, Y sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù bị tử thương ngoài mặt trận Thăng Bình, tỉnh Quảng Tín. Xác của anh cũng được đưa về Tổng Y Viện Duy Tân. Nơi đây các đồng nghiệp và đơn vị Quân Y tẫn liệm cùng canh gác chu đáo, đúng lễ nghi quân cách. Tinh thần anh em bác sĩ đồng đội rất nhiệt tình: Bác sĩ Đoàn Bửu đích thân vô tận làng Thanh Bồ tìm một cỗ quan tài bằng gỗ quý cho Bác Sĩ Vinh, Y sĩ Đại tá Văn Văn Của, Y sĩ Trung tá Hoàng Cơ Lân và cô trợ tá nhảy dù Võ Thị Vui đã từ Sài Gòn ra Đà Nẵng để đưa quan tài anh Vinh về Sài Gòn cho gia đình.

Bác sĩ Đỗ Vinh là bác sĩ của Binh chủng Nhảy Dù đầu tiên bị tử thương ngoài trận tuyến. Tên của anh về sau được đặt cho bệnh viện Nhảy Dù ở Sài Gòn tức là bệnh Viện Đỗ Vinh nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, Gò Vấp.

saigonxua-benhviendovinhtrongtraihoanghoatham

Cũng năm 1965 Bác sĩ Lê Hữu Sanh, Y sĩ trưởng Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến cũng hy sinh tại chiến trường ở núi Thiên Ấn, gần sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Lúc đó đơn vị của anh bất thần bị Việt Cộng tấn kích dữ dội. Anh bị thương nặng ở đùi và được một Y tá dìu núp trong một lùm cây hơi xa xa chiến trường. Tuy nhiên anh bị giặc phát giác và chúng đã nhẫn tâm bắn một viên đạn vào đầu người bác sĩ đương bị thương không một tấc sắt trong tay này.Than ôi!

Di hài anh được đưa về bệnh Viện Dã Chiến Quảng Ngãi, lẫn lộn với xác các quân nhân khác, may nhờ Bác sĩ Võ Thường nhận ra thi thể anh nên đứng ra lo tẫn liệm và đưa về cho gia đình anh.

Về sau, bệnh xá Cửu Long của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ở Thị Nghè được đổi tên thành bệnh viện Lê Hữu Sanh để vinh danh người Y sĩ của binh chủng đã hy sinh. Năm 1970, bệnh viện này được chỉnh trang lại, phát triển lớn hơn, rộng rãi với 250 giường và một nhà hộ sinh.

Trên đây là một vài trường hợp nằm xuống của người Y sĩ trên chiến trường Miền Trung mà tôi biết. Trong cuộc chiến vừa qua, trên toàn quốc có biết bao nhiêu người Y sĩ đã bỏ mạng vì lý tưởng của mình, vì sự cố gắng làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc trên mặt trận. Chiến tranh thật tàn nhẫn khi mang lại bi thương bất kể người đó là ai…

Người Lính Mỹ Sắp Chết Đuối Trên Sông Hàn.

Năm 1965 tôi đang làm Y sĩ Trưởng Khu Ngoại tại Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng. Một hôm vào khoảng 9 giờ đêm tôi lái xe Jeep xuống quán Bamboo cất gie ra sông Hàn để ăn cơm tối do đi làm về trễ. Đang lúc ngồi chờ nhà hàng dọn thức ăn, tôi lơ đãng ngó dòng sông chảy mạnh từ trên nguồn ra cửa biển Sơn Trà thì giật mình đánh thót vì nghe giọng kêu cứu bằng tiếng Anh vẳng lại từ xa trên sông mờ tối. “Help… help.”

Ánh đèn của tiệm ăn quá xa chỗ phát ra tiếng kêu nên tôi chỉ thấy thấp thoáng một cái đầu người nhấp nhô trên sông rồi trôi giạt từ từ gần tới ngang chỗ tiệm ăn.Thực khách trong tiệm nhốn nháo bàn tán là có người Mỹ sắp bị chết đuối. Ai cũng băn khoăn lo lắng nhưng không ai có cách thế gì để cứu người, có lẽ vì trời tối và họ sợ dòng nước chảy mạnh của sông Hàn.

danang-songhan
Với phản ứng tự nhiên, không tính toán gì, tôi lật đật cởi phăng bộ đồ trận và giày vớ phóng xuống nước lội nhanh ra giữa sông, người bị nạn bây giờ hình như đuối sức không còn kêu cứu nữa mà đang sặc sụa và sắp chìm.Tôi chộp được cánh tay anh ta và choàng qua cổ mình, cố bơi vào bờ nhưng hơi khó khăn vì anh ta nặng quá. Vừa lúc đó một người Mỹ khác cũng kịp lội tới. Cả hai chúng tôi hì hục lắm mới đem được nạn nhân vô bờ. Tôi đặt anh ta nằm ở giữa tiệm ăn, giúp anh ói bớt nước và tỉnh lại bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Đó là một thanh niên Mỹ, trẻ tuổi, người tầm thước, mặc đồ dân sự… Tôi giới thiệu với mọi người về mình và nhờ mấy người Mỹ phụ tôi đưa anh ta lên xe Jeep của tôi để đem về Tổng Y Viện Duy Tân săn sóc tiếp.

Tại đây tôi cho anh thở thêm dưỡng khí, khám tim phổi, chích thuốc khỏe đề phòng cảm lạnh và ngồi chờ anh tỉnh hẳn lại. Chừng một giờ sau thì có xe Quân Cảnh Mỹ chở hai quân nhân đội nón MP đến làm biên bản để nhận anh ta và lấy chữ ký của tôi. Qua chi tiết họ cho biết thì thanh niên này là binh nhì Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đóng quân ở Huế, nhân khi nghỉ phép đã vào Đà Nẵng chơi. Anh quen với vài cô Việt Nam và vô tình bị lọt vào mỹ nhân kế của Việt Cộng, họ dụ anh xuống xuồng tính chở về sào huyệt ở đâu đó bên kia sông Hàn. May mắn cho anh là khi biết mình sắp nguy hiểm anh chống cự kịch liệt nên bị đập đầu văng xuống nước. Nếu anh ngoan ngoãn theo họ thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Câu chuyện tôi tưởng chừng đã đi vào quên lãng thì bốn năm sau, năm 1969 bất ngờ tôi nhận được huy chương Nhân Dũng Bội Tinh là huy chương dành cho ai cứu nguy người bị nạn trên sông biển. Đại tá Lưu Yểm, Tỉnh Trưởng Phước Long và Đại tá Cố Vấn Trưởng tỉnh Phước Long cho tôi biết nhận được huy chương này là do Tòa Thị Trưởng Đà Nẵng làm tờ trình lên Quân Đoàn I, có thông báo cho cơ quan Quân Sự Hoa Kỳ về việc tôi cứu người trên sông Hàn bốn năm về trước.

Điều khôi hài là sau này khi tôi bị bắt đi học tập thì cũng chính vì cái huy chương Nhân Dũng này mà tôi bị hành hạ, bị đưa đi nhiều nơi từ Trảng Lớn, Xuân Lộc, qua Suối Máu, Sóng Thần… Những người thắng trận đã kết tội tôi giúp đỡ kẻ thù và cộng tác với đế quốc Mỹ xâm lược. Cùng một hành động mà có hai cách nhìn, ôi chuyện đời thật quá bi hài!

Ngày nay mỗi lần đi ngang qua Camp Pendleton thì ký ức của tôi lại nhảy về cái đêm tôi lội trên sông Hàn kéo người thanh nhiên nọ. Thời gian qua đã gần nửa thế kỷ rồi. Chiến tranh cũng đã kết thúc lâu rồi, tôi đã già, người thanh niên kia chắc chắn cũng thế. Không biết anh ta có còn tại thế, có khỏe mạnh hay không? Tôi không biết tên anh ta, gương mặt anh qua thời gian bây giờ thật mù mờ trong tâm trí nhưng trong lòng tôi vẫn nhớ hình ảnh anh sặc sụa trên nền quán ăn và cử chỉ ngỡ ngàng của anh khi đi theo hai người Quân Cảnh.

Cầu mong anh được nhiều may mắn trên đời và mong anh có dịp xả thân cứu người khác.

Nguyễn Duy Cung
Nguồn Hội Quán Phi Dũng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ