(Xem: 1306)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1757)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2283)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1623)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2164)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2313)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1984)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3220)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3993)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3519)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8594)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10191)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12049)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9006)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7039)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7845)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
A year on from Qatar 2022, what’s the legacy of a World Cup like no other?
<a href=https://blsp.info>blacksprut площадка</a>
The 2022 World Cup final will go down as one of the most exciting, dramatic and memorable matches in the history of the game.

It was the scene of Lionel Messi’s greatest moment on a soccer pitch, in which he cemented his legacy as the best player of his generation after finally guiding Argentina to World Cup glory.

It was, for many, the perfect, fairytale ending to a tournament which thrilled well over a billion fans around the world. So good, perhaps, that many forgot it bookended the most controversial World Cup in history.
https://blacksprut-bs2w.net
black sprut
Rewind to the start of the tournament and the talk was all about matters off the field: from workers’ rights to the treatment of the LGBTQ+ community.

Just hours before the opening match, FIFA President Gianni Infantino launched into a near hour-long tirade to hundreds of journalists at a press conference in Doha, where he accused Western critics of hypocrisy and racism.

“Reform and change takes time. It took hundreds of years in our countries in Europe. It takes time everywhere, the only way to get results is by engaging <>] not by shouting,” said Infantino.

At one point, the FIFA president challenged the room of journalists, stressing FIFA will protect the legacy for migrant workers that it set out with the Qatar authorities.

“I’ll be back, we’ll be here to check, don’t worry, because you will be gone,” he said.

So, a year on from the World Cup final, what is the legacy of the 2022 World Cup?
Hi

I have just took a look on your SEO for hung-viet.org for its SEO Trend and saw that your website could use an upgrade.

We will improve your ranks organically and safely, using only state of the art AI and whitehat methods, while providing monthly reports and outstanding support.

More info:
https://www.digital-x-press.com/unbeatable-seo/


Regards
Mike Dutton

Digital X SEO Experts
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.

Thiên đường đánh mất: Khi Việt Nam thống nhất 1975

24 Tháng Giêng 20237:18 SA(Xem: 1014)
Thiên đường đánh mất: Khi Việt Nam thống nhất 1975
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Bài này mổ xẻ một luận đề tạm gọi là ‘thống nhất dân tộc’ do giáo sư James P. Pfister đề xướng trong bài tiểu luận ‘Cùng một Lỗi lầm: Việt-Nam và Đài Loan’ của ông (được tạm dịch dưới cùng). Giáo sư Pfister trưng ra luận đề ‘thống nhất’ một cách thẳng thừng, ngắn gọn, và chủ quan, ngụ ý rằng khi một đất nước bị chia đôi thì thực thể mạnh có thể chiếm lĩnh thực thể yếu hơn là điều tất nhiên. Trong bối cảnh của Đài Loan hiện nay và Việt-Nam trong vòng nửa thế kỷ nay, tác giả không quan tâm đến những vấn đề và hệ lụy có thể gây ra do sự xâm chiếm để đi tới thống nhất đó.

Đài Loan, một quốc đảo đã tránh khỏi sự cai trị trực tiếp của Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (phe Cộng Cộng sản) sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa năm 1949 và ông Tưởng Giới Thạch thua, phải kéo phe quốc gia đến Taipei (Đài Bắc) thiết lập một chính thể Cộng hoà Trung hoa mới, phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, hiện đang bị Trung quốc đe dọa thống trị. Trong khi Việt Nam, một đất nước đã bị chia đôi từ 1954, 20 năm sau đó thống nhất dưới ý chí của phe Cộng sản thống trị. Theo ông Pfister thế lực thống trị áp đảo (mạnh) là động cơ chính đáng, hợp lý để đoàn tụ, thống nhất dân tộc. Bất kể khi một thế lực thống trị có sác xuất đi ngược lại với chiều hướng tốt đẹp và ước vọng chính đáng của khối dân tộc bị cưỡng chiếm.

Ông Pfister bác bỏ sự can thiệp của một thế lực ngoại bang như Hoa kỳ hiện cố tìm cách ngăn chận sự thống nhất cưỡng chiếm tự nhiên này ở Đài Loan. Có phải là một điều vô tích sự, phí phạm máu xương và tiền tài của Hoa kỳ khi họ vung tay quá trán để can dự vào Việt-Nam và Đài Loan? Ông cho rằng Hoa kỳ ở xa, không có lý do lấn lướt một phạm vi thuộc vòng kiểm soát của Trung quốc. Do đó câu hỏi đối với Đài loan và Việt-Nam, nếu ô. Pfister cho rằng Hoa Kỳ không có phận sự thì cứ để mặc cho Trung quốc muốn làm gì với Đài Loan thì làm, Mỹ đừng nhúng tay vào. Ảnh hưởng xâm lấn của Trung quốc có xấu tốt là quyền tự nhiên của Trung quốc?

vuotbien-thuyennhan
VN bỏ lỡ cơ hội sau 1975- Ảnh mang tính minh họa- COR/AFP/Getty Images


Chính sách can thiệp của Hoa Kỳ

 

Xét theo công tâm – ngoại trừ những năm gần đây khi sự tham quyền cố vị và một tham vọng bất chính của một cá nhân tạo nên một chính phủ đảng phái, một (nền) Cộng hòa chao đảo, mị dân, khiến lòng người bị chia xé – Hoa Kỳ nói chung là một quốc gia từ khi lập quốc đến nay vẫn xứng đáng với vai trò lãnh đạo thế giới, từ bản hiến chương mà chính bác Hồ đã dựa theo để tuyên xưng độc lập cho một Việt-Nam Dân chủ Cộng hòa ở vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 1945:

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

cho đến những nguyên lý dân chủ, đa nguyên (ý kiến đa chiều của muôn dân bá tánh), tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng mà Hoa Kỳ giương cao khi tham chiến giúp cho phe yếu thế cô. Nhiều quốc gia trên toàn cầu – gần đây nhất, Ukraine – đang dõi mắt trông chờ Hoa Kỳ, tin tưởng và trông cậy sẽ được bảo vệ và cứu giúp khi bị đe dọa bởi những thế lực thống trị bên ngoài tìm cách khuynh loát hay xâm lược. Chả thế mà Hoa kỳ đã hy xương máu và tiền tài can dự vào hai cuộc thế chiến, giúp cho Âu châu, Nga Xô, Trung quốc và Đông Nam Á được vẹn toàn lãnh thổ, thoát khỏi ách phát xít Đức và Nhật. Hẵn nhiên, nhất là những năm vừa qua, Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng đúng, cũng sáng suốt trên đường lối đối nội, đối ngoại. Có những chính sách ngoại giao đã gây nên đổ vỡ ở nước ngoài, những nước trong cuộc và lân cận như Việt-Nam, Lào, Cam bốt, Trung hoa, Cuba, Ba tư (Iran) hay A-phú-Hãn (Afghanistan), v.v..

Người viết xin nêu ra một số vấn đề tiêu biểu mà ông Pfister tự tiện gác qua một bên khi ông muốn đưa đề án và lý luận nửa vời của ông lên trên sự hiểu biết của đọc giả. Tuyên bố Cairo 1943 do Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Hoa kỳ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh quốc) và Đại Tướng Quân Tưởng Giới Thạch (Cộng hòa Trung quốc, phe Quốc gia) ký kết nhằm bác bỏ sự chiếm đóng của Nhật bản ở Đông Nam Á. Cộng Hoà Nhân Dân Trung hoa – phe Cộng sản của Mao không có dự phần – Tuyên bố Cairo không giaọ phó Đài Loan cho Trung quốc (CHND Trung hoa hôm nay). Ngoài ra có một số điều nhập nhằng trong bài tiểu luận mà ông Pfister lướt qua đối với các quốc gia như Việt Nam, Đài Loan.

Không hẳn là sai khi nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thế giới công nhận, nhưng theo  Công pháp Quốc tế, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (chính quyền Việt Nam) hiện nay là một chính quyền hiện hữu trên thực tế (de facto) nhưng không phải là một chính quyền chính danh hay hợp pháp (de jure). Họ đã vi phạm Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký kết ngày 27 tháng Giêng, 1973 (Paris Accords) khi Hà nội và thuộc hạ, tức là Lực lượng Giải Phóng Việt Nam, còn được gọi là Việt-Cộng (PRG) ký kết với Hoa kỳ và chính quyền Việt-Nam Cộng hòa cam kết sẽ không xâm lược miền Nam bằng vũ trang:

Sự thống nhất Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình mà không có sự ép buộc hoặc thôn tính của bất kỳ bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. (The reunification of Vietnam through peaceful means without coercion or annexation by either party, and without foreign interference.)

*Bãi bỏ sự thuyên chuyển thêm quân lính vào Nam Việt-Nam (A ban on introducing further military personnel into South Vietnam.)

Không khác gì lời tuyên bố của ông Hồ chí Minh: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”Tiêu chí cốt lõi là dân tộc của các quốc gia trên toàn cầu, chí ít Việt-Nam, Đài Loan, hoặc hiện nay Ukraine đều có quyền sinh sống, bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Có lẽ tác giả Pfister quyết định phủ nhận những quyền này, bất chấp khi một nước lớn muốn chiếm lĩnh và đồng hóa một nước nhỏ như trường hợp Trung quốc muốn nuốt chửng Đài Loan như hiện nay. Một chính sách bá quyền mà họ đã và đang thực hiện với Mông cổ, Tây Tạng, Tân cương, Ngô Duy Nhỉ, Hồng Kông, Đài Loan hay một ngày kia Việt-Nam. Đây cũng chính là một điều mà hiện nay tổng thống Putin ở Nga đang cố tình thực thi: thôn tính trọng gói Ukraine bằng một cuộc chiến khốc liệt, tàn phá và hủy hoại các thành phố, các hạ tầng cơ sở, triệt tiêu quyền sinh sống của người dân Ukraine bằng cách pháo kích và đánh bom tan tành hệ thống điện nước, khí đốt, năng lượng và các phương tiện sống còn của dân tộc Ukraine.

Có lẽ Ukraine là một là thí dụ mà ông Pfister không dám nêu ra để minh định lập trường ủng hộ một thế lực thống trị (mạnh) đang manh nha thống nhất (xâm nhập) một thực thể yếu hơn của mình. Không khác gì tuyên bố của Putin cho rằng Ukraine là một phần tử xuất xứ từ Nga nên phải được Nga sát nhập, cho nên Hoa kỳ và thế lực ngoại bang như NATO ở Tây phương không được nhúng tay gián đoạn tiến trình đồng hóa (thống nhất) của Putin. Có phải ông Pfister muốn Mỹ buông tay để cho diễn biến tự nhiên như chuyện tiếp tục thôn tính một nước yếu hơn, bé hơn xảy ra? Có khác gì cứ để cho Trung quốc chiếm đoạt cả Đài Loan và gộp đảo này vào sự bành trướng của đế quốc Đại Hán; và như thế mọi người phải đồng loạt ngợi khen sự cai trị trên toàn cõi Việt Nam dưới sự thống trị của đàn em Xã hội Chủ nghĩa là một sự đã rồi, tự nhiên, và tốt đẹp?

Theo nhận định của ông Pfister, Việt Nam Cộng hoà là một thực thể yếu kém hơn thế lực thống trị của Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc nên sự xâm chiếm, thống nhất và thống trị miền Nam của họ là điều tất nhiên phải chấp nhận. Người viết bài này trên một phương diện nào đó có lẽ cũng chấp nhận chuyện hạ quyết tâm đưa đến sự thống lĩnh miền Nam của phe Cộng sản, một lý lẽ mà Huy Đức trong một buổi họp bạn ở nhà một giáo sư đại học Berkeley đã lý giải: miền Bắc thắng vì chế độ Cộng sản chuyên chế bắt buộc mọi người dân phải đồng tâm nhất trí dốc hết tâm lực vào guồng máy chiến tranh, trong khi miền Nam dân tình được tự do hơn nên không chú tâm dồn hết tâm trí vào chuyện đánh nhau nên thua. Trong khi người viết không bác bỏ tiền đề của anh Trương huy San, đương sự vẫn tin rằng trong suốt cuộc chiến miền Nam không yếu thế hơn miền Bắc, duy chỉ không biết và không chủ động chiến lược hay kết hợp lợi thế chiến trường với đồng minh mà nhiều lúc nhượng bộ chính sách của Hoa Kỳ. Tỉ dụ như:

Vấn đề Bắc Tiến không được thực thi, hoặc những năm từ 1968 khi toàn bộ Lực lượng Giải phóng miền Nam bị tiêu diệt, phe Cộng hoà không biết tận dụng thời cơ, cho đến 1973 (khi Mỹ rút quân) nhất là năm 1975, dưới sự lãnh đạo bối rối của tổng thống Nguyễn văn Thiệu, ông Thiệu đã củng cố nhận định yếu kém của Việt-Nam Công hòa, khi ông dùng miền Nam làm lá bài phé với chính quyền Hoa Kỳ bằng cách bỏ ngỏ các vùng chiến thuật phía Bắc cho Quân đội Nhân dân tiến quân vào chỗ không người phòng thủ, rút hết quân đội về trấn thủ Sàigòn, một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan. Trong lúc ông Nixon đã sắp bị truất phế phải từ chức vì vụ Watergate không thể giải cứu miền Nam được nữa, ông Thiệu lên TV, nước mắt nước mũi ràn rụa, phất phơ lá thơ của Nixon hứa sẽ can thiệp nếu Hà Nội tiến quân vi phạm Hiệp định, lên án Mỹ cắt bỏ viện trợ..

Tiếc thay trong cuộc chiến Quốc Cộng ở Việt-Nam cho đến nay vẫn có những sai lầm về tư tưởng, và lãnh đạo Việt Nam từ ngày thống nhất đất nước cho đến giờ vẫn không tìm cách thoát Trung, vẫn trông cậy vào Cộng sản Bắc triều để giúp mình giữ vững ngôi vị bằng cách dựa vào Trung quốc để an dân trị quốc. Ông Bùi Tín đã nói cuộc chiến Việt-Nam đã ngã ngũ rồi khi lịch sử đã sang trang. Không thể xoá đi và làm lại một ván bài hay một bàn cờ đã chơi. Tôi có một đàn anh thân thương, đáng kính nay đã mất, như một số nhân sĩ và trí thức miền Nam, ông vẫn mong được như Hàn quốc (ngày nay giàu mạnh hơn Việt-Nam), nên tranh cãi với đàn em, vì ông muốn giành lại miền Nam làm lại ván bài Việt-Nam Cộng hòa để không bị thống nhất dưới sự cai trị ̣của Việt-Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, tôi thiển nghĩ người Việt còn quan tâm đến xứ sở nên thiết thực hơn bắt đầu từ đây nổ lực thay đổi cục diện, thoát Trung, để thực sự độc lập, kiến thiết Việt-Nam giàu mạnh, vẹn toàn sứ sở, công bằng vị tha trong dân chủ.

Cho nên có một điều: qua sự thống nhất đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả bài viết này trong tinh thần muốn rộng đường dư luận xin đưa ra một giả định mà chắc rằng sẽ không bao giờ có cơ may lãnh đạo trong Bộ Chính Trị sẽ nghiệm lại diễn biến trong nửa thế kỷ qua để xem mình có thể cứu vãn được gì không, vì trên thực tế họ đã đánh mất một cơ hội trời ch năm 1975. Biến cố 30 tháng Tư, 1975 là một cơ hội ngàn vàng vì trong lịch sử nước nhà trong những thế kỷ gần đây ít khi Việt-Nam có một khoảng thời gian thực sự được độc lập, không lệ thuộc ngoại bang, hay nằm đưới sự kềm tỏa hay ảnh hưởng của một nước nào. Liên bang Xô viết của Nga đang khủng hoảng vì chuyện thanh trừng nội bộ của Brezhnev với phe Kosygin và Podgorny. Ngày mà lãnh tụ miền Bắc gọi là giải phóng miền Nam, ngay cả Trung quốc cũng không muốn thấy Việt-Nam được độc lập thống nhất dù dưới sự lãnh đạo của đàn em xã hội chủ nghĩa.  Nói trắng ra Trung quốc không bao giờ muốn có một nước Việt đoàn kết và hùng cường để trở nên một cái gai ở ba sườn họ. Cho nên không có giúp đỡ hay ảnh hưởng gì của Trung quốc  trong lúc đó với Việt-Nam Để trả đũa cho sự lớn mạnh và cao ngạo đó chỉ 4 năm sau Trung quốc xô quân qua biên giới phía Bắc của Việt-Nam để sát phạt người em vươn vai Thánh Gióng của mình.

Tù tội và đàn áp giết chết mật cơ hội kiến thiết đất nước

Tóm lại, lãnh đạo miền Bắc không được như Hoa kỳ trong cuộc nội chiến Nam Bắc phân tranh (1861-1865), nồi da sáo thịt, khi số tử vong chiến trường Mỹ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, miền Bắc không biết nối vòng tay lớn đón nhận người em sinh tử miền Nam như Hoa kỳ. Miền Bắc Hoa Kỳ thắng nhưng họ không trả thù, bắt giam cựu thù, tức là anh em miền Nam của họ. Họ biết rằng đây là lúc họ mong mỏi sự góp sức của toàn dân để kiến thiết, để xây dựng lại đất nước, xoá bỏ hận thù, hòa giải, hòa hơp dân tộc. Vì lẽ đó nhiều người Việt miền Nam không thích Công sản cũng nán ở lại Việt-Nam sau ngày thống nhất trông chờ góp sức xây dựng đất nước. Tất nhiên sự ghét bỏ và căm thù của nhiều người dân trong những năm cai trị hà khắc của Cộng sản vẫn còn, biết đâu sẽ tiêu tán theo thời gian NẾU lãnh tụ miền Bắc biết hòa giải, biết hòa hợp dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh để kiến thiết quốc gia, đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế. Nếu từ 1975 đảng Cộng sản Hà nội được như vậy thì có lẽ Việt Nam ta ngày nay đã vươn ra biển lớn, nở mặt với thế giới lâu rồi. Thật ra bây giờ vẫn chưa muộn!

Nguyễn Khoa Thái Anh
Nguồn : Đàn Chim Việt


***

Cùng một Sai lầm: Việt Nam và Đài Loan

(Nhật báo Daily Telegram)

James W. Pfister

Chủ nhật, ngày 8 tháng 1 năm 2023 lúc 1:00 AM PST·(dài 4 phút)

https://news.yahoo.com/james-w-pfister-same-mistake-090059084.html

Hoa Kỳ ra sức bảo vệ thực thể miền Nam. Miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay Bắc Việt, đối thù chúng ta vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam hiện nay là một quốc gia thống nhất theo luật pháp quốc tế.

Tổng thống Joe Biden đã nói ít nhất bốn lần rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan chống lại nỗ lực thống nhất cưỡng bức của Trung Quốc. Chắc chắn, có nhiều sự khác biệt lớn giữa hai trường hợp. Đài Loan là một thực thể chặt chẽ và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn Nam Việt Nam. Và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân với Đài Loan còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, cả hai trường hợp đều có những điểm tương đồng quan trọng: Trong diễn biến lịch sử cả hai đều được thống nhất dưới một thực thể thống trị mạnh hơn, cả hai đều bị chia xé bởi một kẻ xâm nhập bên ngoài hùng mạnh hơn, và cả hai đều trải qua sự can thiệp của Hoa Kỳ nhằm cản trở quá trình thống nhất. Ngoài ra, cả hai đều nằm ngoài vòng ảnh hưởng địa dư của Hoa Kỳ nhưng trong quỹ đạo của Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều có thể được coi là một cuộc nội chiến, nơi chúng ta không nên áp dụng cái được gọi là thuyết domino. Người Mỹ (chúng tôi) đã phạm sai lầm với Việt Nam. Có phải chúng ta sắp bị sa vào một lỗi lầm tương tự với Đài Loan?

Vào thế kỷ 16, Việt-Nam bị chia thành ba phần: dưới nhà Mạc, nhà Trịnh và nhà Nguyễn. Kết cuộc tất cả đều được thống nhất dưới thời Nguyễn Ánh, người lấy niên hiệu là Gia Long, vào ngày 1 tháng 6 năm 1802. Người Việt bắt đầu mất hợp quần của họ vào tay thực dân Pháp vào những năm 1860 và Việt-Nam vào những năm 1880 hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Pháp.

Tại Đài Loan, quốc đảo này do Trung Quốc kiểm soát vào năm 1683, họ đã đánh đuổi được người Hoà Lan và Tây Ban Nha và trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã mất Đài Loan vào tay người Nhật do Chiến tranh Trung-Nhật và Hiệp ước Shimonoseki ngày 17 tháng 4 năm 1895.

Do đó, trong cả hai trường hợp, thực thể thống trị có chủ quyền và chiếm đoạt được thực thể yếu kém hơn, cho đến khi thực thể này bị mất vào tay một thế lực bên ngoài mạnh hơn vào cuối thế kỷ 19. Mục tiêu của cả hai thực thể mạnh là giành lại chủ quyền và quyền sở hữu mà họ từng có.

Tại Việt Nam, Pháp đã bị người Việt quốc gia (dưới trướng của Việt-Minh, chú thích của người viết) đánh bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Hoa Kỳ đã chi trả 80% phí tổn chiến tranh cho Pháp. Hội nghị Genève, ngày 21 tháng 7 năm 1954, quy định việc Pháp rút quân trong danh dự và tổ chức bầu cử vào tháng 7 năm 1956, dự kiến sẽ là cơ sở cho sự thống nhất dưới một thực thể Việt Minh áp đảo hơn.

Do hậu quả của Thế chiến II, người Nhật đã bị đánh bại ở Đài Loan. Một quan chức của chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản tại Đài Loan vào ngày 25 tháng 10 năm 1945. Những người theo chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc đã thua trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc; Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là CHND Trung Hoa) vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Tuyên bố Cairo năm 1943 được đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên, khẳng định Đài Loan được trả cho Trung Quốc, theo Frank S. T. Hsiao và Lawrence R. Sullivan, trong bài “The Chinese Communist Party and the Status of Taiwan” năm 1979. (Đảng Cộng sản Trung quốc và tình trạng Đài Loan). Đài Loan được hiến pháp CHND Trung Hoa coi là một tỉnh lỵ của CHND Trung Hoa. 

Hoa Kỳ trở thành một thế lực can gián ở Việt Nam và Đài Loan. Tại Việt Nam, Hoa Kỳ từ chối không chấp nhận các dàn xếp của Hội nghị Genève và phản ứng với Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO/Southeast Asia Treaty Organization), một liên minh phòng thủ chống lại chủ nghĩa cộng sản, trái ngược với các Dàn xếp ở Genève, cho phép một thủ tục theo đó Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, có thể được SEATO bảo vệ dưới dạng các thực thể “giao thức”.

Tại Đài Loan, Hoa Kỳ đã ngăn chặn sự thống nhất bằng cách đưa Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan trong Chiến tranh Triều Tiên và bằng cách tham gia một hiệp ước phòng thủ vào năm 1955 với Tưởng Giới Thạch về Đài Loan. Ngay sau khi đó, Hoa Kỳ cuối cùng cũng công nhận CHND Trung Hoa là chính phủ của toàn bộ Trung Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1979, bao gồm cả Đài Loan (chính sách Một Trung Quốc), và chấm dứt hiệp ước phòng thủ nói trên. Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, tiếp tục mối quan hệ phòng thủ của Hoa kỳ với Đài Loan và tạo ra một sự mơ hồ chiến lược mà chúng ta hiện có về CHND Trung Hoa.

Một lần nữa, như với Nam Việt Nam, chúng ta đang bảo vệ một thực thể yếu hơn mà trong lịch sử đã thống nhất với thực thể thống trị. Trong cả hai trường hợp, chúng ta (Hoa kỳ) đã can thiệp để ngăn chặn kết quả tự nhiên của sự thống nhất. Chúng ta nên bãi bỏ Đạo luật Quan hệ Đài Loan và quan tâm đến công việc riêng của mình, thay vì lãng phí mạng sống và tiền bạc trong một hướng đi đã thất bại.

[Ông Pfister có bằng Luật khoa ở đại học Toledo, Tiến sĩ về Khoa học Chính trị, về hưu sau 46 năm trong ngành khoa học Chính trị ở Eastern Michigan University]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ