(Xem: 1299)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1752)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2276)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1619)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2159)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2303)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1979)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3213)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3988)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3512)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8591)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10189)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12041)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9001)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7036)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7841)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
26 Tháng Tư 20245:27 SA
- прочный и качественный металл (металлоконструкция); - влагостойкая фанера толщина 15 мм (кольца, качели, горка); - ПВХ+ПВХ с антискользящим покрытием (мат); - верёвка ФАЛ (гладиаторская сетка); - верёвка диаметром 4 мм (кольца, качель); - 100% х/б (канат); - порошковая краска без запаха с лучшими показателями; - износоустойчивый безопасный пластик (кольца); - поролон 40-й плотности. Все материалы сертифицированны и противоаллергенны!Вы самостоятельно укомплектовываете свою тренировочную площадку – то есть, выбираете такое спортивное оборудование, которое окажется для вас наиболее эффективным Вы выбираете инвентарь, в том числе, и по уровню максимальной нагрузки, на которую он рассчитан. Если общественные тренировочные комплексы не привлекают вас именно ввиду своей хлипкости, то в надежности самостоятельно приобретенного оборудования сомневаться вам не придется Вы можете установить либо стационарный, либо передвижной инвентарь. Тренировочные комплексы, которые не требуют бетонирования – это отличное решение для тех, кто не хочет нарушать целостность асфальтового покрытия или газона Вы лично определяете габариты и конфигурацию оборудования. Самостоятельно размещаете инвентарь на выделенном участке наиболее удобным образом для вас образом. Кроме того, вы определяете подходящий стиль спортплощадки, чтобы она идеально вписалась в ландшафт прилегающей к вашему дому территории.
<a href=http://slavutych.org.ua/usloviya_massazha.html>Делаем безопасные уличные спортивные площадки</a>
<a href=https://volosi.zp.ua/skupka-volos-v-zaporozhe/>Купить недорого уличные тренажеры</a>
<a href=http://www.anross.ru/index.php?l0=questions>Детские игровые спортивные площадки купить</a>

Детская площадка помогает детям развиваться не только физически, но и приобретать полезные социальные навыки.Выполняя следующие требования по установке, Вы надежно защищаете ребенка:
I have been looking forward to laying down a few gambles on numerous sports matches taking place currently. I figured I ought to let know everyone that I have stumbled upon what I believe to be the best trustworthy website across the United States. If you're interested in getting involved in the action, don't forget to check out the site: <a href=https://purecasinos.org/new/>purecasinos.org/new/</a>
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.

Về Vấn Đề Nguồn Gốc Thơ Lục Bát

16 Tháng Tám 20196:44 SA(Xem: 957)
Về Vấn Đề Nguồn Gốc Thơ Lục Bát
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Trong Facebook của nhóm Diartlogue - Văn đàm có đăng bài viết "Lục Bát: Của Ta Hay Của Tàu", của tác giả Đỗ Quý Dân, nhà văn có tầm ảnh hưởng rộng đến giới trẻ, cùng với lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trọng của vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết của ông Đỗ Quý Dân cùng lời phản biện của tôi.

Sau đây là nguyên văn bài viết của ông Đỗ:

 

LỤC BÁT: CỦA TA HAY CỦA TÀU?

 

Từ trước đến nay nhiều người cho rằng thể thơ lục bát là do người Việt chúng ta đặt ra. Tuy nhiên, thể lục bát đã được sử dụng trong kinh, truyện, và sử của Trung Quốc (Kinh Dịch, sách Trung Dung và Tống Sử). Vậy phải chăng chúng ta đã mượn lục bát từ người Tàu?

Phần diễn giảng hào lục tam của quẻ Khôn trong Kinh Dịch có hai câu như sau:

 

“Lục tam, hàm chương khả trinh

Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”

 

Đúng là lục bát. Từ số chữ đến cách gieo vần.

 

Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:

 

“Phù thủy, nhất thước chi đa

Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

 

Rõ ràng là lục bát. Có khác chăng là lời thơ bằng Hán tự.

 

Còn sách Tống Sử có hai câu:

 

”Đế sĩ Sái Xác hữu công,

Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình..."

 

Cũng lại lục bát. Trước khi nên thơ văn của Việt Nam được phát triển.

Khi nhắc đến vấn đề này, cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật “ Cụ bảng”, thầy dạy học của Đào Vân Hạc trong “Lều chõng”, để bàn như sau:

Cũng vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta, thì nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đã sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng, thì tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở kinh, truyện và sử, thì sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ đời trước nói thế, bây giờ mình cũng hãy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần, không nên vội vàng bài bác.” – trích “Lều Chõng” của Ngô Tất Tố

Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tự ái rất cao, tìm đủ mọi lý lẽ để chứng minh mình không lệ thuộc Tàu, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản biện chứng vững chắc. Người Nhật cũng mượn nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ đem mấy cái đã “mượn” kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm tự hào. Sao người Việt chúng ta không làm được như người Nhật nhỉ? Cứ nhận là lục bát gốc ở Tàu, nhưng người Việt chúng ta đã biến nó thành thể thơ riêng, đặc biệt của mình đi, có làm sao đâu?

Chỉ sợ cái tự ái rất Việt Nam sẽ ngăn cản chúng ta làm chuyện đó.

Đỗ Quý Dân [*]

 

NHỮNG LỜI PHẢN BIỆN

 

NguyenLac
Nguyên Lạc

Đọc qua bài viết của ông  Đỗ Quý Dân, tôi nhận xét như thế này:

- Sau khi viện dẫn 3 câu "thơ" Tàu mà ông cho là thể thơ Lục bát, Đỗ Quý Dân đưa ra câu nói rất nặng: "Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tái rất cao, tìm đủ mọi lý lẽ để chứng minh mình không lệ thuộc Tàu, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản biện chứng vững chắc" (Đỗ Quý Dân)

Có nghĩa là  chuyện ăn cắp thể thơ Lục bát rành rành ra đó mà còn tự ái, còn cãi nữa.

Tôi sẽ lần lượt phản biện về câu "thơ" trong Kinh Dịch cùng  2 câu trong Trung Dung  và Tống sử mà ông Đỗ cho là thơ Lục bát, cùng vài điểm nhỏ về "tự ái" dân tộc.

 

1. V Kinh Dch

 

Vì trong bài viết của Đỗ Quý Dân có liên hệ đến Qu Dịch - hào Lục tam - nên tôi ghi ra đây sơ lược vài hàng về Dịch:

Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó (tức bát quái) thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch.

Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán.

Vì nó được "tập đại thành" có hệ thống và giảng giải sơ khởi bởi Chu Văn Vương, và được giải thích rõ thêm bởi con ông là Chu Công nên thường được gọi là Chu Dịch.( Cũng có nhiều nguồn khả tín cho biết Dịch phát xuất từ nước nông nghiệp: Lạc Việt nên còn được gọi là Việt Dịch) .

Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ____ tượng trưng cho dương, một vạch đứt __ __ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình/ quẻ - bát quái, rồi tám hình/ bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình/quẻ mới: Lục thập tứ quái: 64 quẻ.

Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái (quẻ đơn).

Mỗi quẻ  trùng có 6 vạch - gọi là hào - thứ tự từ dưới lên trên là: Sơ, nhị, tam, tứ, ngũ và thượng. Gọi là thượng mà không gọi là lục vì trong Kinh Dịch Lục (6) là Âm: (vạch đứt: _ _ ), Cửu (9) là Dương: (vạch liền: ___ ). Riêng đặc biệt 2 quẻ Thuần Càn và Thuần Khôn có thêm hào 7 gọi là dụng

Thí dụ: Thượng lục là hào 6 âm, Thượng cửu là hào 6 dương, Cửu ngũ là hào 5 dương v.v ...

[Trích Quẻ Dịch, Cách Lập Và Giải Đoán - Nguyên Lạc ] [*]

 

Trong bài, Đỗ Quý Quân nói hào "lục tam" nghĩa là hào 3 âm của quẻ Khôn/ Thuần Khôn

Thử xét quẻ trùng này:

 

QUẺ THUẦN KHÔN

Quẻ Thuần Khôn là quẻ thứ 2 trong 64 quẻ Dịch, nó gồm 6 vạch âm: (vạch đứt: _ _ ). Hào từ của quẻ Khôn (có thêm hào dụng như đã nói) từ dưới lên trên, kể cả lời Kinh  là:

 

7. DỤNG LỤC: Lợi vĩnh trinh.

6. LỤC THƯỢNG: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.  

5. LỤC NGŨ: hoàng thường, nguyên cát.

4. LỤC TỨ: quát nang, vô cữu, vô dự.

3. LỤC TAM: hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.

2. LỤC NHỊ: trực phương đại, bất tập vô bất lợi.

1. SƠ LỤC: Lý sương, kiên băng chí.

(Hào từ của quẻ Khôn từ dưới lên trên)

 

Hào Lục Tam mà Đỗ Quý Quân liên hệ là hào 3 âm.

Sau đây là lời hào Lục Tam - Hào 3 Âm - qua các lời giải:

六三:含章可真,或從王事,無成有終.

Lục Tam:

Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.

Dịch nghĩa:

- Hào Sáu Ba:

Ngậm văn vẻ, có thể chính; hoặc theo đuổi việc nhà vua, không cậy công? Thì được tốt lành về sau.- Lời giải của Ngô Tất Tố:

- Hào 3, âm:

Ngậm chứa (đừng để lộ ra) đức tốt mà giữ vững được, có khi theo người trên mà làm việc nước, đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả - Lời giải của Nguyễn Hiến Lê

 

 Lời hào lục tam là "Hàm chương khả trinh; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung" viết liền và chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ Quý Dân đã không lương thiện khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội dung HÀO, cho đủ 14 âm tiết theo cách “mập mờ đánh lận con đen”, rồi viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”, và gọi đó là THƠ LỤC BÁT:

 

“Lục tam, hàm chương khả trinh

Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”

(Đỗ Quý Dân)

 

Rõ ràng có sự "nhập nhằng", có ý đồ ở đây!

 

2. V hai câu thơ Trung Dung và Tng S

 

Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:

 

“Phù thủy, nhất thước chi đa

Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

 

Sách Tống Sử có hai câu:

 

”Đế sĩ Sái Xác hữu công,

Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình..."

 

Đúng là các câu lục bát âm Hán Việt dẫn trên đều là có đủ 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Nhưng ông Đỗ nên nhớ rằng  tiếng Tàu chỉ có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Hán Việt là đọc chữ Hán theo âm Việt chứ âm Tàu đâu phải vậy. [Mời các bạn đọc thêm phần thanh điệu ở phụ chú dưới của Thiếu Khanh và nhà giáo, nhà thơ La Thụy] [@.Phụ Lục]

Theo riêng tôi, đây là cách các cụ đồ nho Việt Nam hồi trước dùng thể lục bát để diễn giải Trung Dung (của Khổng Tử) và Tống Sử cho các môn sinh hoặc người sau dễ dàng hiểu mà thôi.

 

3.V s t ái ca ngưi Vit

Ông Đồ Quý Dân nói:

"Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tái rất cao, tìm đủ mọi lý lẽ để chứng minh mình không lệ thuộc Tàu, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản biện chứng vững chắc. Người Nhật cũng mượn nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ đem mấy cái đã “mượn” kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm tự hào. Sao người Việt chúng ta không làm được như người Nhật nhỉ?..."

Tôi có thêm ý kiến ngắn về điều này:

-- Có chút tương đối "tích cực" trong ý nghĩ này, nhưng ông Đỗ nên nhớ:

- Nếu không có tự ái dân tộc thì không có lòng yêu nước. Tuy nhiên phải suy nghĩ cho tận tường về lòng tự ái của mình, điều nào nên, điều nào không nên, nên tránh. Tự ái chủ quan mù quáng sẽ chặn bước tiến của dân tộc. Cái hay, cái đẹp là của chung nhân loại khi được công bố; và nước nào cũng có, chậm mau tùy điều kiện. Con người cao hơn con vật là ở tính "Kế thừa". Dại gì để mất thời gian, có khi cả đời để phát minh, phát kiến cái mà người xưa đã?

- May mắn cho nước Nhật là có được minh quân Minh Trị Thiên Hoàng và Yukichi Fukuzawa [***] đưa đến công cuộc Duy tân, canh tân đất nước trong một thời gian ngắn chỉ hơn 50 năm, biến nước Nhật thành cường quốc. Nhật không chỉ “Thoát China”, mà còn vượt qua China nhờ học hỏi Hà Lan/ Tây phương. Giả dụ nếu không "Thoát China", biển đảo của Nhật chắc cũng giống như của Việt Nam bây giờ thôi.

 

LỜI KT

 

Thật lòng nói, bài viết của ông Đỗ tôi không cần phải bỏ nhiều thời gian phản biện như vầy, vì nó "bình thường" lắm; tôi không dám nói "ấu trỉ" như các bạn tôi vì sợ ông buồn. Tuy nhiên, như người Mỹ nói: "Once and for all": Trả lời một lần những ai cứ cho rằng mọi điều của Việt Nam đều từ China; giống như một số người cố tình cho truyện Kiều/ Đoạn Trường Tân Thanh là từ Thanh Tâm Tài Nhân của China mà ra, sao không nghĩ ngược lại? Chúng ta sẽ gặp lại đề tài này ở những bài sau.

Trân trọng và mong các bạn góp thêm ý kiến.

Mời đọc thêm Ph Lc dưới.

.

Nguyên Lạc

...................

[*] Đây là FB của bài Đỗ Quý Dân

https://www.facebook.com/groups/339950766569558/

[**] Quẻ Dịch, Cách Lập Và Giải Đoán 1 - Nguyên Lạc

http://phudoanlagi.blogspot.com/2019/01/que-dich-cach-lap-va-giai-oan-nguyen-lac.html#more

Quẻ Dịch, Cách Lập Và Giải Đoán 2 - Nguyên Lạc

https://trangvhntnguoncoi.wordpress.com/2019/03/29/que-dich-cach-lap-va-giai-doan-2/

[***] Yukichi Fukuzawa - Khuyến Học

Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là "Voltaire của Nhật Bản", không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vựơt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.

.

@. Phụ Lục

Xin được ghi ra đây thêm những phản biện về bài viết của Đỗ Quý Dân:

 

I. Phn bin ca Đ Phú

Đây là phản biện của nhà văn, nhà nghiên cứu về Tây nguyên Đỗ Phú:

Tác giả bài viết là ông Đỗ Quý Dân quá ấu trĩ. Ba cặp câu mà ông Dân nêu ra, xét về luật, vần thì đúng là 3 cặp thơ Lục bát, 3 cặp câu Lục Bát hay, khó có.

Tuy nhiên để gọi 1 cặp câu Lục Bát là 1 bài thơ thì chưa đủ. Hai câu thơ 7 chữ đối nhau cũng chỉ là 1 cặp đối chứ không phải là 1 bài thơ đường luật. 3 cặp câu ông Dân nêu ra bất quá chỉ là Tàu cú mà thôi.

Để gọi là một dòng thơ cần phải xét đến tính phổ quát của nó. Dọc theo từng thời kỳ phát triển của thơ ca, thể loại thơ đó, dòng thơ đó phải xuất hiện liên tục và không gián đoạn. Và điều tiên quyết là mọi nhà thơ của quốc gia, hoặc các nhà thơ sống tại lãnh thổ mà dòng thơ đó xuất hiện đều có sáng tác thơ theo thể loại này.

Thể thơ lục bát cũng không ngoại lệ. Muốn nói nó là thể thơ của quốc gia nào, phải xét khía cạnh có bao nhiêu bài thơ được lưu truyền, bao nhiêu tác giả danh tiếng, bao nhiêu bài bất hủ mà đại chúng hầu hết đã từng nghe, từng đọc

Không thể vì 3 câu lục bát tìm được trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ này.

Nếu nói lục bát là của Trung Quốc. Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu? Tại sao trong vài ngàn năm người Trung Quốc không làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì tại sao nó chết?

Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ?

Đ Phú

.

II. Phn bin ca La Thy

Đây là phản biện của nhà giáo, nhà thơ La Thụy:

A. Xét việc KINH DỊCH: Theo như ông Đỗ Quý Dân đã nêu ra, lời hào Lục Tam của Quẻ Thuần Khôn dùng thể thơ lục bát .

Ta thấy:

Trong quẻ Thuần Khôn của Kinh Dịch từ SƠ LỤC cho đến DỤNG LỤC hoàn toàn không thấy thể lục bát như THƠ LỤC BÁT Việt Nam “trên 6 dưới 8” gồm 14 âm tiết.

- Trong đó, HÀO LỤC TAM viết liền (không viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”), chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ Quý Dân đã có dụng ý riêng khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội dung HÀO, biến hóa cho đủ 14 âm tiết, ông ấy lại viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”, rồi gọi đó là THƠ LỤC BÁT:

   (“Lục tam, hàm chương khả trinh

   Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.” – Đỗ Quý Dân)

 

Mà LỤC BÁT theo kiểu ông Đỗ Quý Dân cũng không đúng LUẬT THANH: Chữ thứ tư phải là thanh trắc (trong khi CHƯƠNG trong ‘hàm chương’ lại mang thanh bằng). Không giống như thơ Tàu nói riêng, thơ thế giới nói chung - chỉ gieo vần chân (cước vận); thơ Lục bát và thơ Song thất lục bát Việt Nam ngoài việc gieo vần chân, còn có thêm vần lưng (yêu vận) nữa, mà thơ Tàu thì hàng nghìn năm vẫn chỉ gieo vần chân mà thôi…

.

B. Xét việc SÁCH TRUYỆN TRUNG DUNG và việc SÁCH TỐNG SỬ dùng thể thơ lục bát như ông Đỗ Quý Dân đã nêu:

 

Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:

“Phù thủy, nhất thước chi đa

Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

 

Sách Tống Sử có hai câu:

“Đế sĩ Sái Xác hữu công,

Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình...”

(Theo Đỗ Quý Dân)

 

-- Theo tôi, cái gọi là sách truyện Trung Dung, sách Tống Sử này, ta nên xem thử ai là tác giả, có lẽ các nhà Nho Việt Nam hồi trước hứng khởi dùng thể lục bát để diễn giải Trung Dung (của Khổng Tử) và Tống Sử đó thôi. Nếu có điều kiện, chúng ta nên xem lại Trung Dung và Tống Sử (văn bản được xem là chính quy) sẽ tường tận hơn các bản do ông Đỗ Quý Dân nêu mà không nói rõ tên tác giả.

-- Mấy ông đồ nho cũng đã từng dùng thể lục bát để nêu cách viết chữ ĐỨC 德 đó mà:

     Chim chích mà đậu cành tre

     Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm

 

Chữ ĐỨC:

Bên trái có bộ xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm

    Bên trên có chữ thập: 十

    Dưới chữ十 là chữ Tứ: 四

    Dưới nữa là chữ Nhất: 一

    Dưới cùng là chữ Tâm: 心

 

-- Tiếng Tàu chỉ có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Trong khi âm Hán-Việt xét theo hình thức (của ngữ pháp thông dụng), có đến 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Phiên thiết Hán-Việt về thanh điệu thì 6 thanh điệu đó tương ứng với:

1/ Phù bình thanh – không dấu

2/ Phù khứ thanh –dấu sắc

3/ Phù thượng thanh – dấu ngã

4/ Trầm bình thanh – dấu huyền

5/ Trầm thượng thanh – dấu hỏi

6/ Trầm nhập thanh – dấu nặng

 

Theo ông Lê Ngọc Trụ và một số nhà làm từ điển khác, chia làm 8 thanh bậc: phù bình, trầm bình, phù thượng, trầm thượng, phù khứ, trầm khứ, phù nhập, trầm nhập

* Thanh bình: Có hai bậc, phù và trầm.

- Thanh bình bậc phù (phù bình hay âm bình) là những tiếng không dấu, tức thanh ngang. Ví dụ: vui, hương.

- Thanh bình bậc trầm (trầm bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền. Ví dụ: đà, điền, thần.

Điều cần chú ý là các chữ thanh ngang bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v đều thuộc "trầm bình" ("hạ bình") trong cách áp dụng phiên thiết (Lê Ngọc Trụ) như: minh, nhân, vân, nếu không sẽ sai về bậc thanh. Điều này rất ít tác giả nhấn mạnh.

* Thanh thượng: Có hai bậc, phù và trầm.

- Thanh thượng bậc phù (phù thượng) là những tiếng có dấu hỏi. Ví dụ: bả, hải, trảm.

- Thanh thượng bậc trầm (trầm thượng) là những tiếng có dấu ngã. Ví dụ: mẫu, nữ, ngữ.

* Thanh khứ:

- Thanh khứ bậc phù (phù khứ) là những tiếng có dấu sắc. Ví dụ: đấu, phóng, tiến.

-Thanh khứ bậc trầm (trầm khứ) là những tiếng có dấu nặng. Ví dụ: đại, tại, vọng.

* Thanh nhập:

- Thanh nhập bậc phù (phù nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc. Ví dụ: đáp, thiết, trách, tróc.

- Thanh nhập bậc trầm (trầm nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng. Ví dụ: đạp, diệt, thạch, trạc.

Tiếng Quan thoại có 1280 âm trong khi tiếng Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ, và 6200 âm viết trong quốc ngữ. Thơ Tàu không gieo vần lưng (yêu vận).Thanh điệu của ngữ âm Tàu chỉ có 4 thanh bậc không được phong phú 8 thanh bậc như ngữ âm Việt Nam.

Rõ ràng các câu lục bát Tàu trên do ông Đỗ Quý Dân nêu, đều mang âm Hán Việt có đủ 8 thanh bậc… Nên, Khổng Tử không thể ghi dạng lục bát đủ 8 thanh bậc theo âm tiết Việt trong khi san định Kinh Dịch và khi viết Trung Dung. Tương tự, sách Tống Sử cũng thế.

C. Xét việc học giả Ngô Tất Tố được ông Đào Quý Dân nêu:

“Khi nhắc đến vấn đề này, cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật ‘Cụ bảng’, thầy dạy học của Đào Vân Hạc trong ‘Lều chõng’, để bàn như sau:

“Cũng vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta, thì nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đã sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng, thì tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở kinh, truyện và sử, thì sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ đời trước nói thế, bây giờ mình cũng hãy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần, không nên vội vàng bài bác.” – trích ‘Lều Chõng’ của Ngô Tất Tố”

Trong trích đoạn mà ông Đỗ Quý Dân nêu ở trên, thì cụ Ngô Tất Tố cũng đặt câu hỏi nghi ngờ đó mà...

 

-- Tôi đồng ý với anh Đỗ Phú:

3 cặp câu lục bát tìm được trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ này.

Nếu nói lục bát là của Trung Quc. Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu? Tại sao trong vài ngàn năm người Trung Quc không làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì tại sao nó chết? Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ.”

La Thụy

 

III. Thêm v v "thanh điu".

Mời các bạn đọc trích đoạn từ bài viết của Thiếu Khanh:

Một học giả rất nổi tiếng của Trung quốc hiện đại là “Quý Tiễn Lâm (季羡林 Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La tinh hóa, đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười,” (越 南 文 字 拼 音 化 之 后,头戴帽子,脚穿鞋子,很滑稽. [Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê] )

Ts Nguyễn Hải Hoành nhận thấy cái ông “đại sư” “quốc bảo” của Tàu nói năng hồ đồ và chứng tỏ chẳng biết gì cả về chữ quốc ngữ của người Việt. Dù vậy, hình tượng “đội mũ mang giầy” mà Quý Tiễn Lâm gán cho chữ quốc ngữ của chúng ta, cũng ngộ nghĩnh đó chớ. “Mũ” và “giầy” theo con mắt Quý Tiễn Lâm chính là các dấu phụ nguyên âm (diacritical marks). và dấu giọng (accent marks) chúng ta “gắn” vào chữ viết của mình.

"Đội mũ mang giầy: chuyện không đơn giản" Đây nhé:

-- Cái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề... rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phụ âm kép như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm)  cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”?”

Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan.” Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì.” . Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.

-- Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm người Việt Nam đã hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho mình.

-- Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh – không dấu, Phù khứ thanh –dấu sắc, Phù thượng thanh – dấu ngã, Trầm bình thanh – dấu huyền, Trầm thượng thanh – dấu hỏi, và Trầm nhập thanh – dấu nặng), nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng Trung quốc (chỉ có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt! [ theo Thiếu Khanh ]

Link: "Chữ Quốc Ngữ Và Hội Chứng Nhảy Cừu"  - Thiếu Khanh:

http://www.art2all.net/tho/tho_tk/chuquocnguvahoichungnhaycuu.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ