(Xem: 1308)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1762)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2288)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1625)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2167)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2316)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1986)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3223)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3998)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3523)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8597)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10194)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12052)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9009)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7041)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7847)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
A year on from Qatar 2022, what’s the legacy of a World Cup like no other?
<a href=https://blsp.info>blacksprut площадка</a>
The 2022 World Cup final will go down as one of the most exciting, dramatic and memorable matches in the history of the game.

It was the scene of Lionel Messi’s greatest moment on a soccer pitch, in which he cemented his legacy as the best player of his generation after finally guiding Argentina to World Cup glory.

It was, for many, the perfect, fairytale ending to a tournament which thrilled well over a billion fans around the world. So good, perhaps, that many forgot it bookended the most controversial World Cup in history.
https://blacksprut-bs2w.net
black sprut
Rewind to the start of the tournament and the talk was all about matters off the field: from workers’ rights to the treatment of the LGBTQ+ community.

Just hours before the opening match, FIFA President Gianni Infantino launched into a near hour-long tirade to hundreds of journalists at a press conference in Doha, where he accused Western critics of hypocrisy and racism.

“Reform and change takes time. It took hundreds of years in our countries in Europe. It takes time everywhere, the only way to get results is by engaging <>] not by shouting,” said Infantino.

At one point, the FIFA president challenged the room of journalists, stressing FIFA will protect the legacy for migrant workers that it set out with the Qatar authorities.

“I’ll be back, we’ll be here to check, don’t worry, because you will be gone,” he said.

So, a year on from the World Cup final, what is the legacy of the 2022 World Cup?
Hi

I have just took a look on your SEO for hung-viet.org for its SEO Trend and saw that your website could use an upgrade.

We will improve your ranks organically and safely, using only state of the art AI and whitehat methods, while providing monthly reports and outstanding support.

More info:
https://www.digital-x-press.com/unbeatable-seo/


Regards
Mike Dutton

Digital X SEO Experts
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.

Phạm Ngọc Thái với tình yêu quê hương tha thiết

22 Tháng Năm 20187:23 SA(Xem: 1558)
Phạm Ngọc Thái với tình yêu quê hương tha thiết
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
31
Trích tiểu luận "Phạm Ngọc Thái - Con người và thi ca" - Tập sách sắp xuất bản

Tôi biết Phạm Ngọc Thái từ thuở còn chiến tranh, cùng là anh lính chiến ăn rừng ngủ rú trên mặt trận Tây Nguyên – Nam Bộ. Suốt chặng đường chinh chiến ấy, Thái ham viết nhật ký và làm thơ. Nhiều đêm nằm với nhau bên võng giữa rừng, anh thường đọc thơ cho chúng tôi nghe. Được biết những cuốn nhật ký đó đã bị mất trong chiến tranh, tác giả chỉ còn nhớ lại ít bài tản mạn, cũng là một điều đáng tiếc.

Bọn lính Hà Nội cùng trong tiểu đoàn chúng tôi ra đi hồi đó, hết chiến tranh kiểm lại chỉ còn mươi đứa sống sót trở về. Chẳng ai có thể ngờ rằng: cái anh chàng lính trận rất ham thích thơ thuở đó, nay đã trở thành một nhà thơ nổi danh trên văn đàn. Thái cho xuất bản cũng đến gần chục tập thơ và bình, qua các tác phẩm đó và nhiều chùm thơ anh cho quảng bá trên mạng - Không khỏi ngỡ ngàng về tâm lý, tình cảm Phạm Ngọc Thái hôm nay khác xưa nhiều quá?

nhaque
Nếu đọc ở mảng thơ tình ta nhận thấy một tâm hồn tha thiết yêu nhưng hoang dã, mà phần nhiều đều là những mối tình dang dở hoặc tan vỡ, tác giả nuối lại những kỷ niệm xa xưa. Trong số bài thơ khác, ta lại thấy một cái bóng bảng lảng, quanh quất cõi thiền của một con người vào tuổi hoa niên. Có lẽ không phải chỉ là vấn đề tuổi tác, còn do khách quan cuộc sống và thời thế… đã làm thay đổi những suy nghĩ và tâm hồn tác giả - như trong tựa đề của tập thơ Người Đàn Bà Trắng:

                           Tiếng chuông chùa bốn phía âm vang
                           Mình lễ cả ba thiên toà phật
                           Người có vận! Thôi đừng oán trách
                           Chuyện thơ văn vừa thực, vừa chơi...

    Phảng phất nỗi u hoài, tìm đến nơi cửa Phật. Còn tựa đề tập Rung Động Trái Tim, thì tâm tư nhà thơ lại hoà trộn vào cát bụi cuộc đời:

                          Con sẻ hót mênh mông đồng nước
                          Người hát rong hát vui sân ga
                          Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
                          Anh hát cho đời...
                          Anh hát em nghe...

      Phạm Ngọc Thái lớn lên khi đất nước chìm ngập bởi chiến tranh. Mới bước qua ngưỡng cửa thời niên thiếu, anh đã rời bỏ cuộc đời sinh viên đại học - Từ giã Hà Nội vào chiến đấu trên chiến trường miền Nam, tới tận ngày chiến tranh kết thúc. Khi đó tâm lý cũng đã mệt mỏi đường chinh chiến,  Phạm Ngọc Thái rời khỏi quân ngũ trở về thành phố quê hương, tiếp tục theo học trường Đại học Ngoại thương, để trở thành anh cán bộ ngành ngoại thương quốc tế.

     Diễn biến tư tưởng và tình cảm cuộc đời tác giả, những năm hoà bình trở lại đây khá phức tạp: Có lúc anh rơi vào sự chán chường thời thế, chẳng khác nào một người đi ở ẩn, sớm hôm sống lẩn khuất hoặc phiêu lãng với bạn bè, vui thú thơ văn. Tâm trạng ấy đã được tác giả bộc lộ ở nhiều bài:

                               Ta đã sống phần đời sau chót
                               Trong ngôi nhà ẩn khuất bóng nhân gian
                               Một cuộc sống bình thường bầu bạn
                               Nửa trăng hồ, nửa gã hiền nhân.
                                          (Trên nấm mồ truyền thuyết)

Khi lại rơi vào sự cô đơn đến gai người:

                              Hãy vứt ta lên chiếc giường
                              Phủ đệm, chăn, màn...
                                                 làm bằng những tế bào đói khát
                              Ta không đói khát tình em?
                              Mà đói khát bầu trời.

Hay là:

                              Một thứ ma người
                              Quen hút khí đêm thay cho sữa mẹ
                              Chơi với hoa, với cá, với chim
                                                             (Cô đơn)

Tha thẩn với trăng sao:

                              Ta! Anh thi sĩ của nhân gian
                              Tạc thù với cả khối sao trăng
                              Hồn hoa nâng cốc xin dốc cạn
                              Dẫu chỉ mình thôi vẫn mê man
                                                         (Tối quán)

Cuộc đời tác giả trải qua bao phong trần, phải chấp nhận không ít những mất mát về cuộc sống và tình yêu? Tất cả những sâu sắc ấy đều được dội vào trong thơ. Bởi vậy, một mảng lớn thi ca Phạm Ngọc Thái đầy ắp tính hiện thực. Nó bao chứa tính nhân sinh xã hội cùng thế giới quan của nhà thơ.

Thơ Phạm Ngọc Thái rất hàm súc, kể cả những bài viết dưới dạng triết lý đến những bài trải theo dòng cảm xúc tự nhiên. Từ nhận thức về tình yêu và cuộc sống được trải nghiệm qua đường đời, thấm tháp chảy vào thơ. Thơ tình thì huyền diệu, có sức rung cảm trái tim người yêu thơ! Thơ đời lại ôm bọc những giá trị hiện thực xã hội sâu sắc. Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ đời của tác giả, là vận từ đời sống dân gian, nỗi kiếp con người. Thơ được chắt ra từ tim óc nên đọc không bị gò ép, mà tạo thành bản sắc riêng của thơ anh.

Nhiều bài thơ của Thái bắt nguồn từ đời thường. Cái đời thường ấy được khái quát sâu sắc giữa con người với xã hội, cá nhân và thế giới, tuỳ theo cảnh tình mà tạo thành vóc dáng thơ ca. Nó chẳng những có giá trị hiện thực, còn mang theo tính triết học, một nhân sinh quan sâu sắc cùng thế giới quan phong phú, cô đúc đến mức điển hình. Như những bài: Nỗi trăn trở người đi tìm vàng, Em bán xoài, Làm ma em vợ, Khoảng trời phía sau, Những kỷ niệm bên con, Đêm trung thu và đứa ăn mày v.v...

Trên đây tôi chỉ nêu ra một số nét để dẫn dắt cuộc bình luận, giờ xin đi vầo chủ đề cụ thể.

PHẠM NGỌC THÁI VỚI TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG THA THIẾT

Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Phạm Ngọc Thái được Bộ ngoại thương biệt phá ra nước ngoài công tác, quản lý những người đi xuất khẩu lao động, đồng thời kết hợp làm kinh tế gia đình. Những năm tháng xa nước ấy, anh đã viết nhiều thơ về quê hương:

                        Có một khoảng trời để thương, để nhớ
                        Là khoảng trời ở đó có em
                        Những bóng cây in trên đường phố thân quen
                        Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc...
                                                 (có một khoảng trời)

"Có một khoảng trời" cũng là nhan đề của tập thơ đầu tay, mà anh đã cho xuất bản sau thời gian đó. Thơ chan chứa những kỉ niệm yêu thương. Tiếng hát từ trong tâm khảm, trái tim nhà thơ bay lên! Nó mang hơi thở nơi dân dã, tình cảm đầm ấm chốn đời thường. Những sự việc, hình ảnh, ta thường gặp trong các mái nhà nơi phố nghèo; trên một bến ga thân quen hay bên bờ hồ trăng thanh, gió thổi. Đôi khi tiếng hát ấy vẳng lên cô quạnh, lẻ loi, lầm lụi hoà vào trong cát bụi cuộc đời.

Như bài “Khúc hát người tha phương”:

Đi về đâu cuối chiều
Khi xung quanh vắng lặng
Con thú nào lạc bạn
Hoảng hốt giữa đồi nương

Suối róc rách bìa rừng
Cứ kêu hoài chân vực
Một thành phố quê hương
Hiện lên trong đáy mắt.

Ôi, cuộc đời nghèo xác
Nằm chết giữa tình thương
Có người vợ hiền lành
Với con tôi ở đó...

Chiều nay trong nắng đỏ
Bước lang thang mình tôi
Khúc buồn như chim bay
Hỡi người tha phương ơi?

Đi về đâu cuối chiều
Đời xa nước cô liêu!

Nước Đức
4/9/1988

Thơ của Thái về nơi chôn rau cắt rốn ấy, bộc lộ những tình cảm rất máu thịt. Trong chủ đề về “Tình yêu quê hương” này, tôi xin phân tích đôi ba bài để thấy rõ điều đó.


1/. TRỞ VỀ
Đôi cánh chim trời quạt gió mây
Ta về non nước nước non đây
Nghe thu xào xạc rung mùa lá
Đông cũng hương đông lạ chưa này?

Ở chốn quê nhà bụi cát bay
Hoà bình mà tan mộng trăng say
Ta về bầu bạn cùng mưa nắng
Lưu lạc người ơi! Gió cuốn thôi…

Ta về trọn cuộc đất cố hương
Với mộng ngàn thu gửi nhân gian
Đông Âu bão giật xiêu Thành Mác
Bốn bể chân trời lạc khói sương.

Bài thơ được tác giả sáng tác ở nước ngoài vào cuối năm 1990, khi Đông Đức mất vào tay Tây Đức, kéo theo một loạt nước XHCN Đông Âu bị sụp đổ. Sau những năm ra ngoại quốc, lúc này anh đang chuẩn bị rời khỏi Đức trở lại quê nhà. Tuy hoàn cảnh thời thế bắt buộc phải trở về cố hương trước thời hạn, nhưng lòng anh lại vui mừng khôn xiết. Ta hãy nghe nhà thơ thổ lộ:

                          Đôi cánh chim trời quạt gió mây
                          Ta về non nước, nước non đây

Lấy hình ảnh cánh chim quạt vào trong mây gió, để nói lên nỗi lòng xốn xang:

                          Nghe thu xào xạc rung mùa lá
                          Đông cũng hương đông, lạ chưa này?

Lá mùa thu thì xào xạc vì vui, còn mùa đông lạnh lẽo khô khốc… thế mà người lại cảm thấy ngào ngạt hương hoa trái? Quê huơng, xứ sở đã chắp cánh để hồn thơ bay! Thời kỳ đó để mưu cầu cuộc sống, có biết bao người tìm cách ở lại, hoặc chạy sang Tây Đức. Mặc dù anh biết ở quê hương vẫn đang trong cảnh nghèo túng, khó khăn, như đã mô tả:

                          Ở chốn quê nhà bụi cát bay
                          Hòa bình mà tan mộng trăng say

“…tan mộng trăng say”: câu thơ nói lên sự tan vỡ trong lòng tác giả, sau một cuộc chiến tranh trở về. Những hy vọng, ước mơ về cuộc sống cũng thành mây khói… vậy mà giờ đây khi nghe tin trở lại quê nhà, thái độ của anh vẫn rất dứt khoát:

                         Ta về bầu bạn cùng mưa nắng
                         Lưu lạc người ơi! Gió cuốn thôi...

Hay là:

                         Ta về trọn cuộc đất cố hương
                         Với mộng ngàn thu gửi nhân gian

Mộng và hồn của tác giả bài thơ "Trở về" này, quả thật là gắn bó máu thịt với quê hương. Nhưng điều ta cần quan tâm chính còn ở hai câu thơ kết:

                        Đông Âu bão giật xiêu Thành Mác
                        Bốn bể chân trời lạc khói sương   

Chủ nghĩa Mác đã trở nên hoang tưởng, hàng loạt các nươc XHCN Đông Âu bị sụp đổ - Thế giới chìm vào trong màn sương khói, tương lai nhân loại không biết sẽ ra sao? Chỉ từ một bài thơ 12 câu có ý tự bạch, đã vượt lên bao quát cả tính nhân tình thế sự! Lời thơ vẫn bay, tình thơ tha thiết, tứ thơ thật khúc triết và sâu sắc.      

 2/.  “TIẾNG HÁT ĐỜI THƯỜNG” - cũng được tác giả sáng tác ở nước Đức vào năm 1989. Bài thơ viết về người vợ hiền với đứa con thơ ở nơi quê nhà đang mong mỏi đợi chồng:

                         Trong một phố nghèo có người vợ trẻ
                         Vẫn đón con đi, về... như thường lệ
                         Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
                         Đôi mắt em, đôi mắt ấy màu đen.

Đôi mắt màu đen là đôi mắt người phụ nữ Á Đông, mà người ta thường gọi là đôi mắt đen huyền. Nhưng ở đây, đôi mắt đen mà tác giả gợi lại của người vợ trẻ trở nên yêu dấu và tha thiết biết bao: Đôi mắt em, đôi mắt ấy màu đen /- Đó là đôi mắt của quê hương, ngày đêm vẫn ngước nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm chờ anh. Lời thơ tha thiết, khó có bút nào tả hết.

 Nếu Xuân Diệu viết:

                         Mắt em thăm thẳm như màu gió
                         Thơ cũng vàng trong như nắng hanh

Đó là đôi mắt hẹn hò của tình yêu trai gái. Còn trong bài thơ này, đôi mắt lại chứa đựng một nỗi niềm của người vợ gần gũi bên chồng: buồn vui và sướng khổ trong cuộc sống. Ngày ngày nàng vẫn đón con đi, về... nơi quê nhà. Thơ tả bình dị nhưng vẫn đọng.

Đó chính là cái phố nghèo mà nhà thơ đã từ biệt để ra đi đất khách, quê người. Quê hương, còn ở đâu thân thiết hơn thế nữa! Nàng là tình yêu trái tim của cuộc đời anh. Hình ảnh thành phố thân thuộc được tác giả gợi ra:

                        Ôi quê hương!
                        Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
                        Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
                        Chưa tối đã khêu đèn, bê mẹt thuốc rao đêm
                        Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.

Đứa cháu gái bé bỏng ấy cứ tối tối phải bê mẹt thuốc rao bán kiếm sống, đến nỗi không còn đoán ra được tuổi đời của nó? Con phố nhỏ thân quen thì mỗi cơn mưa xuống lại ngập úng, lầy lội - Ở đó, vợ con anh: Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội /- Tất cả cứ thế, cứ thế chảy trào trong cảm xúc của nhà thơ. Lời thơ không cầu kỳ mà vẫn tạo dựng những hình ảnh quê hương thân thiết. Ngay ngôi nhà vợ con anh đang sống, cũng được miêu tả bằng những hình ảnh gần gũi mà đầy ý nghĩa:

                        Ngôi nhà nhỏ bên đền
                        Gốc đa, quán báo
                        Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon (1)
                        Đêm hồ ước trăng soi
                        Chiều lá me, lá sấu
                        Cung thành xưa dấu đại bác còn. (2)     

-  Chú thích (1) ý rằng: Ngôi nhà nhỏ ngày đêm soi mình lên bóng nước, với câu chuyện xa xưa: Nàng Thị Lộ đi bán chiếu gon ở Hồ Tây đã gặp ông Nguyễn Trãi, cùng câu chuyện đối đáp giữa hai người đã trở thành truyền thuyết lưu tụng đến ngày nay.

Nguyễn Trãi ướm hỏi Thị Lộ rằng:

                       Ai ở Tây Hồ bán chiếu gon?
                       Chẳng hay chiếu hết hay còn
                       Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi
                       Đã có chồng chưa được mấy con?

Nàng Thi Lộ đáp lại:

                       Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
                       Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
                       Xuân xanh chừng độ trằng tròn lẻ
                       Chồng còn chưa có, hỏi chi con.

-  Chú thích (2): Là hình ảnh Thành Thăng Long Cửa Bắc, còn in dấu đạn đại bác khi quân Pháp đổ bộ vào đánh chiếm cố đô. Thăng Long thất thủ, quan tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ để tuẫn tiết.

Bài thơ thật sâu sắc, ý tình chan chứa vô cùng. Chính cái thành phố quê hương ấy và  những người thân, từng một thời đã theo anh ra mặt trận của cuộc chiến tranh xưa:

                       Miền đã theo tôi vào cuộc Trường Sơn
                       Hành quân rừng già võng treo sườn gió

Giờ lại theo anh trong cuộc sống tha phương nơi đất khách, quê người:

                       Ai biết chiều nay người vợ trẻ
                       Đứng mong chồng bên đứa con thơ
                       Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!  

Nó heo hút tựa con chim sẻ hót trên cánh đồng mênh mang nước, lại thân thương trong tiếng của người hát rong trên sân ga. Ta cảm thấy như nhà thơ đã khóc! Nước mắt anh chảy tràn trong bể tình nhân thế này. Giọt lệ ấy đẫm tình người mà xanh sắc mùa thu quê hương. Bài thơ muốn nhắn nhủ cùng những ai khi rời xa tổ quốc, luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình:

                       Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
                       Đi đâu, đến đâu: Nhớ về phố ấy!

"Tiếng hát đời thường" là một bài thơ quê hương hay!

3/. Bài “NGƯỜI CON GÁI SÔNG XƯA” - Nhớ về những tháng năm, khi đất nước vẫn còn trong chiến tranh đánh Mỹ. Có một chiều trên đường ra mặt trận, nhà thơ đã cùng đơn vị dừng chân nghỉ lại ở một thôn xóm nhỏ. Khi ấy, làng quê Việt Nam rất yêu thương với những người chiến binh ra đi, vào nơi chiến trường đánh Mỹ. Lúc đó, Phạm Ngọc Thái là một anh lính trẻ, chàng trai tuổi mười chín, đôi mươi, với một trái tim đang khát vọng và cháy bỏng tình yêu.

Chính trong tối đó, anh gặp một thiếu nữ làng. Làng em ở bên con Sông Hồng, cuồn cuộn phù sa… màu son sắt, thủy chung:

                        Sông Hồng chảy muôn năm vẫn đỏ
                        Bãi ngô non xanh gió chân mây
                        Người con gái anh gặp thời chinh chiến
                        Cái buổi qua làng lâu bấy đến nay.

Tuổi trẻ hồn xuân phơi phới. Cô thiếu nữ làng lại xinh xắn, dễ thương. Thế là, chỉ giây lát của tình quân dân thắm thiết, anh và nàng đã đã dan díu với nhau. Hẳn người con gái ấy phải để lại trong anh nhiều nỗi cảm thương - Bởi vậy, dù  mấy mươi năm qua, khi mái tóc trên đầu đã ngả bóng, nhà thơ vẫn bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm xa xưa. Bài thơ được ra đời như thế! Lòng anh giữa trời sao mênh mông nỗi nhớ:

                        Lá tre rụng bao mùa, trôi dĩ vãng
                        Và quê em, đời sống có nâng cao?
                        Người năm ấy, em ơi! Giờ tóc trắng
                        Đang bồi hồi thao thiết giữa trăng sao.

Tác giả kể lại: Tối đó, người con gái ngồi bên anh trong ánh bếp lửa hồng. Tháng năm, bóng em vẫn còn soi mãi vào cuộc đời anh với tình quê đằm thắm:

                        Làng em luỹ tre xanh bất tử!
                        Mới gặp một đêm mà đã thấy thương thương
                        Bóng nhìn anh, mắt theo giờ còn biếc
                        Như phù sa cứ bồi mãi khôn cùng...

Phạm Ngọc Thái là một con người của quê hương bình dị, thân thương. Khi cuộc đời nhà thơ sau này đầy những đắng đót, xa xót... thì những kỷ niệm ngọt ngào xưa lại càng da diết trái tim anh. Lời thơ viết về hồi ức mà thật rung cảm, tưởng như có cả lệ chảy ở bên trong. Tình em quyện với tình quê hương máu thịt, tha thiết mà vô biên. Tất cả theo thời gian, như bóng câu bay qua để không bao giờ còn quay lại - nhưng vẫn còn đây, tấm tình thuỷ chung, in dấu trong thơ của thi nhân:

                        Người con gái sông xưa, ơi có biết!
                        Một thời trai bão táp cuộc hành quân...
                        Đêm thành phố nhớ em buồn da diết
                        Em bây giờ, có hạnh phúc không em?

Bài thơ đầy ắp tính nhân văn.     

BÙI VĂN DONG
Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia                                                                                  
NR: 35 phố chợ Gia Lâm, Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ