(Xem: 1390)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1848)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2371)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1688)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2247)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2408)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 2034)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3307)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 4074)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3587)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8650)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10244)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12102)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 9060)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7087)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7893)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
26 Tháng Tư 20241:30 SA
Nguyễn Trung Trực.
Xin thêm vào danh sách nhân viên Cảnh sát Quốc gia chết trong khi đi học tập cải tạo lao tù khổ sai. Đó là Trung tá Tôn Thất Dẫn, Trưởng phòng Thanh tra Bộ Tư lệnh CSQG, chết tại trại cải tạo Ba Sao Nam Hà. Ông là một người đạo đức thanh liêm, vợ ông đã phải nấu cơm tháng, kiếm thêm nuôi dạy đàn con 7 đứa. Vào một ngày giỗ chồng, bà đã gục chết trước mặt con cái và những người thân.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
30 Tháng Tư 2024
Thú thật, tôi không thể nhớ nổi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Lễ Hai bà Trưng, ngày Lễ Đức Trần Hưng Đạo… nhưng ngày 30 tháng 4 thì tôi, và rất nhiều người Việt, không thể nào quên được; chỉ vì sự kinh hoàng, chết chóc, mất mát quá lớn đã xẩy ra cho tôi và biết bao dân Việt Nam sau lần gọi là “giải phóng” có một không hai của csvn. Trong vòng vỏn vẹn có hơn 50 ngày, chúng ta đã mất miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản. Cả thế giới phải sửng sốt. Ngay chính kẻ thù cs cũng không ngờ là chúng có thể đạt được chiến thắng một cách nhanh chóng như vậy.
30 Tháng Tư 2024
Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 tang tóc xót xa Nếu nước chảy về nguồn, lá rụng về cội Nếu biến thống nhất thành sức mạnh Rồng Tiên vượt trội Sử dụng văn minh, dân chủ, tự do làm tiêu chí hòa bình
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.

Nhạc Chế

12 Tháng Tư 20246:38 SA(Xem: 526)
Nhạc Chế
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói  nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo  phải để vào tai dốt đặc.  Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không,  có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.

Nhạc chế thường là để mua vui vô thưởng vô phạt. Bản Love Story quá phổ thông, ai trong chúng ta cũng biết đó là một bản tình ca lãng mạn. Nhưng một ông, có lẽ là dân ghiền thuốc lá, đã chế ra như ri. “Biết nàng thèm thuốc lá / Tôi có thuốc lào, mời nàng tức tốc / Nàng đòi thuốc lá, không hút thuốc lào, không hút thuốc lào vì nàng quý phái / Mặc nàng quý phái tôi vẫn hút hoài mịt mùng khói thuốc / Ôi điếu thuốc lào / Thế rồi nàng vã quá, nàng đành hút ké, ôm cái điếu cầy nàng ngồi bó gối / Nàng ngồi bó gối môi mắt mơ màng miệng nàng bốc khói / Miệng nàng chúm chím, sương khói quanh người lần đầu quá đã / Ôi điếu thuốc lào!”

songthao
Tác giả
Tôi vốn mê bản nhạc này nên nghe bản nhạc chế thấy tội cho hai tác giả Francis Lai và Carl Sigman, một ông làm nhạc, một ông viết lời. Hai ông này ở xa, chẳng biết có còn thở trên cõi đời này không nữa, có tội cũng chẳng gửi qua nỗi lòng mình cho hai ông được. Thôi thì nói chuyện gần hơn một chút.
Tôi rất thích bản “Thuyền và Biển” thơ Xuân Quỳnh, nhạc Hữu Xuân. Đây là một bài thơ hay của nhà thơ vắn số. Có lẽ vì bài thơ quá hay nên có tới hai nhạc sĩ phổ nhạc. Nhạc sĩ Hữu Xuân và Phan Huỳnh Điểu. Tôi thích bài của Hữu Xuân do Diễm Liên hát. Bản nhạc chế như sau: “Chỉ có tiền mới hiểu / Vợ yêu ta nhường nào / Chỉ có vợ mới hiểu / Tiền lương ta là bao. / Những ngày đưa chậm lương / Vợ mặt mày cau có / Những ngày đưa chậm lương / Tiền chi tiêu thật khó. ? Nếu lỡ tiêu hết rồi / Vợ có còn êm ái? / Nếu lỡ tiêu thật rồi / Tiền lương ta ai lấy?”

Nhạc chế thường để mua vui khơi khơi như vậy nhưng nhạc chế nhiều khi cũng ôm ấp nỗi niềm. Khi còn bị nhốt trong trại tù cải tạo, tôi cũng đã chế nhạc. Ngày đó, sau những giờ lao động mệt nhọc, buổi tối chúng tôi chỉ muốn nghỉ ngơi. Nhưng cơm nước xong là những giờ họp tổ, sinh hoạt nhà, học tập kiểm điểm. Cuối cùng là căng miệng lên hát. Bài hát phổ biến là “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”, thơ Phạm Tiến Duật do Hoàng Hiệp phổ nhạc. Hầu như đêm nào cũng leo lên Trường Sơn nên thấy ớn bà chè luôn. Một đêm, trằn trọc không ngủ được, tôi chế bản nhạc này, vừa để chọc quê ông bạn già nằm cạnh có cô bồ trẻ, vừa để tâm sự với chính mình.  Cùng đứng ngắm chung một vầng trăng / hai đứa ở hai đầu xa thẳm. /  Đường ra về mùa này đẹp lắm. / Người bên đông nhớ người bên tây. /  Ở bên đông anh ăn, anh ăn khoai sắn hơi nhiều, con đường cải tạo khó khăn gập ghềnh cho đời anh nát. / Hết rắn rồi anh bắt cóc anh ăn. / Còn bên tây em sống vẫn phây phây / hết ăn rồi lấy xe đi tìm kép / biết rằng em bắt được kép lạ / chắc em quên đời có anh rồi. / Em lên xe trời đổ cơn mưa / Chiếc gạt nước xua đi nỗi nhớ / Anh gánh nước nắng về rực rỡ / Chiếc thùng to nặng trĩu vai xương/ Từ bên anh đưa sang bên em / Những cơn sầu nhớ nhung dài vạn kiếp / Biết rằng em bắt được kép lạ / Chắc em quên đời có anh rồi!.

Trí nhớ tôi thật tệ. Tác giả không chắc còn nhớ đúng được “tác phẩm” của mình. Bài này không theo “truyền thống” của nhạc chế là không có tác giả. Một bài khác cũng có tác giả đàng hoàng. Bản nhạc rất nổi tiếng: “Hà Nội Mùa Này Vắng Những Cơn Mưa” của Trương Quý Hải. Năm đó Hà Nội lụt, “phố cũng như sông”. Nhiều người có máu tếu cao độ đã đổi tên Hà Nội thành Hà Lội! Có hai người đã chế bản nhạc này. Điều ngộ nghĩnh nằm ngay trong tên của bản nhạc. Hà Nội vắng những cơn mưa mà mưa thối đất. Hai anh Trương Công Sáng và Trần Chí Hiếu lội mưa ngán quá bèn nảy ra ý chế bài hát của bạn. Hai anh vốn thân tình với tác giả Tương Quý Hải. Hứng đã có, họ “sáng tác” rất nhanh. Anh Trương Công Sáng cho biết: “Ngày ấy Hà Nội bị ngập, mình và Hiếu sau khi lội nước tới cơ quan thấy ai cũng xôn xao về việc ngập lụt nên Hiếu mới nảy ra ý tưởng “Chế lời bài hát đi anh”. Tôi ngại bản quyền, Hiếu lại bảo: “Sợ gì, lôi bài ông Hải ra chế cho lành!”. Chúng tôi sáng tác và hoàn thiện cũng rất nhanh, chỉ khoảng 30 phút. Khi anh Hải đến chúng tôi cho nghe thử. Chỉ thấy anh vừa nghe vừa vỗ đùi đen đét khoái chí”. “Hà Nội mùa này phố cũng như sông / Cái rét đầu đông chân em run ngâm trong nước lạnh / Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố / Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng / Hà Nội mùa này chiều không có nắng / Phố vắng nước lên thành con sông / Quán cóc nước dâng ngập qua mông / Hồ Tây, giờ không thấy bờ / Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn / Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay / Cho đến đêm qua lạnh đôi chân / Giờ đây lạnh luôn toàn thân Hà Nội mùa này phố cũng như sông / Cái rét đầu đông chân em thâm vì ngâm nước lạnh / Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố / Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng / Hà Nội mùa này người đi đơm cá / Phố vắng nước lên thành con sông / Quán cóc nước dâng ngập qua mông / Hồ Tây tràn ra Mỹ Đình / Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn / Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay / Cho đến đêm qua lạnh đôi chân / Giờ đây lạnh luôn toàn thân”. Tác giả bài hát chính quy Trương Quý Hải nói về đứa “con lai” của mình: “Phải nói là tôi thật bất ngờ về sự sáng tạo của các bạn trẻ bây giờ. Và cũng đúng như Sáng nói, tôi cũng bị các bạn trẻ làm cho phải cười ra nước mắt. Mỗi bài phù hợp với một ngữ cảnh, không thể đem ra so sánh. Bài hát chế thì phù hợp với cài ngày lụt lội đó. Trong cái khó khăn có một tiếng cười chia sẻ, để quên đi cái vất vả, để tìm thấy cái lạc quan thì bài hát chế cũng có giá trị riêng và hướng tới một đối tượng riêng”.

Nhạc chế cũng có đời sống riêng của chúng. Đó là một thứ văn nghệ dân gian, được phổ biến rộng rãi chỉ bằng truyền khẩu giúp cho mọi người có được những giây phút giải trí. Trên thực tế lời của các bản nhạc chế đi ngay vào sự kiện, không vòng vo tam quốc, thấm ngay vào lòng người. Đó là những lời kề cận của người sống trong cùng một hoàn cảnh, chung một nhịp đập của con tim. Dân miền Nam đã trải qua cuộc đổi đời mãnh liệt vào tháng 4/1975. Nhạc chế không bỏ qua biến cố đau thương này.

Bài “Túp Lều Lý Tưởng” của Tôn Nữ Trà Mi, một bút danh khác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, là bài hát quen thuộc của dân miền Nam. Đôi song ca Hùng Cường - Mai Lệ Huyền đã làm mưa làm gió với bài này trên truyền thanh truyền hình trước 1975. Khi Sài Gòn được “giải phóng” bản nhạc chế đã phát hết tác dụng. Dân Sài Gòn nghe mà mát bụng. “Từ ngày giặc Mỹ vô đây mình cất nhà lầu / Từ ngày giặc Mỹ vô đây mình sắm xe hơi / Từ ngày giặc Mỹ vô đây mình sắm Honda / Lâu lâu mình sắm cái lò ga, lâu lâu mình sắm cái đồng hồ / Dần dần mình sắm sắm luôn người yêu / Từ ngày giải phóng vô đây mình bán nhà lầu / Từ ngày giải phóng vô đây mình bán xe hơi /

Từ ngày giải phóng vô đây mình bán Honda
 / Lâu lâu mình bán cái lò ga /  lâu lâu mình bán cái đồng hồ / dần  dần mình bán bán luôn cái cầu tiêu / Đó là lý tưởng của bác và của anh / anh mang vào trong Nam / Bắt người dân nghèo phải đói khổ phải lầm than”.

Dân chúng Sài Gòn ngày đó có nghề “chà đồ nhôm”. Nhìn quanh nhà có chi mại được là khuân ra chợ trời. Khách hàng là những anh bộ đội “giải phóng”. Còn chi cay cú hơn là dùng ngay bài “Giải Phóng Miền Nam” chế thành giải phóng đồ nhà. Giải phóng vào đây, chúng ta cùng bán hết ráo / Còn cái cát xét cũng ra chợ cũ bán nốt / Ôi! ti vi, máy may nhà mình xài mấy đời: đem bán cho bộ đội kiếm tiền / Đây bếp ga, quạt máy / Kia quần tây, sơ mi cứ vậy mà chúng ta đem ra bán dần”.

Bán mãi cũng hết, dân miền Nam đã phải trải qua thời kỳ đói vàng mắt sau ngày “giải phóng”. Ông Trần Long Ẩn là nhạc sĩ của phía bên thắng trận nhưng không thắng nổi lòng dân. Trần Long Ẩn có bài ca rất nổi tiếng, sau 30/4 được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, bài “Tình Đất Đỏ Miền Đông”. Không bao lâu sau, bài hát đỏ này được chế lời, nói lên nỗi bực dọc của người dân đói rạc người. “Ai đã ăn mì và khoai giá rẻ / Ăn mấy bữa thì mặt mũi xanh lè / Để heo ăn thì heo mau lớn / Cho người ăn thì… mau sớm vô nhà thương / Ai đã ăn mì và khoai giá rẻ / Ăn mấy bữa thì bị ghẻ tưng bừng / Ghẻ tới lưng rồi… chui qua mông… đít / Vô nhà thương ngồi… xin thuốc đem dzìa xoa / Tổ Quốc ơi, ăn khoai mì ngán quá! / Nhà nước ơi, sao ăn độn hoài hoài / Từ giải phóng vô đây, không thấy mặt hột cơm …”

Chuyện ăn độn, khi thì khoai sùng, khi thì sắn nổi gân máu, khi thì bột mì mốc, khi thì bo bo là chuyện tôi đã từng cùng đồng bào tôi trải qua. Bài “Gia Tài Của Mẹ” của Trịnh Công Sơn được cho dính đầy khoai sắn.

Một ngàn năm ta đuổi thằng Tàu / Một trăm năm ta đuổi thằng Tây / Hai mươi năm đuổi Mỹ từng ngày / Gia tài của mẹ: gạo độn ngô khoai / Gia tài của mẹ: gạo mốc dài dài / Dạy con đeo răng sắt mà nhai / Dạy con mua thuốc đau dạ dày / Ăn sắn con thành chai / Ăn sắn tiêu hình hài”.

Bản “Lên Đàng” của Lưu Hữu Phước là một bản nhạc hùng thường được hát trong những dịp họp mặt của giới trẻ, nhất là trong các sinh hoạt của Hướng Đạo. Bản nhạc có từ thời kháng chiến, thời mà tác giả bản nhạc say sưa với các phong trào thanh niên. Bản nhạc chế cũng “lên” nhưng là lên tàu vượt biên. “Nào anh em ta cùng nhau mua ghe đóng tầu / Kiếm thuyền 3 bloc /  Ta cùng vượt biển bái bai quê hương rủ nhau qua Mỹ lưu đày / Đoàn ta chen vai sợ chi công an, biên phòng…”

Cái thời mà trong đầu mỗi người dân đều có một ông quan xưa rồi, thời nay trong đầu mỗi người dân đều có một chiếc ghe. Có tiền thì chạy đôn chạy đáo mua một chỗ ngồi trên những con thuyền ra khơi. Không có tiền thì canh me cốt sao cho thoát khỏi…quê hương. Quê hương chỉ còn là những ngày vàng con mắt, chặt con tim chẳng ai còn muốn lưu luyến. Hầu như mọi tầng lớp, mỗi người đều có tiểu sử trong đó có mục “vượt biên”. Bản nhạc nổi tiếng “Tàu Về Quê Hương” của Hồng Vân được quay mũi lái thành tàu rời quê hương. “Quê hương thanh bình mà sao ta sống không yên / Đưa nhau lên tàu vượt biên em thấy vui hơn / Vượt biên mình đóng ba cây / Vượt biên mình tới Ga-lăng / Vượt biên mình tới Bi-đông làm thân tị nạn / Không ai cho vàng mình đi theo lối canh me / Canh me không thành mình đi theo ngã Cao Miên / Vượt biên mình kiếm tương lai /Vượt biên mình kiếm đô la / Rồi mai mình lấy visa, làm thân Việt kiều”.

Đi hay về, Trịnh Công Sơn đã dùng dằng trong “Một Cõi Đi Về”. Không “đi” được, không yên phận “về”, thôi thì bia ôm cho quên phận của một tên lạc bày giữa quê hương. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi bia ôm / Ôm nhau loanh quanh cho đời đỡ mệt / Em ơi! Bia ôm tha hồ chặt đẹp / Tình ái lăng nhăng – Một cõi đèn mờ / Lời nào của bia – Lời nào của rượu / Đùi nào của em – Đùi nào của bạn /  kế bên / Một thùng vừa bay – Một thùng vừa cạn / Ngồi vào lòng nhau cho vui trọn vẹn

 /  Tối ngày / Nhân dân chi tiền thì cứ bia ôm / Ai không bia ôm vô cùng khờ dại / Ta đi bia ôm cho đời trẻ lại / Kệ bố nhân dân dù đói hay nghèo”.
Tác giả của một nhạc phẩm bị chế lời chắc không vui khi đứa con tinh thần của mình bị lai căng. Cứ như một tổ chim bị tu hú ghé bàn tọa vào đẻ nhờ. Chim tu hú không biết làm tổ nên phải đẻ trứng vào tổ chim khác. Tác giả các bản nhạc chế, thường là vô danh, cũng đã mượn đỡ những bản nhạc nổi tiếng để gửi gấm tâm sự mình. Tôi không sáng tác nhạc nên không biết các nhạc sĩ sáng tác có nhạc bị chế cảm nghĩ ra sao. Nhưng thiết nghĩ họ nên vui vì nhạc mình có được nhiều người ê a, thì nhạc chế mới chọn để làm chốn nương thân.

Song Thao                                                                                                
03/2024                                                                             
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ