BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73953)
(Xem: 62321)
(Xem: 39516)
(Xem: 31236)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chương 21, 22, 23, 24, 25

07 Tháng Chín 20189:49 SA(Xem: 1209)
Chương 21, 22, 23, 24, 25
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

21

     Khải lấy làm lạ, tại sao lớp học hôm nay có vẻ yên lặng khác thừơng. Đây là một lớp toàn nam sinh. Trong đời sống học trò, các lớp hay phá phách thừơng là các lớp toàn nam hay toàn nữ. Mà lớp nam sinh bao giờ cũng phá hơn lớp nữ sinh.

     Lớp này tuy nổi tiếng nghịch ngợm, nhưng lại gồm nhiều học sinh giỏi, lanh lợi. Cho nên Khải vẫn thầm nghĩ rằng về sau đám học sinh này sẽ có nhiều đứa thành đạt. Vì Khải vẫn có ý nghĩ là khi còn đi học, những học sinh nào nghịch ngợm nhưng học giỏi thì tương lai sẽ khá. Miễn là chúng không ra khỏi ranh giới kỷ luật và không vô lễ với thầy. Chắc chắn đến năm thi, chúng sẽ vượt qua kỳ thi dễ dàng. Khi ra đời, những đứa này sẽ mạnh dạn đưa vai gánh vác công việc chung nếu cần. Trái lại, những anh chàng học giỏi mà không biết nghịch, không phá, lúc nào cũng chăm chút từng điểm, và chỉ biết có mình, không tham gia hay đóng góp gì vào sinh hoạt của lớp, thì những anh đó sau này ra đời dù có đỗ đạt, có địa vị cao trong xã hội, nhưng khó có thể giúp ích cho ngừơi khác. Họ sẽ chỉ biết thân mình và gia đình mình mà thôi. Những ngừơi này ít dám hy sinh cho tha nhân, ít dám dấn thân vì những công việc, những lợi ích chung.

     Mọi khi vào lớp này là Khải thừơng phải đề phóng, không tỏ ra quá dễ dãi. Thậm chí còn ít dám cừơi. Lúc nào cũng giữ vẻ mặt nghiêm nghị cho tới khi hết giờ. Ra khỏi lớp học, Khải có thể nói cừơi tự nhiên với đám học trò này, thậm chí có lần chàng còn đá bóng với họ. Nhưng trứơc khi bứơc chân vào lớp nào, Khải cũng  phải sửa soạn nét mặt nghiêm trang tuy không cau có. Khải vẫn nhớ câu nói có vẻ buồn cừơi nhưng rất đúng của một bà đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Câu nói này cho thấy kinh nhgiệm của bà đối với học trò: ”Bứơc vô lớp mà mình cừơi cừơi là chúng nó “múa lân” trứơc mặt mình ngay”. Dạy gần hết giờ Khải vẫn chưa thấy những “nhân vật” sừng sỏ của lớp trổ ngón gì cả. Những anh nổi tiếng ba lém, nói nhiều, hay riễu, hôm nay cũng trầm lặng khác thừơng. Khải hỏi đùa:

-   Lớp này hôm nay gương mẫu quá nhỉ? Rất nghiêm trang

nghe giảng và làm bài chứ không như mọi khi. Tôi có cảm tửơng cả lớp lớn thêm mấy tuổi rồi. Thiện tai! Thiện tai!

Có mấy tiếng lào xào nho nhỏ, rồi Bính, trửơng lớp đứng

dậy nói:

-   Lớp mới có chuyện buồn thầy ơi.

Nụ cừơi trên môi Khải tắt ngay. Khải hỏi với giọng quan

tâm:

-   Có chuyện gì vậy em? Phá phách bị thầy Hiệu trửơng hay

thầy Tổng giám thị phạt cả lớp hả?

-   Dạ không. Chuyện này nghiêm trọng hơn nhiều. Về một bạn

trong lớp.

-   Uả! Mà chuyện gì? Bị đuổi học à?

-   Dạ cũng không. Thầy còn nhớ anh Thành không?

-   Ờ nhớ! Thành lớn con, ngồi ở đầu bàn thứ hai từ cuối

lớp, phía bên phải. Nhưng mà em ấy đã bỏ học từ lâu rồi phải không?

-   Dạ phải. Anh Thành lớn tuổi hơn chúng em. Nhà ảnh  

nghèo, đông anh em, ba ảnh bịnh không làm việc đựơc, nên hồi đó ảnh phải bỏ học.

     Khải hơi sốt ruột nên hỏi chặn:

-   Bỏ học, đi làm để giúp gia đình?

-   Dạ, ảnh bỏ học, thi vô Thủ Đức.

Nghe nói ngừơi học trò vô Thủ Đức, Khải đã mừơng tựơng

thấy chuyện chẳng lành, nhưng chưa dám tin, chỉ nhìn anh trửơng lớp chờ đợi một lời xác định mà chàng thực sự không muốn nghe.

-   Ảnh mới ra trừơng đựơc hai tháng, ra đơn vị, đụng trận

và đã tử trận rồi thầy ơi!

Mấy lời cuối, Bính xúc động nên giọng hơi lạc đi. Khải

lặng ngừơi, ngồi xuống ghế, không nói gì. Một lát sau lấy lại bình tĩnh, Khải hỏi:

-   Chuyện này xảy ra hồi nào?

-   Dạ hai tuần trứơc, nhưng hôm qua tụi em mới biết tin.

Bị nhà ảnh ở xa và từ hồi ảnh nghỉ học rồi đi quân đội, chúng em ít có dịp liên lạc. Bữa hôm qua mấy đứa tụi em gặp một đứa em của ảnh, nó nói cho biết.

-   Nhà Thành ở đâu?

-   Bên Tân Vạn, thầy. Nhà ảnh ở sâu trong miệt vừơn.

-   Thành có đông anh em?

-   Dạ ảnh là lớn nhất. Còn năm đứa em. Ba ảnh bịnh liệt

giừơng đã mấy năm. Má ảnh buôn bán ngoài chợ đắp đổi qua ngày. Bởi thấy hoàn cảnh gia đình như vậy ảnh mới quyết định thôi học đi sĩ quan, hy vọng sẽ giúp đỡ cha mẹ lo cho đàn em. Ai ngờ…

Bính bỏ dở câu nói. Khải hỏi:

-   Các em đã bàn với nhau nên làm gì chưa?

-   Dạ chúng em quyết định sẽ quyên góp trong lớp lấy một

số tiền nhỏ trong khả năng của tụi em. Rồi sang thăm và chia buồn cùng gia đình anh Thành. Gia đình ảnh sống khá chật vật. Chỉ còn hy vọng đựơc lãnh món tiền tử tuất để có thể tạm vựơt qua khó khăn.

-   Các em làm như vậy là đúng. Định bao giờ đến nhà

Thành?

-   Thưa thầy, chiều mốt.

-   Ờ, như vậy tôi sẽ đi với các em đựơc. Và các em quyên

góp đựơc bao nhiêu thì tôi sẽ thêm vào con số bằng bấy nhiêu. Tôi quên không hỏi là Thành hy sinh trong trận đánh nào? Ở đâu?

     Bính còn chưa trả lời kịp thì một học sinh khác đáp thay:

-   Dạ nghe nói ảnh hy sinh trong trận đánh ở Bình Giả mới

đây. Trận đánh này lớn và bên ta bị tổn thất khá nặng. Anh Thành mới ra trừơng, chắc chưa quen chiến trận, đựơc giao chỉ huy một trung đội thuộc một tiểu đoàn Biệt động quân phái tới giải cứu lực lựơng địa phương bị địch bao vậy, thì lọt ổ phục kích.

-   Rồi có lấy đựơc xác về không?

-   Dạ nghe nói mình phải đổ nhiều quân xuống mới giải tỏa

đựơc áp lực của địch. Và có lấy đựơc xác anh Thành. Sau đó gia đình đựơc báo cho biết để đem về mai táng. Ảnh đựơc chôn ngay trong khu đất vừơn rộng sau nhà. Hiện giờ hai bác còn buồn lắm. Bác gái đã xỉu ngay khi nghe hung tin. Bây giờ đỡ rồi nhưng vẫn còn bịnh.

     Khải nhìn đồng hồ thì vừa đúng lúc chuông reo. Chàng đứng lên kết thúc:

-   Thôi đựơc rồi. Các em cứ xúc tiến những việc cần làm

như đã định. Rồi chiều ngày mốt thầy gặp các em ở đây để đi một lựơt. Ai rảnh thì đi, ai bị kẹt thì khỏi. Những ngừơi đi đựơc, sẽ đại diện cho lớp đựơc rồi.

     Khải đi xuống phòng giáo sư mà lòng nặng trĩu. Bỗng dưng Khải thấy như mình muốn đập phá một cái gì mới chịu đựơc. Một hòn đá bằng quả trứng nằm lăn lóc trên sân đất bị Khải tung chân đá mạnh văng vào cạnh từơng. Khải bứơc những bứơc dài miệng lẩm bẩm:

-   Vô lý. Vô lý.

Có lẽ thấy vẻ mặt Khải khác thừơng, mấy ngừơi bạn đang nói

chuyện ngưng lại nhìn. Trung hỏi:

-   Có chuyện gì thế Khải. Trông cậu không vui như mọi

ngày.

-   Vừa nghe một chuyện buồn.

-   Sao ? Chuyện buồn của ai?

-   Của gia đình một em học trò. Một nam sinh của tôi vừa

mới ở Thủ Đức ra thì chết trận ngay trong vụ Bình Giả mới đây.

Mọi ngừơi yên lặng. Minh hỏi:

- Lớp nào? Tên là gì?

- Thằng Thành, Nhị A1. Thằng bé học khá và hiền lành. Nhà

nghèo quá phải bỏ học, tình nguyện vào Thủ Đức với hy vọng  có đồng lương giúp bố mẹ nuôi đàn em. Ai ngờ. Thật tàn nhẫn!

Dương nhận xét:

- Trận Bình Giả vừa rồi mình thiệt hại nặng. Nó tập trung

quân đánh chiếm Bình Giả. Mình bị bất ngờ. Trực thăng đổ quân xuống bị hạ mấy cái. Phải chuyển Biệt động quân và thủy quân lục chiến đến giải vây nhưng cũng vất vả lắm. Sau phải dùng không quân bỏ bom nhiều mới giải tỏa đựơc áp lực. Nhưng tổn thất nặng lắm.

-   Đấy! Thằng nhỏ này mới lâm trận lần đầu, chưa có kinh

nghiệm. Chết oan! Tội nghiệp quá!

Một bà dạy Sử Địa lên tiếng:

-   Bình Giả là chỗ nào hả các ông? Mà tại sao nó lại đánh

chỗ đó?

Đức nói đùa:

-   Chị dạy Sử Địa mà không biết Bình Giả ở đâu à? Nó ở

trên bản đồ Việt Nam đó!

Trung can thiệp:

-   Các bà làm sao biết đựơc những địa danh như Bình Giả.

Bọn mình cũng ít ngừơi biết nếu không đọc báo. Bình Giả là một làng, chị ạ, nó thuộc tỉnh Phứơc Tuy, không xa Biên Hòa mấy đâu. Đây là một làng công giáo di cư. Có lẽ Việt cộng nó đánh để thăm dò, thử sức bên Quốc gia.

     - Một làng thì chắc là không có quân đội mình nhiều nhỉ? Làng này có gì quan trọng lắm hay sao mà nó đánh?

     Dương tỏ vẻ am từơng, trả lời:

     - Chắc là làng đó cũng chẳng có gì quan trọng. Vì nghe nói chỉ có khoảng hai trung đội Địa phuơng quân đóng ở đó thôi. Nhưng lý do nó đánh thì như anh Trung vừa nói, có lẽ nó muốn thăm dò sức mạnh bên ta. Lý do thứ hai, hình như nó muốn thử phương pháp chống lại chiến thuật trực thăng vận mà Mỹ bắt đầu đem áp dụng trên chiến trừơng Việt Nam. Trứơc đây muốn chuyển quân nhanh tới trận địa thì mình nhẩy dù xuống. Bây giờ dùng trực thăng chở quân tới mà đổ xuống, nhanh hơn. Vả lại, có thể nó muốn gây tiếng vang với quốc tế, vì Bình Giả chỉ cách Sài Gòn có hơn 60 cây số thôi.

     Một bà hỏi:

     - Thế nó có chiếm đựơc làng này không?

     - Thấy nói nó đã chiếm đựơc. Rồi mình cho quân đến đánh đuổi. Không ngờ chúng nó đông quá. Cho nên mới biến thành một trận đánh lớn. Theo lời một ông anh ngừơi bạn tôi là tiểu đoàn trửơng một tiểu đoàn Biệt động quân tham dự trận đánh, thì chúng nó tập trung đến hai trung đoàn. Tức là nó cố tình ăn thua đủ với mình.

     - Như vậy chắc bên mình cũng phải đưa đến nhiều quân lắm?

     - Vẫn theo lời ông kia kể thì mình phải tung vào một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, là tiểu đoàn 4. Đây là một trong những tiểu đoàn dữ dằn của binh chủng Thủy quân lục chiến. Ngoài ra còn hai tiểu đoàn  Biệt động quân là tiểu đoàn 30 và 31.

     - Toàn những lính thứ dữ thì phải thắng chứ?

     Dương cừơi:

     - Thắng làm sao đựơc khi nó có tới hai trung đoàn.

     - Thế bên mình thua à?

     - Theo tuyên truyền, dĩ nhiên mình không thua. Mình chỉ bị tổn thất nặng nề. Nghĩa là chết nhiều. Nghe đâu mình chết khoảng 200, bị thương gần 200. Có 5 cố vấn Mỹ chết.

     - Trời ơi! Chết nhiều như vậy. Tội nghiệp quá! Tại sao nó đem quân về nhiều như thế mà bên mình không biết nhỉ?

     - Dạ thưa bà, cái đó phải hỏi những ông có trách nhiệm về tình báo, quân báo. Một ngừơi bạn của tôi tham dự trận đánh, kể rằng khi ta cho trực thăng vận tiểu đoàn 30 Biệt động quân đến giải cứu làng này, bị phục kích, chết nhiều lắm. Rồi tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến cũng tan tành, cả tiểu đoàn trửơng lẫn tiểu đoàn phó đều tử trận. Có lẽ em học sinh của mình hy sinh vì nằm trong tiểu đoàn 30 Biệt động quân.

- Thỉnh thoảng lại nghe thấy một chuyện buồn của học sinh

mà mình chẳng làm gì đựơc. Hình như tình hình chiến cuộc càng ngày càng nặng làm ảnh hửơng đến cuộc sống của các em hay sao đó, mà lâu lâu lại có em bỏ học.

Bà Yến nói tiếp:

-   Ấy đấy. Một nữ sinh lớp tôi hứơng dẫn cũng phải nghỉ

học để thay mẹ tần tảo nuôi đàn em.

Một ông hỏi:

-   Nhà nghèo đến thế cơ à?

-   Nhà nghèo. Tám chị em mà nó lớn nhất. Trứơc đây cũng

còn tạm đủ sống vì bố là thựơng sĩ nhẩy dù, mẹ buôn bán ngoài chợ. Nhưng tai họa ập xuống khi ông bố tử trận. Mẹ lo buồn quá ngã bệnh. Thế là em này phải bỏ học thay mẹ ra chợ bán để nuôi đàn em bẩy đứa.

-   Em đó không còn ông bà hay họ hàng có thể trợ giúp à?

-   Còn ông bà ngoại nhưng nghèo quá không giúp đựơc gì.

Ông bà nội thì già quá, cũng chẳng khá giả, mà ông nội lại đau yếu. Thật là hoàn cảnh quá thương tâm. Hôm em đến từ giã tôi, hai cô cháu chỉ biết ôm nhau mà khóc. Không hiểu sao ông Trời cứ tạo ra những cảnh thương tâm như vậy?

     Ông Thái đã lớn tuổi, dạy Pháp văn, chậm rãi:

-   Thời buổi chiến tranh thì cái mạng sống con ngừơi nó

mong manh lắm. Một thằng cháu họ kêu tôi bằng bác, cũng chết trận cách đây ba tháng. Nó cũng là học sinh trừơng này rồi bị động viên hồi ba năm trứơc. Đeo lon trung úy làm đại đội phó nhẩy dù. Trong một trận đánh nghe đâu ngoài Quảng Ngãi nó tử trận, để lại vợ với hai đứa con nhỏ.

Một bà hỏi với giọng sót sa:

-   Khốn khổ chưa! Rồi vợ nó với một nách hai con nhỏ, sống

bằng cách nào?

-   Cũng may ông bà nội hai đứa nhỏ còn khoẻ mạnh và có

ruộng vừơn nên đem mẹ con nó về sống chung.

-   Thế là còn may mắn lắm đấy. Có những góa phụ con còn

nhỏ mà không còn họ hàng để nương tựa, hoàn cảnh thật tang thương.

Bà thở dài thừơn thựơt rồi nói tiếp:

-   Ngừơi ta cứ nói “trai thời lọan, gái thời bình”, chứ

tôi thấy như những chuyện xẩy ra hàng ngày trứơc mắt mình, thì làm trai thời loạn chưa thấy có hy vọng làm nên đựơc sự nghiệp gì mà đã tàn đời rồi.

     Một ông đưa ý kiến:

-   Cũng có nhiều ngừơi nhờ thời buổi nhố nhăng loạn lạc,

quân hồi vô phèng, mà tiến rất nhanh trên đừơng công danh, ngồi vào những địa vị cao. Nhất là thời buổi này đang là thịnh thời của mấy ông nhà binh tại những nứơc chậm tiến. Ví dụ như ở Việt Nam, ở Nam Hàn, ở mấy nứơc Phi châu, toàn là mấy ông nhà binh nhẩy tót ra chấp chính. Quyền uy tột đỉnh.

-   Vâng, thì cũng có. Nhưng đó chỉ là thiểu số thôi. Chứ

đại đa số thanh niên đang học hành, đang làm những nghề chuyên môn, bỗng dưng phải cầm súng ra trận. Và trong số những ngừơi đó, phỏng có đựơc mấy ngừơi leo lên tới đựơc những chỗ danh vọng kia? Trong khi đó, biết bao nhiêu ngừơi hoặc bỏ mạng, hoặc thoát chết thì cũng sống cuộc đời tàn phế. Tóm lại, theo tôi, đã là thời loạn thì chẳng thú vị gì, chẳng lợi ích gì cho ai cả, và cũng chẳng ai ham sống trong thời loạn ly.

     Lại Minh chõ miệng vào phá bĩnh:

-   Có chứ. Có ngừơi ham chứ!

-   Ai? Ông kể ra coi.

-   Bọn cứơp. Tụi cứơp thì chỉ mong có xáo trộn để dễ hoạt

động.

Mọi ngừơi đang nói chuyện nghiêm chỉnh cũng phì cừơi vì

lối nói ngang của Minh. Một cô giáo trẻ có vẻ như chưa có kinh nghiệm đời mấy, lên tiếng hỏi bà hồi nẫy:

-   Chị ơi, cái câu «trai thời loạn, gái thời bình» nghĩa

là thế nào, em chưa hiểu rõ. Chị giảng cho em với.

-   «Trai thời loạn», nghĩa là vào thời loạn lạc, đàn ông

dễ đắc thế hơn. Nhất là những ngừơi nào liều lĩnh thì có thể nắm lấy dịp may để thành công. Ví dụ như chộp đựơc cơ hội tốt làm đảo chính, rồi trở thành lãnh tụ, thành Quốc trửơng, Tổng thống, Thủ tứơng … toàn những chức vụ cao và dĩ nhiên tiền bạc, đô-la tha hồ vung vít.

-   Còn «gái thời bình»?

-   «Gái thời bình», nghĩa là ở vào thời thái bình thì con

gái có giá. Gặp buổi loạn ly thì thân con gái như chiếc lá trứơc cơn bão, khó lừơng đựơc sẽ ra sao. Nhiều cô phải gá nghĩa với những anh võ biền, với những ngừơi không xứng. Rồi cũng có nhiều ngừơi trở thành goá phụ trẻ vì chồng bỏ mình ngoài chiến trừơng. Trái lại vào thời thái bình, các cô đựơc an toàn, sống trong an ninh trật tự, có quyền tha hồ kén chọn ngừơi vừa ý. Cho nên thời thái bình là thời của ngừơi con gái.

     Một nam giáo sư trẻ nói luôn:

-   Ở thời bình, các cô treo giá cao lắm, kén chọn rất kỹ,

cho nên chúng tôi đành cam phận sống độc thân cho tới già.

     Một ngừơi khác tiếp:

-   Chúng tôi sắp sửa thành lập «Hội ế vợ» đây. Tôi sẽ làm

hội trửơng. Riêng trừơng này số hội viên cũng có thể lên tới vài chục ông.

Một bà có vẻ … không hiền nói ngay:

-   Gớm, thôi đừng giả vờ ca bài «con cá sống vì nứơc»

nữa! Mê cô giáo trẻ nào thì cứ nói thẳng nhờ vả mấy mụ già chúng tôi. Họa may chúng tôi thương tình mà giúp cho.

-   Ôi thế thì may quá! Tôi sẽ ghi tên đầu tiên nhờ bà chị

giúp cho. Nhưng bà mai có đòi hỏi điều kiện gì không? Chúng tôi phải … lo lót bà những gì?

-   Không. Tôi chẳng ngu gì đứng ra làm mai. Vì ngừơi ta đã

có câu: ở đời có bốn cái ngu, làm mai lãnh nợ gác cu cầm chầu. Tuy nhiên, đưa giùm thư tỏ tình thì sẵn sàng đưa cho, nếu đương sự nhát gái quá không dám tự tay đưa. Và ra giá: một lá thư đưa giùm, ba lạng ô mai cam thảo. Mà phải là thứ ô mai mua của tiệm trên đừơng Nguyễn Phi Khanh, Đa Kao cơ đấy nhé!

     Mọi ngừơi cừơi vui vẻ. Một ông khác nói nhỏ, nhưng cũng đủ cho mọi ngừơi nghe:

-   Gớm, bà này ra giá đắt thế! May mà bà có chồng rồi, nếu

không, bà mà treo giá kén chồng thì chết cha ngừơi ta.

Lần này tiếng cừơi còn lớn hơn nữa. Nhân vật vừa phát ngôn

bị bà giáo lừơm cho một cái tửơng chùng đứng không vững. Trung đang ngồi một góc phòng phà khói từ cái ống pipe, cũng cảm thấy vui lây vì không khí trong phòng giáo sư. Anh nhả cái pipe ra rồi hỏi bà giáo đã tình nguyện chuyển thư giùm và đòi trả công bằng ô mai cam thảo:

-   Bà đòi trả công bằng ô mai cam thảo, mà phải là ô mai

của tiệm trên đừơng Nguyễn Phi Khanh, Đa Kao, chứng tỏ bà sành ăn ô mai lắm. Không ngờ ở tuổi này rồi mà bà vẫn còn nghiện ô mai. Như thế tôi đoán hồi ở tuổi thích ô mai, chàng trai nào muốn chinh phục bà  đã phải tốn khá nhiều tiền mua ô mai. Có thể đến vài tấn không chừng!

Lại một loạt tiếng cừơi nổi lên. Hiền lẩm bẩm:

-   Ăn nhiều thế thì … bội thực mà chết!

Minh tiếp luôn:

-   Ừ, bây giờ mà bà chị vẫn còn thích ô mai là ý chừng

muốn … níu lại cái tuổi thích ô mai vốn đã  … xa xôi quá.

-   Này, ông đừng kết luận hồ đồ nhé! Tôi chẳng níu lại

cái gì cả. Ô mai ngon như thế ai chẳng thích ngậm cho ngọt giọng. Tại sao cứ phải ở tuổi thích ô mai mới đựơc ngậm ô mai là thế nào? Chẳng qua mấy ông nhà văn nhà báo muốn ra vẻ văn hoa thì gọi như thế, chứ tuổi nào chẳng thích ô mai. Cứ hỏi phái nữ chúng tôi xem có đúng như thế không.

-   Vâng, chắc là đúng. Hình như ông Trời khi tạo lập ra

ngừơi nữ, đã cho họ một đặc tính là thích ăn vặt. Cho nên không phải chỉ ô mai, mà bất cứ món quà vặt nào như cóc dầm, ổi dầm, tùm lum các thứ trái cây dầm, các bà các cô đều khoái cả. Bởi thế những thứ hàng quà vặt như vừa kể chỉ sống đựơc là nhờ các bà các cô, chứ phe đàn ông có ai thích ăn những thứ đó đâu.   

     Một bà khác đưa ra nhận xét khá tai ác:

-   Phải đấy, đàn ông không thích ăn vặt, chẳng qua chỉ vì

các món ăn vặt đó không đủ miệng các ông. Vì đàn ông ăn tham, ăn nhiều, nên họ chọn những món ăn phải đầy bao tử họ mới thích.

-   Vâng, quả thực đàn ông chúng tôi có ăn nhiều, và ăn

nhanh nữa. Cho nên mới có câu nam thực như hổ nữ thực như miu. Tuy nhiên, hình như trong văn chương không thấy có bài thơ bài văn nào nói về thói quen hay ăn quà và ăn nhiều của đàn ông, mà chỉ nói về  đặc tính này của các bà thôi.

Hai ba bà cùng lên tiếng phản bác:

-   Làm gì có! Đâu ông chứng minh thử xem nào?

-   Nếu tôi đưa ra đựơc bằnh chứng thì các bà tính sao?

-   Chúng tôi sẽ trân trọng rót ly nứơc mời ông xơi để tạ

lỗi.

-   Vâng, thế thì tôi xin đọc bài ca dao này:

Con cò là con cò co

Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà

Hàng bánh hàng bún bầy ra

Con mắt tỏm lẻm đưa qua mọi hàng

Bánh đúc cho chí bánh đàng

Củ từ, khoai nứơc, lại hàng cháo kê

Ăn xong mới trở ra về

Thấy hàng chả chó lại lê chôn vào

«Chả này bà bán làm sao?

Ba đồng một gắp thì nào tôi mua»

Nói dối rằng mua cho chồng

Đi đến nửa quãng đồng ngả nón ra ăn

Về nhà con khóc cẳn nhẳn cằn nhằn

“ Nào mẹ đi chợ có ăn quà gì!”

Đó, cái “nết” ăn quà, và ăn vụng chồng con đã đi vào văn học, cho nên mới có những bài ca dao như bài này để chế riễu … con cò cái!

Đức nói lớn:

-   Khiếp quá! Bà … cò này đã xơi mấy món căng bụng rồi, mà

còn làm thêm món chả chó nữa thì đáng phục thật. Nhưng còn thiếu một thứ nữa mới đủ bộ lệ.

-   Thiếu gì nữa?

-   Một cút rượu đế! Phải có cút rựơu để bà nhắm chả chó

chứ!

-   Hay! Thế là tác giả bài này còn thiếu sót.

Mọi ngừơi cừơi ngả nghiêng. Bà giáo hồi nẫy chưa chịu

thua. Bà nói:

-   Các ông chỉ giỏi “cả vú lấp miệng em”. Bài ca dao vừa

rồi rõ ràng nhằm mục đích bôi nhọ phái nữ chúng tôi, chứ làm gì có chuyện đó!

Dương chụp ngay cơ hội để chọc bà này:

-   Ấy chết! Chính bà mới áp đặt cho đàn ông chúng tôi một

chuyện không thể nào có đựơc. Nếu bà kết cho chúng tôi tội “vu khống” thì chúng tôi không chối cãi đựơc. Nhưng bảo chúng tôi “cả vú” thì quả là sai! Không thể nào có chuyện đó đựơc.

     Biết là Dương dùng cách nói lái để chọc bà này, mọi ngừơi nhìn bà cừơi. Bà đành làm thinh không phản đối đựơc nữa.

     Một cô giáo trẻ dạy Toán hỏi một bà giáo già ngồi cạnh:

-   Cô ơi, hồi nãy chị Kim có nói câu “ở đời có bốn cái

ngu”, em chỉ đoán đựơc mơ hồ chứ chưa hiểu hết. Cô giảng giùm em đi.

Bà giáo già nhìn cô với vẻ bao dung:

-   Bốn cái mà ngừơi đời cho là “ngu”, không ai muốn làm

hết. Đó là “làm mai”, tức là mai mối cho các cuộc hôn nhân. Ngày xưa còn có cái nghề «làm mai». Bà mai hay ông mai là ngừơi giới thiệu cho hai họ nhà trai và nhà gái gả cứơi con cho nhau. Ông bà mai đựơc trả công, cho nên phải cố nói hay, nói tốt cho cả hai bên. Lắm khi nói quá đi. Sau khi đôi trai gái thành hôn rồi, họ thấy những điều ông bà mai nói không đúng sự thật, thế là họ tức vì bị lừa dối, họ cứ nhè ông bà mai họ chửi! Cũng có khi ông bà mai làm nhiệm vụ một cách lương thiện, nhưng sau này đôi vợ chồng có lúc hờn giận nhau vì chuyện gì đó, cũng lôi ông bà mai ra chửi là «vì ông bà mai mà họ … bị lấy nhau!».

-   Còn lãnh nợ nghĩa là gì? Tại sao lãnh nợ cũng là

«ngu»?

-   Lãnh nợ tức là mình bảo lãnh cho một ngừơi vay tiền của

một ngừơi khác. Rồi ngừơi đi vay nó quịt nợ, thì mình lãnh đủ! È cổ ra mà trả giùm. Không trả đựơc thì bị chửi, bị kiện.

-   Còn cái ngu thứ ba?

-   Cái ngu này là «gác cu». Tức là ngồi rình cái bẫy hay

cái lứơi để bắt chim cu gáy. Vì giống chim này khôn lắm và rất nhát gan, nên khó bẫy vô cùng. Cho nên nhận công việc gác cái bẫy chim cu khổ lắm và phải hết sức kiên nhẫn. Bởi vậy rất ít ngừơi chịu làm việc này.

     Bà giáo già ngưng một chút, nâng ly nứơc trà nóng uống một hớp, đặt xuống bàn, rồi tiếp trong sự chờ đợi của cô giáo thế hệ hậu sinh:

-   Còn cầm chầu, tức là cầm trống chầu. Trong những kỳ hội

hè đình đám có hát chèo, hát quan họ hay trong một cuộc hát ả đào, thừơng có một ngừơi cầm trống chầu, tức là đánh lên những tiếng trống có ý nghĩa khen thửơng hay chê diễn viên hay cô đào. Việc khen chê này không thể làm cho mọi ngừơi đều hài lòng. Sẽ có kẻ cho là khe khắt, lại có ngừơi cho là quá dễ dãi. Tóm lại là ngừơi cầm chầu không sao tránh khỏi búa rìu của thiên hạ. Đó là một việc làm chỉ tạo sự phiền toái cho ngừơi cầm chầu.

-   Trời! Em cám ơn cô. Nếu cô không giảng thì em không làm

sao hiểu cặn kẽ đựơc. Cuộc đời rắc rối quá cô nhỉ.

-   Đúng thế! Rắc rối, nhưng ta vẫn phải sống, vẫn cứ phải

tham dự vào cuộc sống. Khi còn trẻ thì lao đầu vào cuộc sống như con bò tót chỉ thấy màu đỏ trứơc mặt xông vào húc, không biết ngưng lại và nhìn lại mình. Lắm khi lầm lỗi cũng chẳng nhận ra, hoặc có nhận biết cũng  không quan tâm mà gạt sang một bên, tiếp tục lao tới. Đến khi già, biết nhìn lại mình, nhìn lại quãng đừơng mình đã đi qua, mới thấy đựơc cái sai, cái quấy, thì đã muộn mất rồi. Hối cũng không kịp.

-   Theo cô thì khi trẻ ai cũng mù quáng lao đầu vào cuộc

ganh đua. Nhưng nếu không biết ganh đua thì làm sao tiến đựơc, làm sao hơn đựơc ngừơi khác?

-   Đấy, chính vì cái ý muốn hơn ngừơi mà ngừơi ta cạnh

tranh ráo riết, lắm khi mù quáng, không trừ phương tiện bá đạo nào, miễn là đạt đựơc mục đích. Suy cho cùng, sống là cạnh tranh. Cạnh tranh với ngừơi khác, và với chính mình nữa. Có thế mới có sự tiến bộ. Xã hội không có cạnh tranh thì lụn bại. Cá nhân không cạnh tranh thì bị đào thải. Nhưng phải cạnh tranh một cách vương đạo, không đựơc bá đạo. Rồi đến khi già, mới thấy tất cả những cạnh tranh, bon chen hồi trẻ trở thành vô nghĩa. Nhất là khi mình đến giai đoạn sửa soạn lìa bỏ cõi đời. Lúc đó mới thấy ra rằng dù mình là nhân vật danh vọng, nổi tiếng, giàu sang đến đâu, hay chỉ là một tên ăn mày, một kẻ cùng đinh, thì khi chết cũng hai bàn tay trắng. Có ai đem theo đựơc cái gì đâu. Té ra những thứ của cải vật chất mà mình cố gắng đạt đựơc, cố gắng thủ đắc lúc trẻ, bây giờ cũng bỏ hết. Tất cả trở thành vô nghĩa.

-   Nghĩa là nếu có làm đựơc chuyện gì ích lợi cho ngừơi

đời, để lại một di sản tinh thần, thì mới quý?

-   Đúng vậy. Phải cố gắng làm những việc hữu ích cho nhân

quần xã hội. Như thế mới quý, chứ nếu chỉ lăm le nghĩ tới vinh thân phì gia, thì rất tầm thừơng.

     Chuông reo làm ngưng hẳn những tiếng cừơi nói trong phòng giáo sư. Mọi ngừơi sửa soạn lên lớp. Cô giáo trẻ nói:

-   Cám ơn cô giảng cho em những điều lý thú. Khi nào cô

rảnh em sẽ lại học hỏi thêm với cô.

 


22

Thế là chỉ còn ba ngày nữa chấm dứt niên học. Cả tuần nay không khí học đừơng  tự dưng chùng hẳn lại. Chỉ trừ những lớp đi thi như Đệ Tứ, Đệ Nhị, Đệ Nhất, các lớp khác chẳng còn ai muốn học nữa. Các thầy cô cũng biết thừa là giờ này mà cố giảng cũng chẳng học sinh nào còn đầu óc nghe mình. Chúng  đang thả hồn theo các tính toán ước mơ về những điều sẽ thực hiện trong mấy tháng hè. Chúng cố tận dụng những ngày nghỉ quý báu sắp tới trứơc khi vào niên học kế tiếp là năm mà chúng phải dồn hết thời giờ và cố gắng vào việc học để cuối năm đi thi.

Nếu cô cậu nào không bận rộn xếp đặt những cuộc vui trong dịp hè, thì lại có những lý do để buồn. Đó là phải xa một vài đứa bạn thân. Không phải chỉ xa có hai tháng hè, mà gần như vĩnh viễn, khó có hơ hội gặp lại. Đứa thì theo gia đình dọn đi tỉnh khác vì bố phải đổi theo đơn vị quân đội; nhà nghèo không thể sống cảnh một chốn đôi nơi. Đứa thì có thằng bạn bị gọi nhập ngũ, không biết rồi tương lai sống chết ra sao. Đứa thì có con bạn thân phải bỏ học năm tới vì cha mẹ bắt lấy chồng.

Cảnh nhộn nhịp trong những lớp không thi, tiếng cừơi, có khi cả tiếng đàn tiếng hát cũng không giúp mọi ngừơi quên đựơc sự oi bức và ánh nắng gay gắt của những ngày đầu hạ. Ba cây phựơng vĩ trong sân trừơng đã trổ nhiều hoa đỏ. Những chùm bông lắc lư sau mỗi cơn gió nhẹ. Cái tàn lá xoè ra tuy khá rộng nhưng cũng không đủ làm giảm sức nóng bốc lên từ sân trừơng. Thỉnh thoảng một cơn gió lớn lại bốc cát tung lên, cuốn theo ít xác hoa và lá khô về phía cuối sân. Bầy ve sầu gọi nhau rả rích bằng âm thanh đơn điệu càng làm cho bầu không khí nặng nề ngột ngạt thêm. Vài con chim sẻ dáng điệu mệt mỏi đậu trên mấy cành phựơng chim chíp gọi nhau. Chốc chốc lại có một hai con sà xuống xoè cánh rúc rúc dụi mình tắm trong những đám cát do gió thổi tụ lại trên sân. Tuy vậy lúc nào chúng cũng nhớn nhác như đề cao cảnh giác, hễ thoáng thấy bóng ngừơi lại vụt bay lên cây. Mấy ông bà giám thị cũng có vẻ ngần ngại vì nắng gắt nên không hăng hái băng qua cái sân rộng nóng hừng hực để đi tuần rỏn qua các hành lang. Phần nữa cũng sắp đến ngày bãi trừơng, cho nên các ông bà có tinh thần «hỷ xả», không tỏ ra khe khắt với học sinh. Thỉnh thoảng một hai nữ sinh chạy xuống quán bán quà vặt nằm cuối sân trừơng rồi vội vã dấu vài thứ trong vạt áo đem lên lớp. Nếu có ai chặn lại khám, chắc chắn sẽ bắt gặp những thứ như kẹo bánh hay trái cây. Nữ sinh thích lén đem quà vặt vào lớp. Trong những dịp như thế này họ lại càng «tiêu thụ» quà trong lớp một cách gần như công khai vì biết là không bị giáo sư cấm.

Chuông reo báo hiệu giờ chơi. Khải bứơc ra khỏi phòng, đi về phía cuối hành lang để xuống cầu thang. Đựơc một quãng thì gặp Hiền bứơc ra. Hai ngừơi vừa đi vừa nói chuyện. Học sinh chen nhau trên hành lang cũng hứơng về cầu thang để xuống lầu. Bỗng có mấy nữ sinh chạy theo gọi Khải:

-   Thầy ơi! Thầy có thể chờ chúng em một chút đựơc không

ạ?

-   Có việc gì thế?

-   Dạ cũng không có gì quan trọng …

Một nữ sinh rụt rè, rồi tiếp:

-   Chúng em muốn xin thầy, xin hai thầy chữ ký.

-   Uả! Chữ ký gì?

Thấy bạn lúng túng chưa dám trả lời, hai cô khác đánh bạo

nói thay:

-   Dạ, chúng em xin hai thầy viết cuốn «lưu niệm» cho

chúng em.

Khải nhìn Hiền, cừơi, rồi nói:

-   Hỏi thầy Hiền trứơc đi. Nếu thầy Hiền viết, thì tôi

cũng viết.

Đám nữ sinh quay sang Hiền:

-   Dạ, xin thầy.

Hiền có vẻ không đựơc tự nhiên khi bị đám nữ sinh bao vây

cừơi nói ồn ào nên lúng túng chưa biết nên làm gì. Thấy thế, Khải nói luôn:

-   Rồi, đưa đây tôi viết trứơc cho.

Một cô đưa Khải một cuốn bìa cứng, dầy hơn cuốn vở 100

trang, bao bằng giấy bóng kính mầu hồng. Trang đầu tiên đề  “Lưu Niệm”, bên dứơi ghi tên Nguyễn Thị Bích Hằng. Khải lật sơ qua để tìm chỗ viết thì biết rằng cuốn Lưu Niệm này đã đựơc chủ nhân của nó thực hiện từ ba năm trứơc. Vì thế nó mang nhiều giòng lưu niệm và chữ ký của các thầy cô và bạn bè em này từ những lớp cách đây ba năm. Có vài trang còn có hoa hay lá ép khô dán vào. Khải cầm bút viết vội vào một trang trống:

     Thời gian trôi không bao giờ trở lại. Hiện tại là quý nhất đừng bỏ phí. Cố học để vươn lên thành ngừơi hữu ích.

     Rồi Khải ký tên. Mấy cô nữa đưa Lưu Niệm ra cũng đựơc Khải viết cho mấy giòng. Khi Khải quay đi thì một nữ sinh thảng thốt gọi:

-   Thầy ơi!

 Khải ngạc nhiên quay lại thì thấy đó là một nữ sinh từ

lúc nãy vẫn đứng yên, không đưa sổ Lưu Niệm, vẻ mặt rất buồn.

Cô này gọi đựoc hai tiếng như vậy rồi đứng yên. Mấy cô bạn xung quanh nói nhỏ cái gì Khải không nghe rõ. Khải hỏi:

-   Còn chuyện gì nữa?

-   Dạ, em chỉ muốn xin … từ giã thầy!

-   Ô hay! Các em nghỉ hè chừng hai tháng, rồi niên học tới

thầy trò lại gặp nhau. Có chi mà từ giã?

Cô nữ sinh vừa nói đứng im, nhìn xuống đất. Khải thấy hai

giọt nứơc mắt lăn dài trên má em này, nên ngạc nhiên nhìn mấy cô kia như muốn hỏi lý do. Một cô nói nhỏ, giọng xúc động:

-   Chị Phụng sẽ không trở lại học năm tới nữa thầy ạ.

-   Tại sao vậy?

-   Dạ, gia đình chỉ bắt chỉ lấy chồng.

Khải khựng lại. Một phút sau mới nói trong tiếng thở dài:

-   Chà, vấn đề này quả là tế nhị mà ngoài tầm tay của nhà

trừơng và ông thầy. Gia đình có lý do gì chính đáng hay quan trọng để bắt em bỏ học không? Tôi thấy em Phụng là học sinh xuất sắc trong lớp mà phải bỏ học sớm quá, thật cũng uổng.

     Phụng lau nứơc mắt rồi đáp:

-   Dạ cũng không. Chỉ vì ba em hứa gả em cho nên phải giữ

lời hứa.

-   Hứa gả em? Mà ba má em không hỏi ý kiến em về một    

chuyện rất quan trọng trong đời em?

-   Dạ ba em với bác Tám là bạn thân từ hồi trẻ. Rồi hai

ngừơi hứa làm sui gia. Bây giờ bác Tám bịnh nặng nên muốn thấy có đám cứơi trứơc khi bác nhắm mắt.

-   À, thế tức là ba em và ông bố chú rể là bạn thân. Như

vậy em biết rõ gia đình ngừơi ta phải không? Chắc hẳn ngừơi ta đàng hoàng thì ba em mới gả con gái cho chứ?

-   Dạ em thấy bác Tám và bác Tám gái cũng đàng hoàng.

-   Em có biết chú rể không?

-   Dạ cũng chỉ biết thôi. Ảnh là trung úy đóng ở Long

Khánh.

-   Thế em có điều gì không bằng lòng ở anh ấy không?

-   Dạ em cũng không biết. Em chưa nói chuyện bao giờ.

-   Thế thì cũng không đến nỗi bi quan lắm. Chưa nói chuyện

thì rồi sẽ nói chuyện! Để mà tìm hiểu thêm.

Mấy cô bạn của Phụng nghe Khải nói “rồi sẽ nói chuyện” thì

che miệng cừơi và nhìn Phụng như chế riễu. Phụng đỏ mặt cúi xuống, hai tay vân vê vạt áo dài, nhưng không dấu đựơc vẻ đau khổ.

     Khải tiếp:

-   Tôi hỏi em nhé: Phải nghỉ học sớm em có thấy buồn

không? Em có muốn tiếp tục đi học, hay nghĩ rằng chuyện nghỉ học rồi cũng quen, em có thể chịu đựng đựơc?

-   Thưa thầy em rất muốn tiếp tục học. Phải bỏ học em buồn

lắm.

Mấy cô bạn Phụng nói nhỏ với nhau rồi quay sang Khải:

-   Thưa thầy, thầy có cách nào giúp chị Phụng khỏi phải

nghỉ học đựơc không?

-   Giúp làm sao bây giờ? Ba má em Phụng đã quyết định để

em nghỉ học rồi. Thầy đâu có quyền gì can thiệp.

Nói tới đó Khải chợt ngưng lại. Đoạn hơi nhíu mày như có

vẻ đắn đo điều gì, rồi hỏi:

-   Giả sử tôi đến chơi gặp ba má em và ông bà Tám nói rằng

em muốn tiếp tục học, và hai bên cứ làm đám cứơi, sau đó xin cho em vẫn đi học. Em thấy sao?

Mặt Phụng tươi hẳn lên. Mấy cô bạn vỗ tay reo:

-   Phải đấy! Hay quá! Xin thầy giúp chị Phụng đi.

-   Thầy hứa giúp chị Phụng thầy nhé?

-   Để tôi tính xem sao. Nếu cả hai bên ông bà sui đều đồng

ý, và nhất là chú rể bằng lòng, thì quá tốt đẹp. Chỉ sợ họ không chịu. Nhưng em Phụng phải về thăm dò trứơc ý kiến của ba má em xem sao. Và cũng dò thử ý bên nhà trai nữa.

     Mấy cô bạn của Phụng nhắc:

-   Đó, thầy nói như vậy, chị Phụng phải về làm ngay đi.

Nếu thầy giúp đựơc thì vẫn tiếp tục học. Để thi xong Tú Tài I rồi sẽ tính.

Phụng nói:

-   Dạ em cám ơn thầy rất nhiều. Mong rằng thầy cố gắng

giúp em, thuyết phục để hai bác Tám bằng lòng.

-   Thôi đựơc rồi. Cứ như thế. Để tôi thu xếp hôm nào đến

thăm ba má em Phụng. À, nhà em ở đâu?

-   Dạ bên Cù Lao, thầy.

-   Gần Chùa Ông không?

-   Dạ cách Chùa Ông khoảng hơn trăm thứơc thôi. Ủa thầy

cũng biết Chùa Ông hả thầy?

-   Biết chứ! Tôi đã qua chơi bên Cù Lao mà. Còn nhà ông

bà Tám ở đâu?

-   Dạ xa lắm thầy.

-   Xa là ở đâu? Tân Uyên? Châu Thới?

-   Dạ chỗ làng Bình Thung.

-   Gần Cầu Hang không?

-   Dạ không xa Cầu Hang.

-   Thôi đựơc rồi.

Nói xong, Khải kéo Hiền đi. Hiền lầm lì đi, vẻ mặt buồn. Khải lấy làm lạ, hỏi:

-   Ê, mày có chuyện gì buồn hả?

-   Không. Không có gì cả.

Hiền thở dài. Thấy Khải nhìn mình dò xét, Hiền nói:

-   Có gì đâu, tao thấy chuyện của con Phụng phải bỏ học

thì buồn giùm cho nó đấy mà.

-   Nếu chỉ vì ông Tám muốn con trai lấy vợ trứơc khi ông

nhắm mắt, mà nếu ông bà ấy là ngừơi tốt, biết thương con, thì cũng dễ xin cho con Phụng tiếp tục học. Để tao sẽ giải thích cho họ thấy điều lợi hại. Lấy chồng rồi vẫn đi học có sao đâu. Cho nó đậu xong cái Tú Tài I, hoặc Tú Tài II, rồi thi vào một trừơng chuyên nghiệp, chẳng hạn Sư Phạm hay Cán Sự gì đó, thì tương lai vững vàng. Bỏ học ở trình độ này phỏng làm đựơc gì?

-   Cứ cái chuyện tuơng lai, thành ra mắc mứu.

Khải không hiểu bạn nói thế là có ý gì, chỉ yên lặng nhìn.

Hiền lại thở dài. Khải thầm nghĩ có lẽ Hiền đang có tâm sự gì mà không nói ra. Vốn biết tính Hiền nhút nhát, đa nghi, luôn luôn dấu kín ý nghĩ của mình không chịu thổ lộ với bạn bè, nên Khải cũng bỏ qua, chẳng muốn tìm hiểu, vì sợ mang tiếng là tò mò.

     Tới phòng giáo sư thì mọi ngừơi đã đông đủ, cừơi nói bàn tán, tranh luận đủ mọi vấn đề. Vừa thấy Khải và Hiền vào, một ông giáo già nói ngay:

-   À đây này, có ông này dạy Anh Văn, chắc ổng biết rõ cái

vụ đó. Hỏi thì biết ngay.

-   Biết cái vụ gì hả cụ? Coi chừng anh lòa hỏi đừơng anh

mù đấy nhé!

Mọi ngừơi bật cừơi vì câu nói tếu của Khải. Một bà giải

thích:

-   Chúng tôi đang nói về cái chuyện Mỹ cấp học bổng cho

học sinh trừơng mình. Có chuyện đó không?

-   Ủa, tôi tửơng chuyện đó mọi ngừơi đều biết cả rồi chứ?

Có gì bí mật đâu. Chắc chắn quý vị giáo sư ở địa phương cũng có con em xin thi lấy cái học bổng đó chứ.

      Một bà giáo ngừơi địa phương dạy Toán hỏi ngay:

-   Ai xin cũng đựơc à?

-   Dạ không. Phải có điều kiện.

-   Điều kiện như thế nào?

-   Tôi cũng không rành lắm. Nhưng đại khái là những học

sinh của các lớp Đệ Tam hay Đệ Nhị khá Anh Văn thì đủ điều kiện để dự thi. Và hình như con trai không đựơc ở trong tuổi quân dịch, còn con gái không hạn chế tuổi.

     Bà khác với giọng tiếc rẻ:

-   Trời! Uổng quá! Biết vậy hồi đó tôi cho con tôi học

Anh Văn. Bị ba tụi nó không thích nên biểu chúng chọn Pháp văn. Chớ phải chi học Anh văn mà giỏi, nay thi lấy học bổng đi Mỹ, sứơng quá!

Một ông nói đùa:

-   Lỡ học Pháp văn thì bây giờ cho chúng nó đi Pháp cũng

đựơc. Cũng ngon lành lại gần Việt Nam hơn!

-   Ông này! Tiền đâu mà cho đi tự túc.

Bà Hồng dạy Vạn vật hỏi Khải:

-   Phải thi hả ông? Đã thi chưa?

-   Vâng. Thi rồi.

-   Cái học bổng này do chính phủ Mỹ hay tổ chức nào cấp

cho?

-   Nghe đâu do một tổ chức tư nhân gồm toàn những ngừơi

thiện nguyện. Cũng có thể đựơc chính phủ trợ cấp thêm. Nhưng cái này tôi không rõ. Thoạt đầu tổ chức này có tên là American Field Service. Về sau đổi thành American Field Studies, tức là để tìm hiểu về nuớc Mỹ, gọi tắt là AFS. Đúng ra, đây là một cuộc trao đổi học sinh trung học giữa các nứơc để phổ biến các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Nhưng có lẽ với Việt Nam và các nứơc nghèo thì đây chỉ là cuộc trao đổi «một chiều». Mình chỉ nhận chứ không đổi!

-   Thế nhũng em đựơc học bổng sẽ sang học ở trừơng trung

học bên Mỹ à? Rồi ăn ở ra sao?

-   Họ sẽ đựơc gửi vào các gia đình ngừơi Mỹ tự nguyện nhận

lãnh các em. Có thể những gia đình này đựơc trợ cấp một phần tài chính nào đó – tôi cũng không tìm hiểu - Mục đích là để cho các em này học hỏi về nền văn hóa, và xã hội Mỹ.

-   Văn hoá chưa thấy đâu, nhưng chắc hẳn ở chung trong nhà

Mỹ thì chúng nó mau giỏi tiếng Mỹ lắm. Mà đựơc ở bao lâu vậy ông?

-   Một năm. Một năm đó, chúng sẽ học tiếng Mỹ bằng hàng

chục  năm đi học ở trừơng tại Việt Nam.

-   Sứơng quá! Rồi sau một năm có ở lại thêm đựơc không?

-   Không. Nhưng với cái vốn tiếng Anh sẵn có, về sau các

em có thể dễ dàng thi lấy học bổng để lại sang Mỹ học đại học, hay có thể đi các nứơc khác nói tiếng Anh.

-   Vậy trừơng mình có bao nhiêu em đựơc đi?

-   Hình như vào khoảng một chục em.

Trong lúc mọi ngừơi nói chuyện, bàn tán về việc các học

trò giỏi Anh văn đựơc đi Mỹ học, Hiền ngồi yên không tham gia, vẻ mặt lầm lỳ. Thỉnh thoảng lại thở dài. Ban đầu Khải không để ý, nhưng sau thấy vẻ khác thừơng, Khải chợt động tâm linh. Chàng nhớ lại mấy tuần trứơc, khi đến bệnh viện Thanh Quan ở Sài Gòn thăm một ngừơi bạn là bác sĩ làm việc tại đó, một đám học trò cũ chạy đến chào. Khải hỏi đi đâu, họ bảo đến khám sức khoẻ để đi Mỹ vì đã thi đậu kỳ thi lấy học bổng AFS vừa qua. Trong số các nữ sinh này Khải thấy có Thảo. Phải chăng vì Thảo đựơc đi Mỹ mà có vấn đề gì đó khiến hồi gần đây Hiền bỗng có những cử chỉ và thái độ khác thừơng. Nghĩ như vậy nhưng Khải chỉ kín đáo theo dõi Hiền chứ không hỏi gì cả. Khải nghĩ nếu Hiền đã muốn dấu thì hỏi cũng vô ích mà có thể còn mất lòng

nhau. Câu chuyện Hiền thương yêu Thảo, Khải chỉ nghe có một lần duy nhất Hiền tâm sự gần hai năm trứơc, rồi thôi. Kể từ đó, không ai đề cập tới chuyện này nữa.

 

 


     23

     Hai chiếc xe vespa chạy tới ngã ba Tân Vạn thì rẽ trái vào con đừơng nhỏ để ra xa lộ về Sài Gòn. Từ hồi có đừơng xa lộ do hãng RMK làm, cánh thầy giáo dạy Bạch Đằng đi xe hai bánh ít khi đi về bằng  đừơng cũ mà mọi ngừơi vẫn gọi là đừơng trong. Trái lại, họ dùng đừơng xa lộ vừa nhanh vừa dễ đi.

     Hôm nay Hiền ngồi sau xe Khải, còn Hổ ngồi xe Dương. Bốn ngừơi trên hai xe, vừa chạy vừa nói chuyện. Khi tới cầu Phan Thanh Giản, Dương nói:

-   Ghé phở Hoàn Kiếm nhé.

Khải đáp:

-   O.K

Tới đừơng Đinh Tiên Hoàng Đa Kao hai chiếc xe vòng sang

trái, chạy một quãng rồi ghé vào tiệm phở Hoàn Kiếm ở bên lề phải. Trước cửa có một cây me cổ thụ xòe tán rộng che rợp cả khoảng hè phố trống.

     Thấy khách quen vào, một trong hai cô con gái bà chủ cầm cuốn sổ nhỏ đến trứơc bàn bốn ngừơi tươi cừơi hỏi:

-   Bữa nay các anh về trễ hơn mọi ngày?

Hổ đáp:

-   Đâu có. Chúng tôi vẫn về đúng giờ như mọi ngày đấy chứ.

Có lẽ cô có ý mong chúng tôi nên sốt ruột tửơng là trễ.

Cô Lan - con gái bà chủ - nguýt Hổ một cái dài nhưng vẫn

cừơi. Tiệm phở này do bà chủ  và hai cô con gái trông nom chứ không mứơn ngừơi ngoài. Cả ba mẹ con đều «mát da mát thịt», cho nên Dương có lần nói đùa «cứ ngắm ba mẹ con bà chủ cũng đủ no khỏi cần ăn phở. Mà có ăn phở cũng khỏi cần nứơc béo!».

Hiền nói, có ý trêu cả Hổ lẫn cô Lan:

-   Nếu cô Lan có ý trông là trông cậu, chứ không phải

chúng tôi.

     Cô Lan giả vờ như không nghe thấy, hỏi:

-   Thưa, các anh xơi gì?

Khải nói:

-   Cô cho tôi chín nạm, hành chần, nứơc trong, thêm đĩa

hành tây vắt chanh để lạnh.

Hiền tiếp:

-   Tôi cũng vậy, nhưng không lấy hành tây.

Đến lựơt Dương:

-   Cho tôi tái nạm, nứơc béo, hành chần.

Cuối cùng Hổ nói:

-   Tôi như mọi khi. Cô còn nhớ không?

-   Dạ để em nhắc lại xem đúng không: Tái nạm vè, nứơc béo,

hành chần, nứơc tiết, đĩa giá chần, và …

-   Củ sâm!

-   Dạ đúng rồi, anh thích ăn củ cải chín.

Cái mà Hổ gọi là củ sâm, tức là củ cải mà bà chủ bỏ vào

thùng nứơc lèo để hầm cho ngọt, ngoài những thứ khác như cam thảo, có thể cả bột ngọt.

Dương trêu:

-   Tôi chưa thấy ai ăn phở như thằng này! Cái này phải

gọi là «phở độn» mới đúng. Nó tọng đủ thứ vào tô phở, cốt ăn lấy đầy một bụng. Mà đòi củ cải hầm thì nói củ cải, còn bầy đặt «củ sâm» cho ra vẻ sang trọng.

-   Sao ông sỉ vả tôi ghê thế ông? Bộ ông tửơng ông sắp trả

tiền thì có quyền sỉ vả hả? Thôi đựơc, ngừơi nào chi tiền thì có quyền «ăn nói», tôi chịu thua.

Dương, Khải và Hiền cùng cừơi. Khải nói:

-   Thằng này nó khôn đáo để, chỉ nói vơ vào thôi. Mà mày

ăn phở kiểu này không … thanh chút nào. Các ông Nguyễn Tuân, Thạch Lam mà biết, các ông ấy chửi mày tối tăm mặt mũi.

-   Hì ,hì. Tôi có thói quen ăn như thế rồi ông ạ. Bỏ không

đựơc. Cũng giống như những ngừơi có thói quen ăn phở trộn với cơm nguội đấy! Tôi thấy nhiều ngừơi cứ khen cái thú ăn phở với cơm nguội là thế nào?

-   Ấy, ăn phở với cơm nguội nó ngon và có một cái thú đặc

biệt. Phải là dân Hà Nội mới biết cái thú đó!

-   Bố láo! Mẹ kiếp, tô phở mà tọng bát cơm nguội vào thì

ăn còn ra cái gì nữa. Thế mà có rất nhiều anh cứ gân cổ lên ca tụng, mới lạ chứ!

-   Mày đếch phải dân Hà Nội, mày không biết cái thú ăn phở

với cơm nguội. Đây này: đừng trộn cơm vào ngay tô phở còn đầy, sẽ làm mất giá trị tô phở đi. Hãy ăn còn chừng 1/3 rồi mới cho cơm vào. Mà phải nhớ là cơm nguội đấy, chứ không  dùng cơm nóng, nó nát ra, mất ngon.

-   Nó ngon ở chỗ nào, phân tích coi?

-   À, cái này khó phân tích! Chỉ biết là nó có một cái thú

đặc biệt khó diễn tả. Cứ hỏi 10 thằng con trai Hà Nội thì có tới 7 thằng đồng ý với tớ.

Hiền nhận xét:

-   Tớ cho là do thói quen thôi, chứ ăn phở với cơm nguội

không thể ngon hơn một tô phở nguyên chất.

     Dương góp ý:

-   Tôi cũng nghĩ đó chỉ là một thói quen, bỏ thì thấy nhớ.

Khải hỏi:

-   Tại sao ông bảo là do thói quen?

-   Để tôi nói xem có đúng không nhé: Ngày xưa ở Hà Nội đâu

có ăn uống ê hề thừa thãi như bây giờ ở Sài Gòn. Tiệm phở cũng không nhiều. Chỉ có những hàng phở gánh. Cái bát nhỏ tin hin, gọi là bát chiết yêu - tức là cái đít nó thót lại – chỉ bằng 1/3 hay 1/4 tô phở của Sài Gòn ngày nay. Như thế thì đựơc bao nhiêu? Với sức con trai đang lớn, phải ăn đến bốn bát mới đủ. Bởi vậy, ngừơi ta gọi hàng phở gánh đến cửa, mua một bát đem vào nhà, ăn khoảng một nửa hay môt phần ba, rồi cho một bát cơm nguội vào mà ăn mới đủ bụng. Thế rồi ăn mãi kiểu đó nó thành thói quen, thành nghịên. Cho nên các ông thanh niên Hà Nội mỗi khi ăn phở lại nhớ đến thời trẻ của mình với cái thói quen hà tiện, ăn phở với cơm nguội rồi gọi nó là cái thú mà ca tụng. Về tâm lý, cái này có thể gọi theo tiếng Anh là nostalgia, tạm dịch là hoài cổ - tiếc nuối một kỷ niệm nào đó. Còn phái nữ, các bà các cô Hà Nội, có ai khen món phở trộn cơm nguội đâu.

Khải cừơi lớn:

-   Giỏi! Ông này phân tích giỏi đấy. Có lẽ đúng như vậy.

Nhưng tôi phải công nhận nó cũng quyến rũ, ông ạ. Tôi vẫn thích thỉnh thoảng ăn kiểu đó, có lẽ do thúc đẩy từ tiềm thức để tìm lại chút kỷ niệm xưa.

     Hiền cất giọng buồn buồn:

-   Nói đến kỷ niệm, tụi mình có với nhau nhiều kỷ niệm vui

quá. Thế mà thời gian sắp tới đây lại buồn.

Hổ hỏi:

-   Sao vậy? Có chuyện gì buồn?

-   Vì tụi mình đâu còn gặp nhau như bây giờ. Một số sắp  

sửa phải đi trình diện Thủ Đức.

Khải kêu lên:

-   Ờ chết thật, tôi quên mất không nói anh em biết là anh

Trung đã nghỉ dậy rồi.

Cả ba ngừơi kia hỏi dồn:

-   Anh Trung bỏ dậy à?

-   Ồ, sao anh ấy không dạy nữa? Bỏ luôn thật à?

-   Anh Trung bỏ dậy vì lý do gì? Anh ấy đi dạy đã lâu rồi

mà sao bây giờ bỏ?

Khải giải thích:

-   Anh Trung cũng mới cho mình biết như thế thôi. Anh ấy

bảo nghỉ dậy để đi thầu với Mỹ. Nghe nói anh ấy làm ăn chung với một ngừơi bạn, thầu cung cấp cát và đá cho Mỹ trong dịch vụ xây cất.

-   Chắc hẳn làm ăn đựơc anh ấy mới bỏ dậy học?

-   Hẳn là như thế. Làm cái nghề dậy học này ba cọc ba

đồng. Muốn kiếm thêm phải dạy trừơng tư. Muốn nhiều tiền phải dạy nhiều giờ. Lao tổn sức lực. Cho nên mới gọi là “bán cháo phổi”. Mà đâu phải môn nào cũng dễ kiếm giờ trừơng tư, thầy nào cũng đựơc mời mọc, sẵn giờ. Lắm ông “rách” lắm. Vả lại anh Trung lớn tuổi rồi, đâu có dạy ngày 8 tiếng lại thêm 2 tiếng “cua” tối như mình đựơc.

Hổ nói:

-   Tôi thấy hình như anh Trung có nhiều tham vọng.

-   Cũng đúng. Moa thân với anh Trung nên biết anh ấy là

ngừơi lanh lợi. Không chịu an phận với hiện tại, muốn “bung ra” thử thời vận một phen. Mà thời này là thời của những ngừơi dám liều, nhất là biết nắm lấy thời cơ. Moa thì đành chịu, vì không có một chút năng khiếu nào về kinh doanh.

Hiền tiếp:

-   Nghe nói hình như me-sừ Hải bên trừơng bán công cũng  

bỏ nghề, chung vốn  mua tàu đánh cá đánh tôm, phải không?

Dương đáp:

-   Hình như vậy. Nhưng mà họ có sẵn vốn, họ khôn ngoan hơn

tụi mình vì ra đời sớm hơn bọn mình.

Khải nhận định:

-   Anh Trung bỏ đi, bọn mình mất một bạn lớn tuổi mà thân

thiết dễ thương.

-   Anh ấy nghỉ dạy tức là cũng bỏ luôn chức giám học Phan

Chu Trinh à?

-   Ừ, chứ còn giữ làm gì?

-   Ngừơi khác thay làm giám học, toa còn dạy ở đó nữa

không?

-   Thì họ vẫn để giờ cho moa như cũ, nhưng moa bỏ luôn.

-   Còn Minh, Tân và mấy ngừơi khác?

-   Nghe nói Minh và Tân nhận đựơc giấy gọi trình diện. Mấy

tay lớn tuổi hơn không việc gì.

Hiền thở dài:

-   Thế là đi gần hết. Buồn ghê. Ngoài những ngừơi vừa nói,

các ông còn nghe có những ai nữa sẽ ra đi không?

Duơng trả lời:

-   Đông à. Nếu kể trong lứa tuổi phải trình diện đợt này

thì có hàng chục ngừơi ra đi. Để tính thử xem nhé.

Dương dơ các ngón tay ra đếm:

-   Ngọc này, rồi Tiến, Tân, Minh, Đức, Thắng. Đợt sau có

lẽ là tôi, Hổ, Vũ, Quang.

Khải nói:

- Thế thì đi hết rồi, còn ai để dạy? Đóng cửa trừơng à?

- Đâu có đóng. Sẽ có nhiều cô giáo về dạy chứ. Trừơng này 

ở vị trí ngon lành, hễ có chỗ trống là ngừơi ta nhào vô ngay. Nhất là những ngừơi có quen biết lớn, có vây cánh thế lực.

     Hổ đùa:

-   Có nhiều cô giáo trẻ đổi về, ông Hiền ông Khải tha hồ

vui. Còn bọn tôi phải ra đi. Bất công đến thế là cùng!

Khải cải chính:

-   Không! Tôi có vợ rồi, không thể «vui» đựơc. Chỉ ông

Hiền còn độc thân, tha hồ kén chọn. Có lẽ Hiền sẽ vui lắm.

Khải vừa nói vừa nhìn Hiền. Nhưng Hiền mặt vẫn lạnh lùng,

chẳng những không cừơi mà còn có vẻ đau đớn vì một chuyện gì đó. Dương lại đùa tiếp:

-   Nếu không có các cô giáo trẻ, mà lại là một lô các lão

ông lão bà đổi về thì vỡ nợ!

Khải cừơi:

-   Thì tớ lại bắt chứơc Tú Xương làm thêm nghề bán cối,tha

hồ cho thiên hạ giã trầu.

     Hiền thừơng ngồi nghe các bạn nói chuyện và đấu láo, lâu lâu mới góp một câu, mà lại hay là những câu nói có nội dung tiêu cực, không vui. Bỗng nhiên Hiền đưa ra một nhận xét hơi có vẻ lạc đề trong khung cảnh những câu chuyện đùa cợt và tếu như hôm nay:

-   Các ông có nhận thấy Biên Hoà bây giờ đổi thay nhiều

không? Đổi thay nhiều và nhanh.

Hổ hơi ngạc nhiên trứơc sự chuyển đổi đề tài đột ngột, hỏi

lại:

-   Đổi thay à? Đổi thay như thế nào?

-   Đủ thứ đấy! Cậu không thấy à? Phố xá thay đổi, nhà cửa

xây cất thêm nhiều, nhất là nhà có tiện nghi để cho Mỹ thuê. Chán quá! Từ hồi tụi Mỹ đóng ở phi trừơng Biên Hoà, thành phố này ồn ào, xáo trộn. Tiếng máy bay phản lực lên xuống tối ngày thật khó chịu. Rồi quán rựơu mọc ra như nấm, những đoàn xe nhà binh Mỹ chạy rần rần …

     Khải chỉ nhìn Hiền một cách khác lạ, trong khi Dương hỏi:

-   Sao bỗng dưng ông có vẻ ác cảm với ngừơi Mỹ thế? Chiến

tranh leo thang thì tụi Mỹ phải đem nhiều máy bay sang đây chứ. Mà chúng nó đến đây nhiều có thể giúp cho nhiều ngừơi ở địa phương làm giàu nhanh chóng. Nghe nói nhiều nhà lớn mới xây trên đừơng Công Lý nay cho Mỹ mứơn cả rồi. Chủ nhân những ngôi nhà đó tha hồ hốt bạc. Có thể bộ mặt thành phố này thay đổi, nhưng bọn mình thì có bị ảnh hửơng gì đâu?

     Hiền hơi mất bình tĩnh:

-   Sao lại không bị ảnh hửơng? Tụi Mỹ ỷ có tiền nhiều,

vung ra tiêu xài, như thế làm cho vật giá leo thang. Mọi thứ đắt đỏ tức là mình bị ảnh hửơng rồi.

-   Ngừơi Mỹ đâu có dùng những thứ giống như ngừơi Việt mà

bảo rằng nó tiêu xài sang làm cho vật giá leo thang. Nó có PX để bán cho nó những món hàng cần thiết hàng ngày. Đồ ăn cũng vậy. Chúng nó không ăn những thứ như mình. Và hình như chúng nó bị giới hạn không đựơc phép đi lại bừa bãi trong thành phố này. Vì tôi ít thấy quân nhân Mỹ đi chơi ngoài phố. Còn những nhà lớn nay đều cho Mỹ mứơn, thì chuyện này có thật.

     Khải theo dõi cuộc tranh luận giữa hai bạn từ hồi nãy, bây giờ mới thủng thẳng nói:

-   Vật giá leo thang, nhiều thứ trở nên đắt đỏ, là do kinh

tế của mình bấp bênh. Cũng một phần do ảnh hửơng của chiến cuộc. Nhiều mặt hàng tiêu thụ khan hiếm vì tình hình an ninh bất ổn, không thể vận chuyển từ những vùng thôn quê xa xôi về thành phố đựơc. Cái đó là tại ngừơi mình chứ không phải tại tụi Mỹ. Cậu kết tội oan cho chúng nó.

-   Oan gì? Ngừơi Việt bây giờ thiếu gì ngừơi thích đi làm

cho Mỹ vì nó trả lương cao hơn chính phủ và các hãng xửơng của mình. Con gái cũng ham lấy Mỹ chỉ vì đồng đô-la. Cả cái nền văn hoá xã hội mình bị xáo trộn, đảo lộn hết. Đến anh Trung mà cũng bỏ dạy học để đi thầu với Mỹ đó.

-   À thì con gà mà nó thấy chỗ nào có nhiều thóc tất nó

nhào đến chỗ đó. Đấy là định luật tự nhiên. Ai đi làm chẳng muốn đựơc trả tiền nhiều. Trừ những ngừơi làm việc từ thiện. Còn con gái Việt lấy Mỹ thì toàn là con gái quê, nhà nghèo, cho nên phải đi bán bar, rồi lấy Mỹ. Trách làm gì vì đó là những ngừơi ít học. Chung quy chỉ vì dân trí kém và đất nứơc nghèo.

-   Chưa chắc ạ! Thiếu gì con nhà có học cũng lấy Mỹ.

Hổ nói:

-   Hôm nay ông Hiền không «hiền» mà tỏ ra khe khắt với

ngừơi Mỹ đấy nhé! Có vẻ như ông «cay cú» tụi Mỹ.

     Khải cũng ngầm cảm thấy hôm nay Hiền khác lạ. Bỗng nhiên Hiền gay gắt lên án ngừơi Mỹ vì những chuyện đâu đâu. Khải nói để làm giảm bớt căng thẳng:

-   Quả thật mình cũng thấy thành phố này đang thay đổi.

Hôm nọ mấy cô học trò gặp mình ở cổng trừơng rồi nói chuyện về cảnh đẹp và con ngừơi hiền hòa của tỉnh này. Một cô đưa ra một nhận xét khá chính xác tuy dùng chữ hơi nặng.

Dương hỏi:

-   Nhận xét ra sao?

-   Thầy ơi,thành phố này bây giờ nó «bầy hầy» lắm rồi!

-   Bầy hầy nghĩa là làm sao?

-   Thì mình đoán cô ta muốn nói bây giờ thành phố Biên Hoà

lung tung, nhốn nháo, nhớp nhúa, không còn hiền hoà và đẹp như xưa nữa.

     Dương nhận xét:

-   Buổi giao thời nào cũng  nẩy sinh lắm cái nhố nhăng.

Ngày xưa lúc ngừơi Pháp sang nứơc ta, các nhà nho cũng từng  than vãn rằng đạo lý suy đồi, những hạng ngừơi mới ra đời, vị trí của giới nho sĩ trí thức trong xã hội bị xuống cấp. Cho nên Tú Xương đã phải kêu lên:

          Biết vầy thuở trứơc đi làm quách

          Chẳng ký không thông cũng cậu bồi

      Ngày xưa có bồi, bếp, me Tây. Bây giờ thời Mỹ thịnh thì có me Mỹ, thông dịch viên, làm sở Mỹ.

     Hiền giọng bực tức:

-   Hôm nọ một bà giáo kể lại với tôi câu nói của một cô  

học trò cũ nói với bà làm cho bà  buồn lòng và cảm thấy giá trị của nhà giáo bây giờ xuống dốc quá. Bà bảo cô học trò học bà hai năm trứơc đây, bây giờ bỏ học đi làm cho Mỹ. Gặp lại cô giáo cũ, cô kia khoe: «Cô ơi, bây giờ em đi làm đựơc lương nhiều hơn lương cô đấy!».

Khải cừơi:

-   Làm cho Mỹ thì đương nhiên lương phải cao hơn lương cô

giáo rồi. Nhưng lời khoe đó nói lên cái gì? Thứ nhất nó cho thấy tư cách tầm thừơng của cô học trò. Mới có thế mà đã mãn nguyện và xem thừơng thầy cũ. Thứ hai là nó cho thấy thân phận hẩm hiu của nhà giáo trong thời buổi nhố nhăng này. Nhà giáo chỉ có đồng lương trần trụi chứ không có bổng lộc gì cả. Nếu học Quốc gia hành chánh hay ít gì cũng như các lớp Cán sự, rồi làm Phó tỉnh, Phó quận hay các Trửơng ty, tha hồ ăn hối lộ làm giàu. Cửa nhà xe pháo xênh xang. Nhà giáo thì chỉ ăn phấn và rẻ rách lau bảng!

     Hổ tuyên bố:

-   Nhưng thôi, nói mãi chuyện này cũng chẳng đi đến đâu.

Dẹp! Mình về đi.

Cô con gái bà chủ tiễn khách ra tới cửa còn dặn:

-   Em chào các anh. Mai lại gặp các anh.

Hổ ngồi lên xe còn ngoái lại nói:

-   Mai chúng tôi không lại. Hôm nay đem ra ít củ sâm quá,

tôi giận rồi.

     Hai chiếc vespa vòng sang bên kia đừơng chạy ngựơc lên phía Trần Quang Khải, còn ném lại mấy lời nói đùa và tiếng cừơi của Hổ.

 


                             24

     Sáng nay Chủ nhật Khải không phải đi dậy nhưng theo thói quen vẫn ra khỏi giừơng từ 6 giờ sáng. Sau phần vệ sinh cá nhân, Khải vận động thể dục chừng nửa giờ, rồi ăn sáng. Khải không nghiện cà phê, nhưng thích trà Ô Long Thiết Quan Âm. Từ nhiều năm rồi, Khải vẫn uống thứ Thiết Quan Âm do xửơng trà ở Phúc Kiến sản xuất, vì nứơc đậm và thơm hơn trà Thiết Quan Âm của những hiệu khác.

     Phần mình đã xong, Khải bắt đầu săn sóc mấy cái lồng chim. Vào những ngày nghỉ, Khải có thể dành nhiều thời giờ cho mấy con chim hơn những ngày khác. Đựơc thay nứơc và đồ ăn mới, đàn chim lấy làm sung sứơng lắm. Chúng ăn no rồi tắm, sau đó nằm xòe cánh phơi mình trong ánh dương quang mới ló. Một lát sau, khi lông khô ráo, chúng bắt đầu đua nhau cất tiếng hót. Hình như những con vật bé nhỏ này cũng có cùng sở thích như chủ của chúng là muốn đứng dứơi giàn thiên lý vào buổi sớm mai. Vì đó là lúc hương thiên lý đựơm bầu không khí trong lành, kích thích khứu giác một cách nhẹ nhàng thanh thoát. Đứng ngay bên dứơi giàn hoa nhưng hương thiên lý không đi thẳng từ chùm bông màu lá chuối non vào mũi mà dừơng như nó tỏa đều trong không gian rồi mới nhẹ nhàng tác động khứu giác. Nó không như hoa lài với mùi thơm có nồng độ cao đi thẳng vào khứu giác một cách mạnh mẽ và  kém thanh thoát, khiến ngừơi ta có thể dễ dàng biết đựơc hương lài từ phiá nào bay đến.

     Đang say sưa tận hửơng niềm hạnh phúc khiêm nhừơng thì tiếng xe vespa nổ ngoài cổng lôi Khải trở về với thực tế. Khải mở cổng  cho Dương, Hổ và Hiền chạy xe thẳng vào đậu trong sân.

Dương vui vẻ nói đùa:

-   Trông ngài cứ như một tiên ông trên chốn thiên thai.

Chỉ thiếu bầy tiên nữ và một giỏ đào tiên thôi.

-   Đào tiên không có, nhưng bầy tiên nữ nho nhỏ của tôi

đang nô đùa trong ánh dương quang đây này. Và các nàng sắp cất tiếng hát thánh thót để ca tụng tôi đấy.

Nói rồi Khải chỉ những con chim vành khuyên và hoàng yến

đang nhảy nhót và hót trong những chiếc lồng treo dứơi giàn thiên lý. Khải đưa các bạn đến bộ bàn ghế mây đặt dứơi giàn hoa.

-   Ngồi đây thú vị hơn vào trong nhà. Vừa tán róc vừa «hoà

tấu khẩu cầm».

Hiền nhìn Khải có ý hỏi. Khải cừơi:

-   Thổi harmonica, nghĩa là gặm bắp luộc, hiểu chưa? Nhân 

nhà mới luộc nồi bắp đầu mùa. Ăn ngọt lắm. Tôi thích ăn bắp luộc điểm tâm. Con nhà nghèo ăn quen như thế rồi, và chỉ có thế để đãi khách ăn điểm tâm, xin quý ông thứ lỗi!

Dương nói:

-   Tôi cũng thích ăn bắp luộc lắm. Còn thích uống cả nứơc

luộc nó nữa. Mát đáo để.

Con bé Mừng giúp việc nhà đem ra một đĩa lớn 8 cái bắp

vàng đã lột sẵn, còn nóng hổi. Đang ăn, Hổ nhìn mấy cái lồng chim, hỏi:

-   Mấy con chim xanh xanh vàng vàng kia là chim gì? Còn

mấy con màu vàng là chim yến thì tôi biết rồi.

-   Đó là chim khuyên hay vành khuyên.

-   Tôi thấy những con chim cũng bé bằng mấy con này và

cũng màu hơi xanh như thế nhảy nhót trong các bụi, nhưng nó chỉ kêu chíp chíp chứ không hót. Có phải cùng giống này không?

-   Không. Đó là giống chim sâu. Vóc cũng bằng hay nhỏ hơn

chim này một chút. Nhưng lông màu xỉn hơn, và không biết hót. Còn chim khuyên hay vành khuyên biết hót. Gọi tên như vậy vì mắt của nó có một vòng tròn nhỏ màu trắng bao quanh. Mắt chim sâu không có vòng trắng nhỏ, không đẹp.

Hiền nhìn mấy con chim vành khuyên rồi nhận xét:

-   Tại sao hình như có con màu xanh, lại có con màu lông ở

ngực hơi vàng?

-   Giỏi lắm! Nhận xét khá đấy. Chim khuyên có hai loại.

Một loại chim xanh, nhỏ con hơn, và do đó trông dễ bị lầm với con chim sâu. Chỉ khác ở chỗ con mắt nó có cái vòng khuyên màu trắng. Loại chim khuyên xanh này tiếng hót nhỏ hơn loại kia, nhưng thanh hơn và hay hót hơn. Còn loại thứ hai là chim khuyên vàng, thì ngực nó màu lông hơi vàng. Nó lớn con hơn chim xanh một chút, tiếng hót lớn hơn, nhưng không năng hót.

-   Làm sao ông phân biệt con trống với con mái? Con gà thì

biết ngay, nhưng con chim nhỏ này làm sao biết đựơc?

-   Nuôi lâu rồi thì biết phân biệt. Trứơc hết, con trống

lớn hơn con mái một chút. Thứ nhì là con chim trống lông đẹp hơn con mái. Nên nhớ là tất cả các loài chim, con trống bao giờ cũng đẹp hơn con mái và có tài hơn, vì biết hót, biết múa.  Chỉ có con ngừơi thì phái nam vụng về và xấu. Bởi thế phái nữ đựơc gọi là phái đẹp vì họ đẹp hơn nam giới.

Hổ cắt ngang:

-   Trừ Thị Nở, vì Nam Cao đã mô tả thị “có nhan sắc của

một ngừơi đàn ông không đẹp trai!”

Mọi ngừơi cùng cừơi vì câu nói của Hổ. Khải tiếp:

-   Cậu nhớ dai đấy! Kiểu này thì ai thiếu nợ thằng Hổ khó

lòng mà quịt đựơc, vì nó nhớ dai quá!

Tất cả lại cừơi. Khải nói:

-   Tôi nói tới đâu rồi nhỉ? À, Nếu không phân biệt trống

mái đựơc bằng màu lông thì căn cứ vào tiếng hót. Con gà trống biết gáy. Còn con chim trống thì hót. Ở loài chim, con mái không biết hót. Và con mái cũng  không “nhiều miệng, lắm điều” như ở một … loài khác!

     Dương cừơi lớn:

-   Ông này khôn, khéo tránh né một “hệ luỵ” khôn lừơng!

Vừa nói Dương vừa làm bộ sợ sệt liếc vào trong nhà. Mọi

ngừơi lại cừơi lớn. Khải tiếp:

-   Không. Tôi nói thế vì tế nhị, chứ đàn bà nhà tôi rất ít

lời. Vì tôi vốn rất sợ những phụ nữ nói nhiều.

Hổ hỏi:

-   Nếu nhốt con trống và con mái vào chung một lồng, con

mái có đẻ không?

-   Giống chim yến có thể đẻ trong chuồng, nhưng chim

khuyên thì không. Hơn nữa, nếu nhốt một chị mái vào chung lồng, anh chim trống sẽ có thể lừơi hót.

-   Tại sao như thế?

-   Một con chim trống hót vì những lý do sau: hót để lấy

le, để ve vãn một chị chim mái. Bây giờ chị mái đã ở sẵn trong lồng, đã thuộc về anh ấy rồi thì anh không cần ve vãn nữa, anh đâm ra lừơi hót. Lý do thứ hai, anh hót là để “kên” với những anh trống khác, để xác định vùng ảnh hửơng của mình. Cho nên ở ngoài thiên nhiên, các ông thấy khi một con gà trống cất lên tiếng gáy, thì có những con khác cũng gáy. Càng cố gắng gáy thật lớn tiếng và giọng thật oai, để những anh gà trống khác khiếp vía mà lánh xa. Con chim cũng vậy. Nuôi chim trong lồng  phải để những cái lồng xa nhau, thì mấy con chim trống mới ganh nhau mà hót lớn.

-   Ông này rành tâm lý loài chim quá.

-   Chơi chim thì cần phải biết những điều căn bản đó. Cho

nên những ngừơi chơi chim cu gáy còn lấy vải che  cái lồng lại, để những con chim trống không nhìn thấy nhau mà chỉ nghe tiếng gáy, mới ganh nhau gáy lớn.

-   Phải che lồng lại à? Thế thì mất cả mỹ thuật.

-   Đúng vậy. Bởi thế, tôi không thích chơi chim cu gáy. Đó

là thú chơi của mấy ông chánh tổng, lý trửơng, mấy ông phú hộ ở nơi thôn dã. Nhìn mấy cái lồng chim bị che vải, tôi tửơng như nhìn mấy ngừơi bị đau mắt hột, cứ phải che mắt suốt ngày. Trông chán lắm!

     Hiền kêu lên:

-   Gớm, chơi chim mà còn phân biệt giai cấp nữa!

-   Đúng thế! Ngừơi ta có thể căn cứ vào loài chim để đánh

giá tư cách và trình độ thửơng ngoạn của ngừơi chơi chim.

-   Ví dụ?

-   Chẳng hạn chim cu gáy như tôi vừa nói, hay yểng, khiếu,

là mấy loại chim có thể luyện cho nói tiếng ngừơi, thừơng những tay trọc phú hay phú hộ nơi thôn dã thích nuôi. Chim chào mào dễ nuôi, thích hợp với lớp thanh thiếu niên. Chim yến hay hót, dễ nuôi, nên đựơc nhiều ngừơi chơi, nhưng giọng hót không uyển chuyển thay đổi. Vành khuyên dễ nuôi, hót không lớn nên chỉ thích hợp với những ngừơi ưa tĩnh mịch nhẹ nhàng, khung cảnh trầm lặng. Họa mi, hòang oanh, sơn ca tiếng hót lớn, trầm bổng nhưng đắt tiền, tốn kém, nên thích hợp với nhà giàu. Nhưng có một loài chim có tiếng hót véo von và lớn không thua gì con họa mi, song hình như dân giàu ít ngừơi chơi vì khó nuôi. Tôi không thấy mấy ông Tầu sành chơi chim nuôi nó, mà chỉ thấy họ nuôi họa mi, sơn ca, hoàng oanh.

-   Đó là chim gì, và tại sao khó nuôi? Vì nó kén chọn đồ

ăn?

-   Đó là con chích chòe, một giống chim chỉ có ở vùng Đông

Nam Á. Có thể vì vậy mà ngừơi Tầu không biết nó. Nó không kén chọn thức ăn. Nuôi chích chòe khó vì phải nuôi từ khi nó còn nhỏ, bên mép còn sợi chỉ vàng.

-   Sao lạ thế? Làm sao bẫy đựơc nó từ lúc còn nhỏ như vậy?

-   Bởi thế mới khó! Nếu bẫy đựơc nó khi nó đã lớn khôn,

thì nó sẽ đâm đầu vào thành lồng đòi ra, rồi bỏ ăn mà chết. Đó là giống chim thích tự do. Cho nên tôi cũng rất thích nuôi chích chòe. Phải bắt lấy nguyên một ổ chích chòe từ khi chúng còn nhỏ. Rồi mình  phải thay bố mẹ chúng nuôi cho chúng lớn. Như thế từ nhỏ chúng đã quen cuộc sống bị giam cầm rồi, không biết bầu trời tự do bao la, không đựơc hửơng cái thú bay bổng, nên không đòi ra nữa. Dân quê có những ngừơi chuyên đi bắt những ổ chim non cho mình để lấy tiền. Mình có thể thuê họ đi bắt.

-   Nghĩa là bắt một lúc cả mấy con chim non?

-   Phải. Nhưng một ổ ba hay bốn con chim non, trong đó chỉ

có một hay hai con trống thôi.

-   Làm sao ông biết con nào trống, con nào mái?

-   Khi nuôi chúng đựơc khoảng 5 hay 6 tuần, con trống sẽ

có những sợi lông màu xanh dương đậm mọc ra trên lưng và vai. Con mái vẫn giữ màu lông đen. Bấy giờ mình thả những con mái đi, chỉ giữ con trống lại. Vì như tôi đã nói, chỉ chim trống mới hót.

     Hiền hỏi:

-   Có phải chích chòe là những con chim đuôi dài ngực

trắng, vai và mình màu xanh dương đậm, buổi sáng hay đậu trên ngọn tre và hót không?

-   Chính nó đấy. Chích choè hót rất lớn tiếng, và cũng

trầm bổng không thua họa mi.

Hổ thắc mắc:

-   Tôi thấy mấy con chim khi hót hay đậu trên chỗ cao. Có

lý do gì không?

-   Có đấy. Khi hót con chim rất thích đậu những chỗ cao.

Thứ nhất là vì đậu cao thì tiếng hót của nó mới vọng đi xa đựơc. Thứ hai là vì đậu cao nó mới cảm thấy sảng khoái, mới có hứng. Cũng tỷ như một ngừơi khi hát thì bao giờ cũng thích ngồi ở chỗ thoáng đãng sáng sủa, chứ không ai chui vào một buồng đóng kín hay nằm trùm chăn mà hát.

-   Ông bảo rằng chim hót là để xác định vùng không gian

ảnh hửơng?

-   Đúng. Ngoài mục đích khoe tài, ve vãn chim mái, nó hót

còn để dọa những con chim trống khác phải lánh xa vùng lãnh thổ nó chiếm cứ. Cũng như con hổ trong rừng dùng tiếng gầm và mùi nứơc tiểu xịt vào gốc cây để đánh dấu vùng lãnh thổ của nó. Khi một con chim hót, sẽ có một vài con khác cũng cất tiếng hót. Đó là chúng đang tỷ thí đấy. Dùng tiếng hót để đấu nội lực. Sau một lúc, anh nào thấy kém thế thì bay đi chỗ khác.

-   Hay quá nhỉ! Nghe giống như trong truyện của Kim Dung,

các tay cao thủ đấu nội lực bằng tiếng hú, như Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn hú lên làm cho kẻ võ công kém bủn rủn tay chân, táng đởm kinh hồn!

     Khải cừơi rồi tiếp:

-   Nhưng thôi, để hôm khác nếu các ông muốn nghe tiếp về

nghệ thuật chơi chim, tôi sẽ nói. Bây giờ mình không nghe chim hót, mà quay sang nghe ngừơi “hót”. Nói rồi Khải vào nhà, và hỏi vọng ra:

-   Các ông thích nghe nhạc cổ điển tây phương hay nhạc

Việt?

Dương đáp:

-   Cho nghe nhạc Việt đi.

Tiếng hát của Anh Ngọc trỗi lên với bản Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa trong khi Khải trở lại ngồi với các bạn. Khải rót nứơc ra tách cho mọi ngừơi. Hiền lên tiếng nhận xét:

-   Có lẽ trong số các nam ca sĩ, Anh Ngọc hay nhất, các

ông đồng ý không?

Hổ trả lời:

-   Duy Trác cũng đựơc chứ. Tôi thích Duy Trác hơn.

Khải góp ý:

-   Tôi thấy hai ông này đều hay cả. Giọng ấm, mạnh, hơi

dài. Nhưng hình như khi lên nốt cao, giọng của Anh Ngọc trầm hơn Duy Trác. Trong số nam ca sĩ, hai ngừơi này đựơc. Một điều nữa là họ không hát nhạc “sến”.

     Dương lên tiếng:

-   Còn Sĩ Phú thì sao? Cũng đựơc đấy chứ?

-   Sĩ phú hơi không dài. Khi lên cao giọng không ấm và hơi

yếu. Các ông để ý mà xem: Vì hơi không dài nên Sĩ Phú thừơng hát chừng bốn lời rồi ngắt. Ví dụ :Em tôi ưa đứng/ nhìn trời xanh xanh/ mang theo đôi mắt/ buồn vương giấc mơ … hay là : Em đến thăm anh/ một chiều đông/ em đến thăm anh/ một chiều mưa …, mỗi khi ngắt như vậy anh ta hít hơi vào nên không bị hụt hơi.

-   Còn Duy Quang?

-   Tôi thấy có những ngừơi khen Duy Quang. Theo tôi, giọng

Duy Quang không truyền cảm.

     Hổ hỏi:

-   Các ông có nghe những giọng ca như Duy Khánh, Chế Linh,

Giang Tử v.v… không?

Khải nhìn Hiền, Dương, không thấy ai trả lời, mới chậm

rãi:

-   Xin lỗi, những giọng hát đó dành cho các sến nương

thửơng thức. Tôi chưa bao giờ có can đảm nghe hết 1/3 bản nhạc họ hát. Nguyên những bài họ chọn để hát cũng đã rẻ rồi.

     Hiền nhìn Khải hỏi:

-   Cậu có nghe nhạc Trịnh Công Sơn không?

-   Thỉnh thoảng, vào một lúc nào đó trong lòng mình đang

có một sự trống vắng, cô đơn hay một nỗi buồn mà bản nhạc của Trịnh Công Sơn đáp ứng đựơc phần nào, thì tớ nghe. Nhưng mình không thích nhạc họ Trịnh. Vì nó đơn điệu, không có sự thay đổi. Nghe gần chục bản nhạc, thấy chúng từa tựa như nhau.

-   Nhiều ngừoi thích nhạc Trịnh Công Sơn và ca tụng hết

mình.

-   Ừ, bởi vì lời của những bản nhạc đó nói lên đúng tâm

trạng hoang mang, mất định hứơng của con ngừơi trong thời chiến. Chỉ có lời thôi. Còn nhạc điệu thì … xin lỗi, có nhiều ngừơi gọi đó là nhạc kêu đừơng.

Dương cừơi:

-   Ông ác quá, và khó tính quá!

-   Tại sao ông chê một miếng thịt dai hay nhiều mỡ, và

thích miếng mềm, không có gân, không mỡ? Thì với món ăn tinh thần tôi cũng có quyền chọn miếng ngon chứ?

-   Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng như Lê Thương, Phạm

Duy, Văn Cao, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tứơc v.v… ông thích nghe ai?

-   Mỗi ông tôi thích một vài bản, vì cũng có những bản họ

viết không hay. Có thể hợp với sự thửơng thức của ngừơi khác, nhưng tôi không thích.

     Cuộc bàn luận về nhạc vẫn tiếp diễn khi từ trong nhà vọng ra tiếng hát Sĩ Phú với bản Tiễn Em, lời thơ Cung Trầm Tửơng, nhạc Phạm Duy. Khải lắng nghe rồi nói:

-   Đấy, các ông có thấy lối ngắt lời của Sĩ Phú không? Anh

ta có thói quen ngắt đoạn từng 4 hay 5 tiếng, có khi 3 tiếng. Như thế không đòi hỏi phải có hơi dài. Vì khi ngắt, anh ta hít hơi vào rồi.

Mọi ngừoi im lặng để theo dõi tiếng hát của Sĩ Phú:

Lên xe/tiễn em đi, chưa bao giờ/buồn thế …

Dương đồng ý:

-   Ừ, ông nói đúng đấy. Sĩ Phú hát từng 4 hay 5 tiếng thì

ngắt một chút. Đấy là lúc anh ta có thể hít hơi vào.

Hiền lẩm bẩm:

-   Nhạc gì mà buồn quá.

Nhưng không ai để ý xem Hiền nói gì vì còn mải chú ý vào

bản nhạc, cho tới câu : suốt đời làm chia ly, tiếng hát Sĩ Phú mới chấm dứt để chuyển sang giọng ca của Duy Trác trong bản Lời Cuối của Từ Công Phụng. Tiếng hát của Duy Trác trầm hơn Sĩ Phú:

          Thôi, đừng tìm đến nhau làm gì

          Thôi, đừng nhìn nhau nữa mà chi

          Đừơng về nhà em xa lắm       

          Tương lai chưa vùa tầm hái tay này

          Trời đọa đày cho cay đắng …   

     Hổ nhận xét:

-   Từ Công Phụng viết toàn nhạc buồn, nhạc thất tình không

à. Khóc than cho những mối tình tan vỡ, tuyệt vọng. Hình như anh này không viết một bản nhạc nào vui cả.

Dương phụ họa:

-   Ừ, tôi cũng nghĩ như ông. Từ Công Phụng chỉ than khóc

những mối tình bị dở dang. Nếu yêu mà cứ tan vỡ dở dang thì còn ai dám yêu nữa!

Lúc này tiếng hát Duy Trác chuyển sang một đọan khác:

     Đừơng vào ngày mai sỏi đá

     Thôi, em về quên hết đi ngày xưa …

     Kỷ niệm nào như muốn khóc

     Nên tôi xin một lần

     Đựơc trao hết cho nhau

     Bằng một lần đôi mắt nai tơ

     Xin yêu nhau như tuổi ngây thơ …

Hổ tiếp tục phê bình:

-   Nhạc Việt Nam kỳ lắm! Rất ít bản vui, mà toàn là nhạc

buồn. Mừơi bản thì tới bẩy – tám bản là nhạc thất tình …

Hổ còn đang định nói tiếp thì mọi ngừơi bỗng nhận thấy

Hiền có cử chỉ khác lạ. Hiền ngồi yên lặng không nói gì, đôi mắt như nhìn về một chốn nào vô tận. Rồi Hiền hai tay ôm đầu, bịt tai. Khải hỏi:

-   Hiền, cậu làm sao thế?

Hiền không trả lời, rồi đứng bật dậy, vụt chạy ra khỏi

cổng. Khải gọi với theo:

-   Hiền! Hiền! Sao vậy?

Nhưng Hiền đã lao đi mất dạng. Dương nói:

-   Để tôi lấy xe đuổi theo, chở hắn về nhà.

Hổ đáp:

-   Vô ích! Biết hắn chạy đi hứơng nào mà đuổi theo? Thôi

cứ để như thế, có thể một lúc sau hắn bình tĩnh trở lại. Tôi nghĩ có thể hắn bị xúc động vì bài hát vừa rồi.

     Khải kêu lên:

-   Thôi đúng rồi! Chắc là bài hát này khơi dậy một chuyện

buồn của hắn. Động đến một nỗi đau thầm kín nào đó.

Dương hỏi:

-   Còn nỗi đau nào nữa ngoài chuyện thất tình? Ông có biết

gì về vụ này không? Nó có thổ lộ gì với ông không?

-   Không. Tôi thực tình chẳng biết gì cả. Nó kín miệng

lắm, không bao giờ tâm sự gì với tôi về chuyện yêu đương của nó, ngoài một lần duy nhất đã lâu rồi. Hình như cách đây khoảng hai năm thì phải.

-   Chuyện nó với một con bé học trò phải không? Nghe đâu

con bé này là học trò ông mà?

-   Ừ. Nhưng con bé chỉ học tôi năm ngoái. Và năm trứơc nữa

thì học thằng Hiền. Nó chỉ thú nhận với tôi rằng nó thương con bé. Thế thôi.

-   Phần con bé thì sao? Nó có yêu thằng Hiền không?

-   Chịu, ai biết đựơc! Tôi không hỏi. Nhưng tôi nghĩ có

lẽ con bé cũng cho thấy ít nhất là có cảm tình với thằng Hiền thì cu cậu mới tỏ ra tự tin chứ. Sau lần đó, tôi cũng không để ý và Hiền thì không  đề cập đến nữa, nên tôi quên hẳn. Mình bận dạy thêm nhiều trừơng tư, ít còn thì giờ đi chơi với Hiền, nên không biết thêm gì nữa.

Hổ nói:

-   Tôi đoán, có thể thằng Hiền bị con bé cho rớt đài, nên

thất tình. Cho nên hồi nãy nghe Duy Trác rên rỉ Thôi, đừng lừa dối nhau làm gì … Kỷ niệm nào như muốn khóc …  thì thằng này bị chạm đúng vết thương lòng, nên nó mới vùng bỏ chạy.

Khải đáp:

-   Cũng có thể. Nhưng liệu hai bên đã có gì gọi là gắn bó

chưa? Phần thằng Hiền thì rõ ràng là nó tha thiết theo đuổi con bé lắm. Nhưng ngựơc lại, liệu con bé có đáp ứng hay không, hay chỉ là “tình một chiều”. Nếu nó chỉ tỏ ra có cảm tình cộng thêm sự kính phục đối với ông thầy mà không nói “yêu”, thì đó là tình một chiều.

-   Tôi nghe nói hình như con bé đựơc học bổng đi Mỹ nên đá

đít thằng Hiền. Cho nên cu cậu đau.

-   Theo tôi, mình nên thận trọng, đừng kết luận vội vàng.

Và tránh dùng nhữ tiếng nặng nề. Vì bọn mình không ai biết gì về mối tình này, nên  ta không thể phân biệt trắng đen. Chuyện con bé đi Mỹ thì có. Tôi biết rõ. Nó thi đậu, đựơc cho sang Mỹ theo chương trình trao đổi học sinh, nhằm phổ biến giới thiệu văn hóa giữa các nứơc.

     Hổ lại nói:

-   Thế thì đúng rồi. Tôi nghe thằng Thắng nói rằng thằng

Hiền cần phải quyết liệt, phải giữ con bé lại không cho đi Mỹ.

Khải ngắt lời Hổ:

-   Giữ lại? Tại sao giữ lại? Sợ nó đi là mất hả? Nhưng

hiện nay thằng Hiền đã chính thức là «cái gì» của con bé đó chưa? Đã thực sự là ngừơi yêu chưa? Hay là đã có nghi lễ gì để ràng buộc chưa, ví dụ lễ hỏi, hay ít nhất cũng lễ vấn danh? Mà cho dù hai đứa yêu nhau thực sự rồi, hoặc đã làm đám hỏi rồi, thì cũng không thể, và không nên giữ con bé lại.

-   Theo ông thì phải nên để cho nó đi?

-   Chứ sao! Với tư cách đã từng dạy nó Anh văn, mà bây giờ

nó đựơc cho đi để luyện Anh văn, theo tôi, đó là cơ hội bằng vàng. Cả một tương lai của nó. Tất nhiên tôi thấy cần phải cho nó đi. Nếu quả thật đã có tình yêu và sự gắn bó giữa hai đứa, thì thằng Hiền lại càng nên để cho con bé đi. Không thể giữ lại. Giữ lại là ích kỷ. Mà nó đi có một năm, lâu lắc gì. Mau lắm! Nếu lại giả sử con bé đi rồi, nó như con sáo sang sông, nó bay vù đi luôn, thì thôi! Còn tiếc làm chi nữa? Nếu quyết liệt giữ lại như ông Thắng ông ấy nói, là ích kỷ và vô lý. Còn như nếu để nó đi và nó … đi mất luôn, mà khóc lóc, tiếc rẻ, thì … yếu quá!

     Dương chậm rãi:

-   Theo tôi, dù ông Hiền cố tình giữ lại cũng không đựơc.

Gia đình con bé đời nào chịu. Cả một tương lai của con ngừơi ta, ngừơi ta cần phải cho nó đi chứ.

Khải tiếp ngay:

-   Ông nói đúng! Không đời nào cha mẹ nó để cho ông Hiền

giữ nó lại. Đây là một cơ hội hiếm có. Những đứa đựơc đi như thế này, về sau dễ lấy học bổng đi Mỹ học đại học. Mà ngay bây giờ, những đứa đã đậu Tú Tài I rồi, khi về, đựơc cấp luôn bằng tương đương Tú Tài II. Sứơng quá mà!

     Ba ngừơi mải tranh luận không để ý thấy băng nhạc đã hết từ bao giờ rồi. Dương và Hổ đứng dậy từ giã. Khải đi theo ra tới cổng rồi quay vào ngồi phịch xuống ghế, thừ mặt suy nghĩ.

     Khải lẩm bẩm một mình:

-   Thất tình. Hơi vô lý! Nhưng liệu nó có đựơc đáp ứng

không?

Khải lắc đầu như muốn xua đuổi một ý nghĩ đen tối. Chơi

với Hiền từ hồi còn đi học, Khải quá rõ tính tình và lối sống của Hiền. Gia đình Hiền quê mùa. Cha mẹ không thuộc thành phần trí thức hay tiểu tư sản thành thị, lại theo đạo công giáo ròng. Do đó không có đựơc những suy nghĩ rộng rãi phóng khóang, không theo kịp đựơc trào lưu mới, lối sống mới trong xã hội. Anh em của Hiền tất nhiên chịu ảnh hửơng sâu đậm của gia đình, nhất là của ông bố. Dù Hiền đi chơi với Khải nên phần nào chịu ảnh hửơng, lại thêm từ hồi đi dạy học, gặp gỡ và giao du với nhiều bạn mới có lối sống và ăn nói phóng túng, nhưng Hiền vẫn chưa «lột xác» đựơc. Hiền vẫn có cuộc sống khép kín, không cởi mở. Nhiều lần Hiền trách Khải sao dễ tin ngừơi, ai nói sao cũng tin ngay, lại kết bạn với đủ hạng ngừơi. Khải phản bác lại bạn bằng cách lý luận:

-   Tao giao du với đủ hạng ngừơi, không phân biệt giai

cấp, miễn họ là ngừơi tử tế. Ai nói sao tao cũng tin vậy. Dĩ nhiên lắm khi bị lừa. Nhưng ai lừa gạt tao một lần thì lần sau tao không tin nữa. Có thể ngừơi ta cho là tao ngu, vì không biết đề phòng. Nhưng sống mà cứ đề phòng thì chán lắm. Có khi mình thành thật với ngừơi thì ngừơi ta không nỡ lừa dối mình.

Nhưng Hiền đáp:

-   Tao thì khác. Ai nói gì tao cũng phải lật ngựơc lật

xuôi vấn đề xem họ có thực với mình không. Tao thừơng tự hỏi: «Họ nói thế có đúng là như thế không? Hay họ có ý gì khác? Họ nói thế có phải nghĩa như thế không, hay họ ngụ một ý khác? Ví dụ nó khen mình một câu, biết đâu nó xỏ lá, nó chửi xỏ mình?».

     Chính vì lối sống như thế nên Hiền luôn luôn khép kín, không cởi mở với bạn bè, và do đó ít bạn. Vì hiểu rõ tính Hiền như vậy cho nên không bao giờ Khải hỏi về chuyện tình cảm của Hiền. Mà Hiền cũng chẳng bao giờ hé răng, ngoại trừ lần đầu tiên Hiền thú nhận với Khải rằng Hiền thương cô học trò tên Thảo, vì cô này đang học Khải. Vì Hiền hỏi ý kiến Khải, nên Khải thành thật nói ra những nhận xét của mình. Có thể những nhận xét thẳng thắn đó không làm đẹp lòng Hiền, cho nên từ sau lần đó Hiền giữ kín mối liên lạc với cô học trò này. Phần Khải cũng quên luôn. Cho tới hôm nay …

 


                        25

      Tuyên đến tìm Khải báo tin Hiền nổi cơn điên xé quần áo, chạy lung tung ngoài đừơng, rồi bị cảnh sát bắt đưa vào bệnh viện Chợ Quán. Tuyên và Hiền cùng là dân công giáo, nhà gần nhau trong khu nhà thờ Chí Hoà. Cả hai cùng học một lớp với Khải năm đi thi Trung học khi mới di cư từ ngoài Bắc vào Sài Gòn. Tuy chơi thân với nhau, nhưng tính tình Tuyên và Hiền khác hẳn nhau. Tuyên tính phổi bò, nghĩ gì thì nói ra miệng chứ không dấu diếm. Đối xử với bạn bè Tuyên cũng rất thẳng thắn, thích hay không thích điều gì là nói luôn chứ không giữ trong bụng để rồi về sau lại phàn nàn. Cho nên Khải cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi đi chơi hay nói chuyện với Tuyên. Đối với Hiền, Khải luôn luôn phải dè dặt giữ ý vì sợ bị hiểu lầm. Khải hỏi:

-   Làm sao cậu biết tin này?

-   Vô tình, cách đây hai hôm, tớ ghé vào nó chơi. Ai ngờ

nhà nó như có đám ma. Cả nhà ngừơi nào mặt cũng nặng như đeo đá. Rồi thằng em trai nó kể cho nghe.

-   Nó kể sao? Nó nói thằng Hiền nổi điên từ bao giờ?

-   Cách nay khoảng một tuần. Nó bảo hôm đó tự nhiên thằng

Hiền thay đổi hẳn. Nó la hét với ông bố nó, rồi bỗng xé quần xé áo, chạy ra khỏi nhà. Lúc đó ở nhà chỉ có ông bà cụ nó và con em gái nên không ai chạy theo kịp, thành ra không biết nó đi đâu. Đến khi hai thằng anh và em nó về, mới đổ đi tìm. Rồi hỏi cảnh sát quận Tân Bình thì họ cho biết đã bắt Hiền ngoài đừơng và đưa Hiền vào bệnh viện Chợ Quán.

-   Có nghe nói tình trạng của Hiền bây giờ ra sao không?

-   Nhà nó nói nó trở lại bình thừơng rồi. Có thể sắp đựơc

về. Hiện giờ họ còn giữ lại độ một – hai ngày để theo dõi. Nếu không nổi cơn nữa thì cho về.

-   Bây giờ mình vào Chợ Quán thăm nó.

Khải nói xong, lấy xe rồi chở Tuyên đi. Dọc đừơng, Khải

hỏi:

-   Cậu có biết tại sao Hiền nổi điên không? Có nghe nhà nó

nói gì không?

-   Không. Ngừơi nhà nó không cởi mở chút nào. Nói chuyện

với tớ là bạn thân của nó, mà họ cũng có vẻ dè dặt, đề phòng. Bởi thế tớ ít đến nhà nó.

-   Riêng nó, có bao giờ tâm sự với cậu về chuyện tình cảm

của nó không?

-   Không. Hồi sau này vì nó dạy cùng trừơng với cậu nên

thừơng gặp cậu hơn tớ. Tớ tửơng nếu có gì, thì nó đã nói với cậu rồi chứ?

-   Chuyện khác nó nói, còn chuyện tình cảm nó giữ kín

trong tim. Có lẽ vì thế mà thành ra hệ lụy lớn.

-   Cậu cho là nó thất tình à? Hay là cậu biết rồi?

-   Tôi chỉ đoán thôi. Khoảng hai năm trứơc nó tâm sự với

tôi là nó thương một cô học trò đang học tôi, nhưng năm trứơc đó học nó môn Lý Hóa. Nó hỏi ý kiến tôi thấy sao. Tôi thành thật phân tích cho nó nghe về hoàn cảnh hai gia đình. Tôi nói sẽ có rất nhiều trở ngại, nhưng nếu nó cứ yêu con bé thì tôi là bạn, tôi ủng hộ nó. Dĩ nhiên, chỉ biết ủng hộ tinh thần thôi.

-   Sau đó nó có kể thêm gì không, chẳng hạn nó đã tỏ tình

chưa và con bé phản ứng thuận lợi không? Đã dắt con bé đi chơi chưa ?

-   Nó không hé răng kể gì cả. Nhưng theo tôi, có thể con

bé không phản đối, nhưng chưa chắc đã dám nói đến chữ «yêu», vì nó còn nhỏ, mới học đệ Tứ, đệ Tam. Vả lại, phần thằng Hiền, như cậu cũng biết, nó nhút nhát. Cho nên chẳng biết là nó đã thực sự tỏ tình chưa, hay chỉ ở tình trạng «hiểu ngầm», và con bé cũng «mặt ngoài còn e».

-   Nếu vậy thì sao lại thất tình? Phải tỏ tình rồi bị từ

chối, hoặc yêu nhau rồi bị nó đá đít, mới thất tình chứ?

-   Có thể không từ chối. Hoặc thằng Hiền hy vọng tình

trạng này kéo dài một hai năm, đến khi con bé lớn hơn thì nó sẽ công khai xin hỏi, xin cứơi. Nhưng bây giờ con bé đựơc đi Mỹ

học một năm, mới nên chuyện!

-   À, thôi thế thì đúng rồi. Có thể con bé đã chấp nhận

lời tỏ tình của thằng Hiền, rồi bây giờ bỏ đi. Thế tức là bỏ rơi nó, cho nên nó phát điên.

-   Và cũng có thể chỉ nhập nhằng chứ chưa có gì thắm

thiết. Nghĩa là cả hai đều hiểu ngầm có mối tình, nhưng chưa đến tình trạng «anh anh em em». Bây giờ con bé bỏ đi, thằng này cay cú.

-   Việc đếch gì mà phải cay cú đến nổi điên. Bộ hết con

gái rồi à! Cậu có nghe bọn con trai chúng nó vẫn thừơng ngâm nga thế nào không? Đây này:

           Nếu biết rằng em đã lấy chồng

           Anh về cứơi vợ, thế là xong!

Sòng phẳng! Dứt khoát! Thằng Hiền thế thì … yếu quá!

Khải phì cừơi:

-   Tớ không ngờ cậu tàn nhẫn thế! Nhưng đừng nói phét!

Mình đứng ngoài nói bảnh. Nếu cậu bị gái cho rớt đài, tôi sợ cậu còn điên dữ dội hơn.

-   Sức mấy! Tớ sống dễ dãi. Yêu thật tình đấy, nhưng nếu

bị phản bội thì … thôi.

-   Chẳng thôi thì làm gì? Ừ, về cứơi vợ và ca bài «Quên»

hay bài «Uống rựơu tiêu sầu» hả?

     Tuyên cừơi hề hề, rồi nói:

-   Từ lâu rồi, tớ vẫn chủ trương chỉ tin các em một nửa

thôi, còn một nửa để phòng hờ! Vì cậu không nhớ Nguyễn Bính đã từng cảnh cáo là:

Một trăm con gái thời nay ấy

  Đừng nói ân tình với thuỷ chung

- Ờ, cậu này khôn đấy! Phòng hờ như thế, lỡ bị gái đá đít không cảm thấy đau lắm!

- Nhưng cậu căn cứ vào đâu để kết luận nó thất tình?

- Cách đây chừng hơn hai tuần, nó đến tớ chơi. Có cả mấy

đứa nữa. Ngồi nghe nhạc nói chuyện lung tung. Chúng tớ vô tình mở hai bản nhạc tình – đúng ra là nhạc rên rỉ thất tình. Thế là nó ngồi im ôm đầu tỏ vẻ đau khổ. Rồi nó đùng đùng bỏ chạy.

-   Thế thì đúng rồi! Nghe nói nó vặc nhau với ông bố nó.

Rất có thể nó đề cập đến chuyện hôn nhân với con bé và ông bố nó không chịu. Gia đình nó cố chấp lắm. Mấy thằng anh em của nó  cũng khó chịu. Một đứa con dâu văn minh một chút sẽ khó hòa hợp đựơc với gia đình đó. Tớ cũng xuất thân là dân nhà quê, nhà nghèo, nhưng gia đình tớ đầu óc cởi mở. Ông cụ mất lâu rồi, còn bà cụ rất thương tớ. Mình muốn làm gì thì làm, bà ấy không can thiệp.

-   Ờ, tớ biết rõ bà cụ nhà cậu mà. Đúng là một bà mẹ quê

Việt Nam chính cống. Hết lòng vì con vì cháu không nghĩ đến thân mình. Hễ lâu tớ không đến chơi, lúc gặp mặt bà ấy hỏi:«Anh Khải đi đâu ắng bấy? Không thấy đến chơi?».

Hai ngừơi nói chuyện tới đây thì cũng vừa đến cổng nhà

thương Chợ Quán. Khải chạy thẳng vào trong, băng qua nhiều hàng cây cổ thụ che bóng mát rựơi cả một khu vực rộng lớn. Khải quẹo trái về phía văn phòng khu tâm thần. Vì có quen với ông Viễn trửơng khu này nên Khải vào gặp ông để hỏi về tình trạng của Hiền. Văn phòng của bác sĩ Giám đốc Nguyễn Đình Tiếp ở ngay bên cạnh. Sau mấy lời thăm hỏi về gia đình, Khải nói:

-   Cháu có ngừơi bạn cùng dạy học, mới đây bỗng  nổi cơn,

xé quần áo, nghe nói đựơc đưa vào đây, tên là Nguyễn Quang Hiền.

-   Mới vào hả? Để tôi coi hồ sơ xem sao nhé.

Ông Viễn quay lại tủ hồ sơ các bệnh nhân mới nhập viện,

lấy một tập bìa cứng, mở ra xem rồi nói:

-   Anh Hiền chỉ bị nhẹ thôi. Mới nhập viện hơn một tuần.

Có lẽ nguyên nhân đưa đến cơn nổi loạn, xé quần áo, chạy lung tung, là do bị trầm cảm quá, rồi gặp một cơn xúc động mạnh. Đã chích và cho uống thuốc nên bây giờ trở lại hiền lành rồi. Tuy nhiên, cần ở lại đây thêm vài hôm nữa để chúng tôi theo dõi cho chắc chắn, rồi có thể về nhà.

-   Từ khi vào đây, nó có còn la hét hay đập phá không bác?

-   Không, anh ấy không đập phá la hét, mà chỉ nói lảm nhảm

một mình. Chỉ có hôm mới vào thì xé quần xé áo thôi. Nhưng sau khi có thuốc đã dịu hẳn, trở lại gần bình thừơng. Tuy nhiên, vẫn không chịu nói năng gì với ai. Lúc ngồi một mình lại nói, có vẻ như nói chuyện với một ngừơi nào đó. Còn may là tình trạng này nhẹ lắm. Sau một thời gian rồi sẽ hết, nếu không bị một cơn xúc động mạnh bất ngờ nào nữa. Các anh có thấy trứơc đây anh Hiền có dấu hiệu gì không? Hoặc có biết lý do tại sao anh ấy nổi cơn không?

-   Chỉ đoán là có thể vì chuyện tình cảm thôi.

-   Nhiều ngừơi vì thất tình, vì bị ngừơi yêu bỏ mà thành

điên đấy. Nhưng phần lớn là phái nữ. Nam giới tinh thần mạnh hơn nên rất ít ngừơi điên vì thất tình. Nhưng cứ yên tâm, trừơng hợp của anh Hiền nhẹ lắm. Rồi sẽ qua đi.

-   Cám ơn bác. Bây giờ xin phép bác chúng cháu xuống thăm

Hiền một chút xem sao.

Ông Viễn dẫn hai ngừơi xuống khu tâm thần. Ngang qua một

nơi có kiến trúc như một cái chuồng thú lớn, xung quanh là chấn song sắt to bằng nửa cổ tay, bên trong có mấy chục ngừơi đủ hạng tuổi. Mỗi ngừơi một dáng vẻ, nhưng nhìn kỹ thì chẳng ai có thần sắc. Hai mắt dại, vẻ mặt khờ khạo ngơ ngác như đang sống trong một thế giới khác và không buồn quan tâm tới mọi chuyện xảy ra xung quanh. Có một ông đeo kính trắng miệng ngậm cái ống điếu nhưng không có thuốc. Ông đi đi lại lại trong căn «chuồng», chắp hai tay sau đít, đầu hơi cúi xuống như đang nghĩ ngợi mông lung về một vấn đề gì đó, mà không thèm để ý tới những ngừơi xung quanh. Tất cả những ngừơi khác quanh ông cũng  chẳng ai thèm quan tâm đến ngừơi bên cạnh. Mấy chục con ngừơi như đang sống trong mấy chục thế giới riêng biệt. Ông Viễn giải thích:

-   Đây là khu của đàn ông, những ngừơi tương đối đã thuần

tính, không còn hung hăng đập phá gây nguy hiểm cho ngừơi khác.

-   Những ngừơi bị nặng như la hét, đập phá, hay nguy hiểm,

thì phải nhốt riêng hả bác?

-   Phải nhốt riêng. Chừng nào trở lại thuần thục hiền lành

mới cho sống với tập thể.

Tuyên hỏi:

-   Cháu nghe nói ngoài bệnh tâm thần, nhà thương này còn

chữa cả bệnh cùi, phải không bác?

-   Ngoài khu tâm thần, còn có khu lây, gồm khu cho ngừơi

phong cùi, và khu chữa bệnh dịch tả.

     Khải và Tuyên theo ông Viễn đến một phòng khá rộng trong đó có khoảng hai chục ngừơi. Ngừơi nào cũng có vẻ đang chăm chú vào một công việc riêng, chẳng hạn đọc báo, đọc sách, vẽ, hoặc xếp mấy cái hộp giấy chồng lên nhau. Bấy nhiêu con ngừơi sinh hoạt trong một phòng mà không nghe thấy tiếng động hay tiếng nói cừơi. Họa chăng là có hai nụ cừơi mỉm lặng lẽ trên khoé miệng hai ngừơi. Thấy ông Viễn vào, một số ngừơi lên tiếng chào và ông đáp lại một cách vui vẻ thân mật. Ông gọi tên một thanh niên và hỏi:

-   Tứơc khoẻ không cháu? Đang làm gì thế?

-   Dạ chào bác Viễn. Cháu hôm nay khoẻ lắm. Cháu đang nghĩ

xem tại sao con dơi nó đậu lộn đầu xuống đất đựơc mà con ngừơi lại cứ phải đưa đầu trở lên. Bác thấy có lạ không?

-   Ờ lạ lắm.

Hiền ngồi ở cuối phòng đang đọc một tờ báo. Hiền chăm chú

đọc nên không biết có ba ngừơi đến đứng trứơc mặt. Khi nghe Khải gọi tên, Hiền mới ngửng lên nhưng không lộ vẻ ngạc nhiên mà cũng cũng chẳng mừng. Ông Viễn nói:

-   Anh Hiền khoẻ chứ? Báo có tin gì quan trọng không?

Hai ngừơi bạn của anh vào thăm đây này.

-   Chào bác. Báo chả có gì cả. Mấy cái tin … chó chết. Các  

cậu đi đâu thế?

Tuyên đáp:

-   Vào thăm cậu đây. Sao, hôm nay thấy ngừơi dễ chịu chưa?

Bác Viễn nói cậu có thể sắp về nhà nghỉ đựơc đấy.

-   Bình thừơng. Ăn không thấy ngon. Ngoài ấy mưa hay nắng?

-   Hiền có nhớ vào đây từ hôm nào không?

-   Không. Tớ bây giờ tỉnh táo lắm. Mong về sớm để còn đi    

dậy chứ.

-   Nhà có ai vào thăm không?

-   Thằng Tuấn em tớ nó vào hôm qua. Bác sĩ Tiếp cũng dễ

thương nhỉ? Nói chuyện với ông ấy thấy vui hơn là nói với ông bố của tớ. Gàn dở, chán bỏ mẹ!

Tuyên nhìn Khải như ngầm bảo:

-   Đấy. Đúng là nó nổi điên vì ông bố nó rồi!

Biết rằng có đứng lại lâu cũng không nói đựơc chuyện gì

với Hiền. Khải nháy Tuyên rồi nói với Hiền:

-   Thôi tụi tớ về nhé. Cậu ráng giữ sức khoẻ để vài ngày

nữa bác Viễn cho về. Còn đi dậy kẻo học trò nó trông.

Nói xong Khải và Tuyến bắt tay từ giã Hiền. Lúc hai ngừơi

quay ra, Hiền mới tỏ vẻ quyến luyến, nhìn theo một lúc, rồi lại ngồi xuống đọc báo. Ra ngoài, Khải hỏi ông Viễn:

-   Theo bác, Hiền có thể sớm về đựơc không?

-   Tôi thấy anh ấy bình thừơng rồi đấy. Chưa hoàn toàn

lanh lợi như trứơc, nhưng như thế là nhẹ lắm. Độ hai ngày nữa về đựơc. Nhưng gia đình phải rất thận trọng trong việc đối xử với anh ấy. Cố gắng chiều ý và đừng làm gì khiến anh ấy buồn phiền. Như thế bệnh sẽ không trở lại.

     Khải và Tuyên chào và cám ơn ông Viễn rồi chạy xe ra cổng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn