11
Trung, Minh, Tân, Khải, Hiền ra khỏi quán Hạnh Phứơc. Nhìn đồng hồ thấy mới sáu giờ, còn sớm quá. Ngoại trừ Hiền, còn bốn ngừơi kia phải chờ đến 7:30 mới có lớp dạy buổi tối ở Phan Chu Trinh. Trung hỏi các bạn:
- Còn sớm quá. Về trừơng bây giờ chán lắm. Các cậu có
muốn đến thăm ông bà cụ của cô Lan không?
- Cô Lan nào? Bọn mình có quen không?
- Cô Lan dạy toán ở Bạch Đằng đó. Cô ấy mời đến nhà chơi.
Hai ba ngừơi đáp:
- À, nhớ rồi. Cô Lan dạy toán, hiền lành, nhà nghe nói ở
đâu đừơng bờ sông phải không.
Trung đáp:
- Ờ, cũng nghe nói vậy. Cô ấy có cho địa chỉ đây. Thôi
bây giờ còn sớm, chúng mình đến chơi nhà cô ấy. Xong rồi về dạy lớp tối, còn dư thời giờ.
Minh đề nghị:
- Mình thả bộ từ đây đến đó, chắc là không xa. Vừa đi,
vừa nói chuyện và hóng gió.
Thế là năm ngừơi rẽ trái, theo đừơng Nguyễn Hữu Cảnh đi
ngựơc về phía cầu Rạch Cát. Nhà cô Lan tọa lạc trên đừơng Hàm Nghi chạy dọc theo bờ sông. Năm ngừơi vừa đi vừa nói chuyện. Đến chỗ ngã ba Nguyễn Hữu Cảnh và Trịnh Hoài Đức, Trung chỉ về phía tay trái và nói:
- Đằng kia là trừơng Khiết Tâm của linh mục Yến. Ở tỉnh
này, ngoài Bạch Đằng là trừơng công và lớn nhất, thì trong số mấy trừơng tư, Khiết Tâm cũng lớn nhất. Nghe nói ông linh mục đang cho xây một trừơng mới, lớn lắm, ở gần trừơng Bạch Đằng mình.
Minh tiếp:
- Khiết Tâm cũng là trừơng tư có kỷ luật nhất.
- Đúng thế. Vì học sinh phá phách, vô kỷ luãt là bị ông
cha Yến cầm roi mây quất tận tình cho nên phải giữ kỷ luật.
- Nghe nói ông linh mục này cũng chịu trả thù lao khá cao
cho giáo sư, phải không anh Trung?
- Đúng. Ông ấy khôn lắm. Những giáo sư nào dạy ăn khách
là đựơc trả thù lao theo bảng giá đặc biệt. Cũng vì trừơng ngừơi ta lớn, nên mới làm thế đựơc. Phan Chu Trinh mình còn nghèo quá. Moa cố gắng phục hồi nó sau những năm thất bại trứơc đây. Hy vọng lúc đó anh em mình khá hơn. Bây giờ các cậu ráng cùng tôi hy sinh một chút. Mình chưa thể trả thù lao giáo sư như Khiết Tâm đựơc.
Khải nói:
- Anh khỏi lo chuyện đó. Thù lao ở Phan Chu Trinh không
bằng Sài Gòn, nhưng ê-kíp mình vì tình thân mà gắn bó, không ai nghĩ tới chuyện tính toán hơn thiệt đâu. Thậm chí những lúc thấy anh gặp khó khăn lúng túng, anh em cũng xúm vào tiếp tay. Ví dụ, khi cần giúp anh viết biểu ngữ quảng cáo, tôi không làm đựơc nhưng Minh đã rất hăng hái.
- Moa cũng biết anh em thương moa mà tiếp tay nên rất cảm
động.
Chuyện trò tới đây thì đã đến trứơc nhà cô Lan. Mọi ngừơi nhừơng Trung đẩy cánh cổng khép hờ rồi tất cả bứơc vào trong. Sân lót gạch đỏ đã lâu ngày chuyển màu nâu đậm, thỉnh thoảng có chỗ phủ một lớp rêu nhạt. Mấy gốc mai cổ thụ thân sần sùi trồng trong chậu sứ lớn đang trổ bông. Một chậu lớn khác mang một gốc mai chiếu thủy đặt giữa khoảng chục chậu lan cũng đang trổ những giò lan mũm mĩm. Hai đầu vừơn hai cây cau vựơt hẳn lên khỏi một giàn bông giấy đầy những hoa màu đỏ sậm. Phía vừơn sát bờ sông, những bậc đá dẫn xuống chỗ neo một con thuyền nhỏ. Lúc này nứơc đang lên và có gió nên sóng vỗ vào mạn thuyền phòm phọp. Con thuyền trống nên nhẹ, bị sóng lắc qua lắc lại làm sóng sánh chỗ nứơc đọng ở đáy thuyền.
Thấy có ngừơi nói cừơi ngoài sân, một ngừơi đàn ông khoảng gần 60 tuổi thắt cà-vạt, sơ mi trắng dài tay bỏ trong quần màu xám, từ trong nhà bứơc ra. Trung vội lên tiếng chào:
- Thưa bác ạ. Chúng cháu là bạn đồng nghiệp của cô Lan ở
trừơng Bạch đằng.
Ông tươi cừơi đáp:
- Chào mấy thầy. Em Lan có nói bữa nay có mấy ngừơi bạn
đến chơi. Mời mấy thầy vô nhà.
Thấy Hiền, Tân và Minh đang chỉ trỏ mấy chậu lan, ông nói:
- Mấy thầy cũng có trồng lan?
- Dạ không. Nhưng chúng cháu thấy những chậu lan của bác
đẹp quá nên ngó mà thích. Anh bạn chúng cháu đây thì có trồng hoa, và cũng thích hoa lan lắm.
Minh vừa nói vừa chỉ Khải khiến ông quay sang Khải như
chờ một câu giải đáp. Biết tính Minh hay “bán cái” cho ngừơi khác và hắn đẩy mình ra để đối đáp với ông thân của cô Lan để tránh khỏi bị “bí” vì hắn chỉ giỏi ba hoa những chuyện vớ vẩn chứ có biết gì về hoa đâu. Khải vội nói đỡ cho Minh:
- Dạ cháu cũng chỉ biết chút chút về hoa lan thôi. Hình
như bác không trồng phong lan mà chỉ trồng thổ lan. Và ở đây có mấy chậu cau diệp lan. Loại này khoẻ lắm và không đòi hỏi khí hậu phải thật lạnh.
- Đúng vậy. Tôi không trồng phong lan, vì khó nuôi lắm.
Vả lại, muốn nuôi phong lan cần có cái nhà kiếng để luôn luôn giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Phải làm sao có nhiệt độ như ở Đà Lạt mới chơi phong lan đựơc.
- Dạ thưa đúng ạ. Chơi phong lan mất công lắm. Nhưng nếu
gây đựơc vài giò lan quý hiếm để nó nở hoa thì cũng thú vị.
- Tôi nghe nói ông Nhất Linh phải lên ở hẳn trên Đà Lạt
và mỗi ngày vô rừng kiếm lan, giống như ngừơi đi mạo hiểm trong rừng vậy.
- Dạ thưa đúng. Ông Nhất Linh để rất nhiều công phu và
thời giờ cho việc đi tìm lan.
- Rồi ông có tìm đựơc thứ lan nào quý không?
- Cháu nghe nói ông ấy đã tìm đựơc một giống lan mới và
lạ và ông đặt tên là thanh ngọc.
- Chắc là thứ lan này thơm lắm?
- Vâng. Lan thanh ngọc này có màu trắng rất tinh khiết và
mùi thơm đặc biệt. Đó là cháu chỉ nghe nói vậy thôi, chứ chưa đựơc thấy tận mắt.
Khải nói rồi nhìn về phía trái, chỉ mấy chậu lan đang nở hoa mầu hồng đậm và nói tiếp:
- Bác cũng có mấy chậu kim điệp đang ra bông kia. Đúng ra, cái tên kim điệp có nghĩa là bứơm vàng, nhưng loại này cũng có mầu hồng đậm nữa, như chậu kia chẳng hạn.
- Như vậy thì thầy cũng biết rành về nghệ thuật nuôi lan
lắm. Thôi bây giờ mời các thầy vô nhà chơi, ngồi nói chuyện cho khỏi mỏi chân.
Nói đoạn ông dẫn mọi ngừơi vào nhà. Có lẽ trong lúc ông
đứng ngoài sân nói chuyện với đám thầy giáo, ngừơi nhà đã sắp sẵn nứơc, nên trên bàn đã có ấm trà nóng và đủ tách uống trà cho mọi ngừơi. Nhưng chờ cho mọi ngừơi an vị xong, ông không rót trà mà tiến về phiá cái bàn nhỏ để mấy chai rượu ngoại quốc và một dẫy ly uống rượu đủ các kiểu. Ông hỏi:
- Mời quý thầy uống chút rượu cho ấm bụng. Các thầy thích
rựơu gì? Whisky đựơc không?
Trung trả lời thay tất cả:
- Dạ đựơc. Bác cho uống rượu gì cũng đựơc. Nhưng chúng
cháu không phải “sâu rượu” nên Bác đừng cho nhiều.
Ông mở chai Whisky còn chừng 2/3 rồi rót ra cái ly thấp
không có chân, nhìn Trung và hỏi:
- Thầy uống pha với soda?
- Dạ xin Bác cho “on the rock”.
Nghe Trung nói như vậy, ông lấy cái gắp đá, gắp mấy cục đá
bỏ vào ly rồi đưa Trung. Minh và Tân xin pha soda với Whisky rồi cho đá vô. Hiền nói:
- Xin Bác cho trà nóng thôi ạ, cháu không uống đựơc rượu.
Thấy Hiền nói không uống rượu, ông không nài ép mà lấy
bình trà nóng rót ra tách cho Hiền. Cuối cùng, Khải thấy ông nhìn mình như hỏi ý, liền nói:
- Cháu thấy Bác có chai Cointreau kia. Xin Bác cho
Cointreau đựơc không ạ?
Ông cừơi lớn :
- Đựơc lắm chớ sao không? Chà, thầy rành về rượu lắm!
Cái Cointreau này nó thơm chớ không như Whisky. Phải công nhận là ngừơi Pháp rất sành sõi trong cung cách uống rựơu cũng như làm rựơu. Các thầy đồng ý không?
Trung đáp:
- Dạ đúng vậy. Cứ xét những thứ rựơu nổi tiếng như
Champagne, vin, cognac … hiện nay Pháp vẫn đứng đầu thế giới. Có thể vài thập niên nữa sẽ có những nứơc khác sản xuất đựơc rựơu ngon cạnh tranh với Pháp, nhưng bây giờ thì chưa thể. Cháu nghe nói là một vài nhà tư bản Mỹ bắt đầu nghiên cứu để đem giống nho đặc biệt từ Pháp sang trồng thử ở California với mục đích chế tạo rượu ngon như Pháp.
- Muốn vậy cũng phải mất ít nhất vài chục năm nữa mới làm
đựơc. Tôi thấy hiện nay trên thế giới chưa nứơc nào theo kịp đựơc chứ không nói là qua mặt Pháp về sản xuất Champagne và vin. Còn Whisky thì Scotland vẫn dẫn đầu, và rựơu Sherry thì Tây Ban Nha.
- Dạ thưa Bác nói đúng. Những điều vừa rồi chứng tỏ Bác
sành về rượu quá!
Ông cừơi:
- Tôi cũng chỉ biết chút đỉnh thôi. Còn thì nghe mấy ông
bạn sành rựơu nói vậy.
Câu chuyện về rụơu tới đây thì có tiếng dép lẹp xẹp từ trong nhà đi ra phòng khách. Mọi ngừơi nhìn về phiá đó thì thấy bà thân sinh của cô Lan đi ra. Bà mặc áo dài đàng hoàng chứ không mặc bà ba. Mấy ông thầy trẻ thấy vậy nghĩ thầm:
- Đây là một gia đình rất có nền nếp. Bà mẹ ra tiếp các
bạn của con mình mà mặc áo dài, còn ông bố thắt cà-vạt đàng hoàng. Cung cách này phải nói là rất ít thấy trong các gia đình ngừơi miền Nam. Ngừơi Bắc và ngừơi Trung thì thừơng thấy làm như thế, nhưng chỉ những gia đình ngừơi Nam nào coi trọng lễ nghĩa phép tắc lắm mới ứng xử như vậy. Vì ngừơi miền Nam tính tình xuề xòa không quan tâm đến hình thức.
Đám thầy giáo đứng cả dậy chào. Bà đáp lễ rồi ra ngồi tiếp
chuyện mọi ngừơi. Bà hỏi:
- Các thầy đều ở Sài Gòn cả, xuống đây dạy học đi lại có
vất vả lắm không?
Trung vẫn đóng vai đại diện anh em:
- Dạ thưa cũng không có gì là vất vả ạ. Chúng cháu đi
xe scooter, cứ hai ngừơi một xe, tiện lắm, và nhanh.
- Nhưng vấn đề cơm nứơc chắc phải ra tiệm?
- Vâng. Chúng cháu ăn ở nhà hàng. Còn hôm nào phải dạy
thêm buổi tối thì ngủ lại trừơng luôn, rồi sáng hôm sau dạy khỏi mất công đi về.
- Chắc có đông mấy thầy cùng đi với nhau, nên cũng vui.
- Dạ đúng vậy, thưa Bác.
Bà rót nứơc mời mọi ngừơi, rồi cáo từ vào nhà sau, để
cho ông tiếp tục câu chuyện dở dang. Ông hỏi mà không nhắm vào một ngừơi nào:
- Các thầy dạy chính thức bên trừơng công, nhưng chắc
là có dạy thêm trừơng tư nữa?
Trung đáp:
- Vâng. Đa số chúng cháu đều có dạy thêm trừơng tư, như
vậy mới đủ sống. Vả lại, bây giờ số học sinh đông quá mà các trừơng công không đủ chỗ cho các em học, nên nhiều em phải học trừơng tư, trong khi số giáo sư trừơng tư không đủ, cho nên giáo sư trừơng công mới dạy thêm ở trừơng tư.
- Hình như các trừơng tư chẳng những thiếu giáo sư, mà
còn thiếu những giáo sư có khả năng nữa?
- Dạ đúng thế. Có thể nói rằng trong số 10 ông giáo sư
dạy ở trừơng tư đựơc kể vào loại giỏi thì có tới 6 – 7 ông từ trừơng công ra dạy thêm.
- Tại sao vậy?
- Dạ tại vì giáo sư trừơng công là những ngừơi đựơc huấn
luyện, đào tạo kỹ lữơng theo đừơng lối đúng đắn. Trong số đó những ngừơi có văn bằng cử nhân hay tốt nghiệp đại học sư phạm mà dạy giỏi thì thừơng đựơc các trừơng tư trọng dụng, còn những ngừơi khả năng bình thừơng, cũng có thể kiếm đựơc giờ dạy thêm ở trừơng tư. Một lý do nữa khiến họ dễ kiếm đựơc giờ ở trừơng tư là vì họ nắm vững chương trình của Bộ Quốc gia Giáo dục, nhất là những lớp đi thi.
- Có lẽ vì thiếu giáo sư giỏi cho nên các trừơng tư hay mựơn tên của những ông giáo sư nổi tiếng để quảng cáo thu hút học sinh. Cho nên tôi thấy nhiều trừơng hợp, danh sách giáo sư nhà trừơng để tên ông Trời mà té ra là ông Đất dạy. Như vậy theo tôi là không lương thiện. Nó cũng giống như ngừơi ta hay nói là treo đầu dê bán thịt chó vậy.
Trung có vẻ hơi lúng túng, vì chính trừơng của anh cũng có lúc phải dùng tới phương pháp thiếu vương đạo này. May quá, vừa lúc đó cô Lan từ nhà trong bứơc ra chào mọi ngừơi:
- Chào các anh. Tôi xin lỗi hồi nãy có chút chuyện phải
ra ngoài mới về, nên không ra đón các anh sớm hơn đựơc.
Trung nói mấy lời nhã nhặn và cũng xin lỗi rằng đã đến
chơi mà không báo trứơc. Mọi ngừơi chuyện trò thêm một lúc nữa quanh mấy đề tài liên quan đến cảnh trí Biên Hoà, và hạnh kiểm đáng khen của học sinh trừơng Bạch Đằng, rồi Trung đại diện anh em cáo từ để còn về trừơng Phan Chu Trinh dạy các lớp buổi tối. Cô Lan cùng ông thân sinh tiễn ra tới ngoài cổng mới quay vào.
12
Đêm hôm qua Khải, Trung, Hiền, Minh và Dương không về Sài Gòn mà ngủ lại Biên Hòa. Dạy xong các lớp tối ở Phan Chu Trinh, họ kéo nhau về trừơng Bạch Đằng tắm gội, sau đó đi ăn rồi trở lại trừơng. Trừơng Bạch Đằng có phòng tắm trên lầu dãy phòng học phía ngoài mới đựơc xây nên khá tiện nghi. Vì Bạch Đằng lớn hơn Phan Chu Trinh, các dãy phòng học nằm xa đừơng lộ nên ít bị nghe tiếng ồn ào do động cơ các loại xe gây ra. Tuy vậy, sáng nào cũng từ khoảng bốn giờ là các xe lam ba bánh và xích lô máy đã chạy rần rần. Những năm đầu thập niên 60, các xe này là phương tiện vận chuyển ngừơi và hàng hoá rất thông dụng ở đây. Vì muốn cho xe có sức vận tải mạnh hơn nên ngừơi ta khoan rộng các ống xy-lanh của máy, thay pít-tông lớn, tháo bỏ ruột ống khói xe. Bởi vậy tiếng nổ của động cơ các xe này rất lớn, nhất là vào lúc sáng sớm khi đừơng sá còn thanh vắng. Mấy giáo sư trẻ từ Sài Gòn xuống dạy, vốn không quen nghe các tiếng động như vậy, nên hồi đầu thấy khó chịu, nhất là đối với ngừơi nào khó ngủ. Nhưng dần dần rồi cũng quen.
Sáng nay Khải bị tiếng xe từ ngoài đừơng vọng vào đánh thức dậy từ lúc gần 5 giờ. Nằm trong mùng chàng lắng nghe tiếng động cơ các loại xe rồi đoán xem đó là xe gì. Xe vận tải có tiếng máy dễ phân biệt. Tuy nó lớn nhưng không làm cho ngừơi nghe cảm thấy khó chịu. Chỉ có xe lam và xích lô máy là có tiếng nổ chát chúa. Xe lam gây nhiều khó chịu nhất, vì nó luôn luôn ngừng lại để thả và bốc khách dọc đừơng. Mỗi lần cho xe khởi hành, tài xế thừơng rú ga mạnh nên tạo tiếng nổ đinh tai nhức óc. Bây gìờ Khải mới nhận ra nỗi bất hạnh của những ngừơi ở ngoài mặt đừơng, vì nhà chàng trên Sài Gòn nằm trong hẻm. Nhưng có lẽ dân ở mặt đừơng đã từng phải chịu đựng như vậy từ năm này qua năm khác cho nên họ đã quen rồi, không thấy ai than phiền chi cả. Mà xét cho cùng, nếu có than phiền cũng chẳng ai phân xử, vì ở Việt nam làm gì có những đạo luật cấm gây ô nhiễm âm thanh.
Sau khi đánh răng, rửa mặt, cạo râu xong, Khải ra đứng trên ban công trứơc phòng học ở cuối hành lang, nhìn ra cổng trừơng, theo dõi sinh hoạt vào lúc sáng sớm. Giờ này trời đã sáng rõ. Từ chỗ đứng, Khải có thể nhận ra những đừơng nét trên mặt ngừơi đi lại ngoài phố. Các cửa tiệm đang lục tục mở. Hàng quà rong xuất hiện trên vỉa hè. Những ngừơi bán bánh mì, xôi, bún , hoặc đội thúng, hoặc gánh, vừa đi vừa rao. Trong không khí trong lành buổi bình minh, tiếng rao hàng của họ vọng xa đến tận chỗ Khải đứng. Một bà sồn sồn gánh hai cái thúng phủ bao tải, vừa bứơc rảo cẳng vừa rao: ”Ai bắp nấu hông?”. Khải nghĩ thầm: bà này hẳn phải là dân miền Nam, vì cái tiếng “không” bà phát âm mất chữ K. Ngoài ra, ngừơi Bắc gọi là bắp luộc, chứ không gọi “bắp nấu”. Đó là mấy bà Bắc đã “Nam hoá” một phần mới nói như thế, chứ nếu còn ở ngoài Bắc, chắc chắn bà phải nói là “ngô luộc”. Một ngừơi đàn ông khoảng trung niên mặc chiếc áo lính ngồi trên cái xe đạp cao lênh khênh đằng sau chở một cần xế nhỏ cũng phủ bao tải, vừa đạp xe vừa nhìn quanh và rao lớn: ”bánh mì nóng đây”. Khi ánh mặt trời vừa mới ló trên ngọn cây và cột điện, vài con sáo đen mỏ vàng chợt từ đâu xuất hiện, phóng lên đậu mấy chỗ cao để sửơi ấm rồi ganh nhau hót vang cả khu phố.
Bây giờ lác đác một vài bóng dáng học sinh đi học sớm. Đây có thể là các cô cậu thuộc đội trực trừơng, trực lớp trong ngày. Các học sinh trực lớp có bổn phận lấy sổ điểm danh, sổ ghi điểm từ Phòng Giám thị đem về lớp, để trên bàn giáo sư. Nếu thấy cần thì xóa cho sạch sẽ hai tấm bảng dài treo trên từơng. Còn đội trực cổng trừơng thì mở hai cổng nhỏ hai bên cho học sinh đi xe đạp và đi bộ ra vào. Cổng lớn chỉ mở cho xe hơi và xe scooter của các thầy cô chạy qua, rồi khép lại.
Lúc này nhịp độ xe lam ngưng trứơc cổng trừơng gia tăng. Mỗi lần một chuyến xe ngừng lại, dăm ba cô cậu xuống từ phía sau xe. Có khi khách của cả một chuyến xe lam là học sinh. Tiếng cừơi nói, tiếng gọi nhau í ới làm cho tiếng động cơ xe lam chìm bớt xuống khiến ngừơi nghe không còn cảm thấy khó chịu như vào lúc sáng sớm. Các nữ sinh nhà không xa trừơng lắm cũng bắt đầu lũ lượt xuất hiện trên đừơng. Họ đi từng nhóm cừơi nói rôm rả. Những tà áo trắng phất phới trong gió sớm. Nam sinh quần dài xanh, áo sơ mi trắng bỏ trong quần trông gọn gàng sạch sẽ. Nam cũng như nữ, trên ngực áo đều mang phù hiệu trừơng. Có toán vừa đạp xe song song trên đừơng vừa nói chuyện.
Hiền và Dương ra đứng cạnh Khải cùng ngắm sinh hoạt buổi sáng quanh trừơng. Khải nói:
- Các ông nhận thấy có gì khác nhau về kiểu tóc của các
nữ sinh lớp lớn và lớp nhỏ không?
Hiền đáp:
- Tôi chẳng thấy gì khác cả. Chỉ có một điều rõ ràng là
không ai búi tóc hay vấn tóc!
Dương tiếp:
- Ông Hiền trả lời theo lối khôi hài. Nhưng tôi có nhận
xét là nữ sinh các lớp đệ nhị cấp không có cô nào – hay là rất ít - tết tóc thành hai bím, mà để xõa ngang lưng, và nhiều cô cắt ngắn kiểu bombé hay là uốn tóc.
Khải cừơi:
- Ông Dương tinh ý và nhận xét chính xác đấy. Đúng vậy.
Các nữ sinh đệ nhị cấp bắt đầu làm dáng cho nên bỏ cách tết tóc thành hai lọn như hồi ở các lớp đệ nhất cấp. Ngay cách cầm cặp cũng thế. Nhiều cô ôm cặp xéo xéo trứơc ngực chứ không xách cái quai cặp hay kẹp bên hông. Cách đi đứng cũng ý tứ, khoan thai hơn, chứ không chạy nhảy một cách vô tư nữa.
Hiền hỏi:
- Tại sao vậy?
- Vì họ thay đổi rồi, thay đổi cả về mặt tâm lý lẫn vóc
dáng. Và nhất là họ biết rằng bây giờ có những cặp mắt chú ý tới họ, theo dõi họ. Có thể những lần đi học về đã có những hình bóng bám sát cái kiểu anh theo Ngọ về …
- Thế bọn nam sinh có thay đổi không?
- Cũng có chứ. Lên đệ nhị cấp, các cậu cũng “trửơng
thành” hơn rồi. Ít còn nô đùa vật lộn ồn ào như những năm trứơc. Cũng bắt đầu mơ mộng. Và cũng có những cậu bạo gan dám bám theo một hình bóng nào đó. Nhưng nói chung con trai phát triển chậm hơn con gái. Cho nên ngày xưa các cụ đã có câu nữ thập tam nam thập lục mà.
Hiền hỏi:
- Nghĩa là làm sao?
Lúc đó Trung cũng vừa ra tới, đến bên cạnh Hiền và đáp
thay Khải:
- Nghĩa là ngừơi con gái 13 tuổi đã có thể biết yêu
đương và sinh đẻ đựơc rồi. Còn con trai phải tới 16 tuổi mới phát triển sinh lý đầy đủ.
- Như thế có nghĩa là con trai chậm khôn hơn con gái về
phương diện này tới 3 năm cơ à?
Dương chọc Hiền:
- Chứ sao! Không phải là 16 tuổi mới đủ khôn về chuyện
đó, mà cậu tới bây giờ cũng vẫn còn … dại đấy! Vẫn chưa biết gì cả. Vẫn còn … hiền quá, như tên gọi vậy.
Hiền ngựơng quá, hơi quạu:
- Làm sao cậu biết là tôi … chưa biết gì?
Trung nói sang đề tài khác để hoá giải căng thẳng:
- Thật tội nghiệp cho bọn con trai. Trông vậy nhưng chúng
nó cũng lo lắng lắm chứ không hoàn toàn sống vô tư đâu. Ví dụ mấy đứa học đệ nhị, nếu cuối năm học mà thi trựơt Tú tài I là bị động viên. Rồi thành trung sĩ. Còn cậu nào thi Tú tài II trựơt thì vô Thủ Đức. Ra trừơng mang lon chuẩn úy, chưa kinh nghiệm chiến trừơng mà phải chỉ huy một trung đội thì dễ chết lắm. Thành ra, cũng có khi chúng nó biết yêu rồi nhưng phải dồn hết nỗ lực vào việc học mà đè nén thao thức của con tim. Loạng quạng, mơ mộng yêu đương sớm mà thi rớt là tàn đời.
Khải nói:
- Thì chính bọn mình cũng vậy. Hồi xưa đi học phải vùi
đầu vào bài vở chứ có dám mơ mộng gì đâu. Hễ mơ mộng là dễ mất tương lai lắm. Thời buổi chinh chiến cuộc sống thật bất chắc. Có một số nam sinh đang đi học tự dưng biến mất. Hỏi thì bạn bè nó cho biết nó bị gọi nhập ngũ rồi. Một khi đã khoác quân phục thì chữ thọ thật bấp bênh.
- Nhưng khổ nỗi là có những cô cậu lại không nhìn ra điều
đó. Hoặc có thể họ cũng biết, nhưng không đủ nghị lực để chuyên tâm vào việc học. Cũng có thể vì sức học kém nên dễ chán nản, không tập trung ý chí đựơc. Những ngừơi thuộc thành phần này đành phó mặc tương lai cho cái mà họ tin là số phận, định mệnh.
- Đó chỉ là một cách tự đánh lừa mình thôi.
- Thì đúng như thế! Mà điều oái oăm là ngừơi ta chỉ nhận
ra đựơc sự lầm lẫn của mình sau khi đã trải qua cái kinh nghiệm lầm lẫn đó. Như ngừơi ta vẫn nói: ”việc đời ai có qua cầu mới hay”. Khi đã qua cầu rồi, đã “hay” rồi, nghĩa là sáng mắt ra thì đã phải gánh chịu hậu quả của sự sai lầm.
- Mà buồn cừơi lắm cơ! Hình như đó là cái định luật chung
con ngừơi phải trải qua. Này nhé: Lúc còn bé mình chỉ mong sao cho mau lớn để đựơc hửơng những ưu tiên như ngừơi lớn. Ví dụ có những điều cấm kỵ mà mình không đựơc phép phạm vào, trong khi các anh chị lớn trong nhà thì đựơc. Do đó mình chỉ mong sao lớn nhanh bằng họ để đựơc hửơng những ưu tiên đó. Rồi đến tuổi mừơi mấy – mà tiếng Anh gọi là teen age – thì chỉ mong sao sớm đi làm có tiền và đựơc quyền hành xử như ngừơi lớn, vì thấy họ “oai” quá. Như thế là dại, vì không biết tận hửơng những hạnh phúc của tuổi thơ.
- Đúng như vậy. Mà khi biết nhìn ra chân lý đó thì nó đã
vuột mất rồi. Thời gian như giòng nứơc sông trôi đi có bao giờ quay lại đâu. Cho nên những ngừơi đã trửơng thành, đã phải xa rời ngôi trừơng đầy ắp tình thân, xa rời bạn bè cũ với những kỷ niệm êm đềm, khi hồi tửơng lại mới thấy xót xa khắc khoải và tiếc nuối. Còn khi đang đi học thì một là chỉ biết chơi đùa và phá phách, hai là chỉ mong sao mau thành ngừơi lớn để có địa vị, có tiền bạc, nghĩa là mong mau mau thoát lìa khỏi cái thế giới êm đềm của tuổi thơ. Trớ trêu thế!
- Chẳng hạn như bọn mình bây giờ đã qua giai đọan đó rồi,
đứng đây nhìn lại hình bóng của mình qua đám học sinh kia, thì mình thấy đựơc những điều vừa nói. Nhưng các cô cậu này hiện giờ chỉ lo hôm nay vào lớp có bị truy bài không. Gặp mặt mấy ông thầy khó tính, chỉ mong sớm đến giờ tan học thì coi như “thoát nợ”. Rồi đến một tuổi nào đó họ sẽ thấy tiếc là không còn đựơc gặp lại mấy ông thầy hắc búa đó nữa. Có muốn cũng không đựơc nữa rồi!
Trung thở dài:
- Học trò ở đây tương đối còn sung sứơng hơn so với học
trò ở các tỉnh hay quận xa xôi hẻo lánh thuộc những vùng xôi đậu. Ở những nơi đó, ban ngày quốc gia kiểm soát, nhưng đêm đến việt cộng về quấy rối. Ngừơi dân sống trong tình trạng một cổ hai tròng. Khổ nhất là bọn con trai. Học trò nhà quê sức học sao bằng đựơc học trò trừơng lớn ở tỉnh lớn như trừơng này. Lại phải tiếp tay lo công việc đồng áng, ban đêm thì sợ việt cộng về bắt đi theo; cho nên còn đâu đầu óc lo việc học. Như thế thì đa số cầm bằng như tương lai kết thúc bằng cách cầm súng. Không cầm súng cho bên này cũng bên kia. Tôi có dạy thêm trừơng tư ở vùng Hốc Môn, Trung Chánh. Học trò có những đứa từ Củ Chi lên học. Cứ thấy nó ngủ gật trong lớp, mà học thì kém quá. Tìm hiểu mới biết là chúng nó sống trong tình trạng như tôi vừa kể. Thật tội nghiệp hết sức.
Hiền hỏi:
- Anh có biện pháp nào để giúp chúng nó không?
- Chỉ còn cách thông cảm với chúng nó, rồi khuyến khích
nó ráng học mà giật lấy mảnh bằng, để nếu bị gọi nhập ngũ còn đựơc theo lớp sĩ quan, tương lai không đến nỗi tăm tối.
Minh ngắt lời Trung:
- Nhưng học kém thế thì làm sao thi đỗ đựơc. Mà thi không
đậu lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn tối tăm không lối thoát. Cho nên mới có những câu thơ lột tả đựơc hết cái thảm cảnh của thanh niên thời nay.
- Cậu nhớ không, đọc nghe coi:
- Đây là những lời của một thanh niên nhà nghèo, thi rớt
Tú tài I, dặn dò ngừơi vợ trẻ trứơc khi bị gọi đi động viên:
Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Anh đi lo việc nứơc non
Khi về anh có Mỹ con anh bồng.
Khải thở dài:
- Dù là những lời cừơng điệu hóa thảm trạng một anh thi rớt và mang tính chất hài hứơc, nhưng nó cũng cho thấy một khía cạnh của xã hội. Ngày xưa, thời Tú Xương, khi nứơc ta bị ngừơi Pháp cai trị, một hàn sĩ mà thi rớt cũng chỉ phải nhìn cái cảnh vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi, chứ chưa đến nỗi phải dặn vợ lấy Mỹ nuôi con như thời nay. Ấy là Tú Xương không phải lo bị động viên đấy. Các nam sinh dứơi sân kia, hôm nay đang tươi vui hơn hớn với bạn bè. Ai có thể biết đựơc vài tháng nữa thi rớt rồi đi lính, rồi có ngừơi nằm lại ở một chiến trừơng nào đó. Có kẻ may mắn chưa chết thì cũng để lại một phần thân thể. Mấy câu này không chỉ lột tả hoàn cảnh bế tắc của một anh học trò nghèo kém may mắn không đỗ đạt, mà còn phơi bày ra cái tình trạng đen tối của xã hội.
Trung nói lớn:
- Nhưng thôi. Ngoài tầm tay bọn mình. Mình chỉ có thể
khuyến khích, khuyên nhủ, và thông cảm với họ, chứ chẳng thể làm đựơc gì hơn. Bây giờ thì ta đi kiếm cái gì ăn sáng và cà phê cà pháo, rồi còn kéo cầy trả nợ áo cơm và giải quyết nạn thê tróc tử phọc!
13
Sau bữa cơm trưa ở nhà hàng Hạnh Phứơc, Tân nói với mọi ngừơi:
- Tôi đề nghị hôm nay chúng mình không về trừơng ngay,
mà hãy sang Cù Lao Phố chơi. Nghe nói phong cảnh bên đó cũng hữu tình lắm.
Minh tán thành:
- Nên lắm. Mình cần đi thăm các thắng cảnh ở địa phương,
kẻo rồi có ai hỏi rằng biết gì về đất Biên Hoà, mình lại chỉ biết có hai ngôi trừơng Bạch Đằng và Phan Chu Trinh, với nhà hàng Hạnh Phứơc, thì kỳ quá!
Đức riễu:
- Đâu phải chỉ có thế! Mình còn biết quán cơm Thịnh Vựơng và quán hủ tíu dai Cây Trứng Cá nữa chứ!
Thế là đám thầy giáo vừa cừơi nói vừa dồn cả lên chiếc
xe Huê kỳ cũ hiệu Falcon của Tân, rồi theo đừơng Nguyễn Hữu Cảnh nối vào Hàm Nghi để vựơt cầu Rạch Cát sang Cù Lao.
Tân cứ theo con đừơng trải nhựa mà cho xe chạy thẳng về hứơng bờ sông, phía có một kiến trúc trông giống như một ngôi đình. Xe vừa mới chạy ngang một căn nhà trông khá khang trang ẩn sau giàn bông giấy đang nở hoa màu đỏ sậm thì một ngừơi đàn ông khoảng lục tuần bứơc ra khỏi cổng. Tân thắng xe gấp rồi gọi lớn:
- Chú Chín!
Ông già ngửng lên nhìn, rồi hỏi với giọng ngạc nhiên:
- Uả, cháu Tân. Đi đâu qua đây zậy?
- Cháu đưa mấy anh bạn dạy cùng trừơng qua chơi xem cảnh
Cù Lao. Đâu dè chú ở đây.
Rồi Tân nói với mấy ngừơi trong xe:
- Chú Chín Giỏi này là bạn thân và đàn em ông già tôi.
Thôi tụi mình vô đây chơi đã. Tôi đâu dè ổng ở đây.
Nói đoạn Tân cặp xe vào lề, đậu lại. Ông Chín tiến đến
gần, nói:
- Cháu mời mấy bạn vô chơi. Mời mấy thầy vô nhà chơi.
Tất cả xuống xe, chào ông Chín, rồi theo ông vào nhà.
Ông Chín gọi lớn vào phía trong:
- Bà mày đâu? Có cháu Tân và các thầy giáo đến chơi nè.
Biểu nó đem nứơc ra nhé.
Quay sang Tân và các bạn, ông hỏi:
- Hay là các thầy uống bia nhé? Có bia ướp lạnh sẵn
kia. Trời nóng thế này, uống miếng bia lạnh dễ chịu lắm.
Trung nói đỡ các bạn:
- Dạ thôi cám ơn chú Chín. Lát nữa chúng cháu phải về
trừơng dạy học. Uống bia bây giờ không tiện. Xin để khi khác.
Chợt nhớ ra điều gì, ông Chín nói:
- Uả mà quên chứ! Bà bảo nó bổ mấy trái dừa đem ra đi.
Rồi ông quay sang đám thầy giáo:
- Nhà lúc nào cũng sẵn dừa xiêm hái từ mấy cây trong
vừơn. Giải khát cũng tốt lắm.
Một lát sau, bà Chín từ trong nhà bứơc ra, theo sau là
một phụ nữ có lẽ là ngừời giúp việc nhà, bưng khay nứơc dừa. Bọn Tân đứng dậy chào. Bà đáp:
- Chào các thầy. Cháu Tân đưa mấy thầy qua Cù Lao chơi
hả? Ở đây có mấy chỗ cũng đẹp lắm, đi chơi xem rồi chiều về đây ăn cơm luôn.
- Tân trả lời:
- Dạ thôi, thím để hôm khác tụi cháu lại đến. Bữa nay
không đựơc thím à.
- Ờ, zậy thì thôi. Bữa nào rảnh nhiều các thầy đến chơi,
ở lại nói chuyện với ông tôi. Ổng thích có ngừơi để nói chuyện lắm. Thôi, mời các thầy ngồi chơi, tôi xin kiếu. À, Tân về nói ba má chú thím Chín gửi lời thăm nhé.
Tân đáp:
- Dạ, để về cháu nói lại. Cám ơn thím.
Mấy thầy giáo trẻ tiếp theo:
- Dạ xin mời thím tự nhiên.
- Dạ xin chào thím.
Chờ cho vợ vào khuất, ông Chín thong thả hỏi:
- Các thầy mới qua Cù Lao lần đầu phải không? Vậy thì
chưa biết những chỗ nên đi xem. Thực ra, nếu kêu bằng thắng cảnh thì ở đây không có đựơc những nơi hấp dẫn như Lầu Ông Hoàng ngoài Phan Thiết hay cảnh mây nứơc hữu tình như ở Hà Tiên. Nhưng cũng có đựơc cái không khí thanh bình với bến sông, lũy tre xanh, hay những hàng dừa rợp bóng. Còn về các kiến trúc cổ thì có đình thờ vị công thần Nguyễn Hữu Cảnh, có Chùa Ông.
Hiền nêu thắc mắc đầu tiên:
- Thưa, tại sao cái cù lao này đựơc gọi là Phố?
- À, cái này tôi có đựơc nghe ba tôi và ông nội tôi giảng
hồi tôi còn nhỏ. Các cụ giỏi chữ Nho, chớ tôi biết lõm bõm ít chữ thôi. Thời của tôi phải học chữ Pháp. Theo nội tôi, hòn cù lao này có nhiều tên lắm. Đó là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Nó là một cồn cát nổi lên giữa sông Đồng Nai. Phố, theo tiếng Tầu có nghĩa là chợ. Cái tên Đông Phố, thực ra nên đọc là Giản Phố, vì hai chữ Đông và Giản viết gần giống nhau nên ngừơi ta đọc lộn. Giản Phố do Giản Phố Trại nói ngắn đi. Mà Giản Phố Trại lại do phiên âm từ Kan-pou-tchai là cách đọc chữ Cambodge hay Campuchia của ngừơi Tầu. Còn Nông Nại Đại Phố tiếng Quảng Đông nghĩa là Đồng Nai Đại Phố, nghĩa là Chợ Lớn của xứ Đồng Nai. Mấy ông Quảng Đông không đọc đựợc âm /đ/.
Nghe ông Chín giải thích như vậy, tất cả “ồ” lên thích thú. Khải hỏi:
- Từ đây đến chỗ đình thờ ông Nguyễn Hữu Cảnh có xa lắm
không, thưa chú?
- Không. Gần xịt à! Cứ chạy thẳng tới bờ sông, chỗ nhìn
ra phía Cầu Gành, là thấy cái đình ngay. Nếu đứng bên đây nhìn sang bờ sông phiá bên kia, ngay chân cầu Gành thuộc địa phận Tân Uyên, sẽ thấy đền thờ Nguyễn Tri Phương khá lớn và đẹp.
Trung thắc mắc:
- Thưa, cái đình phiá đằng kia là nơi chỉ thờ Nguyễn Hữu
Cảnh, hay còn thờ ai nữa?
- Đó là chỗ thờ phụng dành cho quan Kinh Lựơc Xứ Nguyễn
Hữu Cảnh, chớ không thờ ai nữa.
Khải hỏi:
- Theo cháu biết, trong nền văn hoá Việt Nam, ”đình”
đựơc dùng để thờ vị Thành hoàng làng. Chùa để thờ Phật. Còn các vị vĩ nhân mà khi sống lập nên những công trạng đáng kể, khi chết linh thiêng, trở thành thánh, thành thần, thì dân chúng xây “đền” để thờ phụng. Như vậy chỗ thờ Nguyễn Hữu Cảnh phải gọi là “đền” mới đúng, chứ sao lại gọi là “đình”?
- Tôi cũng không rành về vụ này. Tôi chỉ đọc tài liệu
lịch sử thấy nói vậy thì biết vậy thôi. Theo sử thì Nguyễn Hữu Cảnh không phải ngừơi gốc Đồng Nai mà sanh ở Quảng Bình, và là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Và hồi xưa, thời các chúa Nguyễn, vùng đất Đồng Nai và Gia Định còn hoang vu lắm. Sông Đồng Nai chưa có tên như vậy, mà còn là Phứơc Long Giang. Rồi khi Nguyễn Hữu Cảnh đựơc chúa Nguyễn Phúc Chu sai vào làm Kinh Lược Xứ Đồng Nai, mới đổi tên như vậy. Ngài có công bình định vùng đất hoang vu này và đem dân từ Quảng Bình vô định cư ở đây.
- Vâng. Cháu cũng đọc một số sử liệu, thấy nói Nguyễn
Hữu Cảnh là một vị tứơng tài ba, đi tới đâu cũng dùng lòng nhân ái để cảm hoá ngừơi dân, không chỉ dân Việt mà cả dân Chân Lạp - tức Căm Bốt ngày nay – khuyên dạy họ sống hài hòa với nhau, nên rất đựơc dân chúng kính yêu. Những nơi ngài đã đặt chân đến về sau đều có đền thờ ngài. Khắp nơi, từ Nam Vang đến nhiều địa danh thuộc Nam phần.
- Đúng vậy. Có những con kinh ở Nam bộ, như Kinh Ông Lễ,
đựơc đặt tên như vậy để nhớ ơn ngài đã có công cho đào kinh dẫn nước đến cho dân làm ruộng. Và nghe đâu khi ngài mất đựơc phong tứơc Hầu, tức Lễ Thành Hầu.
Ông Chín ngưng nói, dùng muỗng múc một miếng cùi dừa trong ly, vừa nhai vừa như đang cố nhớ lại một chuyện gì sắp nói. Thấy vậy, đám thầy giáo trẻ chờ đợi chứ không hỏi tiếp. Uống thêm một ngụm nứơc dừa, đặt cái ly xuống bàn, ông tiếp:
- Cách đền thờ quan Kinh Lựơc Xứ Nguyễn Hữu Cảnh không
xa, còn có một ngôi cổ miếu mà ngừơi dân quen gọi là Chùa Ông, cũng là một kiến trúc rất cổ. Cũng rất nên đến coi.
Hiền hỏi:
- Thưa đó là nơi thờ ai?
- Cái này, đúng ra không phải là một kiến trúc của ngừơi
Việt, mà do ngừơi Minh Hương lập ra. Như các thầy đã biết, ngừơi Minh Hương vốn là ngừơi Hoa sang định cư ờ nứơc ta từ mấy trăm năm trứơc đây, thời các chúa Nguyễn. Nó là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là ông Quan Vân Trừơng hay Quan Công, một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc.
Khải nói ngay:
- Vâng. Cái miếu, hay cái đền này dùng làm nơi thờ cúng
mấy vị mà ngừơi dân sùng bái tôn thờ là thần thánh, thì gọi như vậy không sai. Tuy nhiên, xin lỗi chú Chín, cái truyền thuyết thần thánh hoá ông Quan Công này của ngừơi bình dân Trung Hoa, có lẽ ngừơi việt mình cũng cần xét lại. Cháu cứ nói thẳng như vậy, lắm khi làm phật lòng nhiều ngừơi. Chú Chín đừng buồn nhé!
Ông Chín cừơi lớn:
- Thầy nhận xét rất đúng đó! Chính tôi cũng có suy nghĩ
như vậy. Thực ra, ngôi miếu này thoạt đầu do ngừơi Hoa lập ra để làm nơi thờ phụng của cộng đồng Hoa kiều di dân sống ở Cù Lao Phố này, có tên là Thất Phủ Cổ Miếu. Nhưng rồi dần dà đựơc dùng làm nơi thờ phụng Quan Công và luôn cả hai nhân vật nữa là Quan Bình, con nuôi của ông, và Châu Xương, một viên tiểu tứơng trung thành dứơi trứơng ông. Chẳng những thế, nơi này còn thờ luôn cả những vị thần thánh trong truyền thuyết như Mẹ Sanh, Kim Huê Thánh Mẫu, Thái Tuế, Thiên Hậu, cả Quan Âm Bồ Tát nữa! Chính tôi đây cũng chỉ nghe tên chứ không hiểu nguồn gốc lẫn sự nghiệp, công trạng của nhiều vị trong số này.
Khải tiếp:
- Ngay như nhân vật Quan Vân Trừơng mà ngừơi bình dân cứ
sì sụp lễ và đồn thổi lên là linh thiêng ghê gớm lắm, chẳng qua cũng do đầu óc mê tín dị đoan, kém hiểu biết và thói a dua mà ra chứ có gì đâu. Trong pho truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, mặc dù tác giả La Quán Trung rất có cảm tình với ông Quan Công, nên đã dùng ngòi bút đánh bóng ông này quá đáng. Thế mà cuối cùng cũng không dấu đựơc những điểm sai lầm, những chỗ tầm thừơng của ông.
Tân và Dương ngắt lời Khải:
- Anh bảo Quan Công tầm thừơng và sai lầm à? Anh thử dẫn
chứng coi? Ngừơi đời tôn kính khâm phục ông ấy lắm đó!
Khải cừơi:
- Đó, tôi chỉ mới phê bình đụng chạm đến Quan Công một
chút mà đã có hai bạn nhà giáo vội bênh vực ngay. Huống hồ ngừơi ngoài nghe thấy thì họ sẽ đả kích tôi nặng tới đâu! Nhưng tôi không nói bậy. Trứơc nhất, theo tôi, Quan Vân Trừơng là ngừơi kiêu căng, hẹp hòi thiếu khoan dung.
Lại hai ba ngừơi phản đối:
- Căn cứ vào đâu mà anh dám kết luận như vậy?
- Đây là dẫn chứng từ Tam Quốc Chí nhé: Trứơc hết, khi
Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương, phong quan tứơc cho những ngừơi đã từng vào sinh ra tử với mình. Do đó, Quan Công, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân và lão tứơng Hoàng Trung đựơc phong “Ngũ Hổ Đại Tứơng”, trong đó Quan Công đứng đầu. Lưu Bị sai Phí Thi đem tin đến Kinh Châu báo cho Vân Trừơng biết. Vân Trừơng tức giận không nhận ấn và nói:
- Dực Đức là em ta, Mạnh Khởi dòng dõi danh gia, Tử Long
theo anh ta từ lâu thì cũng như em ta. Ba ngừơi ấy cùng chức vị với ta cũng đựơc. Nhưng còn Hoàng Trung là hạng ngừơi nào mà dám đứng ngang hàng với ta? Đại trựơng phu không thể nào đứng chung với một chú lính già như thế!
Khải ngừng mấy giây, nhìn mọi ngừơi, thấy không ai phản ứng, liền nói tiếp:
- Nên nhớ Hoàng Trung là vị tứơng lớn tuổi nhưng rất
giỏi. Trứơc khi về hàng Lưu Bị, ông đã từng đấu với Vân Trừơng nghiêng ngửa khiến Vân Trừơng phải khâm phục. Lời Quan Công trên đây khinh miệt Hoàng Trung, chứng tỏ ông ấy thiển cận, chỉ đánh giá con ngừơi qua cái bề ngoài xuất thân “danh gia vọng tộc” mà thôi, chứ không xét tư cách, tài năng, đức độ. Bây giờ đến chuyện thứ nhì: khi Gia Cát Cẩn là anh ruột Khổng Minh vâng mệnh Tôn Quyền sang Kinh Châu xin cầu hôn cho con trai Tôn Quyền lấy con gái Vân Trừơng, với ý định hai nhà kết thân để Đông Ngô hợp sức cùng Tây Thục đánh Tào Tháo, Quan Công mắng Cẩn:
- Con gái ta giống hùm, lẽ nào gả cho giống chó? Nếu
không nể mặt em ngươi, ta chém đầu ngay!
Quan Công chỉ vì kiêu căng nên đã quên lời dặn đi dặn lại
của Khổng Minh khi đưa ông ra trấn giữ Kinh Châu, một vị trí tối quan trọng: Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền. Ông không chỉ cự tuyệt lời cầu hôn mà còn sỉ nhục cả Tôn Quyền lẫn Gia Cát Cẩn như thế tức là gây thù với Đông Ngô, một hành động rất nguy hiểm, và chứng tỏ Quan Công nóng nẩy nông cạn thiếu khôn ngoan về chính trị.
Đức, Tân, Hiền lẩm bẩm:
- Ông đọc Tam Quốc kỹ quá vậy ông? Có thật vậy hay ông
phịa đấy?
Khải chỉ mỉm cừơi, nhìn ba ngừơi, trong khi ông Chín
nói:
- Chính tôi cũng có ý nghĩ như thầy vậy đó. Chính vì tự
cao tự đại, Vân Trừơng đã để mất Kinh Châu, từ đó dẫn đến sự suy sụp của Tây Thục. Khi Lã Mông cầm đại binh đánh Kinh Châu, Quan Công đã coi Lã Mông là thằng con nít. Ông ỷ y khinh thừơng nên bị Lã Mông dùng mưu chiếm đựơc Kinh Châu, đưa đến cái chết của ông và Quan Bình, Châu Xương.
Như gặp đựơc ngừơi đồng điệu, Khải nổi hứng tiếp luôn:
- Buồn cừơi nhất là việc tác giả thêu dệt chuyện Quan
Công hiển thánh. Một vị tứơng nếu tài ba mưu lựơc thì không thể bị thất trận đau đớn như thế. Lúc sống đã thua trí ngừơi ta để mất thành và bị kẻ thù chém đầu. Ấy thế mà sau đó lại … hiển thánh, hồn vất vửơng trên không đòi: Trả đầu ta đây! Tôi thấy có vẻ khôi hài và hoang đừơng.
Mọi ngừơi cừơi lớn. Minh nói:
- Xem chừng ông có vẻ không thích Quan Công. Nên nhớ là
ngừơi ta đang thờ cúng ông ấy một cách sùng kính đấy! Ông đụng chạm vào tín ngữơng rồi!
- Cám ơn ông cho tôi có dịp nói rõ ý nghĩ mình. Ngừơi xưa
có câu: Bại binh chi tứơng bất khả ngôn dũng. Tứơng thua trận thì không thể nói mình tài giỏi anh hùng. Bây giờ nói về cái việc lễ bái Quan Công - mà lại lễ cả Quan Bình, Châu Xương mới nhảm chứ! Ừ, cứ tạm cho rằng Quan Công hiển thánh, còn hai ngừơi kia có … hiển “cái gì” không mà cũng lễ? Hai anh tiểu tứơng, một là con nuôi, và một theo hầu Quan Công. Chỉ đựơc một đức tính trung thành thôi. Việc cúng lễ này chứng tỏ cái đầu của ngừơi ta thiếu sự sáng suốt. Bây giờ hãy nhìn những ngừơi vẫn siêng năng đến lễ đền ông Quan Công. Trong số này có ai thuộc thành phần học thức không? Hay toàn là mấy bà ngừơi Hoa, rồi các bà … bình dân ngừơi Việt cũng bắt chứơc theo?
Trung ngồi nghe từ đầu, bây giờ mới lên tiếng:
- Theo tài liệu chính sử Trung Hoa, sau khi chết, ông
Quan Công không có hiển thánh. Chỉ có dã sử và tiểu thuyết như Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa mới cho ông ấy hiển thánh, qua ngòi bút của tác giả La Quán Trung. Và sự thờ cúng Quan Công chỉ nở rộ vào thời Mãn Thanh - nếu tôi nhớ không lầm thì vào đời Càn Long. Khi đó có nhiều hội kín của ngừơi Hán thành lập để “phản Thanh phục Minh”. Họ dùng các chùa và đền làm nơi tụ họp bàn mưu kế chống triều đình. Do đó triều đình Mãn Thanh mới tương kế tựư kế, tung ra cái lệnh thờ Quan Công, cho đúc tựơng thầy trò ông đặt trong các chùa miếu. Kể từ thời đó, thầy trò ông mới thực sự đựơc hết sức sùng kính trong dân gian. Những tin đồn Đức Quan Thánh ngài thiêng lắm loan truyền rất nhanh tại Trung quốc trong số những ngừơi dân còn lắm dị đoan mê tín, cũng như ở Việt Nam. Điều dễ hiểu là những tin đó lúc đầu do chính các nhân viên mật vụ của triều đình tung ra. Mục đích là để ngừơi ta đến lễ các chùa miếu thật đông, như vậy vô hiệu hóa hoạt động của các hội kín chống triều đình như Thiên Địa Hội chẳng hạn. Các hội này hết còn bí mật dùng đền chùa làm nơi tụ họp đựơc nữa, vì trong số những ngừơi đi lễ, biết ai là mật vụ, ai không? Tai mắt của mật vụ giăng mắc trà trộn đầy trong số những ngừơi đi lễ.
Ông Chín nói:
- Các thầy phân tích rất đúng. Sự kiện miếu thờ Quan Công
kèm theo sự sùng bái ông là do ngừơi Minh Hương chống đối triều đình nhà Thanh rồi bỏ nứơc chạy trốn sang ở nhờ nứơc ta và đem theo tập tục đó sang đây. Tuy nhiên, những điều chúng ta vừa mới nói, có lẽ chẳng nên tiết lộ với các bà bình dân, nếu không, họ sẽ cho là mình bài xích tín ngữơng. Nhưng thực ra, việc thờ cúng nhảm nhí đó không phải là tín ngữơng mà chỉ là mê tín, dị đoan. Chính tôi ở gần ngôi đền thờ Quan Công mà có bao giờ tôi đến lễ đâu. Nghe nói ngoài thầy trò Quan Công ra, ngừơi ta còn thờ vô số những ông bà nào đó nữa chớ! Cái đó là do trình độ dân trí mình còn thấp kém quá. Tôi nghĩ các thầy có trách nhiệm đấy. Trách nhiệm dạy dỗ để nâng cao dân trí.
Ông Chín ngưng mấy giây rồi tiếp:
- Nhưng trên cù lao này còn có một kiểng chùa thờ Phật.
Đó là ngôi chùa rất cổ, đã có từ hậu bán thế kỷ 17.
Trung hỏi:
- Thưa chùa ở xa hay gần?
- Gần thôi. Đi thế này nhé: Từ Chợ Đồn qua khỏi Cầu Gành,
thay vì chạy thẳng đến cầu Rạch Cát, các thầy rẽ tay mặt rồi chạy thẳng, một quãng là tới chùa.
- Chùa tên là gì và có lớn không chú?
- Chùa Đại Giác. Ban đầu không biết ai lập ra, nhưng
tương truyền là chúa Nguyễn Phúc Ánh và gia đình có một thời gian ngụ tại chùa này. Có lẽ từ hồi đánh nhau với Tây Sơn; và ngừơi con gái thứ ba của Ngài tên là Ngọc Anh, tu ở chùa Đại Giác. Rồi khi lên ngôi, trở thành vua Gia Long ngài cho lệnh trùng tu chùa, cho đem đàn voi tới giúp đạp nền chùa, nên dân gian kêu nôm na bằng Chùa Tựơng. Rồi nhà vua lại cúng một tượng Phật A-Di-Đà cao 2m25 bằng gỗ, nên ngừơi dân lại đặt cho một tên nữa là chùa Phật Lớn.
Trung nhìn đồng hồ rồi đứng dậy cáo từ:
- Thôi bây giờ chúng cháu phải trở về trừơng để còn dạy
buổi chiều. Cám ơn chú Chín đã chỉ dẫn cho mấy thắng tích của Cù Lao Phố. Để hôm nào rảnh, chúng cháu lại sang thăm chú thím.
Cả bọn chào ông Chín rồi ào ào lên xe, nói cừơi rộn rã.
14
Khải đem mấy lồng chim ra treo dứơi giàn thiên lý. Trong năm con vành khuyên Khải nuôi, hai con đã biết hót trận. Chim biết hót trận là chim đã khá già và bạo dạn, tiếng hót đã điêu luyện, làn hơi hót thật dài. Con chim biết hót trận khi thấy mặt trời ló rạng liền bắt đầu cất tiếng hót. Nó hót liên tục không ngừng vào khoảng gần một tiếng đồng hồ thì ngưng để ăn, tắm và nghỉ ngơi chừng một tiếng nữa. Sau đó, nó tùy hứng mà hót lai rai bất cứ lúc nào trong ngày. Nhưng những lần hót này không kéo dài liên tục như thời gian nó hót trận.
Khải vừa mới thay nứơc và thêm đồ ăn vào cóng cho chim xong thì có tiếng xe vespa ngưng ngoài cổng. Dương và Hiền bứơc vào. Dương lên tiếng:
- Ông cưng chim quá! Săn sóc chim kiểu này chẳng khác gì
săn sóc con nhỏ.
- Đúng thế đấy. Nhưng tôi chỉ biết săn sóc chim, còn con
nhỏ đã có nhà tôi và con bé giúp việc trông nom rồi, khỏi cần đến tôi.
Hiền hỏi:
- Chắc mày chưa ăn sáng? - Hiền và Khải vẫn có thói quen
“mày-tao” với nhau khi không có đông ngừơi.
- Chưa. Ừ, để tao thay quần áo rồi tụi mình đi ăn sáng.
- Sau đó có chương trình gì không?
- Sau đó mình vào rạp Lê Lợi. Nó đang chiếu phim Valse
dans l’ombre mà mấy ông nhà báo dịch là Vũ điệu trong bóng tối. Có ngừơi dịch là Luân vũ trong đêm.
- Sau đó nữa?
- Sau đó còn tùy. Nếu thích ngắm thiên hạ “cộ đèn” thì
mình cũng đi dọc Lê Lợi, Catinat. Nếu sợ mỏi chân thì ta tính một chương trình khác.
Dương hỏi:
- Hình như phim này còn một tên khác nữa phải không ông?
- Đúng! Chính ra, tên nguyên thủy của nó là Waterloo
Bridge.
- Có phải Liz Taylor đóng vai nữ chính?
- Không phải. Vivian Leigh thủ vai nữ chính còn Robert
Taylor vai nam chính.
Khi hai chiếc vespa chạy tới chợ Hoà Hưng, Khải vọt xe lên ngang xe hai ngừơi kia và hỏi:
- Các ông định ăn gì sáng nay?
Dương đáp:
- Tôi đề nghị hôm nay mình đổi vị đi. Ăn phở mãi cũng
chán, sáng nay ta tìm về món ăn “dân dã” là món bún riêu. Đồng ý không?
- Đồng ý. Nếu bún riêu thì chỉ có quán bà Ba Bủng chứ
không thể ăn chỗ khác đựơc.
Hiền hỏi:
- Quán bà Ba Bủng ở đâu?
- Gần chợ Bến Thành. Bình dân và xập xệ một chút. Nhưng
mình chủ trương ăn bún ngon chứ không … ăn quán. Phải không?
Dương trả lời:
- Đúng! Bún riêu là phải đến bà Ba Bủng. Bà nấu riêu cua
thật chứ không làm giả bằng tôm khô giã nhỏ và trứng. Ngoài ra, rau sống là rau muống chẻ với kinh giới. Rất đúng vị bún riêu Bắc kỳ!
Khải tiếp luôn:
- Lại còn thêm chút mắm tôm nữa mới đúng điệu chứ! Mắm
tôm ở đó sạch sẽ, không sạn, màu tím sậm. Đúng là mắm tôm của ngừơi Tràng An. Cho nên bọn nhà văn, nhà báo kéo nhau đến ăn đông lắm.
Hiền thắc mắc:
- Ngừơi Tràng An là ngừơi xứ nào vậy?
- Cái thằng! Cứ như là mới ở Ban Mê Thuột xuống Sài Gòn.
Tràng An hay Trừơng An là tên gọi của Hà Nội xưa đấy … cụ ạ! Và xin “cụ” nhớ giùm tôi là rau kinh giới phải ăn với rau muống chẻ nó mới dậy mùi thơm. Ăn với những thứ rau khác, nó … tịt mùi. Kỳ lắm!
Quán bà Ba nằm trên đừơng Thủ Khoa Huân, gần cửa Đông chợ Bến Thành, không xa hiệu vàng Thế Năng - Thế Tài. Bên trong quán hơi thiếu ánh sáng nên khách mới ở ngòai bứơc vào phải thận trọng dò dẫm vì nền quán thấp hơn mặt đừơng. Quán đã đông khách, nhưng ba ngừơi may mắn vì vừa bứơc vào thì có ngay mấy ngừơi từ một bàn đứng lên.
Cái khéo của bà Ba là bà múc riêu cách nào để mỗi bát bún đều có được một mảng nhỏ gạch cua; còn nứơc riêu bao giờ cũng nóng hổi và nổi bật những khoảng màu đỏ do bà xào bột hạt điều với ớt xay.
Lần đầu tiên thửơng thức một tô bún riêu đúng vị, Hiền khoái quá, vừa xuýt xoa vì ớt cay vừa nói:
- Tôi phải làm thêm một tô nữa hai ông ạ. Có lẽ từ hồi di
cư vào Sài-Gòn đến giờ mới đựơc ăn tô bún riêu đúng vị. Trên khu chợ Ông Tạ cũng có tiệm bún riêu nhưng dở quá. Đây mới đúng là bún riêu thứ thiệt Bắc kỳ!
Khải trêu Hiền:
- Thế mà có những thằng ngu cứ muốn lấy vợ Nam mới chết
chứ! Vợ Nam nó đếch biết nấu bún riêu đúng vị Bắc Kỳ.
Hiền cúi đầu dấu vẻ ngựơng nghịu trong khi Dương không
biết gì cả, vẫn tiếp tục uống trà, xỉa răng.
Ba ngừơi rời quán bà Ba rồi chạy thẳng đến rạp Lê Lợi trên đừơng Lê Thánh Tôn thì vừa đúng lúc bắt đầu phim chính. Dương nói:
- Tụi mình may mắn đến vừa đúng lúc vào phim, khỏi phải
xem phần quảng cáo và khỏi phải “suy tôn Ngô Tổng thống”.
Hiền tiếp:
- Cái màn suy tôn lãnh tụ là vô duyên và phản tuyên
truyền nhất. Không hiểu sao họ có thể làm một việc ấu trĩ như thế. Các ông có biết anh nào là tác giả bài hát “Suy tôn Ngô Tổng thống” đó không?
Khải đáp:
- Ông Thanh Nam viết lời, còn ông Ngọc Bích làm phần
nhạc. Có lẽ các ông ấy thấy ngoài Bắc chúng nó bắt trẻ con phải ai yêu Bác Hồ chí Minh hơn chúng em nhi đồng, và toàn dân phải suy tôn lãnh tụ, nên các ông cũng bắt chứơc tụi cộng sản mà bắt dân miền Nam phải toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống …
- Cho nên một lãnh tụ muốn cho dân thương, dân ủng hộ
mình thì phải dùng đức độ mà cảm hoá, dùng tài năng mà khuất phục. Bắt dân đứng nghiêm, ngoác miệng suy tôn trong khi ngừơi ta đang “mót” xem phim hay, thì chẳng đem lại kết quả gì cả.
- Còn tạo ra phản tác dụng nữa chứ. Các nứơc văn minh,
dân chủ, chẳng có nứơc nào bắt dân phải ca tụng công đức “tửơng tựơng” của lãnh tụ cả. Ngay trong những lời chúc tụng của dân đối với lãnh tụ cũng không hề có những câu như “muôn năm! vạn tuế!”. Chẳng hạn dân Anh họ chỉ chúc Nữ Hoàng “Long live The Queen!”, còn dân Mỹ lại càng không biết nói câu ”Long live The President!”. Bởi vì mỗi ông tổng thống chỉ ngồi tại chức tối đa 8 năm rồi về xua gà cho vợ. Chỉ có Việt Nam bắt chứơc anh Tầu, chúc lãnh tụ vạn tuế, muôn năm.
Valse dans l’ombre là phim tình cảm hấp dẫn nên ba ngừơi ngưng nói chuyện, để hết tâm trí vào những tình tiết éo le trong phim. Cốt truyện nói về mối tình giữa một chàng sĩ quan đẹp trai trong quân đội Anh, thuộc gia đình quí phái, với một thiếu nữ thuộc một đoàn vũ ba-lê. Rồi chàng phải ra tiền tuyến trong trận Thế giới đại chiến thứ Nhất, còn nàng ở lại hậu phương không may bị mất việc. Thời gian chờ đợi quá lâu lại nghe tin đồn ngừơi yêu đã tử trận. Vì hoàn cảnh bất hạnh đưa đẩy trong cuộc sống khó khăn của cả nứơc, nàng phải bán thân để mưu sinh. Khi trận chiến kết thúc, nàng ra nhà ga Waterloo tìm các binh sĩ hồi hương để đi khách kiếm tiền. Trớ trêu thay, nàng gặp lại ngừơi yêu trong hoàn cảnh này. Chàng sĩ quan mừng quá, tửơng ngừơi yêu vẫn chờ đợi và ra đón mình. Còn nàng thì quá xấu hổ và tủi nhục, bỏ chạy. Trong lúc hoang mang chạy ngang qua cây cầu Waterloo bên ngoài nhà ga trong cơn mưa, nàng bị một xe nhà binh cán chết. Chàng sĩ quan chỉ kịp chạy tới, gục xuống ôm lấy xác ngừơi yêu.
Truyện phim cảm động quá nên ba ngừơi yên lặng theo dõi cho đến kết thúc và vẫn tiếp tục lặng lẽ bứơc ra khỏi rạp. Dương vô tình nói:
- Phim kết thúc thê thảm quá! Các ông có cảm thấy buồn
không?
Hiền không trả lời, chỉ kín đáo cúi đầu rồi quay mặt đi.
Khải tinh ý đã thấy Hiền rút khăn tay vội lau mắt, nên nói để khỏa lấp tình thế khiến cho Dương không chú ý tới Hiền:
- Nhà làm phim bao giờ cũng cố tình bi thảm hoá các mối
tình. Như thế mới thu hút nhiều khán giả. Những truyện “có hậu”, kết thúc vui, thừơng không để lại nơi khán giả cái dư vị đắng cay. Ngừơi đời thừơng nhớ lâu dư vị cay đắng hơn dư vị của ngọt bùi.
Khải nhớ lại tháng trứơc rủ Hiền đi xem phim Sayonara ở rạp Vĩnh Lợi trên đừơng Lê Lợi. Vì thân nhau và Khải hiểu tâm trạng Hiền, nên đến cảnh chàng trung sĩ Mỹ Kelly và cô vợ ngừơi Nhật cùng uống thuốc độc tự tử nằm chết bên nhau vì không đựơc phép sống chung, Hiền đã khóc, Khải hỏi:
- Sao mày dễ khóc thế? Đây chỉ là truyện phim thôi.
- Tao thấy buồn cho họ quá! Chỉ vì những khác biệt, những
mâu thuẫn văn hoá hay xã hội mà họ không lấy đựơc nhau, rồi phải chết để bảo toàn tình yêu. Tội nghiệp quá!
Khải hơi thắc mắc về chuyện Hiền yêu cô học trò mà Hiền đã tâm sự với chàng. Phải chăng Hiền đã bắt đầu linh cảm một vài trở ngại nào đó? Nhưng Hiền vốn rất dè dặt và khép kín, nên nếu Hiền không nói thì không bao giờ Khải đề cập đến. Vả lại, Khải không thích tò mò tìm hiểu chuyện của ngừơi khác, vì chàng tôn trọng sự riêng tư của ngừơi ta.
Lấy xe xong, Khải hỏi:
- Bây giờ ta đi hứơng nào?
Dương đáp:
- Tôi đề nghị mình lên cà phê Chi. Ngồi đó vừa nhâm nhi
vừa chuyện trò ấm cúng.
Hiền hỏi:
- Ở đâu, xa không?
Khải sang số cho xe chạy trứơc nói vói lại:
- Ở đầu đừơng Nguyễn Phi Khanh, Đa Kao; phía sau xi-nê
Casino Dakao.
Cà phê Thái Chi là một căn nhà nhỏ ngay mặt con đừơng một chiều. Nền quán cao hơn mặt đừơng. Bàn ghế bầy biện gọn gàng ngăn nắp. Khách ngồi trên những chiếc ghế thấp xung quanh mấy cái bàn vuông cũng thấp lè tè. Nhưng không khí ở đây rất tĩnh lặng, khung cảnh sạch sẽ. Quán không có bảng hiệu, mà đựơc gọi theo tên bà chủ quán – bà Thái Chi, môt phụ nữ khoảng trên dứơi 50 tuổi - nhưng nhiều ngừơi giản dị hoá còn một tên Chi - cà phê Chi.
Chọn chỗ ngồi xong, Dương là khách quá quen nên bà chủ không cần chờ gọi, đã mang ra đặt trứơc mặt chàng một cái cà phê phin. Khải thỉnh thoảng mới tới, nhưng vì không uống cà phê mà lần nào cũng gọi một bình trà Ô Long Thiết Quan Âm độc ẩm, nên bà chủ cũng nhớ ngừơi khách đặc biệt này mà mang trà ra. Riêng Hiền là khách hoàn toàn mới mà lại không uống cà phê hay trà, nên Khải đề nghị:
- Cậu uống bột sắn đi. Bột sắn ở đây rất tinh khiết mà
thơm, và bảo đảm bột thật. Vắt thêm chút chanh, uống đựơc lắm.
Hiền gật đầu, Khải quay sang bà Thái Chi:
- Xin chị cho bạn tôi ly bột sắn, có miếng chanh.
Hiền hỏi nhỏ:
- Sao trông bà chủ đã già – có lẽ 50? - không nhan
sắc, không có vẻ gì văn nghệ, lại lầm lỳ, mà các ông hay đến đây vậy?
Khải cừơi:
- Cái đó phải ông Dương mới đủ tư cách trả lời. Tôi không
phải khách “ăn cơm tháng” ở đây.
Dương đáp:
- Tôi cũng chẳng hiểu tại sao. Chỉ thấy rằng quán không
bao giờ vắng khách. Mà khách đến đây phần nhiều là khách quen, đã từng “trụ” ở đây ít nhất cũng vài năm rồi. Toàn là dân văn nghệ, làm văn, làm báo, hoặc đám giáo sư, sinh viên. Tô Thuỳ Yên, Trần Thiện Thanh và phe bên Cục Tâm Lý Chiến thừơng ngồi ở đây. Hình như không có khách lao động.
Khải góp ý:
- Có lẽ giới lao động không hợp với không khí tĩnh lặng ở
đây. Cậu để ý mà xem: không ai nói lớn. Chuyện trò chỉ vừa đủ cho ngừơi cùng bàn nghe thôi. Làm như ai đến đây cũng để ngồi suy tửơng. Cho nên mọi ngừơi đều tôn trọng sự riêng tư của ngừơi khác.
Dương tiếp:
- Ông Khải nhận xét đúng đó. Ngoài ra, bà chủ có một đặc
điểm là rất khó tính. Nhưng đó là sự khó tính vì tinh thần phục vụ khách: bà tự tay soạn cái tách, điều chỉnh cái phin để cho cà phê nhỏ giọt vừa phải, rót nứơc sôi vào phin vừa đúng mức, rồi tự tay bưng ra cho khách. Quán của bà không có một cô trẻ đẹp nào giúp việc cả. Bà đứng phía trong tấm vách ngăn kia, theo dõi từng vị khách. Ai cần gì bà biết ngay. Nếu có ông khách nào sốt ruột định nới lỏng cái phin cho cà phê xuống mau thì bà tới ngay, tự tay điều chỉnh lại cái phin. Vì bà cho rằng uống vội uống vàng như thế chỉ làm phí cà phê thôi. Khách hàng của bà vì thế toàn là khách “lọc”. Đến đây để thửơng thức đúng mức tách cà phê hay tách trà ngon.
Hiền đùa:
- Chắc bà khó chịu lắm vì thấy tôi không biết thửơng thức
cà phê hay trà, mà chỉ biết uống bột sắn theo lối “ngưu ẩm” từ cái ly to này?
Lúc này có ba ngừơi khách mới vào. Một vị đã lớn tuổi, vóc
dáng cao dềnh dàng mà mọi ngừơi nhận ra ngay là kịch tác gia nổi tiếng từ thời tiền chiến Vi Huyền Đắc. Họ ngồi vào cái bàn còn trống bên cạnh bàn Dương. Ông cụ Vi đã từng gặp Dương ở đây nhiều lần nên quen mặt. Dương chào ông, và Khải, Hiền cũng lịch sự chào theo. Cụ Vi chào hỏi mọi ngừơi xong thì nhìn ấm trà độc ẩm trứơc mặt Khải, hỏi:
- Ông cũng dùng trà chứ không uống cà phê?
- Vâng. Thưa cụ cháu nghiện trà chứ không thích cà phê.
- Tôi cũng vậy. Uống trà đã mấy chục năm rồi, từ hồi còn
trẻ. Cái trà nó không thơm mạnh như cà phê, nhưng nếu nghiện rồi sẽ mê hương vị của nó. Nhưng nó cũng kén ngừơi uống lắm.
- Thưa cụ dạy đúng ạ. Vả lại, có lẽ nghệ thuật uống trà
mất công và đòi hỏi hơn cà phê. Nó cũng đã đựơc loài ngừơi uống trứơc khi biết uống cà phê.
- Ông nghiện trà gì?
- Dạ Ô Long Thiết Quan Âm.
- Loại này nhiều ngừơi thích uống. Nhưng cũng có những ngừơi thích uống Kỳ Chủng hơn. Ví dụ ông Vũ Hoàng Chương chỉ uống Kỳ Chủng chứ không uống Thiết Quan Âm.
Hiền xen vào:
- Thưa cụ, nghe nói có nhiều loại trà lắm, phải không ạ?
- Người ta phân biệt ra hai loại trà chính. Đó là trà xanh và trà đen. Trà xanh màu xanh, khi pha cho nứơc màu xanh. Trà này nguyên chất hơn vì còn giữ lại nhiều đặc tính của lá trà, chứa nhiều chất tanin hơn. Trà đen màu đen, pha ra nứơc màu đen, đã qua nhiều giai đoạn chế biến hơn nên giảm bớt tanin và các đặc tính khác của lá trà.
- Thế còn trà Ô Long thuộc loại xanh hay đen ạ?
- Trà Ô Long là loại trà đỏ, nằm giữa trà xanh và trà đen.
Dương thắc mắc:
- Thưa cụ, cháu còn nghe nói tới nhiều danh trà với những tên có vẻ huyền bí, chẳng hạn như Vũ Di Sơn Trà, Bạch Mao Hầu Trà, Trảm Mã Trà, Long Tỉnh Trà v.v…
Cụ Vi cừơi:
- Những thứ trà đó đã đựơc ông Nguyễn Tuân nói đến trong Vang Bóng Một Thời mà chính tôi, và có lẽ cả tác giả, cũng chưa đựơc biết hay uống. Ngoài ra, trong những sách của ngừơi Hoa, còn vô số những thứ trà với tên gọi rất hấp dẫn như: Trinh Nữ, hay Tố Nữ Trà, nhưng có lẽ đó chỉ là những cái tên hoang đừơng thôi.
- Thưa cụ, những danh trà như Vũ Di Sơn, Trảm Mã, Bạch Mao Hầu, có gì đặc biệt mà đựơc ca tụng như vậy?
- Chính tôi cũng chưa đựơc uống nên không biết những đặc tính của chúng. Nhưng chúng đựơc đặt tên tùy theo nơi trồng, hoặc tuỳ theo cách chế biến. Ví dụ Vũ Di Sơn Trà đựơc trồng trên núi Vũ Di, một ngọn núi cao thuộc tỉnh Vân Nam bên Tầu. Trà Long Tỉnh trồng trên núi Long Tỉnh. Bạch Mao Hầu là loại trà trên núi tuyết cao, ngừơi không thể lên đựơc. Đến mùa hái trà, ngừơi ta dùng những con vuợn lông trắng đã đựơc huấn luyện để leo lên núi hái trà. Trảm Mã Trà thì khá đặc biệt: nghe nói ngừơi ta dẫn những con ngựa khoẻ mạnh lên núi cho chúng ăn lá trà. Rồi dắt xuống núi. Thời gian đi từ ngọn núi xuống đủ để những lá trà nằm trong bao tử ngựa ngấm những chất tiết ra trong bụng ngựa, và trà biến chất một phần. Rồi ngừơi ta chặt đầu con ngựa, mổ bụng nó lấy trà đem xấy và chế biến.
- Mấy ông Tầu làm chuyện gì cũng cầu kỳ và vô nhân đạo.
- Thì mình cũng chỉ nghe nói vậy thôi chứ có tận mắt thấy đâu.
- Thưa cụ, còn Trinh Nữ Trà, hay Tố Nữ Trà, chắc là do các cô gái còn trinh và đẹp lên núi hái về?
Cụ Vi lại cừơi, lần này cừơi lớn khiến một số ngừơi ở mấy bàn gần đó ngưng nói chuyện tò mò lắng nghe:
- Hai thứ trà này thì quá đặc biệt, và tôi nghĩ rằng tính hoang đừơng của nó cũng đi quá xa. Không phải hai loại trà này do các cô gái trinh và đẹp hái về. Mà các cô chỉ có nhiệm vụ «ủ trà». Mà «ủ» bằng phương pháp rất đặc biệt ta chỉ nghe thấy nói ở bên Tầu thôi.
Gần như cả phòng im lặng chăm chú theo dõi muốn biết cách ủ trà đặc biệt của ngừơi Tầu. Khải hỏi:
- Thưa cụ, chắc là cần phải dùng các cô gái trinh và đẹp ủ trà vì muốn giữ sự thanh khiết của hương trà?
- Tôi hoài nghi không biết có giữ đựơc tính chất thanh khiết cho trà hay không, vì phương pháp ứơp trà lạ lùng lắm!
Ai cũng tò mò và sốt ruột chỉ mong cụ Vi nói phứt ra cái phương pháp ướp và ủ trà đặc biệt. Nhưng hình như cụ đã biết sự háo hức trông đợi câu trả lời của ngừơi đối thoại và muốn hành hạ họ thêm, nên thủng thẳng nâng tách trà lên miệng nhấm nháp, rồi từ từ đặt xuống. Khải hỏi:
- Thưa cụ, các cô ấy ủ và ứơp trà như thế nào?
- Các cô bỏ trà vào trong những túi lụa nhỏ rồi đeo vào … chỗ kín.
Cả phòng «ồ» lên cùng một loạt. Một ngừơi còn chưa tin vào cơ quan thính giác của mình:
- Thưa cụ, cụ nói rằng họ đeo vào … chỗ ấy?
- Vâng, thưa ông tôi vừa mới nói rằng họ đeo vào các chỗ kín đáo nhất trong ngừơi. Và ngừơi ta còn đồn rằng trà này có công dụng cải lão hòan đồng. Ông lão 80 uống một bình sẽ khoẻ như trai 18, mắt sáng như sao!
Cả phòng đầy tiếng cừơi xen lẫn tiếng bàn cãi về tính thực hư của trà Trinh Nữ và Tố Nữ. Bà chủ quán mọi khi khó tính, không thích những ông khách nói lớn hoặc ồn ào, mà hôm nay cũng phá lệ. Bà chỉ yên lặng đứng nhìn đám khách đang tranh luận náo nhiệt, thỉnh thoảng mỉm cừơi và lắc đầu.
15
Hôm nay không khí trong trừơng nhộn nhịp hẳn lên vì sắp đến Tết. Năm nào cũng vậy, còn gần một tuần mới đến Têt mà học trò đã hết muốn học. Trừ những lớp Đệ Tứ, Đệ Nhị, Đệ Nhất là những lớp phải đi thi nên cố gắng duy trì không khí học tập, còn lại những lớp không thi vào cuối năm, học trò bắt đầu lơ là, không đầu óc đâu mà chú tâm vào bài vở nữa. Lơ là bài vở nhưng học sinh lại dồn hết nỗ lực và khả năng vào hoạt động văn nghệ. Thôi thì đủ loại: hầu như lớp nào cũng có bích báo, rồi đặc san Tết, rồi tổ chức tất niên trong lớp. Lớp này ganh đua với lớp kia, cố làm sao để bích báo của lớp mình phải có nội dung phong phú hơn, trình bày đẹp hơn lớp bạn. Rồi làm sao tổ chức buổi tất niên trong lớp mà mời đựơc thật đông các thầy cô thì đem lại niềm hãnh diện cho cả lớp. Đây chính là thời gian để các cô cậu trửơng lớp, trửơng ban văn nghệ trổ tài và chứng tỏ vai trò quan trọng của mình.
Những lớp lớn như Đệ Nhất, Đệ Nhị là lớp đàn anh đàn chị nên dù bận học thi cũng vẫn cố ra mắt đựơc một tờ đặc san của toàn trừơng, với sự đóng góp bài vở của những «tên tuổi» trong trừơng. Nếu xin đựơc một hai bài của thầy cô thì lại «xôm» hơn nữa. Rồi vào hai ba ngày cuối năm, thế nào cũng phải có những cuộc bán đặc san trong trừơng. Ban Văn nghệ trừơng sẽ đem báo vào từng lớp, xin phép giáo sư để bán cho học sinh. Ngòai ra còn có các cuộc trao đổi văn nghệ với các trừơng bạn bằng cách đem báo của trừơng này đi bán ở trừơng kia. Đây là những dịp để các anh chị trong ban văn nghệ trừơng chứng tỏ vai trò đàn anh đàn chị với các lớp đàn em trong trừơng, để có dịp phô bày tên tuổi và mặt mũi với học sinh các trừơng bạn.
Thừơng thừơng, giáo sư dạy các lớp không đi thi tỏ ra dễ dãi vào những ngày như thế này. Phần vì ngày tư ngày tết đến nơi, trong lòng ai cũng vui. Các vị nghĩ rằng nên hỷ xả trong mấy ngày cuối năm. Tuy nhiên, cũng có một vài vị theo đúng nguyên tắc, dạy tới ngày cuối cùng. Tuyệt đối không có hát hỏng, văn nghệ văn gừng gì trong giờ của quý vị đó. Cũng có thể vì một lý do riêng nào đó.
Khải đang «xả», nghĩa là cho phép học sinh vui cừơi, vì đây là giờ cuối của chàng với lớp này trứơc khi hết năm. Có vài nam sinh tình nguyện hát để mua vui cho thầy và bạn. Cửa đã đóng kín nên không sợ làm ồn gây khó chịu cho lớp bên cạnh. Các nữ sinh có vẻ còn e thẹn, không dám tự nguyện giúp vui mà chỉ tham gia vỗ tay sau khi có một bạn trai trình bầy một tiết mục nào đó.
Bất ngờ, ngoài hành lang có tiếng ngừơi nói lớn. Khải ra hiệu cho lớp mình yên lặng rồi mở cửa xem có chuyện gì xảy ra. Một toán chừng năm sáu nữ sinh mỗi cô ôm theo một chồng báo Tết. Nhìn qua Khải biết ngay họ không phải học sinh trừơng nhà. Có thể đây là nữ sinh từ một trừơng trong tỉnh, hay từ Sài Gòn đem báo xuống Biên Hoà bán. Đứng lẫn trong đám nữ sinh này có một nam sinh và một nữ sinh Bạch Đằng, vốn là trửơng và phó ban Văn nghệ toàn trừơng. Ông Trọng, giáo sư Việt Văn đang dạy lớp Đệ Nhị A2, đứng trứơc cửa lớp này, có vẻ tức giận và đang lớn tiếng với hai anh chị trưởng và phó ban văn nghệ. Thấy vẻ mặt hai ngừơi này bẽn lẽn tội nghiệp, Khải bứơc tới nhẹ nhàng hỏi ông Trọng:
- Có chuyện gì thế?
Giọng ông Trọng vẫn còn gay gắt:
- Tôi phải dạy gấp cho kịp chương trình nên đã treo cái bảng «Miễn tiếp khách» ở đây mà hai anh chị này vẫn gõ cửa đòi vào bán báo. Không biết đọc hay sao? Láo!
Vừa nói ông Trọng vừa chỉ vào cái biển «Miễn Tiếp Khách» viết bằng mực đỏ đậm nét treo trên cánh cửa.
Thấy hoàn cảnh khó xử này, Khải gỡ rối cho họ bằng cách nói giải hoà:
- Thôi, thầy Trọng cần thời giờ để dạy cho kịp chương trình đi thi. Lớp tôi Đệ Tam không thi cử gì cả. Cứ tự nhiên vào mà bán. Vào đi. Đây là học sinh trừơng nào?
Hai anh chị trửơng và phó văn nghệ thoát nạn, mặt tươi hẳn lên, nói câu cám ơn Khải rồi tiếp:
- Dạ đây là các chị bên trừơng Khiết Tâm.
Mấy cô nữ sinh lạ mặt cúi đầu chào Khải đọan theo hai cô cậu dẫn vào lớp Khải bán báo. Khải cầm một tờ liếc qua thì thấy bìa in nhiều màu, trông cũng nhã. Tuy nhiên so với báo của Bạch Đằng thì kém cả về nội dung lẫn hình thức. Sau chừng mừơi lăm phút, toán bán báo rời lớp của Khải để vào lớp bên cạnh. Vị nữ giáo sư trong phòng này cũng vui vẻ cho phép họ làm phận sự. Khải nhìn về phía cuối hành lang thấy thỉnh thoảng có một vài học sinh chạy ra chạy vô các phòng học. Từ một lớp vọng ra tiếng vỗ tay rào rào xen lẫn tiếng cừơi. Khải đoán: chắc lại văn nghệ bỏ túi gì đây. Mấy ngày này cũng khó mà giữ cho học trò ngồi yên lặng nghe giảng bài ở trong lớp, vì cái không khí hào hứng ở xung quanh. Hễ đi ngang qua các lớp thì thấy chẳng hát hỏng cũng xin thầy kể chuyện cho vui. Có thầy còn kể chuyện ma khiến cho cả một lớp nữ sinh sợ quá dồn nhau ngồi dúm dụm lại. Thế nhưng vẫn thích nghe và vẫn nài nỉ xin thầy kể tiếp vài chuyện rùng rợn nữa. Bỗng Khải có cảm giác như chạm phải một lằn điện. Khải lắng tai nghe thì thấy từ một lớp cách chỗ chàng đứng không xa, vọng ra tiếng đàn guitar. Lấy làm lạ vì nghệ thuật khá điêu luyện của ngừơi biểu diễn, Khải tò mò tiến đến cửa lớp ngó vào. Thì ra một vị giáo sư trẻ dạy Lý Hoá – ông Phong – đang độc tấu bản Sérénade của Schubert. Ông Phong như đang để hết tâm hồn vào bản nhạc và đồng cảm với tác giả trứơc nỗi cô đơn trong cảnh hoàng hôn. Những ngón tay dài và thon của ông lứơt nhanh trên phím và búng ra những nốt nhạc khiến ngừơi nghe thấy lòng mình chùng xuống mà khó cầm lại tiếng thở dài nhè nhẹ. Khải muốn quay về lớp của mình nhưng chân như bị nam châm hút chặt không nhấc lên nổi. Chàng yên lặng nấp vào một bên cửa để nghe tiếp vì không muốn làm kinh động ngắt mất nguồn cảm hứng của ông Phong. Học sinh trong lớp ông như đã biến thành tựơng đá hết. Ai nấy ngồi yên không dám thở mạnh. Cho đến khi ông Phong búng ra nốt nhạc cuối cùng cả lớp mới như sực tỉnh và tiếng hoan hô òa ra hoà với tiếng vỗ tay. Bấy giờ Khải mới xuất hiện trứơc cửa, vỗ tay và nói lớn cho Phong nghe:
«Bravo! Tôi không ngờ ông tài hoa quá!». Phong cừơi và trao trả cây đàn cho một nam sinh. Khải hỏi:
- Anh Phong luyện đàn đã bao nhiêu năm rồi mà chơi giỏi thế?
- Khoảng chục năm.
Khải quay về lớp. Nhìn đồng hồ thấy còn 3 phút nữa hết giờ, chàng cho học sinh ra sớm.
*
* *
Khải vào phòng giáo sư thì đã có ba bốn vị ngồi sẵn trong đó rồi. Khải nói:
- Tôi tửơng chỉ có mình tôi cho học sinh ra sớm trứơc khi
chuông reo. Té ra tôi không phải ngừơi duy nhất Chủ nhật này phải đi xưng tội!
Một vị nữ giáo sư nói:
- Ông đâu có đạo mà đòi đi xưng tội? Ông đi xưng tội lại
càng nặng tội thêm đấy.
- Uả! Tại sao tôi đã xưng tội mà lại bị tội nặng thêm?
Ngừơi ta xưng tội xong thì đựơc Chúa xóa tội cho chứ?
- Ngừơi ta thì đựơc xóa tội. Còn ông theo đạo Phật, ông
không có đạo mà đòi xưng tội là gian dối. Như thế bị tội nặng thêm là đúng rồi! Hai tội gom lại. Phải không?
Mấy ngừơi đều cừơi. Vừa lúc đó có nhiều ngừơi nữa vào
phòng. Một vị hỏi:
- Có chuyện gì vui mà các ông các bà cừơi dữ thế? Tết
nhất có khác, ai cũng «vui như tết»!
Một bà «sửa sai» ngay:
- Hai ngày nữa mới thực sự là Tết. Vậy thì bây giờ chưa
thể nói là «vui như Tết» đựơc.
Minh nói:
- Cụ Lộc dạy «Tây văn» nên có lẽ vì thế nói tiếng Việt
không đựơc «chỉnh» lắm, nên bị bà Huyền là giáo sư Việt văn sửa lại tiếng Việt giùm cụ đấy! Còn chúng tôi cừơi là vì ông Khải thú nhận đã cho học sinh ra sớm trứơc chuông nên định đến Chủ nhật đi xưng tội. Nhưng bà Bích bảo nếu ông Khải đến nhà thờ xưng cái tội cho học trò ra sớm thì lại can thêm một tội nữa. Vì ông không có đạo mà đòi xưng tội. Thế là mắc thêm tội gian dối. Khiếp, toàn những tội khó tha thứ! Ông Khải dọn mình đi là vừa.
Cụ Lộc đưa ý kiến:
- Theo tôi, ông Khải đừng lo. Bởi vì, ông cho học trò ra
sớm mà ông Hiệu trửơng, ông Giám học, ông Tổng giám thị đã không bắt tội ông, thì cứ yên tâm. Ngừơi ta thừơng nói: «Những ngừơi có quyền chức càng lớn thì lòng vị tha càng nhỏ!». Thế mà ông không bị ba vị đó bắt tội, là may mắn quá rồi. Chứ Chúa và Phật có bao giờ bắt tội ai.
Ông Cừơng dạy Toán nói như phân bua với mọi ngừơi để chọc
cụ Lộc:
- A, cụ Lộc hôm nay bạo miệng quá nhỉ? Cụ dám động chạm
đến giới chức có thẩm quyền của trừơng, coi chừng mai mốt … khó làm việc đấy!
Mọi ngừơi đều cừơi vui vẻ. Khải nhìn ra cửa phòng giáo sư
thấy có mấy nữ sinh nhỏ đang thập thò như muốn tìm ai đó. Khải bứơc tới gần và hỏi:
- Các em muốn tìm ai?
Mấy em kia đẩy một em có vẻ bạo dạn nhất. Em này rụt rè:
- Thưa thầy không ạ. Tụi con không tìm ai, mà chỉ muốn
gửi thầy cái này.
Em đưa Khải một phong bì. Khải đoán đó là cái thiệp chúc
Tết. Khải hỏi lại:
- Em đưa thầy cái thiệp này à?
- Dạ! Còn cái này của cô Yến, cái này của thầy Trung.
Khải chỉ nhận cái thiệp của mình rồi nói:
- Cám ơn các em nhiều lắm nhé! Các em nhớ đến việc chúc
tết thầy cô thế này, quí hóa quá. Để thầy nói thầy Trung và cô Yến ra với các em.
Nói xong Khải quay vào báo cho hai đồng nghiệp biết, rồi
mở tấm thiệp ra xem. Các em viết:
Chúng con kính chúc Thầy và gia đình một cái Tết thật
vui, và Thầy nhiều sức khoẻ để dẫn dắt chúng con trên đừơng học vấn”, ký tên : Nga, Nhung, Hiếu, Hoa, Dung.
Khải cất cái thiệp vào cặp rồi nói:
- Tội nghiệp học trò. Tết năm nào cũng gửi thiệp chúc
thầy cô.
Cụ Lộc chậm rãi:
- Các ông các bà ở Sài-Gòn xa xôi chúng nó không đến nhà
chúc Tết đựơc, chớ tui ở ngay địa phương này, Tết nào cũng có một số học trò đến tận nhà chúc đó. Có đứa nhà có vừơn bửơi, đem ít trái tới biếu thầy nữa chớ. Thấy học trò ăn ở có tình nghĩa như vậy, mình cũng vui.
Hổ vốn nói năng bừa bãi, hỏi đùa cụ Lộc:
- Xin hỏi cụ điều này nhé: Cụ là ngừơi đã vào nghề lâu
hơn chúng tôi nhiều. Trong những năm dạy học chắc hẳn cụ đã đựơc các cựu môn sinh thuộc loại như ông Carnot đối xử đầy ắp tình nghĩa, ra đời thành danh rồi còn trở về thăm thầy, khiến cụ hài lòng. Nhưng có bao giờ có ông cựu môn sinh nào đòi mang lựu đạn đến thăm thầy không?
Mọi ngừơi lại cừơi ồ và nhìn cụ Lộc chờ câu trả lời. Cụ
chẳng những không giận mà còn cừơi nói:
- Không! Hồi trẻ tui cũng dữ lắm chứ! Mấy thằng lừơi mà
phá bị tui oánh thẳng tay. Nhưng oánh không phải vì mình ghét gì, mà là muốn giữ kỷ luật. Nó biết mình thương mà oánh nên nó không thù. Vả lại, học trò đất này hiền và ngoan lắm.
- Dạ. Học trò một số trừơng tư ở Sài Gòn, có đứa bị thầy
phạt nặng, nó bỏ đi lính rồi về dọa xin thầy cái gân chân đấy cụ ạ.
Mấy ngừơi khác lên tiếng:
- Ối, học trò trừơng tư Sài Gòn mà kể làm gì. Nhưng còn
tùy trừơng chứ. Ở những trừong nhỏ và không có kỷ luật, chủ trừơng chỉ cốt thu học phí, thì có thể xảy ra những vụ như thế. Còn đây học trò mình là trừơng công, đâu có như vậy.
Minh pha trò:
- Những trừơng tư có các ông học sinh đòi cắt gân chân
thầy là những trừơng có chủ trương tôn chỉ tiên học phí hậu học văn! Trừơng chỉ cần thu học phí, còn chuyện dạy dỗ là chuyện thứ yếu.
Một bà hỏi:
- Khiếp quá! Như thế ai còn dám vào dạy những trừơng đó?
Thầy giáo đi dạy mà cứ nơm nóp lo có ngày bị học trò hỏi thăm sức khoẻ thì dạy làm gì?
- Dạ thì mấy ông thầy muốn dạy các trừơng đó lại phải
tiên học võ hậu học văn.
Bà Yến dạy Việt văn, rất thực thà, hỏi lại:
- Thế nghĩa là gì hả ông? Tại sao lại phải tiên học võ
hậu học văn?
- Nghĩa là các ông thầy cần tốt nghiệp một khoá võ thuật
như Karaté chẳng hạn, trứơc khi tốt nghiệp trừơng đại học Văn khoa hay đại học Sư phạm. Như vậy mới đủ bản lãnh để vào dạy mấy trừơng này và mới trị nổi các ông Carnot tân thời.
Đức thắc mắc:
- Ông Carnot là ai? Mà sao còn có các ông Carnot tân thời
là thế nào?
Trung giảng:
- Ngày xưa cậu có học Quốc Văn Giáo Khoa Thư không? Trong
đó có câu chuyện về một ngừơi học trò tên là Carnot, đã rời trừơng nhiều năm và thành đạt trong xã hội. Một hôm về quê, ghé vào thăm trừơng và thầy cũ. Carnot đến chào một ông thầy lúc đó đã già. Ông rất lễ phép, hỏi thầy: ”Thưa Thầy, Thầy còn nhớ con không? Con là Carnot đây”. Còn những ông Carnot thời nay thì khi bị nhập ngũ trở thành trung sĩ hay sĩ quan nhẩy dù, thủy quân lục chiến … trở về tìm mấy ông thầy ngày xưa phạt mình, để dọa xin tí huyết, xin cái gân chân của thầy.
Một bà lên tiếng:
- Học trò mà như thế thì còn ai dám dạy nữa? Cũng may là
học trò của mình toàn là những đứa ngoan ngoãn và chăm học. Chỉ có một số nhỏ học kém. Nhưng không có đứa nào thuộc thành phần hư đốn vô kỷ luật. Học trò trừơng công nó vẫn khác học trò trừơng tư.
Một bà khác tiếp:
- Chứ nếu cứ như các ông nói muốn dạy trừơng tư Sài Gòn
phải có võ, thì mấy ai như vậy đựơc.
Minh pha trò:
- Ấy thế mà có thiếu gì ông văn võ kiêm toàn, cho nên mới
dạy thêm nhiều giờ trừơng tư ở Sài Gòn đấy! Như ông Khải chẳng hạn. Ông ấy rất giỏi võ. Học trò không đụng đựơc tới cái lông chân ông ấy.
Mọi ngừơi quay lại nhìn Khải như có ý hỏi. Khải cừơi:
- Ông Minh bảo học trò dữ ở Sài Gòn không đụng đựơc tới
cái lông chân của tôi. Quả đúng đấy. Bởi vì tôi rất giỏi môn võ lăng ba vi bộ.
Lại có một bà “ngây thơ” hỏi:
- Thật hả ? Đó là võ Nhật hay võ Tầu hả ông?
- Đó là võ Tầu. Bà có đọc truyện của Kim Dung không? Một
nhân vật truyện Kim Dung tên là Đòan Dự trói gà không chặt nhưng học đựơc môn võ ấy. Đó là môn “võ chạy”. Luyện đựơc nó rồi, nếu bị ai đánh thì chạy. Chưa đánh cũng chạy trứơc cho an tòan. Như thế làm sao họ đụng đựơc đến ngừơi mình!