BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77651)
(Xem: 63367)
(Xem: 40814)
(Xem: 32447)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chương 26

07 Tháng Chín 20189:50 SA(Xem: 1288)
Chương 26
52Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
43

26

     Dù không phải đi dậy nhưng do thói quen nên Khải vẫn thức giấc và ra khỏi giừơng từ sớm. Săn sóc mấy cái lồng chim xong, Khải ăn sáng rồi ngồi đọc nốt một truyện ngắn trong số Readers’ Digest mới nhận đựơc hôm qua trong khi tai vẫn lắng nghe bản Symphony No.5 nhè nhẹ phát ra từ cái loa nhỏ đặt trên góc giá sách. Chợt có tiếng cừơi nói xôn xao ngoài cổng. Khải bứơc đến cửa ngó ra thì thấy Dương, Đức, Hổ, Trọng  đang dẫn xe vào sân. Đợi các bạn tới cửa, Khải hỏi:

-   Đi đâu mà kéo nhau phá làng phá xóm ngừơi ta thế?

Dương đáp:

-   Còn đi đâu nữa. Lúc nào muốn uống trà ngon thì kéo nhau

đến đây.

Đức tiếp:

-   Lại đựơc nghe nhạc cổ điển Tây phương nữa. Cái này gọi

là «nhạc chùa» chứ không phải «nhạc nhà chùa».

     Tất cả cừơi vui vẻ rồi tự động kéo ghế ngồi. Khải hỏi:

-   Tất cả uống trà nhé? Dĩ nhiên rồi. Đến tôi thì không có

cà phê.

Nói xong Khải sửa sọan bộ đồ trà: bình thủy nứơc sôi,năm

chén quân và chén tống, ấm. Tất cả đựơc xếp trên một giàn bằng tre đặt trên một ngăn chứa nứơc như cái hộp hình chữ nhật. Bộ đồ trà làm bằng đất nung màu gan gà. Đang lúi húi làm trà, bỗng Khải ngưng lại nhìn mọi ngừơi rồi mỉm cừơi, nói:

-   Thôi hỏng rồi!

Hổ ngạc nhiên:

-   Cái gì hỏng hả ông?

-   Các ông đến uống trà với tôi thì tôi vui. Nhưng uống  

trà mà một lũ năm tên ồn ào như thế này thì quả là phí trà đi. Cái này gọi là «quần ngưu ẩm» chứ không phải là «quần ẩm»!

     Trọng không hiểu nên hỏi lại:

-   Quần ẩm là gì? Còn quần ngưu ẩm là gì?

Mấy ngừơi kia mỉm cừơi, chờ Khải giải thích, nhưng Hổ cứơp

lời:

-   Quần ẩm là quần không khô, bị dính nứơc chứ còn gì mà

phải hỏi!

Cả bọn cừơi ồ trong khi Trọng vẫn chưa hiểu, ngơ ngác. Khải phải nói:

-   Trong cách uống trà, quần ẩm là nhiều ngừơi cùng uống.

Đó là những từ Hán Việt.

-   Thế khi có ít ngừơi uống, gọi là gì?

Dương lại nói:

-   Ít, tiếng Hán Việt là thiểu. Vậy ít ngừơi uống, gọi là

thiểu ẩm.

Khải sửa lại:

-   Nói đùa đấy. Khi chỉ có một ngừơi uống, gọi là độc ẩm. Hai ngừơi, là đối ẩm. Từ ba trở lên là nhiều rồi, nên là quần ẩm. Còn bọn mình đây có tới năm ngừơi, mà ngừơi nào cũng uống như trâu, nên tôi gọi là «quần ngưu ẩm», nghĩa là «một đàn trâu uống trà». Trà mà đem ra đãi trâu, quả là uổng lắm! Hiểu chưa?

-   Rồi! Rắc rối quá. Cái gì mà ẩm với ứơt.

-   Ờ. Nghệ thuật uống trà nó cao lắm. Nếu biết thì mới

thửơng thức đựơc hương vị của trà. Cách uống trà của ngừơi Tầu và ngừơi Việt giống nhau. Nhưng ngừời Nhật có cách uống trà khác ta. Họ gọi là trà đạo. Uống trà đựơc coi như một «đạo», một nghi thức. Các cụ mình ngày xưa uống trà cũng vậy. Chỉ uống vào lúc tĩnh tâm, đầu óc thảnh thơi, sảng khoái. Mà cũng không phải uống để cho hết khát như kiểu ngừơi ta uống nứơc chanh đừơng hay coca-cola bây giờ.

     Hổ nói:

-   Khó quá vậy? Uống mà không phải cho hết khát thì uống

làm gì?

-   Muốn hết khát thì ra lu nứơc vục miệng vào đó mà uống.

Còn uống trà chỉ nhâm nhi, từ tốn. Cho nên các cụ không uống trà bằng những cái ly hay cái chén lớn, mà uống bằng cái chén hạt mít, hay còn gọi là cái chung hạt mít, như bộ chén chúng ta đang dùng đây. Nên nhớ «chén» uống trà là nói theo tiếng miền Bắc, không phải cái chén để ăn cơm theo tiếng miền Nam đâu nhé. Cái đó ngừơi Bắc gọi là cái bát.

     Trọng nhận xét:

-   Tôi thấy ông nội tôi ngày xưa, rồi ba tôi, hay uống trà

vào buổi sáng sớm.

-   Đấy! Sáng sớm là lúc đầu óc mình còn thảnh thơi, chưa

vứơng những chuyện làm ăn tính toán trong cuộc sống hàng ngày, cho nên uống chén trà là thích hợp nhất. Hoặc là vào lúc khuya, cảnh vật yên tĩnh.

-   Vậy uống trà đòi hỏi phải có khung cảnh tĩnh mịch?

-   Phải rồi. Không ai ngồi nhâm nhi bình trà ở giữa chợ

hay giữa trưa nắng chang chang. Cách uống trà và uống rựơu khác hẳn nhau. Uống trà chỉ hai, hay ba ngừơi là đủ rồi. Có khi chỉ một ngừơi, để tận hửơng cái khung cảnh cô tịch, để suy tư, tìm một ý thơ, nghĩ một đôi câu đối chẳng hạn. Dù có đến hai, ba ngừơi, khi uống trà nói chuyện cũng nhẹ nhàng, khoan thai, không ồn ào như không khí một bàn rựơu.

     Dương kêu lên:

-   Đúng rồi! Uống rựơu ồn ào lắm. Dù chỉ có hai ngừơi

cũng ồn ào rồi.

Khải tiếp:

-   Uống rựơu là ồn ào. Vì «tửu nhập ngôn xuất» - rựơu vào lời ra – mà. Nhưng uống rựơu lại phải đông ngừơi mới vui. Chứ uống rựơu một mình thì chán lắm! Rất mau say. Vì ngồi một mình, cứ cầm ly lên đưa vào miệng, xong đặt ly xuống, rồi lại cầm lên, lầm lỳ chẳng nói chuyện đựơc với ai; chẳng mấy lúc mà say. Nhưng  nếu đông ngừơi quá cũng mất vui. Nó sẽ biến thành cái chợ. Rồi nếu quá chén là có chuyện.

     Đức cừơi:

-   Nếu quá chén như ông Chiêu Hổ để bà Hồ Xuân Hương mắng

cho thì sao nhỉ? Có phải ông ấy say hay giả vờ?

Hổ đáp ngay:

-   Phải rồi! Ông ấy chỉ giả vờ say để nhập nhằng thôi. Cái

đó ngừơi ta gọi là «mựơn chén giả say», để làm ẩu. Lỡ có bị mắng mỏ hay kiện tụng thì đổ là mình say, rựơu nó làm ẩu chứ không phải mình làm.

     Dương trêu Hổ:

-   Cùng là Hổ cả nên hiểu nhau. Hổ này biết Hổ kia giả vờ

say. Có lẽ Hổ này đã nhiều phen giả vờ kiểu đó để «mó hang hùm» phải không?

Tiếng cừơi ròn vang lên khiến mấy con chim đang hót ngưng

lại nghe ngóng. Khải bênh Hổ:

-   Không, theo tôi biết, Hổ này không biết uống rựơu. Một

giọt rựơu, một hớp bia cũng không uống đựơc. Do đó hắn còn trong trắng ngây thơ chứ không dám liều như ông Hổ kia.

Dương vẫn chưa buông tha:

-   Ngây thơ «vô số tội» thì có! Mà nếu nó không biết uống

rựơu thì lại hỏng bét, đáng buồn lắm thay!

Đức hỏi:

-   Tại sao hỏng bét và đáng buồn?

-   Ông không nghe câu «nam vô tửu như kỳ vô phong» à? Đàn

ông mà không uống rựơu khác gì cờ không có gió. Cờ phải có gió nó mới phất phới. Không có gió thì cờ … xìu! Ỉu xìu, rũ xuống, chán lắm! Như thế là hỏng bét.

     Cả bọn nhìn Hổ cừơi lớn như muốn hỏi:«Đúng không?». Trọng lên tiếng:

-   Tôi muốn trở lại với chuyện uống trà hồi nẫy. Các cụ

mình uống trà cầu kỳ lắm. Nghe nói kén chọn trà, kén chọn ấm pha trà, rồi kén nứơc nấu trà nữa, phải không?

Khải đáp:

-   Không phải là «nấu» trà mà là «pha» trà. Phải rồi.

Các cụ kén chọn kỹ lắm. Kén chọn rất kỹ, từ cái ấm để pha trà, cái ấm để đun nứơc sôi, loại nhiên liệu để nấu nứơc, chẳng hạn phải dùng than Tầu chứ không dùng củi, dầu hôi, rơm v.v… Nhưng dẹp bỏ mấy thứ râu rìa đó đi thì có hai thứ quan trọng cần phải kén chọn. Đó là loại trà, và nứơc để pha trà.

-   Phải dùng nứơc gì để pha trà?

-   Theo lý thuyết thì nứơc suối giữa dòng, nứơc giếng vùng

đất có đá ong, nứơc mưa hứng giữa trời. Thứ nứơc như mình dùng bây giờ là nứơc máy, có nhiều hoá chất thì các cụ đổ đi.

-   Đá ong là đá gì?

-   Đó là loại đá cấu tạo lỗ chỗ như cái tổ ong, nên gọi là

đá tổ ong, hay gọi tắt là đá ong. Loại đá này màu nâu lợt hay vàng lợt, thừơng thấy ở cấu tạo địa chất vùng trung du Bắc Việt như Sơn Tây, Phú Thọ. Trong Nam tôi không biết ở đâu có. Nứơc lấy từ cái giếng đào trong vùng có đá tổ ong vì đựơc lọc qua nhiều tầng đá và cát sỏi nên rất trong và mát. Nứơc giếng chùa Đồi Mai trong Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân là một điển hình của nứơc giếng đá ong.

-   Nghệ thuật uống trà theo như Nguyễn Tuân mô tả trong

Vang Bóng Một Thời xem ra cầu kỳ công phu quá. Chẳng biết có đúng như vậy không?

-   Dĩ nhiên cụ Nguyễn có thêm mắm thêm muối chút ít cho nó

hấp dẫn chứ thực tế không đến nỗi «thần thoại» như vậy.

Dương nhận xét:

-   Theo tôi, cụ Nguyễn không chỉ thêm chút ít mắm muối, mà

cụ đổ cả ký muối, cả lít nứơc mắm vào đó!

Hổ bác bỏ ý Dương:

-   Khiếp! Ông nói quá! Đâu ông chứng minh coi nào?

-   Các ông có nhớ truyện Những Chiếc Ấm Đất trong Vang

Bóng Một Thời không? Trong truyện có một tên ăn mày rách rứơi, có lẽ thuộc hạng “ăn mày quí tộc”. Hắn chỉ đến xin ở những nhà quyền quí, mà lại không xin cơm thừa canh cặn.

Hổ sốt ruột hỏi chặn:

-   Thế hắn xin gì? Ăn mày mà lại không xin cơm?

-   Chỉ xin đựơc uống một ấm trà Tầu!

-   Nói dóc!

-   Cậu bảo cụ Nguyễn Tuân nói dóc hả? Đúng là “hậu sinh

khả ố”. Từ từ, nghe tôi kể nốt. Một hôm hắn đến xin ở một nhà giàu đúng lúc chủ nhà đang thửơng thức trà với một ông bạn. Hắn lân la xin chủ nhà cho phép uống một ấm trà. Rồi hắn tự tay pha lấy trà trong cái ấm độc ẩm mang theo trong bị. Khi uống đựơc hai chung, hắn cám ơn chủ nhà rồi nói rằng trà ngon nhưng rất tiếc trong trà có mùi trấu. Chủ nhà nghĩ rằng tên ăn mày rách rứơi này nói láo. Nhưng  đến chiều hôm đó, gia nhân vô ý đánh đổ hũ trà, mới thấy rằng quả thật trong hũ trà có mấy cái vỏ thóc.

-   Chuyện có vẻ hoang đừơng!

-   Dĩ nhiên, đây là truyện nên tác giả có quyền hư cấu.

Nhưng nên nhớ rằng có những sự kiện cứ tửơng là hư cấu, hoang đừơng, mà trong thực tế lại có đấy.

-   Thí dụ?

-   Cũng chuyện về trà. Nhiều loại trà mang những tên có vẻ

như thần thoại, ví dụ như Trảm mã trà, Vũ Di trà, Bạch mao hầu trà. Nhưng nghe vừa hấp dẫn vừa có vẻ hoang đừơng là Tố Nữ trà hay Trinh Nữ trà.

-   Tên gọi như vậy là vì do các trinh nữ trồng hay ủ phải

không?

-   Gần đúng. Trà này do các trinh nữ hái. Họ dùng răng cắn

các búp trà non, rồi nhả vào cái túi nhỏ đeo trứơc ngực. Sau đó trà đựơc chế biến rồi chứa vào các túi gấm nhỏ cho các trinh nữ đeo vào trong ngực hay những chỗ kín đáo nhất trong ngừơi.

-   Sao kỳ vậy? Làm như thế để làm gì?

-   Ngừơi Tầu tin rằng làm như thế, trà sẽ hấp thụ hương vị

tinh khiết tiết ra từ cơ thể trinh nữ, và có vị đặc biệt. Và họ tin rằng uống trà này giúp các vị lão ông khoẻ mạnh, không già, có khi còn cải lão hoàn đồng!

-   Đây là trò bố láo, do mấy ông Tầu bịa ra, không thể có

thật.

-   Ấy thế mà tôi đã đọc tài liệu nói về chuyện này rồi.

Một hãng trà thông cáo tuyển các trinh nữ trẻ có bộ ngực nẩy nở để làm công việc hái trà. Các cô không đựơc dùng tay, mà phải dùng răng cắn mà hái búp trà. Như thế nứơc miếng trinh nữ sẽ ngấm vào búp trà, tạo ra hương vị đặc biệt. Rồi ngừơi ta cũng bắt các cô đeo những túi trà nhỏ vào chỗ kín. Tôi đã đọc tin này. Tôi không bịa đâu.

Mấy ngừơi nghe Khải kể chuyện trà trinh nữ có vẻ hoang

đừơng và lạ lùng quá, ngồi yên chú ý quên cả thực tại. Mãi mấy phút sau Đức mới nói:

-   Từ hôm nghỉ hè đến giờ, mới có hơn hai tuần lễ không đi

dậy mà tôi đã thấy nhớ không khí ồn ào vui nhộn của trừơng học rồi. Các ông có thấy như vậy không?

Dương đáp:

-   Ngồi không ở nhà có thể buồn. Nhưng nếu phải dạy

lớp hè thì vẫn bận rộn, vẫn gần gũi không khí học đừơng, sẽ thấy bình thừơng.

Hổ chợt hỏi:

-   À, có tin gì của thằng Hiền không các ông? Hồi này nó

có hay đến đây không ông Khải?

-   Từ hôm nó trở bệnh không thấy nó đến.

-   Bệnh tình nó ra sao? Có còn lên cơn điên không?

-   Hình như không. Đang bình phục. Hôm nó ở Chợ Quán, mình

và thằng Tuyên có vào thăm nó. Lúc đó nó gần bình thừơng rồi, đang ngồi đọc báo. Bác sĩ bảo một hai ngày nữa cho về.

-   Ông có biết nguyên nhân khiến nó nổi cơn điên không?

-   Không. Hình như nó buồn chuyện gì đó.

-   Tôi nghĩ ông biết mà dấu. Nghe đâu nó thất tình vì yêu

một con học trò nhưng bị con bé bỏ rơi.

-   Ai nói thế? Mình cũng không biết chuyện đó. Tuy tôi  

thân với nó nhưng nó không nói gì về chuyện yêu đương, và tôi cũng không tò mò tìm hiểu.

-   Nghe nói con bé học trò đó đựơc đi Mỹ mà thằng Hiền

không giữ nó lại đựơc cho nên buồn quá hoá điên.

-   Ai nói với cậu như thế?

- Thằng Thắng. Nó bảo nó xúi thằng Hiền tìm cách giữ con bé lại, không để cho đi Mỹ, vì nó đi Mỹ là mất!

-   Thằng Thắng chỉ nói cho sứơng miệng mà không suy nghĩ

kỹ. Thằng Hiền lấy tư cách gì để giữ con ngừơi ta lại? Nói kiểu đó là đổ dầu vào lửa, làm cho thằng Hiền điên là phải.

-   Con cháu gái thằng Thắng học cùng lớp với con bé kia,

cũng đựơc đi Mỹ kỳ này. Hình như chúng nó đi hôm nay. Ông biết không?

-   Nghe nói máy bay cất cánh lúc 11 giờ.

-   Đi nhiều không? Ở lại học bao lâu?

-   Ở lại một năm. Lần này nghe nói có khoảng gần chục cô

cậu đựơc đi.

Dương ngồi nghe từ nẫy, bây giờ mới lên tiếng:

-   Đây là loại học bổng gì mà cấp cho học sinh trung học?

Sang học để lấy bằng gì?

-   Chẳng lấy bằng gì cả. Đây là hình thức trao đổi học

sinh để giới thiệu các  nền văn hoá thế giới giữa các nứơc. Nhưng những nứơc nghèo thì chỉ nhận chứ không trao hay đổi cái gì cả. Sang đó ngừơi ta sẽ gửi các em vào những gia đình Mỹ để vừa học tiếng Mỹ cho nhanh, vừa học hỏi tìm hiểu về văn hoá Mỹ.

-   Khi về nứơc, có lợi gì?

-   Lợi lắm chứ. Sau một năm, các em sẽ trửơng thành rất

nhanh, rất bạo dạn và nói tiếng Mỹ khá, vì chúng còn nhỏ nên bắt chứơc mau lắm. Về nứơc, cô cậu nào đã thi Tú Tài I rồi thì đựơc miễn luôn  Tú Tài II. Đựơc cấp cái bằng tương đương.

     Đức góp ý:

-   Không mất đồng nào mà đựơc lợi quá. Tôi nghĩ riêng cái 

vụ nói tiếng Anh, khi về các em sẽ vựơt hẳn các sinh viên học trong nứơc.

     Đức vừa dứt lời thì Tuyên xuất hiện ngoài cổng. Tắt máy xe xong Tuyên xồng xộc chạy vào, nhìn Khải vừa nói vừa thở dốc:

-   Thằng Hiền chết rồi!

Cả căn phòng bỗng im lặng hoàn toàn. Chỉ nghe tiếng tích tắc phát ra từ chiếc đồng hồ quả lắc treo trên từơng. Mọi ngừơi như bị một luồng điện chạy qua cơ thể, ngồi trơ như tựơng đá. Khải chỉ há mồm mà không nói đựơc gì. Chừng một phút sau Khải mới hỏi rất chậm mà tiếng nói như vọng từ một thế giới khác:

-   Chết bao giờ? Sao cậu biết?

-   Sáng nay. Khoảng tám giờ tôi có việc cần ra Bưu điện.

Đến góc đừơng Lê Văn Duyệt và Bắc Hải thì gặp nó. Hai đứa đứng nói chuyện. Nó tỏ ra rất bình thừơng, chỉ có da hơi xanh một chút. Nó còn hỏi thăm bà cụ và hai đứa con tôi. Đang nói chuyện thì có một chiếc xe GMC của Mỹ chạy từ hứơng ngã tư Bẩy Hiền về phía Sài Gòn. Xe đang phóng nhanh thì nó bứơc ra giữa đừơng. Tôi hết hồn nhưng vướng cái xe vespa này nên không chặn đựơc nó lại.

-   Bị đụng?

-   Xe thắng không kịp, đụng nó rất mạnh.

-   Không cứu đựơc?

-   Không. Chết liền tại chỗ. Quân cảnh đến làm biên bản

xong nó đựơc đưa vào bệnh viện Đô Thành. Tôi chạy ngay đến báo tin cho gia đình nó. Bà cụ nó ngất xỉu khi nghe tin.

     Không ai nói gì thêm. Căn phòng yên lặng nặng nề. Một con thạch sùng trên trần nhà chặc lữơi mấy tiếng lạnh lùng.

     Bỗng chiếc đồng hồ quả lắc hiệu Westminster điểm mừơi một tiếng rời rạc, âm thanh hôm nay nghe thê lương như tiếng chuông gọi hồn.

Từ bên hàng xóm vọng sang tiếng ru con:

          À ơi …

              Ai đem con sáo sang sông

              Để cho con sáo sổ lồng bay cao …

 

HẾT

 Sách Của Vĩnh Phúc Đã Xuất Bản

 

Dòng Thames Thì Thầm

     ( Phiếm Luận )

Nxb Văn Nghệ - CA 1997

     (Đã hết )

 

Những Huyền Thọai Và Sự Thật Về Chế Độ

          Ngô Đình Diệm

     ( Tài Liệu Lịch Sử )

Nxb Văn Nghệ in lần đầu - CA 1998

NXB Tam Vĩnh London tái bản 2006, bổ sung 100 trang

 

Đối Thoại

( 13 Văn Thi sĩ nói về mình và văn học )

Nxb Văn Nghệ - CA 2001

(Đã hết )

 

Phiếm 2006

( Phiếm Luận )

Nxb Tam Vĩnh London 2006

 

Ngộ Nhận

( Đính Chính Những Hiểu Lầm

Trong Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao )

Nxb Tam Vĩnh London 2011

 

 

 

     Địa chỉ liên lạc mua sách:

 

           Tố Tâm

           830 Shepard Crest Dr

           CORONA, CA 92882

     Hoặc :

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn