16
Sau khi học trò các lớp tối ở Phan Chu Trinh về hết, cậu lao công Đạm khóa cổng trừơng, đám giáo sư rửa mặt xong ngồi uống nứơc cam thảo, nghỉ ngơi. Hiền tuy không dạy Phan Chu Trinh nhưng vì thân và hay đi với Khải nên sau những giờ buổi chiều dạy bên Bạch Đằng, cũng ở lại để sáng mai dạy tiếp bên đó, rồi đến chiều tất cả kéo nhau về Sài Gòn.
Minh và Hiền rủ nhau đánh cờ tứơng. Trung lấy ống điếu ra nạo rồi nhồi một cối đầy, ngồi hút. Trung bập bập cái ống pipe, đôi mắt lim dim, ra vẻ đang tận hửơng hạnh phúc. Khải vừa mới mở cuốn truyện Papillon Ngừơi Tù Khổ Sai ra tính đọc tiếp thì Đức mang cây đàn guitar ra ngồi ở đầu hành lang so lại giây. Thế là Khải vội gấp cuốn truyện lại, mang ghế ra ngồi cạnh Đức. Khải hỏi:
- Toa chơi nhạc Việt hay nhạc ngoại quốc?
- Cả Việt lẫn ngoại quốc. Nhưng nhạc Việt ít bản hay nên
mình chơi đa số là nhạc ngoại quốc.
- Theo toa, tại sao nhạc Việt ít có bản hay?
- Vì đa số những bản nhạc Việt «chậm» lắm, thành ra nó
rời rạc. Một bản nhạc mà ề à nghe rất chán.
- Đúng! Âm nhạc là thứ ngôn ngữ quốc tế. Bất kể là ngừơi
nứơc nào, nói thứ tiếng gì, nhưng nghe một bản nhạc hay, cũng đều thông cảm, đều hiểu đựơc là tác giả nói gì, diễn tả cái gì qua bản nhạc đó. Ví dụ chỉ cần nghe bản Le Beau Danube Bleu – không cần nghe lời – là hiểu ngay và «thấy» ngay đựơc dòng nứơc chảy qua những khúc sông có địa thế khác nhau, khi lơi khi gấp, khi ào ào cuồn cuộn, khi từ từ lững lờ … Còn nghe bản Come Back to Sorrento không cần lời cũng cảm thấy cái buồn man mác, mênh mang như tâm trạng một kẻ ôm mối hòai hương trở về quê cũ nhìn lại cảnh xưa sau bao năm xa cách.
- Trong khi nhạc Việt rất ít bản đạt đựơc tới mức độ như
vậy. Nghe nhạc Việt lắm khi phải cần có lời mới giúp ngừơi nghe rung cảm đựơc.
- Ừ, đúng vậy ! Ví dụ nghe Quê Nghèo, Về Miền Trung mình
thấy buồn ray rứt vì những câu : làng tôi có những ông già rách vai cuốc đất bên đàn trẻ gầy, có ngừơi bừa thay trâu cầy … hay là : … về miền Trung ngừơi về đây sống cùng ngừơi dân, lửa chinh chiến cháy bùng thôn làng điêu tàn … ôi quê huơng xứ dân gầy ôi bông lúa con sông xưa thành phố cũ … ngừơi đi trên đống tro tàn thương em nhớ mẹ huơng vàng về đâu … Và toa có nhận thấy điểm này không: Lắm khi một bản nhạc Việt chỉ có mỗi một hay hai câu mình cho là hay, bởi vì nó gợi lại một kỷ niệm nào đó, hay nó hợp với tâm trạng mình trong hoàn cảnh nào đó. Phần còn lại của cả bản nhạc … vứt đi!
Đức cừơi lớn:
- Đúng quá! Nhưng ông phân tích và phê phán khắt khe như
thế thì không thể là bạn của các ông nhạc sĩ nứơc mình đựơc đâu nhé.
- Nếu là nhạc sĩ tài năng, họ không sợ bị mổ xẻ, và họ
sẵn sàng đón nhận những lời phê bình đúng đắn. Vì ngừơi chê ta mà chê phải là thầy ta cơ mà. Nhưng thôi, bây giờ toa chơi một bản nào «tủ» của toa đi.
- O.K. La Paloma nhé?
- Tuyệt!
Đức dạo vài nốt nhạc rồi độc tấu bản La Paloma. Khải ngồi
yên nhắm mắt thả hết tâm hồn vào những tiếng nhạc. Trứơc mắt Khải như hiện ra con thuyền đang từ từ rời một cảng nhỏ vào một buổi sáng sương mù còn bao trùm những cánh buồm và là đà trên mặt nứơc. Những con hải âu luợn vòng vòng rồi vài con sà xuống đậu trên cột buồm của con thuyền đang dần dần xa bến. Tiếng hải âu gọi nhau vọng ra xa trên bến cảng vẫn còn ngái ngủ trong cái giá lạnh của một vùng Bắc Âu. Khải còn đang tiếp tục thả hồn theo nhịp Tango cuối cùng thì tiếng xe lam xé không khí phía dứơi đừơng trứơc cửa trừơng làm chàng chợt tỉnh. Khải chỉ đặt tay lên vai Đức bóp bóp mấy cái biểu lộ lời khen ngợi. Đúng lúc đó Trung lên tiếng:
- Nào các cậu có muốn đi dạo một lúc cho giãn gân cốt
không? Giờ này chưa thể ngủ đựơc.
Từ phòng tắm bứơc ra, Minh hỏi ngay:
- Đi chứ, anh Trung. Nhưng định đi đâu?
- Thì cứ đi ra rồi sẽ tính. Từ đây chỉ có một hứơng đáng
đi là về phía phố chính, phiá chợ và tòa Tỉnh trửơng.
Hiền nói:
- Có lẽ mình nên ghé chỗ nào ăn cái gì nhè nhẹ một chút
rồi đi dạo thì thú vị hơn.
- Dễ mà! Cháo gà nhé? Trời hơi se lạnh như tối nay mà ăn
cháo gà thì tuyệt.
Trung nói:
- Nhưng hình như không có tiệm cháo gà, mà chỉ có tiệm
cháo lòng thôi. Cháo lòng Huỳnh Của ở phiá gần trừơng Bạch Đằng.
Khải đề nghị:
- Thôi đừng ăn cháo lòng. Mình cứ đi về hứơng toà Tỉnh
trửơng rồi sẽ tính.
Thế là năm sáu ngừơi kéo nhau đi dọc đừơng Trịnh Hòai Đức
đến công trừơng Sông Phố, rồi rẽ về phía chợ. Ánh đèn màu từ những quán hàng còn mở cửa hắt ra phản chiếu trên y phục và mặt mày làm cho họ trông khác hẳn lúc ban ngày. Trung nhồi thuốc vào ống điếu vừa đi vừa hút, nhả khói vào bầu không khí se lạnh ban đêm. Hai ba ngừơi đi phía sau hít hà mùi thuốc và khen:
- Chà! Thuốc anh Trung hút thơm quá.
Minh lốp chốp:
- Để tôi cũng phải sắm một cái pipe mới đựơc.
Đức sửa ngay:
- Thôi, xin can ông! Ở tuổi anh Trung ngậm cái ống điếu
trông chững chạc, còn ông mặt non choẹt, cũng bày đặt ngậm ống pipe, coi … mừơi hai con giáp không giống con nào cả!
Cả bọn cừơi lớn. Khải lại còn phang thêm:
- Có chứ. Giống con khỉ làm trò!
Minh vốn ăn nói bừa bãi không suy nghĩ, nhưng dễ thương ở chỗ không hề giận bạn khi bị trêu chọc. Minh cũng cừơi:
- Các ông khó quá! Đôi khi cũng phải để cho ngừơi ta lấy
le một chút chứ. Trông tôi thế này, ngậm pipe há chẳng “bệ vệ” hay sao?
- Ông cao lớn thật đấy. Nhưng phải ngồi xe Mercedes có
tài xế lái thì ngậm pipe trông mới thật là bệ vệ. Bây giờ còn đi xe đò Nam Thành và xe lam ba bánh thì chưa thể bệ vệ đựơc. Thôi ráng chờ đi.
Hiền thủng thẳng:
- Chờ đến lúc “sừ” Minh có đủ điều kiện như vừa nói thì
ông ấy phải chống hai tay hai gậy mất rồi, còn đâu tay để cầm ống pipe.
Mọi ngừơi lại cừơi ồ và chọc Minh. Vừa lúc đó đã đến trứơc cửa nhà hàng Hạnh Phứơc. Khách bên trong vẫn còn khá đông. Quầy bán thịt heo quay, gà vịt quay ở bên hông nhà hàng vẫn còn khách đến mua. Tiếng dao của chú Tầu chặt thịt nghe ròn tan trong đêm. Một anh bồi trông thấy mấy thầy giáo quen liền dơ tay vẫy chào, cừơi cừơi và chỉ vào một bàn còn trống. Nhưng Trung xua tay rồi quay lại nói với anh em:
- Chúng mình vào thăm chú Mừng nhé?
Hai ba ngừơi đáp:
- Đồng ý.
- Trời khuya hơi lạnh thế này mà ăn tô mì nóng hổi là
đúng quá rồi anh Trung.
Thế là cả bọn sang lề đừơng phía bên kia, rồi rẽ vào một
hẻm bên cạnh tiệm chụp hình Phạm Lung. Ngọn đèn néon dài nơi tủ kính trưng bức hình phóng lớn của một cặp mới cứơi. Cô dâu ôm bó hoa lớn ngả đầu vào vai chú rể. Cả hai nở nụ cừơi rạng rỡ biểu lộ hết niềm hạnh phúc. Một tấm hình khác chụp một cô gái cừơi để lộ cái răng khểnh duyên dáng, đang đưa tay với một bông sen trong hồ.
Con hẻm nhỏ chỉ đủ cho hai ngừơi dắt xe đạp ngựơc chiều đi lọt, đuợc chiếu sáng bởi một ngọn đèn vàng vọt gắn cao khoảng ba thứơc trên từơng hông của căn nhà đầu hẻm. Đi tới cuối hẻm là tiệm mì chú Mừng. Tiệm mì không có bảng hiệu mà cũng chẳng có tên. “Mì Chú Mừng” là tên gọi mà dân địa phương dùng để chỉ chỗ trú ngụ của ông già ngừơi Hoa tên là Mừng đồng thời cũng là nơi ông đặt cái xe mì trong nhà để bán. Tất cả cái gọi là tiệm mì chú Mừng gồm ba cái bàn mỗi cái ngồi đựơc chừng 4 – 5 ngừơi khách. Mì đựơc chần và sửa sọan ngay chỗ cái xe mà dáng chừng ngày xưa khi còn trẻ chú Mừng đẩy đi bán rong mỗi đêm. Có thể từ khi lớn tuổi, chú không đẩy xe đi bán nữa mà đặt ngay tại nhà chờ khách đến ăn. Nghe đâu mỗi ngày chú chỉ bán từ sáng đến khoảng 4 giờ chiều thì ngưng vì phải nằm bên cạnh bàn đèn thuốc phiện. Có lẽ chẳng cần phải điều tra mà chỉ nhìn vóc dáng chú Mừng hom hem với cặp môi thâm xì ngừơi ta cũng có thể kết luận không sai lầm rằng chú là đệ tử của nàng tiên nâu. Ngoài mấy bàn dành cho khách và cái xe mì đã cũ nay dùng như cái bếp, còn một chiếc bàn tròn loại vẫn thấy ở các quán ăn của ngừơi Hoa, đủ cho 10 thực khách ngồi. Giang sơn của chú phía trong không biết còn có những gì, rộng hay hẹp, không ai biết đựơc, vì lúc nào cũng tối thui mà ngừơi lạ bứơc vào không thể phân biệt đựơc thứ gì với thứ gì. Trong khi khách ngồi ăn, có thể đựơc xem cung cách cán mì của tiệm chú Mừng. Trên chiếc bàn tròn chuyên dùng để làm mì, thằng Cắm con trai chú, khoảng 17 – 18 tuổi đang cán mì để nhà bán. Chú Mừng không bao giờ mua mì từ các lò sản xuất của ngừơi Hoa. Nghe nói hồi xưa còn trẻ và khỏe mạnh, chú Mừng đảm trách luôn công việc cán mì ngoài thời gian đẩy xe đi bán. Nhưng nay đã lớn tuổi nên để thằng Cắm làm thay. Trên mặt bàn tròn có một cây gỗ dài khoảng gần 2 thứơc gắn vào một cái trục ở trung tâm mặt bàn. Bề tròn cây gỗ khoảng bằng bắp chân. Trên mặt bàn có một lá mì do thằng Cắm đang cán. Đó là một thằng con trai mà nếu chỉ nhìn thấy bộ ngực của nó, ngừơi ta có thể lầm là ngực một đứa con gái. Bởi vì thằng Cắm quá mập cho nên hai vú nó như vú con gái. Vì trong nhà nóng nên lúc nào thằng Cắm cũng chỉ mang trên ngừơi có mỗi cái quần xà-lỏn. Nó ngồi ghếch một bên mông lên đầu cái cần ló ra khỏi cạnh mặt bàn, rồi dùng chân còn lại đạp xuống mặt đất cho cả ngừơi nó nẩy lên rồi hạ xuống. Động tác này làm cho cái cần gỗ cán lên lá mì trải trên mặt bàn. Thằng Cắm cứ như vậy mà lần lần di chuyển cái cần từ đầu này tới đầu kia lá mì rồi ngựơc lại. Lâu lâu nó lại bốc một ít bột khô rắc lên lá mì. Ban đầu lá mì còn có diện tích nhỏ với chiều dày lớn. Dần dần dứơi sức nẩy của cái cần và trọng lựơng tấm thân phì lủ của thằng Cắm, lá mì đựơc cán mỏng dần cho tới khi thấy vừa ý thì nó ngưng và đem lá mì ra cắt.
Quán mì chú Mừng với sinh hoạt đều đặn và khiêm nhừơng như thế mà tồn tại không biết đã bao nhiêu năm trong tận cùng con hẻm và cũng trong sinh hoạt ẩm thực của ngừơi dân Biên Hòa. Nếu hỏi thực khách tại sao một cái quán tầm thừơng và có vẻ kém văn minh, không hợp vệ sinh như vậy có thể thu hút ngừơi ăn ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong nhiều năm qua, hình như không ai có đựơc câu trả lời chính xác mà chỉ nói rằng “mì chú Mừng ngon hơn mì các tiệm lớn”.
Xì xụp ăn tô mì nóng hổi mà thím Mừng vừa mới đặt trứơc mặt, Khải xuýt xoa:
- Trời hơi lạnh về khuya, đựơc ăn tô mì nóng hổi và cắn
miếng ớt hiểm thật cay, không còn gì thú vị cho bằng.
Trung hỏi:
- Theo các cậu nhận xét, mì chú Mừng ngon hơn mì các tiệm
khác và hấp dẫn thực khách vì những điểm nào?
Minh đáp ngay:
- Theo tôi, nứơc lèo trong và ngọt.
Đức hỏi:
- Có phải ngọt vì bỏ bột ngọt hay cam thảo, hay cái gì
khác?
Tân trả lời:
- Không đâu. Theo tôi, cái ngọt này không phải vì bột
ngọt. Nếu cho bột ngọt mình thấy đầu lữơi có vị tê tê, và có ngừơi ăn xong cảm thấy như chóng mặt hay muốn ói. Cũng không phải vị ngọt của cam thảo.
Hiền thêm:
- Tôi thấy đa số những tiệm mì thừơng bỏ tôm khô, mực vào
nồi nứơc lèo, cho nó ngọt.
- Bỏ mực tươi hay mực khô?
- Cả hai. Nhưng thừơng thừơng họ bỏ mực khô.
Khải nêu thắc mắc:
- Các tiệm khác cũng làm tương tự. Tại sao nứơc mì của chú
Mừng có sức thu hút đặc biệt làm cho ngừơi ta thích ăn?
Minh reo lên như chợt nhớ ra điều gì:
- À phải rồi! Tôi nghe nói một số ngừơi bỏ con dơi nứơng
cháy vào thùng nứơc lèo, để làm cho nó ngọt và có vị đặc biệt.
Tân tiếp:
- Có thể như vậy. Nhưng các anh quên một điều quan trọng.
Mấy ngừơi hỏi luôn:
- Điều gì quan trọng?
- Nên nhớ chú Mừng là đệ tử nàng tiên nâu. Do đó biết đâu
chú không bỏ sái thuốc phiện vào nồi nứơc lèo.
Minh nói luôn:
- Hoặc có thể chú bỏ vào thùng nứơc lèo miếng dẻ mà chú
dùng để lau bộ bàn đèn và dọc tẩu thuốc phiện. Như thế chúng ta ăn mì của chú, sẽ ghiền và bỏ đi không đựơc.
Cả bàn cừơi lăn lộn khiến thằng Cắm đang đánh đu trên cái cần cán mì phải ngưng lại nhìn, còn thím Mừng đang cầm cây sắt khều cái lò than cũng ngửng lên theo dõi mấy ông thầy, không hiểu họ có điều gì vui mà cừơi dữ vậy.
Trung thấy các bạn trẻ vui cừơi vì câu chuyện tiếu lâm, thủng thẳng hỏi:
- Các cậu có biết chuyện một anh hàng phở gánh ở Hà Nội
trứơc kia vì luộc cái quần thâm của vợ trong nồi nứơc lèo mà bán đắt hàng không?
- Thật không anh Trung? Anh bịa ra chứ làm gì có chuyện
đó?
Trung đáp:
- Tôi không bịa. Nhưng tôi đọc truyện này do một nhà văn
viết ra. Lâu rồi, quên tên tác giả. Câu chuyện như thế này:”Có một anh hàng phở gánh chuyên bán trên vỉa hè Hà Nội. Một buổi sáng gánh gánh phở đi bán như thừơng lệ. Suốt buổi sáng hôm đó chị vợ ở nhà cứ nằm chùm chăn chứ không dậy thu xếp việc nhà. Gần trưa anh chồng về, đặt gánh phở xuống và vui mừng khoe với vợ:
- Bu mày biết không? Hôm nay may quá, khách ăn phở ai
cũng khen nồi phở hôm nay nấu khéo quá, nứơc dùng ngọt đáo để. Cho nên bán hết vèo ngay, tôi mới về sớm đây. Ơ hay! Sao bu mày còn nằm đắp chăn thế này? Ốm hả?
- Không. Thầy nó đi rồi, tôi định dậy lo việc nhà, nhưng
tìm mãi không thấy cái quần thâm đâu. Có mỗi cái quần để mặc mà mất, tôi đành phải nằm chùm chăn đây.
Thế rồi hai vợ chồng tìm mãi cũng không thấy cái quần. Một lúc sau, anh chồng vớt xương ra để rửa nồi nứơc phở, thì thấy cái quần đen của mụ vợ nằm dứơi đáy thùng. Thì ra, tối hôm trứơc mụ vợ giặt quần, phơi ở sợi dây thép phía trên thùng nứơc phở mà anh chồng đang hầm xương. Chẳng dè gió thổi cái quần rơi vào thùng nứơc lèo rồi chìm xuống đáy, và đựơc hầm luôn. Có lẽ vì thế mà sáng hôm sau, khách ăn phở ai cũng khen nứơc phở ngon quá!
Minh ngắt lời Trung:
- Thôi chết rồi! Đúng là từ xưa tới giờ tụi mình đã húp
biết bao nhiêu tô nứơc lèo hầm quần của thím Mừng. Hèn gì nó ngọt một cách đặc biệt không ai giải thích đựơc!
Tân ngây thơ:
- Không lẽ lại như vậy sao?
Cả bàn lại phá lên cừơi vì sự ngây ngô của Tân, tửơng rằng
câu chuyện Trung kể là có thật.
Hiền góp ý:
- Nứơc lèo chú Mừng nấu khéo nên ngọt và trong. Thế còn
sợi mì, các ông ăn thấy có gì đặc biệt không?
Khải từ tốn:
- Theo tôi, sợi mì ở đây dòn và hơi có vị béo.
- Tại sao?
Minh lại vội vàng đáp ngay như sợ có ngừơi trả lời trứơc:
- Đó là nhờ thằng Cắm.
Đức ngạc nhiên:
- Nhờ thằng Cắm? Nó khéo pha trộn bột làm mì hả?
- Cậu không nhìn thằng Cắm à? Suốt ngày nó cán mì mà chỉ
mặc có trần xì một cái quần xà-lỏn, cởi trần. Thân thể mồ hôi nhễ nhại. Như vậy mồ hôi của nó rơi tong tong xuống những lá mì kia. Thỉnh thoảng ngứa ngáy nó thò tay gãi … rốn, gãi nách, rồi lại bốc bột rắc lên lá mì đang cán. Thế thì chắc chắn mì phải ròn và có mùi vị đặc biệt!
Khải nói:
- Thôi, tụi mình cừơi nhiều quá, tiêu mất hết tô mì rồi!
Không lẽ lại ăn thêm tô nữa để thửơng thức hương vị quần thím Mừng và mồ hôi thằng Cắm! Vậy thì trả tiền rồi còn ra ngoài đi hóng mát.
Ra khỏi con hẻm, họ theo đừơng Nguyễn Hữu Cảnh đi về phía Toà Án, rồi rẽ xuống bờ sông, đến công viên trứơc cửa Tòa Tỉnh Trửơng. Vào những ngày tháng này tình hình an ninh ở Biên Hòa rất tốt đẹp. Dân chúng còn đựơc đi lại tự do không bị cấm đoán giới nghiêm. Công viên trứơc mặt Tòa Tỉnh trửơng trông ra bờ sông, để cho dân tha hồ dạo chơi và ngồi trên các ghế đá. Trứơc cổng Tòa Tỉnh trửơng chỉ có một ngừơi lính Bảo an đứng gác. Mỗi khi có xe hơi chạy ra hoặc vào, ngừơi lính điều khiển cây gỗ chắn ngang cổng chổng lên rồi hạ xuống.
Họ ngồi trên ghế đá, hít đầy lồng phổi làn gió mát từ dứơi sông thổi lên. Vầng trăng tròn như cái đĩa lớn in hình trên mặt nứơc. Thỉnh thoảng một cơn gió mạnh làm cho mặt nứơc nổi sóng và cái đĩa bạc ngâm dứơi nứơc rung rung rồi vỡ tan để rồi một lúc sau lại hiện ra. Bỗng Tân la lên nho nhỏ:
- Ô! Tôi “nghe” như có mùi dạ lý hương. Các anh có thấy
không?
Nói rồi Tân quay mặt bốn phía, hít hà như để cố tìm ra xuất xứ của mùi hương mà hắn gọi tên là dạ lý hương.
Hiền lên tiếng chỉnh Tân:
- Cậu “nghe” hay “ngửi” thấy mùi hương?
Khải vội vã bênh Tân:
- Tân nói như vậy không sai đâu. Với ngừơi Bắc thì động
tự “nghe” dùng cho thính giác: nghe thấy một âm thanh, một tiếng động. Nhưng ngừơi Miền Nam còn dùng “nghe” với một ý nghĩa khác. Ngoài cái nghĩa “nghe” tiếng động, ”nghe” âm thanh như ngừơi Miền Bắc, ngừơi Nam còn dùng “nghe” để chỉ cái ý “ngửi thấy một mùi thoang thoảng từ đâu đó đưa tới”. Còn khi họ nói “ngửi” là để chỉ việc dùng mũi hít một mùi hương. Tức là cố ý tìm mùi huơng, có tính cách chủ động. Còn “nghe” có tính thụ động, và thừơng thì cái mùi đó chỉ thoang thoảng thôi. Có phải như vậy không hai ông Đức và Tân?
Đức và Tân cùng đáp:
- Đúng vậy đó. Ngừơi Nam tụi tôi nói “nghe” là chỉ mùi
hương đưa đến nhè nhẹ. Còn “ngửi, hay hửi”, là ghé mũi vào gần mà hít vào.
Trung nói đùa:
- Mới đi từ Hà Nội vào tới Sài Gòn mà có lúc đã thấy
“ngôn ngữ bất đồng”. Như thế làm sao không có hiểu lầm giữa những dân tộc không cùng ngôn ngữ? Hồi mới di cư, một ông chú của tôi tỏ ra rất bực mình khi bị các cô gái miền Nam mời ông “ăn thử đồ các cô nấu”. Bây giờ hiểu rồi, ông đâm ra thông cảm, và các cô “cho ăn bao nhiêu đồ” ông cũng xơi hết!
Tân nói:
- Bây giờ trở lại với câu tôi nói hồi nẫy là “nghe” thấy
mùi dạ lý hương. Như anh Khải nói là đúng đấy. Ngừơi miền Nam tụi tôi – như tôi và anh Đức – nói “nghe thấy một mùi gì” thì có nghĩa là cái mùi đó nó bay nhè nhẹ vào mũi, chớ tôi không ghé mũi lại gần để “hửi” hay “ngửi”. Còn động tự “nghe” chỉ nên dùng cho thính giác thì cũng đúng thôi.
Khải tiếp:
- Nhưng đừng tửơng rằng ngừơi Bắc nói đúng hòan tòan trong cái vụ nghe và ngửi này nhé. Mấy ông Bắc bảo chỉ dùng động tự nghe cho thính giác - tức cái tai, còn dùng ngửi cho khứu giác - tức cái mũi. Thế thì khi họ nói “ Gớm, anh này bôi nứơc hoa thơm “điếc” cả mũi!”. Hoặc :” Hôm nay mũi tôi “điếc”, chẳng thấy mùi gì cả!”. Trong hai trừơng hợp này, họ cũng nói sai. Mũi để ngửi, tai để nghe. Chỉ “điếc” tai chứ sao lại “điếc” mũi?
Hiền phê bình:
- Ngôn ngữ rắc rối quá!
Minh chỉ tay về phía bên trái và nói:
- Cái mùi mà Tân “nghe” thấy, nó đến từ bụi hoa kia.
Mọi ngừơi nhìn theo hứơng chỉ của Minh, thấy một bụi dạ lý
hương khá xum xuê. Trung nói:
- Giống dạ lý hương chỉ thơm nhiều về ban đêm, cho nên
mới có tên gọi như vậy. Một vài loài hoa khác cũng thơm về đêm như hoa lài hay hoa quỳnh.
Khải tiếp:
- Đúng ra, ban đêm khí trời mát mẻ nên ngừơi ta thấy hoa
thơm nhiều hơn ban ngày. Tôi cho rằng tất cả các loài hoa đều như thế cả. Riêng hoa quỳnh, ngừơi ta cứ đồn rằng nó chỉ nở về đêm. Nhưng chính tôi trồng nhiều hoa quỳnh ở nhà và theo dõi lúc nó nở hoa. Tôi kết luận rằng hoa quỳnh có thể nở cả về ban ngày nếu gặp thời tiết mát mẻ thích hợp.
Đức thắc mắc:
- Sao nghe nói nó chỉ nở vào đúng lúc 12 giờ đêm, cho nên
các cụ phải canh giờ để xem hoa quỳnh nở, rồi làm thơ, vì ai gặp đựơc hoa quỳnh nở thì hên lắm?
Khải cừơi:
- Cũng chỉ là huyền thoại! Nó có thể nở bất cứ giờ giấc
nào, ngày cũng như đêm, miễn là gặp thời tiết thích hợp, chẳng hạn mát mẻ, không nóng quá không lạnh quá, ánh sáng vừa đủ. Có lần nó đang nở mà tôi rọi đèn pin vào là nó cúp lại không nở tiếp nữa.
- Anh săn sóc và theo dõi hoa quỳnh kỹ quá. Thế anh có
làm thơ khi ngắm hoa nở không?
- Có! Lần chậu quỳnh đầu tiên trong nhà nở hoa, đêm hôm
đó tôi ôm chăn gối đến nằm bên cạnh để chờ xem. Nên thấy đựơc hết từ lúc cái nụ sửa sọan nở, cho tới khi nó bung ra hết và phơi bầy cánh trắng như tuyết và nhụy vàng. Rồi tôi cũng nổi hứng làm mấy câu thơ yết hậu vịnh hoa quỳnh.
Tân đề nghị:
- Anh đọc cho anh em nghe đi.
Khải đáp:
- O.K. Anh em nghe thử xem đựơc không nhé!
Và ngưng vài giây như để nhớ lại mấy câu thơ, rồi đọc:
Cuống hồng cong cổ hạc
Cánh trắng tựa tuyết sa
Nhị vàng tua chân rết
Quỳnh hoa.
Mọi ngừơi vỗ tay khen. Trung nhận xét:
- Mấy câu vịnh hoa quỳnh của Khải hay lắm. Chỉ có 3 câu
ngắn gọn mà tả đựơc hết dáng và sắc của hoa quỳnh. Tôi đã trồng quỳnh nên biết. Cái cuống của bông hoa quỳnh nó cong cong và mầu hồng như cổ con hồng hạc. Khi hoa mãn khai thì nó phô bầy cánh trắng như tuyết và ở giữa là lớp nhị vàng tua ra như những chân con rết. Bài thơ này hay lắm!
Khen xong, Trung tiếp:
- Thôi, cũng khá khuya rồi, mình về nghỉ để sáng mai lại
“bán cháo phổi”.
17
Sau bữa ăn trưa, khi rời khỏi nhà hàng Hạnh Phứơc, Trung nói với các bạn trẻ:
- Chiều nay chúng mình đi ăn cơm khách các cậu nhé. Ta bỏ
Hạnh Phứơc một bữa.
Khải hỏi:
- Ăn cơm khách hả? Ai mời vậy?
- Ông Phái, thư ký kiêm kế toán của Phan Chu Trinh. Tất
cả bọn thầy giáo Bạch Đằng sang dạy thêm bên Phan Chu Trinh chiều nay đều đến nhà cụ Phái ăn. Để xem có những ai nào: Khải, Minh, Đức, Dương, Tân. Cậu Hiền không dạy Phan Chu Trinh nhưng đi với tụi tôi luôn cho vui vì tối nay cậu ở lại Biên Hòa để sáng mai dạy phải không? Như thế là có sáu ngừơi cả thẩy.
Minh đính chính:
- Bẩy ngừơi chứ. Anh tính đi ăn một mình ở Hạnh Phứơc à?
- Ừ nhỉ, tôi quên. Đúng rồi, bẩy ngừơi. Để “moa” xác định
con số cho ông ấy liệu. Trứơc khi đi, mình sẽ ra phố mua cái gì đó làm quà. Theo các cậu, nên mua gì?
- Mua chai Whisky Black Label.
- Không nên. Ông ấy không uống rựơu. Cùng lắm có uống
chút ít thì chỉ rựơu đế thôi. Còn bọn mình cũng không uống.
Tân nói:
- Thôi ghé mua hai con vịt quay ở tiệm bên hông Hạnh
Phứơc đi. Vịt quay ở đó ngon lắm!
Đức đáp:
- Đừng! Đem rựơu thịt đến xem có vẻ trần tục quá. Vả lại,
ngừơi ta mời mình ăn tất nhiên ngừơi ta lo đầy đủ rồi, mình không cần đem thêm đồ ăn.
Dương đề nghị:
- Tôi đề nghị mua hộp trà Ô Long Thiết Quan Âm. Thế là
sang lắm rồi. Ông ấy lớn tuổi, chắc là thích uống trà ngon.
Hai ba ngừơi cùng nói:
- Ý kiến đó hay đấy. Vậy ta mua hộp trà.
Hiền hỏi:
- Nhà ông Phái ở đâu, anh Trung?
- Khu Tân Mai. Vùng đó nổi tiếng bán thịt chó. Cậu nào
nặng lòng ái quốc muốn «hạ cờ tây» thì cứ bảo ông ấy, chắc là có liền.
- Thôi! Thôi! đừng đụng vào cái thứ đó. Xui lắm!
Đức đùa:
- Sao lại xui? Bắc Kỳ di cư mà chê thịt chó à?
Minh đáp:
- Hắn là con cầu tự đấy.
Tân thắc mắc:
- Con cầu tự là gì? Mà sao con cầu tự thì chê thịt chó?
Khải giải thích:
- Con cầu tự là con của thần thánh nên rất đựơc cưng
chiều.
- Uả sao kỳ vậy? Sao lại có con thần con thánh lọt vô
đây? Thần thánh có con là ngừơi trần mắt thịt à?
- Để tôi nói cho nghe: những bà mẹ hiếm hoi không sanh
con, hoặc sanh nhiều lần mà không nuôi đựơc, mới đến chùa chiền đền miếu cầu xin thần thánh cho một đứa con. Phần lớn các bà tới đền thờ Đức Thánh Trần tức Trần Hưng Đạo để cầu xin. Vì ngừơi ta tin rằng Ông Trần Hưng Đạo thiêng lắm.
- Bộ tới cầu xin thì đựơc con à? Ông thánh Trần Hưng Đạo
… làm cách nào mà bả có con đựơc? Các anh tin vụ này có thiệt sao? Muốn có con thì chỉ có ông chồng của bả giúp đựơc bả thôi chớ, Thánh nào … cho bả con đựơc. Vô lý quá!
Trung can thiệp:
- Cậu này học trừơng Tây nên không biết chuyện Việt Nam!
Đây là chuyện đức tin dân gian, của ngừơi kém hiểu biết. Có thể nói là mê tín, cũng như họ tin vào những thần cây đa cây đề. Chứ Thánh nào … ngủ với bà ấy để cho bà ấy con. Chẳng qua là ngẫu nhiên sau nhiều lần sinh bị hỏng, lần này ngừơi mẹ nuôi đựơc đứa con, nên nhất định tin rằng đứa con đó là do Thánh ban cho sau khi bà mẹ đã cầu xin. Đứa con đó gọi là «con cầu tự», hay là «con thánh». Nó trở thành cục cưng của gia đình, không ai dám đánh mắng nó. Ai cũng gọi đứa trẻ đó là «cô» là «cậu», kể cả bố mẹ nó.
Lại đến lựơt Minh trêu Hiền:
- Cậu Tân cứ hỏi Hiền thì biết, vì hắn là con cầu tự đấy.
Tân nhìn Hiền như muốn Hiền xác nhận, nhưng Khải vội nói ngay:
- Nói bậy! Hiền theo Công giáo thì làm sao là con thánh
đựơc. Nhà hắn có tới 4-5 anh chị em, việc gì phải cầu xin ai. Cậu Minh đừng nói bậy hắn giận đấy.
Dương nói:
- Không biết ngừơi Miền Nam có cái vụ con cầu tự này
không? Tôi có bà bác, tức chị của mẹ tôi. Bà ấy sinh cả chục lần mà nuôi không đựơc. Rồi nghe ngừơi ta chỉ, đến cầu xin ở đền Đức Thánh Trần. Và sau đó bà sinh đựơc một ngừơi con trai, và tiếp theo một trai, một gái nữa. Nuôi đựơc hết tới khôn lớn. Cả ba ngừơi con này đều đuợc cha mẹ và mọi ngừơi trong gia đình gọi là cậu, cô để tỏ sự tôn kính đối với … con thánh! Dĩ nhiên, những chuyện con thánh con thần như thế này đều vô lý.
Đức tiếp luôn:
- Vô lý, nhưng dân gian họ vẫn cứ tin, họ vẫn cứ van vái
ở các đền miếu. Cũng như những ngừơi bình dân miền Nam nghèo mà muốn thoát ra khỏi cảnh túng quẫn, bèn mua nải chuối nấu đĩa xôi, vzái Ông Địa để xin ổng cho trúng sổ số.
Tân vừa cừơi vừa nối tiếp:
- Mấy bả còn hứa hẹn, dụ khị ông Địa thế này: Tui vzái Ông
Địa cho tui trúng số kỳ này, tui sẽ mua nguyên con heo quay cúng Ông Địa!
Khải đùa:
- Chắc là ông Địa ham ăn lắm nên các bà mới dụ khị?
Dương cừơi lớn như vừa khám phá một điều mới lạ:
- Ha, ha! Thì đúng rồi! Cứ nhìn cái bụng bự của ông ấy là
biết ngay ông ấy ham ăn.
*
* *
Sau giờ dạy buổi chiều, bẩy anh em tắm gội xong ngồi tán róc. Trung nhìn đồng hồ rồi nói:
- Các cậu cứ thong thả. Tôi hẹn ông Phái 7 giờ. Như thế
mình còn hơn một tiếng nữa. Chừng bẩy giờ kém mừơi lăm, mình đi là vừa.
Minh và Dương lôi bàn cờ ra đấu. Khải bảo Đức:
- Ông lấy đàn ra chơi vài bản đi.
Đức lấy đàn ra, so dây, bấm vài nốt dạo đầu bản Come Back
to Sorrento. Hiền cũng kéo ghế ngồi nghe. Trung phì phèo cái pipe, mắt nhìn xa xăm như đang theo đuổi một giấc mơ. Mùi thuốc thơm lừng cả phòng. Bỗng Trung nhỏm dậy từ cái ghế xích đu, hỏi trống không:
- Trong số các nhạc sĩ Việt Nam, các cậu thích nhất ông
nào?
Khải hỏi lại:
- Các nhạc sĩ Việt Nam nói chung, hay chỉ kể Miền Nam
thôi?
- Cả Nam lẫn Bắc. Dĩ nhiên mình đang bàn về nhạc thuần
túy có sức quyến rũ ngừơi nghe, còn nhạc tuyên truyền vứt đi.
- Theo tôi, có nhiều ông khá. Mỗi ông mỗi vẻ. Ví dụ nhạc
của Dương Thiệu Tứơc sang trọng, Lê Thương viết ít nhưng đáng bậc thầy, Phạm Duy viết nhiều, đa dạng. Nhưng tôi thích Văn Cao nhất.
- Tại sao?
- Tôi thích Văn Cao vì hai lý do. Thứ nhất, Văn Cao có
tài. Tôi phục tài của Văn Cao. Ông ta không chỉ viết nhạc, mà còn làm thơ, cầm cọ. Như vậy tài Văn Cao bao trùm ba lãnh vực nghệ thuật: thi, nhạc, hoạ. Riêng về nhạc – vì mình đang nói về nhạc – thì đa số những bản nhạc của Văn Cao đều hay. Nếu là nhạc tình cảm thì Bến Xuân, Ngày Về … nhiều lắm. Còn nhạc hùng thì đây: Tiến Quân Ca, Tiếng Hát Sông Lô, Thăng Long Hành Khúc
Tân hỏi:
- Còn điểm gì nữa ở Văn Cao mà anh thích không?
- Còn chứ. Tôi thấy Văn Cao là ngừơi có óc tửơng tựơng
rất phong phú. Vào thời gian đầu thập niên 40, Việt Nam còn bị Pháp đô hộ, chưa hề có độc lập thì làm gì có quân đội, mà lại là một quân đội tân tiến, có đủ cả hải, lục, không quân. Thế mà Văn Cao ngồi tửơng tượng ra để viết Không Quân Việt Nam, Hải Quân Việt Nam. Trí tửơng tựơng đến thế là nhất. Chính vì có óc tửơng tựơng cao như vậy cho nên ông ta mới làm thơ, và vẽ tranh.
Minh hỏi:
- Nghe nói sau vụ Nhân Văn, Văn Cao bị “đì” ghê lắm, sống
dở chết dở.
- Đúng thế. Văn Cao bị “đánh” tàn nhẫn. Bọn Tố Hữu, Xuân
Diệu dùng quyền lực áp chế khiến Văn Cao sống thật khốn khổ, nghèo túng. Ông bị cấm viết, cấm vẽ. Đến nỗi con ngừơi tài hoa như thế mà phải làm những công việc mạt hạng để kiếm cơm, chẳng hạn như vẽ mẫu trên bìa vở học trò, vẽ mẫu trên bao diêm, vẽ quảng cáo cho các ban kịch. Tôi cho là bọn “cai văn nghệ” cộng sản đố kỵ tài năng Văn Cao.
Trung thở dài nhè nhẹ:
- Con ngừơi ta có số cả. Tôi tự hỏi: nếu ông Phạm Duy ở
lại ngoài Bắc thì ông ấy ra sao?
Minh lại hấp tấp:
- Ấy không chừng sướng đấy! Có những ngừơi bị khổ chỉ vì
cái xương sống quá cứng! Văn Cao thuộc hạng ngừơi này. Còn ông Phạm Duy, theo tôi, dù trong hoàn cảnh nào ông ấy cũng không khổ.
- Vì ông ấy có tài hơn Văn Cao?
- Không! Làm sao tài hơn Văn Cao đựơc! Trong đời, yếu tố
may - rủi nhiều khi rất quan trọng. Phạm Duy viết nhiều, nhưng số nhạc phẩm nổi bật không nhiều. Văn Cao không viết nhiều, nhưng bản nào ra bản nấy! Phạm Duy không viết đựơc lời hay. Nghe nói những bản nhạc của Phạm Duy có lời hay, thừơng do các bạn văn nghệ sửa lại giùm. Vì thế ông ta phải phổ nhạc rất nhiều thơ của ngừơi khác và dân ca. Ngòai ra ông ấy còn chuyển lời những bản nhạc ngoại quốc sang lời Việt. Tức là ông ấy không có óc sáng tạo cao.
Trung đứng lên, gõ ống điếu vào cái gạt tàn để đổ hết tàn thuốc ra, miệng nói:
- Thôi, đến giờ lên đừơng rồi!
Tân lái xe chạy qua dốc Vừơn hoa kỷ niệm, Vừơn mít, hứơng
về Tân Mai. Xe lứơt qua một khu phố có nhiều tiệm chuyên nghề mộc. Họ đóng bàn ghế, giừơng tủ, đóng cả quan tài. Một số quan tài đã đánh véc-ni và trang trí; một số khác còn để mộc. Có cả những cửa hàng thợ tiện, trạm trổ trên gỗ. Đây là khu của ngừơi miền Bắc di cư chuyên làm nghề mộc.
Xe chạy chừng 15 phút thì tới nơi. Để xe ngoài đừơng, mọi
ngừơi vào một hẻm khá rộng bên cạnh một cửa hiệu thịt chó. Sân sau của tiệm này rào dây kẽm gai và lứơi thép mắt cáo, bên trong thả chừng một chục con chó đủ lứa tuổi và màu sắc. Thấy nhiều ngừơi đứng lại xem, chỉ trỏ cừơi nói ồn ào, nhưng đàn chó không sủa. Có lẽ chúng đang lo sợ cho số phận của mình. Chỉ có vài con còn nhỏ có vẻ vô tư chạy qua chạy lại, còn hầu hết nằm một chỗ, trông buồn bã. Khải nhìn vào mắt vài con. Chúng nhìn lại với đôi mắt lạc thần, chứng tỏ chúng đang rất lo sợ, biết rằng mình có thể bị đem ra giết bất cứ lúc nào. Điều này dễ hiểu, vì mỗi lần có ngừơi đến ngắm nghía chúng là y như có con phải chết. Khách có thể chọn con nào vừa ý rồi bảo chủ tiệm làm thịt, ăn ngay tại chỗ hoặc đem về nhà.
Đức hỏi Trung:
- Anh Trung à! Làm sao biết đựơc con chó nào thịt ăn
ngon, con nào không ngon? Con mập ngon hơn con ốm hả?
- Moa không phải dân thích ăn thịt chó nên không rành.
Tuy nhiên, nghe nói dân sành thịt chó phân loại ngon hay không, theo màu lông con chó.
Tân xen vào:
- Nghĩa là màu lông mứơt đẹp thì ngon, còn nó lưa thưa,
lởm chởm thì không ngon?
- Không phải. Một con chó lông mứơt đẹp chứng tỏ nó khoẻ
mạnh thì hiển nhiên thịt sẽ ngon hơn một con lông thưa, lởm chởm, hay ghẻ lở! Nhưng ngừơi ta phân loại theo màu lông con chó. Đó là: nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm.
- Nghĩa là chó lông đen thịt ngon nhất?
- Ừ. Nhưng chính moa cũng có bao giờ thử nghiệm đâu mà
biết. Chỉ nghe nói như vậy thôi.
Dương tò mò:
- Trong bảng phân loại này không thấy có chó trắng. Như
vậy anh chó trắng là hạng bỏ đi, không ai thèm ăn, và anh ta có số thọ?
- Cứ theo sự phân loại này thì quả là như thế. Nhưng khi
cậu vào tiệm, họ bưng ra tô xáo măng, đĩa dựa mận, đĩa chả chìa, đĩa dồi chiên, cậu có biết những thứ đó là của con chó lông trắng hay đen không? Nó là chó trắng mà chủ tiệm bảo “đen” cậu cũng nhắm mắt “chén” tuốt luốt, phải không?
Cả bọn cừơi rộ. Khải cất giọng buồn bã:
- Thôi, mình đi đi. Đứng đây một lúc nữa tôi chịu không
nổi.
Minh ngạc nhiên:
- Uả! Ông không thích mộc tồn à?
- Thích thế nào đựơc khi nhìn vào đôi mắt con chó kia
kìa! Tôi thấy nó nhìn tôi với đôi mắt thất thần, có vẻ như van lơn. Tôi như nghe nó nói:”con van ông! xin ông đừng giết con. Con còn mấy đứa con nhỏ. Xin ông tha con làm phứơc!”
- Ông này tình cảm quá! Con chó thì biết gì. Bởi vậy
ngừơi ta mới bảo: ngu như chó. Và chúng nó chỉ đựơc dùng để làm khoái khẩu bọn làng nhậu mà thôi.
Khải có vẻ hơi bực trứơc vẻ tàn nhẫn cuả Minh, gằn giọng:
- Ai bảo chó “ngu”? Nó là một trong những giống vật thông
minh, giúp loài ngừơi rất đắc lực trong nhiều lãnh vực. Cậu không thấy ngoài nhiệm vụ giữ nhà, canh gác, nó còn đựơc dùng trong đơn vị quân khuyển, trong lực lựơng cảnh sát để khám phá ra vũ khí, thuốc nổ, ma tuý v.v… hay sao ? Chính tôi có một con chó bị chết vì sưng gan. Trứơc khi chết, nó nhìn tôi mà chảy nứơc mắt khiến tôi cũng khóc. Chó và ngựa là hai loài vật rất trung thành với chủ. Cho nên ngừơi Tây phương họ gọi chó là bạn quí nhất của con ngừơi.
Tân lại có thắc mắc:
- Hồi nẫy tôi nghe anh Minh gọi thịt chó là mộc tồn. Tại
sao lại gọi như vậy?
Trung đùa:
- Giải đáp câu hỏi này đòi hỏi phải uyên bác lắm, phải
giỏi nho học. Cậu hỏi ông thân sinh ra cậu, chắc ông cụ giảng cho nghe đấy.
- Trời đất ơi! Ổng dân Tây, nào biết nho với táo gì mà
giảng. Thôi anh nói phứt đi, làm khó chi vậy!
Trung mỉm cừơi, vui vẻ nói:
- Ừ thì nghe đây nhé! Cậu biết chút chữ nho nào không?
Không hả? Theo chữ Hán, mộc là cây, tồn là còn. Vậy mộc tồn diễn nôm ra là cây còn. Hiểu chưa?
Tân phá lên cừơi:
- Trời đất ơi! Vậy mà từ hồi nào tới giờ, tôi cứ thắc mắc
hoài không hiểu sao họ gọi mộc tồn mà lại thành ra thịt chó. Té ra là vậy.
Minh đùa thêm:
- Muốn ăn thịt chó cũng phải giỏi nho học lắm chứ phải
chơi sao?
Mọi ngừơi chuyện tếu đến cửa nhà ông Phái thì ông từ trong
nhà chạy ra đón, vồn vã:
- Chào các thầy. Các thầy tìm nhà có khó không? Mời các
thầy vào chơi.
Đọan ông quay vào trong gọi:
- Các thầy trên trừơng đến chơi bà nó ơi.
Bà Phái ra chào rồi mời mọi ngừơi ngồi ngay vào bàn ăn,
trên đó đã sẵn sàng mọi thứ. Ông Phái nói:
- Chẳng mấy khi đựơc quý thầy đến chơi, thật là quý hoá.
Mời quý thầy xơi tạm bữa cơm đạm bạc và cho phép đàn bà nhà tôi đựơc vắng mặt, để mình tự nhiên hơn. Xin các thầy đừng khách sáo nhé.
Trung thay mặt anh em:
- Cám ơn ông cho anh em chúng tôi đựơc ăn. Thế này là quá
thịnh soạn rồi. Chúng tôi chỉ có hộp chè Tầu này biếu ông bà. Hy vọng chọn đúng thứ trà ông thích.
- Dạ, quý hoá quá! Cám ơn quý thầy. Thực ra, đây là trà
quý. Để năm thì mừơi họa có khách quý hoặc tết nhất mới dám
dùng. Ngày thừơng thì chỉ uống trà Bảo Lộc thôi, chứ đến Chính Thái cũng không dám mua.
Mọi ngừơi bắt đầu ăn, và câu chuyện tiếp tục quanh chủ đề trà. Khải hỏi:
- Thưa, ông có nghiện trà không?
- Có đấy thầy ạ. Quen thói từ hồi còn sinh tiền các cụ
tôi. Xưa ở ngoài Bắc, sáng sớm trời lạnh, ông cụ tôi bao giờ cũng phải có một vài tuần trà. Và hồi đó tôi còn trẻ, phải vào chân hầu trà cho cụ. Pha sao cho khéo, cụ uống vừa ý thì thửơng cho một chung. Vì thế mà rồi thành nghiện đấy.
- Thế thì nghệ thuật pha và uống trà của ông cao lắm rồi.
Ông có nhớ hồi xưa cụ ông nhà hay uống trà gì không?
- Cụ tôi thừơng uống trà Mạn Hảo, do khách buôn ngừơi Hoa
đem từ Vân Nam sang Hà Nội. Về sau mới có Chính Thái, An Thái, và Mạn Hảo tuyệt tích.
- Hình như ngừơi mình bắt chứơc cách chế biến chè Mạn Hảo
mà sản xuất ra trà mạn, rồi ứơp sen, ngâu, sói, lài?
- Đúng đấy. Trứơc khi ngừơi Tầu đưa sang Hà Nội những
danh hiệu như Chính Thái, An Thái, thì Mạn Hảo là nhất ở Việt Nam rồi.
Trung hỏi:
- Phải chăng vì thế mà ai uống chè Mạn Hảo thì đựơc coi
là ngừơi sành sõi, biết ăn chơi, và mới có câu:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống chè Mạn Hảo, ngâm nôm Thuý Kiều.
Ông Phái cừơi lớn:
- Đúng thế đấy thầy. Hồi đó, dân tỉnh thành mới uống chè
Mạn Hảo, tức là sang trọng. Còn dân quê hay giới bình dân thì chỉ có chè tươi, chè vối, hoặc đến chè nụ tức chè hạt, là sang rồi.
Đức là ngừơi miền Nam lại sinh trửơng ở Sài Gòn, không
biết gì về mấy thứ trà vừa nói, nên tò mò:
- Mấy thứ chè tươi, chè vối, chè nụ ông vừa kể, là những
trà gì?
- Chè tươi là lá trà không đựơc biến chế, cứ để tươi
nguyên, nấu lên lấy nứơc uống. Có khi ngừơi ta bẻ nguyên cả những cành nhỏ mà nấu. Tất nhiên nó còn nhiều chất tanin, caféine. Còn chè vối là lấy lá và cành nhỏ của cây vối, băm nhỏ, phơi khô để nấu nứơc uống. Chè nụ vối thì đắt hơn vì là lấy nụ hoa cây vối, phơi khô làm trà. Tương tự, chè nụ hay chè hạt - gọi chè nụ thôi chứ không có chữ vối – là dùng nụ hoa cây trà. Thứ này đắt nhất, vì nó thơm.
Hiền lên tiếng:
- Ông Phái vừa cho biết những thức uống của ngừơi Bắc.
Thế còn ngừơi Nam uống gì hả Tân và Đức?
Hiền hỏi như vậy vì Tân và Đức là ngừơi Nam. Cả hai còn đớ
ra, chưa biết trả lời sao, thì Dương nói ngay:
- Thì uống nứơc đá lạnh! Bởi vậy hư hết răng.
Minh chọc thêm:
- Hư răng thì trồng «răng vzàng», trông càng «rực rỡ»!
Mọi ngừơi phì cừơi. Khải chậm rãi sửa lại:
- Không. Uống nứơc dừa mới ngon và bổ chứ. Miền Nam thiếu
gì dừa. Một đặc sản.
Đức thành thực:
- Không. Quả thật khi ăn cơm thừơng phải có ly đá lạnh.
Còn nứơc dừa chỉ uống để giải khát thôi.
Dương thắc mắc:
- Nếu không nứơc dừa thì nứơc rau má. Có phải không nhỉ?
Cả bọn thầy giáo cũng chẳng ai nhớ là ngoài Bắc hồi xưa có
uống nứơc rau má hay không. Câu chuyện vui loanh quanh thế mà cũng giúp cho bữa ăn qua nhanh. Ngừơi nhà ông Phái đem trái cây tráng miệng ra. Nhìn cái đĩa lớn đầy ắp vú sữa và măng cụt, mọi ngừơi kêu lên:
- Trái cây ngon quá! Đây đúng là đặc sản của miền Nam.
Hồi ở ngoài Bắc làm gì kiếm đựơc những thứ trái này. Hiếm lắm!
Rồi câu chuyện vãn lại xoay quanh những thứ trái cây của hai miền Nam - Bắc. Dương nói:
- Hình như miền Nam nhiều trái cây hơn miền Bắc. Nhất là
những thứ như vú sữa, măng cụt, sầu riêng coi như miền Bắc không có.
Trung nhận xét:
- Chưa hẳn miền Nam nhiều trái cây hơn miền Bắc đâu.
Ngoài mấy thứ này, phải công nhận xoài miền Nam ngon hơn miền Bắc rất nhiều. Ngoài Bắc chỉ có thứ gọi là “muỗm”, nó giống như xoài, nhưng nhỏ hơn, và không ngọt; phần lớn là chua.
Tân hỏi:
- Miền Bắc có những thứ trái gì mà miền Nam không có?
- Kể cũng khá nhiều. Ví dụ: sấu, nhót, mơ, quất hồng bì,
nhãn lồng Hưng Yên … Ừ, xét cho kỹ thì đúng là miền Nam nhiều thứ trái cây hơn miền Bắc.
Đức hỏi:
- Các anh ngừơi Bắc, có những ai không ăn đựơc sầu riêng?
Hiền, Trung dơ tay. Khải cừơi:
- Hồi mới vô, tôi cũng sợ sầu riêng. Sau tôi ăn ô môi,
thế là ăn luôn sầu riêng, ăn luôn cả rau dấp cá. Rồi đâm ra … nghiện sầu riêng mới chết chứ!
Trung vô tình nói:
- May là tôi có vợ rồi, chứ nếu chưa vợ và lại yêu một cô
ngừơi Nam mà không biết ăn sầu riêng thì dám bị nàng bỏ lắm. Các cậu, có cậu nào muốn lấy vợ miền Nam phải tập ăn sầu riêng đi nhé.
Khải liếc nhanh Hiền. Hắn cúi xuống giả vờ ngắm trái măng
cụt cầm trên tay. Mọi ngừơi vẫn nói chuyện không ai để ý, vì chỉ có một mình Khải biết chuyện tình cảm của Hiền. Nhưng cho tới bây giờ Khải cũng không biết chuyện Hiền yêu cô học trò ngừơi Biên Hoà đã đi đến đâu rồi, vì sau lần thố lộ với Khải, Hiền không nói gì thêm.
Chuyện trò thêm một lúc nữa, Trung thay mặt anh em cám ơn ông Phái, rồi mọi ngừơi cáo từ. Ông Phái tiễn ra tới đầu ngõ, chờ cho xe lăn bánh mới quay vào.
18
Giờ ra chơi, Khải vào phòng giáo sư thì thấy đã đông đủ những ngừơi vừa dạy xong lẫn những ngừơi vừa mới đến để sẽ dạy hai giờ kế tiếp. Rửa tay xong, rót ly nứơc trà nóng cầm tay, Khải tiến lại chỗ bà Yến đang ngồi với mấy bà nữa. Bà Yến là giáo sư Việt văn, tính tình vui vẻ hiền lành và đựơc đặt cho danh hiệu “Bạch Đằng chi bảo”. Khải nói:
- Hồi nãy đi ngang lớp chị đang dạy, thấy chị giảng về
Truyện Kiều say sưa và hấp dẫn quá.
Bà Yến chỉ cừơi. Một bà ngồi cạnh chọc Khải:
- Tửơng ông dạy Anh văn thì không thèm biết đến Truyện
Kiều mà chỉ biết những Life With The Taylors, English Nine Hundred thôi chứ. Mà ông nói Truyện Kiều hấp dẫn hay ngừơi giảng hấp dẫn?
Biết là bà này hỏi “móc» mình, Khải đáp tỉnh bơ:
- Thôi thì bà muốn hiểu sao cũng đựơc. Vả lại, nếu tác
phẩm đã hấp dẫn mà cô giáo cũng hấp dẫn, thì học trò càng thích học chứ sao! Và tuy tôi không dạy Việt văn nhưng một danh tác như Truyện Kiều, ai chẳng biết. Ngày xưa cũng đã phải học đến mòn sách ấy chứ.
- Thế ông còn nhớ đựơc câu nào không?
- Bà khinh thừơng tôi quá. Dù không dạy Việt văn nhưng
tôi cũng ráng nhớ đựơc ít câu chứ. Tôi còn lẩy Kiều đựơc nữa cơ.
- A! Thế thì hay quá nhỉ. Đâu ông thử lẩy một vài câu xem
sao nào?
- Như đã nói, tôi không dạy Việt văn nên không chuyên
nghiệp, tất nhiên không bằng các bà đựơc. Vậy nếu tôi có làm sai, xin đừng để tâm và đừng phiền nhé.
- Đựơc, ông cứ tự nhiên. Chúng tôi chẳng dám phiền đâu.
Mấy nam giáo sư đứng gần đó nghe thấy đối đáp, liền xúm lại theo dõi. Khải nháy mắt ra hiệu với Minh như để tìm đồng minh, rồi đọc:
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Phùng tên Thị … vốn ngừơi ăn không.
Thế là tiếng cừơi nổ tung ra. Mọi ngừơi vỗ tay rào rào. Bà
giáo sư vừa mới vặn hỏi Khải vốn tên là Phùng Thị Liễu, biết là Khải chơi xỏ mình, gọi mình là ngừơi “ăn không ngồi rồi” nhưng cũng đành cừơi trừ.
Cụ Thi, giáo sư Sử Địa nhân dịp các bạn trẻ đang vui chuyện, cũng góp ý:
- Nhân thấy các ông các bà nói về Truyện Kiều, tôi bỗng
có thắc mắc như sau: Có ai nhận thấy những lầm lẫn của cụ Nguyễn Du khi tả ngừơi, tả vật hay không?
Cả phòng xôn xao lời bàn tán. Họ chia làm hai phe, một phe
bênh Nguyễn Du, cho rằng tài năng văn chương như cụ thì không thể nào có sai sót trong việc tả ngừơi hay tả vật. Phe kia lập luận ngựơc lại, cho rằng “nhân vô thập toàn”, do đó nếu cứ cho rằng Nguyễn Du không thể mắc sai lầm trong việc tả ngừơi tả vật, là khiên cữơng. Một bà dạy Việt văn hỏi:
- Cụ Thi cho rằng Nguyễn Du đã mắc phải sai lầm khi tả
ngừơi và tả vật. Vậy xin cụ dẫn chứng cho thấy Nguyễn Du sai lầm khi tả ngừơi ở chỗ nào?
Mấy bà nữa phụ họa:
- Vâng, phải đấy. Nếu cụ kết luận khơi khơi như thế có vẻ
hồ đồ và không thuyết phục đựơc ai cả. Cần phải chứng minh.
- Yêu cầu cụ đưa ra dẫn chứng trứơc khi kết luận.
Ông Thi bình tĩnh:
- Đựơc. Tôi sẽ trình bầy và đưa dẫn chứng chứ không kết
luận hồ đồ. Xin quý vị yên tâm.
Ông ngưng lại một phút như để xếp đặt ý tửơng và lời lẽ,
rồi tiếp:
- Các ông các bà nào dạy Việt Văn, có còn nhớ đoạn thơ
Nguyễn Du tả Từ Hải không? Dung mạo Từ Hải như thế nào?
Một ông nói nhanh như sợ ngừơi ta cứơp lời:
Râu hầm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mừơi thứơc cao.
Ông Thi tiếp luôn:
- Vai rộng năm tấc và thân cao mừơi thứơc, cứ chấp nhận
là đựơc đi. Nên nhớ đây là thước và tấc của Tầu. Và thân thể như thế là vạm vỡ, to lớn. Vóc dáng của một võ tứơng. Thế nhưng phần Nguyễn Du tả diện mạo Từ Hải, quý vị có nhận thấy điều gì không ổn không?
Có vài tiếng trả lời:
- Có gì là không ổn đâu? Mặt vuông, hàm vuông như hàm con
chim én, râu như râu con hổ, lông mày rậm như con ngài. Đúng là vẻ mặt một võ tứơng.
Ông Thi mỉm cừơi:
- Vâng. Cụ Nguyễn Du tả hàm râu của Từ Hải như râu con
cọp – hay con hổ cũng vậy. Nhưng râu con hổ hình thù ra sao? Nó có rậm rạp không? Tôi đã quan sát thật kỹ, chỉ thấy râu con hổ giống y hệt râu con mèo. Mà râu mèo thì như quý vị đều biết: nó chỉ lơ thơ đâm ra hai bên mép. Cả con sư tử cũng vậy. Riêng con sư tử đực có cái bờm xù lên thì lại mọc từ gáy và đầu, chứ không từ cằm hay mặt.
Một ông reo lên:
- A, phải rồi! Râu cọp giống hệt râu mèo. Chỉ có vài cọng
lưa thưa chĩa ra hai bên, chứ không phải như râu quai nón của ngừơi mọc bao quanh hàm và cằm.
- Như thế thì có gì là oai phong? Ta đã thấy rất nhiều
ông Việt và Hoa có thứ râu gọi là «râu chuột». Râu mèo và râu hổ trông cũng chẳng khác gì râu chuột mấy.
Một bà kêu lên:
- Như thế tại sao từ xưa đến giờ không ai nhận ra nhỉ?
Chẳng hóa ra Nguyễn Du kém nhận xét đến thế cơ à?
- Cái đó tôi không dám nói.
Cụ Đính, một giáo sư Pháp văn lớn tuổi khá giỏi Hán văn
xen vào:
- Theo tôi, có lẽ Nguyễn Du cũng thừa biết râu mèo, râu
cọp trông tầm thừơng. Nhưng có thể để cho hợp vận nên cụ viết như thế. Cụ đã dùng nhóm chữ Hán «yến hàm hổ cảnh» của ngừơi Tầu, tức là hàm én cổ hùm. Và cụ đổi «cổ hùm» thành ra «râu hùm», cho nên mới bị chê là kém nhận xét. Cổ con hổ to và khoẻ, nhưng chẳng lẽ viết «cổ hùm hàm én», thì không đẹp, vì một ngừơi cái cổ bạnh ra trông thô lỗ, tầm thừơng.
Ông Thi lại tiếp:
- Vẫn chưa hết đâu! Tôi còn phải nói thêm nữa.
Một bà dạy Việt văn kêu lên:
- Lại còn gì nữa? Cụ Thi hôm nay rắc rối quá. Dám mang cả
thi hào Nguyễn Du ra mổ xẻ.
- Tôi không dám mổ xẻ gì cả. Tôi chỉ nói ra sự thật. Sự
thật hiển nhiên nhưng không ai thấy, hoặc có thấy nhưng sợ đụng chạm nên không dám nói ra. Một điểm nữa cần nói là: Nguyễn Du tả lông mày Từ Hải cũng giống như lông mày Thuý Vân.
Mọi ngừơi xôn xao. Một ông hỏi:
- Đâu, ông chỉ ra cho thấy có đúng như vậy không?
- Đây nhé: Từ Hải râu hầm hàm én mày ngài. Còn Thuý
Vân: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Tôi có nói sai không ? Chẳng những thế, ngừơi hùng võ tứơng Từ Hải lông mày còn nhỏ hơn lông mày cô tiểu thư Thuý Vân, vì lông mày Thuý Vân đựơc tả là nở nang.
Mọi ngừơi cừơi rộ. Dương hỏi:
- Sao, cụ Đính có ý kiến gì không?
- Theo Đào Duy Anh giải thích thì nét ngài nở nang có
nghĩa là lông mày dài và nhỏ như râu con ngài. Đàn bà lông mày như vậy có tứơng phúc hậu và đông con. Còn lông mày Từ Hải cũng là mày ngài nhưng do câu «mi nhựơc ngọa tàm», lông mày như con tằm nằm. Tức lông mày rậm và to.
Bỗng một ông dạy toán hỏi:
- Thế tôi còn nghe nói «những ả mày ngài» là sao?
Cụ Đính cừơi:
- À, đó lại là lông mày vẽ nhỏ và cong như râu con ngài,
chỉ những ả giang hồ, các cô gái lầu xanh.
- Trời ơi! Thế thì cùng là «mày ngài» mà lúc là ông Từ
Hải, lúc là cô Thuý Vân, lúc là cô gái lầu xanh. Ai mà phân biệt nổi?
- Có lẽ chỉ vì mình quá lệ thuộc vào mấy ông Tầu. Thành
ra viết văn, làm thơ cứ phải trích dẫn điển cố của Tầu, đâm ra rắc rối. Mà hễ viết nôm na dễ hiểu thì bị coi là tầm thừơng. Khổ quá!
Cụ Thi lại nói:
- Thôi thì như ngừơi ta nói «đắm đò luôn thể giặt mẹt»,
chúng ta chót mổ xẻ Truyện Kiều, tôi xin nói luôn một điểm nữa là cũng về nhân vật Từ Hải này, Nguyễn Du đã viết không hợp lý.
Một bà kêu lên:
- Cũng lại Từ Hải nữa? Coi bộ cụ Thi ghét Từ Hải hay sao
mà mổ xẻ ổng kỹ quá vậy?
- Không, tôi không mổ xẻ ông Từ Hải, mà chỉ đưa ra nhận
xét là Nguyễn Du viết về họ Từ có điểm không hợp lý. Đây nhé: Quý vị có bao giờ thấy cụ Nguyễn Du mô tả ông Từ Hải như một con ngừơi có máu văn nghệ, thích thơ thích nhạc không?
Mọi ngừơi im lặng như cố nhớ lại những câu trong Truyện
Kiều mà Nguyễn Du nói về Từ Hải, để tìm ra xem có câu nào cụ nói rằng họ Từ thích văn nghệ hay không. Chờ một lúc không thấy ai lên tiếng, cụ Thi mới nói:
- Tôi cố tìm mà không thấy đựơc một câu nào cả. Trái lại,
Kim Trọng, Thúc Sinh đều thích nghe Kiều gẩy đàn, ngâm thơ. Vậy mà cụ Nguyễn Du đã hạ bút tả họ Từ:
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo
Tội nghiệp ông Từ Hải. Vốn là con ngừơi võ biền, chỉ biết đánh đấm, múa võ, cữơi ngựa, lại bị cụ Nguyễn Du bắt phải «vai mang cây đàn» cho có vẻ nghệ sĩ. Tôi tửơng tựơng Từ Hải giống như Lệnh Hồ Xung hay một nhân vật anh hùng nào đó trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, vừa ôm đàn vừa múa kiếm hạ đối thủ ngã lăn quay!
Cả phòng giáo sư vang lên tiếng cừơi vì lời pha trò của cụ Thi. Mọi ngừơi lại nhìn cụ Đính, khiến cụ lại phải nhập cuộc:
- Vâng. Quả thật cái cảnh này có vẻ hơi gựơng ép. Vẫn
theo Đào Duy Anh thì “gươm đàn nửa gánh» do câu «bán kiên cung kiếm» một phần trong một câu thơ của Hoàng Sào. Nguyễn Du sửa «cung kiếm» thành «gươm đàn» để cho thấy Từ Hải là ngừơi hào hiệp mà cũng phong lưu. Đúng ra «cầm kiếm» mới có nghĩa là «gươm đàn».
Cụ Thi đang cơn ngẫu hứng, không chịu ngừng, lại tiếp luôn :
- Qúy vị còn muốn thấy cái «không hợp lý» của cụ Nguyễn
Du khi viết về Từ Hải nữa không?
Vài ngừơi hối thúc:
- Hay quá! Xin cụ cứ nói để chúng tôi mở rộng tầm mắt.
- Khi tả đến chỗ Từ Hải nghe lời đồn về Thuý Kiều nên tìm
đến chỗ lầu xanh nơi Kiều ở, cụ Nguyễn viết:
Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Thấy có lạ không? Một ông võ tứơng – dù là tứơng cứơp, tứơng giặc – tìm đến lầu hồng để muốn gặp một cô gái buôn hương bán phấn ở đó mà phải đưa danh thiếp vào trứơc! Một khách làng chơi đến tìm một – xin lỗi qúy vị tôi dùng đúng chữ nôm na – một con điếm, mà phải trình danh thiếp trứơc à? Vả lại, đây không phải một khách thừơng, mà là một ông tứơng giặc dám chống lại cả triều đình. Ông ấy có thể đốt cả cái lầu xanh đó có ai dám làm gì? Qúy vị nghĩ sao?
Một ông dạy Lý Hoá góp ý:
- Hay là Nguyễn Du muốn cho thấy Từ Hải là một ngừơi biết
tôn trọng nữ giới, một ngừơi cư xử văn minh?
Đức nói:
- Đây là xã hội Tầu vào thời Gia Tĩnh triều Minh, chắc
chắn không thể có một ông Tầu phong kiến cư xử như một ông Ăng-lê hay một ông Tây ga-lăng của thời cận đại.
Một bà lên tiếng:
- Từ xưa cứ tửơng cụ Thi hiền lành. Ai ngờ hôm nay cụ
«băm» Truyện Kiều tan nát. Đặc biệt, cụ đem ông Từ Hải ra sát xà bông kỹ quá!
- Không. Tôi rất phục tài cụ Nguyễn Du. Và Truyện Kiều
vẫn là đại tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, một tác phẩm hay cũng vẫn có thể có chỗ chưa toàn vẹn. Cũng như ta thấy hạt sạn trong nồi cơm dẻo thì phải nhặt ra. Tôi có tật xấu là không nhắm mắt khen bừa một tác phẩm dù đó là của một nhà văn nổi tiếng, mà chỉ khen chỗ đáng khen, còn chỗ nào dở thì nói dở.
- Cụ còn tìm thấy chỗ nào không đáng khen trong Truyện
Kiều?
- Còn chứ. Nhưng tôi chỉ xin đưa ra một thí dụ về sự
dùng chữ không chỉnh, không đúng, của Nguyễn Du. Đó là câu 684 tả lúc Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Hai cha con cùng khóc:
Nhìn nhau giọt ngắn giọt dài ngổn ngang
Tả những giọt nứơc mắt ngắn dài mà ngổn ngang thì dễ dãi quá. Tôi cứ liên tửơng đến một đống củi hay đống gỗ vứt ngổn ngang bừa bãi vứơng cả lối đi!
- Theo cụ, viết văn như thế nào là hay?
- Ông hỏi rộng quá! Xin các ông bà dạy Việt Văn trả lời
giùm.
Bà Yến dạy Việt văn, đáp:
- Theo tôi, văn phải gọn gàng, khúc chiết, rõ nghĩa dễ
hiểu. Xem văn biết ngừơi. Một ngừơi mà viết văn khó hiểu, tối nghĩa thì tâm địa ngừơi đó cũng rắc rối không minh bạch.
Có vài lời tán thửơng:
- Đúng đấy! Rất đúng!
Cụ Thi cừơi:
- Ấy thế mà có những ngừơi chê thứ văn dễ hiểu là «rẻ»,
là «tầm thừơng» đấy. Theo tôi, viết thật ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, như văn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, mới là hay. Mà không phải dễ viết đâu nhé! Diễn tả một tư tửơng cao siêu, một ý nghĩ mơ hồ, mà dùng lời văn giản dị đạt đựơc mục đích mới khó. Còn viết theo cái lối «tôi là ngừơi tư tửơng siêu phàm, đầy đầu triết học … » thì dễ viết quá! Thiếu gì ông bà viết tối hù hù, câu dài lòng thòng nửa trang không ngắt, mà vẫn hãnh diện về lối viết như thế.
Cụ Đính nói:
- Tôi cho rằng những ngừơi đó hoặc ỷ mình bằng cấp cao,
hoặc ỷ mình đã nổi tiếng. Dù vì lẽ gì thì cũng một là họ ngu không biết diễn tả, hai là họ khinh ngừơi đọc. Họ chỉ viết để loè đời.
- Cụ nói đúng. Những ngừơi viết văn kiểu đó có thể vì họ
lập dị. Họ tỏ ra ta khác đời. Ta hơn thiên hạ, cho nên ta không thể viết «dễ dãi». Muốn hiểu đựơc văn ta, hiểu đựơc tư tửơng của ta, các ngừơi phải nghĩ «vỡ đầu» họa may mới hiểu nổi.
- Đó là lối văn lập dị, lòe đời, văn chương «làm dáng».
Tôi đã đọc nhiều «áng văn» làm dáng, nghe thì kêu choang choang, nhưng rỗng tuếch không chuyên chở đựơc gì cả.
Một ngừơi hỏi:
- Ngoài Quốc Văn Giáo Khoa Thư là sách viết cho học trò
nhỏ, tác giả phải viết gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu, còn những tác giả nào khác có lối viết khiến cụ thích?
- Tự Lực Văn Đoàn. Vì nhóm này viết ngoài chủ trương khai
dân trí, còn nhằm mục tiêu phát triển văn hóa. Do đó văn của họ nói chung sáng sủa, gọn gàng, dễ hiểu.
Khải tiếp:
- Còn những tác gỉa nào cụ cho là viết không sáng sủa gọn
gàng và cụ không thích?
- Cũng không ít đâu nhé. Tôi nghe nhiều ngừơi than phiền
rằng vài ông trong nhóm Sáng Tạo viết khó hiểu quá. Nhất là ông khai sáng ra nhóm này. Ông đã từng tuyên bố phải đạp đổ thần tựơng Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đòan và thay thế bằng nhóm Sáng Tạo. Thú thật, có khi tôi đọc nửa trang sách ông viết mà không hiểu ý ông viết gì. Lời văn thì trúc trắc khó hiểu. Có khi rất kêu nhưng chẳng có ý nghĩa gì.
- Cụ có thiên kiến không? Sao ông ấy nổi tiếng vậy, và
thừơng có chân trong ban giám khảo các kỳ thi văn chương toàn quốc?
- Vâng, quả thật đúng như ông vừa nói. Nhưng một hãng sản
xuất ra một mặt hàng và tìm cách khéo làm cho mặt hàng đó nổi tiếng; như thế không nhất thiết có nghĩa là món hàng đó thực sự có phẩm chất cao. Còn các cuộc thi văn chương toàn quốc tôi thấy có những nhà văn tên tuổi không thèm dự thi, và không ít lời phàn nàn rằng ban giám khảo chấm cho «phe ta» thắng.
- Cụ có thể nêu ra một trừơng hợp chứng minh có sự thiên
vị hay phe đảng trong các kỳ thi văn chương không?
- Theo nhà văn nữ Tuý Hồng, lần đầu tiên bà gửi tác phẩm
dự thi giải Văn Học Nghệ Thuật phủ Tổng thống với tác phẩm Những Sợi Sắc Không, dứơi hình thức một tập in ronéo vì chưa in thành sách. Võ Phiến là một giám khảo, đã nằng nặc đòi loại bỏ với lý do đây chưa phải là một tác phẩm vì chưa in thành sách mà chỉ là bản thảo. Nhưng lý do ngấm ngầm là Võ Phiến thù Tuý Hồng - chuyện tình cảm cũ. Các giám khảo khác định cho tác phẩm này giải nhất, nhưng vì Võ Phiến khăng khăng phản đối nên cuối cùng họ đánh sụt hạng cuốn này rồi tuyên bố hai giải nhì đồng hạng.
Một ngừơi nhận xét:
- Cụ Thi không dạy Việt văn mà rành chuyện văn học quá.
Cụ có biết gì nhiều về các nhà văn nhà thơ không, xin kể luôn đi.
- Đó là vì tôi có một số bạn thuộc giới cầm bút. Vả lại
tôi có tật hay la cà với họ ở những chỗ họ hay lui tới, kể cả các động tiên nâu, cho nên đựơc nghe nhiều tiết lộ thú vị.
- Hồi nẫy cụ có nói đến ông chủ xứơng nhóm Sáng Tạo, tức
là nhà văn Mai Thảo. Cụ quen ông này không, và theo cụ, ông ấy là ngừơi như thế nào?
Cụ Thi nhìn ngừơi vừa đặt câu hỏi, rồi đáp:
- Bà hỏi tôi «ông ấy là ngừơi như thế nào» là sao? Bà
muốn biết ông ấy có đẹp trai không, cao hay thấp, béo hay gầy, có vợ chưa; hay muốn biết về tính tình ông ấy?
Mọi ngừơi cừơi rộ. Một bà khác nói:
- Thì cụ biết gì về ông ấy, xin cứ nói đi.
- Tôi thấy các bạn văn của ông ấy nói rằng ông là ngừơi
mục hạ vô nhân - dứơi mắt không ngừơi, vẫn tự coi mình như một núi Thái Sơn trong làng văn học miền Nam. Về diện mạo thì không thuộc loại đẹp trai. Và hiện vẫn sống độc thân.
- Ông Võ Phiến cũng là một nhà văn lớn và có danh vọng?
- Đã đành! Ông Võ Phiến viết nhiều thể loại, từ truyện
ngắn đến truyện dài, tùy bút, biên khảo, phê bình văn học. Nhưng ông không viết truyện dài đăng báo hàng ngày. Có ngừơi coi truyện dài đăng báo hàng ngày không phải là văn chương theo nghĩa đúng đắn chân chính, vì phải viết vội, chẳng ra gì cả.
- Tính tình ông Võ Phiến ra sao?
- Ổng tỉ mỉ, nhận xét tinh tế nhưng thù dai, có vẻ nhún
nhừơng không muốn đụng chạm với ai, nhưng cũng có cái kiêu ngầm, cũng gai góc ngầm.
Hiền thắc mắc:
- Nghe nói ông Thanh Tâm Tuyền lập dị và cũng khinh
ngừơi, phải không cụ?
- Tôi cũng chỉ nghe nói là ông này kiêu ngạo và khó khăn,
và rất hà tiện lời khen ngừơi khác. Chẳng những thế, ông còn chê cả ông Võ Phiến lẫn các bạn văn của ông là những nhà văn viết truyện dài năm trang, những nhà văn không có sách xuất bản.
- Ối giời ơi! Sao ông này khinh ngừơi thế?
- Vâng. Nhưng điều làm tôi kinh ngạc là ông chê những
ngừơi viết văn sáng sủa và ông chủ trương phải viết thật khó hiểu mới là có tài.
- Có đúng không cụ? Cụ có nghe ông ấy nói như thế?
- Tôi nghe các nhà văn bạn ông ấy kể rằng ông ấy chê các
ông kia là «những ngừơi con nít viết văn. Viết cái kiểu gì mà đọc lên hiểu liền, hiểu ngay không cần phải suy đoán». Theo ông ấy «một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm đọc xong ngừơi đọc không hiểu tác giả muốn nói gì, muốn trình bày một quan điểm gì. Đó mới đúng là một cuốn sách hay».
- Ông này làm thơ cũng lập dị lắm phải không cụ?
- A, tôi không hiểu theo các ông các bà thì thế nào là
lập dị. Nhưng đây là một bài thơ của ông ấy:
Tôi buồn khóc như buồn nôn
Ngoài phố
Nắng thủy tinh
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền
Buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đừơng
Tôi xin một chỗ ngồi thầm kín
Cho đứa nhỏ linh hồn
Sợ chó dữ
Con chó đói không màu.
Một nữ giáo sư kêu lên:
- Trời ơi! Thơ với thẩn gì mà ghê quá vậy? Đúng là ông
này cố tình viết để ngừơi đọc không hiểu nổi. Cụ còn nhớ bài nào khác không cụ?
- Nhớ nhiều chứ, nhưng sợ đọc ra các ông các bà nghe mà
vỡ bung cái đầu, hoặc phát điên thì khổ.
- Không đâu. Xin cụ cho nghe một bài nữa đi.
- Bài sau đây ông ấy tặng ông Doãn Quốc Sĩ:
Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
Lữơi lê thấu phổi
Tim còn nhẩy đập
Nhịp ba, nhịp ba, nhịp ba
Tình yêu, tự do, mãi mãi
Anh về ngồi dứơi vừơn nhà
Cây liền kết trái
Có ngừơi cầm súng bắn vào đầu
Đạn nổ nhịp ba
Không chết
Anh ngồi nhỏm dậy
Khoẻ mạnh lạ thừơng.
Mọi ngừơi cừơi ồ. Ông Vận dạy Vạn vật nhận xét:
- Thơ kiểu này thì “siêu” thật! Ông thi sĩ này một là lập
dị, hai là khùng nặng. Tôi dạy về cơ thể học, chẳng biết tim đập nhịp ba là nhịp gì cả!
Bà Hoa dạy Toán thắc mắc:
- Thơ như thế mà cụ đọc và nhớ thì giỏi thật. Cụ nhớ để
làm gì hả cụ?
- Tôi đọc vì tò mò. Tính tôi hay đi tìm những cái gì lạ
lùng, kỳ cục.
Minh ngồi yên từ đầu để nghe, bây giờ mới lên tiếng:
- Cụ Thi ơi! Cụ giỏi về văn học quá, sao cụ không viết
văn, làm thơ? Hay là cụ có viết nhưng giấu và dùng bút hiệu?
- Không. Tôi chẳng viết gì cả. Có thể khi về hưu rảnh
rang tôi viết lai rai để mua vui thôi. Cũng như chơi chim, trồng hoa ấy mà. Viết vì sự thôi thúc thấy cần giãi bầy về một vấn đề nào đó, chứ không làm cái nghề cầm bút.
- Sao lạ thế hả cụ?
- Cổ nhân đã có câu «Lập thân tối hạ thị văn chuơng».
Muốn lập thân mà chọn nghề văn chương thì chỉ có «mạt» thôi. Không thể sống bằng ngòi bút đựơc.
- Các văn sĩ, thi sĩ đựơc trọng vọng lắm chứ cụ?
- Vâng. Cũng chỉ là cái danh «hão» thôi. Từ ngàn xưa,
quý vị có thấy nhà văn nhà thơ nào giàu không? Sống lận đận lắm. Họ đúng là những con tằm, rút ruột nhả tơ cho ngừơi đời có những tấm lụa đẹp. Nhưng cái thân con tằm có ra gì! Các thi sĩ, văn sĩ lúc sinh thời sống cảnh nghèo túng. Có ngừơi khi chết không có cái hòm mà chôn. Tản Đà đấy, Nguyễn Bính đấy, Lê Văn Trương đấy, và còn nhiều ngừơi nữa, kể không hết. Nếu có ngừơi đựơc đời vinh danh thì thừơng là sau khi họ đã chết rồi, xanh cỏ từ lâu rồi.
- Vẫn có nhiều nhà văn giàu lắm chứ cụ. Ví dụ Duyên Anh,
vợ chồng Nhã Ca - Trần Dạ Từ.
- Vâng, thưa ông ngoài vài ngừơi như họ, còn những ai
nữa? Và xin ông nhớ cho là những ngừơi này không phải là nhà văn, nhà thơ thuần túy, mà họ còn là nhà báo. Tôi ngờ rằng họ giàu vì làm báo chứ không vì làm văn. Mặt khác, khi có tiền rồi, họ tự xuất bản lấy tác phẩm của mình. Có như thế mới có lời. Tất cả những nhà văn khác, vốn dĩ đã nghèo không có tiền để tự xuất bản, phải giao sách cho các nhà xuất bản. Bọn đầu nậu này ăn hết. Cho nên nghèo vẫn hoàn nghèo.
- Cụ bảo nhà xuất bản họ ăn chặn hết tiền tác quyền của
nhà văn?
- Đúng thế. Và nguyên nhân thứ hai nữa là tình trạng dân
trí mình kém, rất ít ngừơi đọc sách, số ngừơi mua sách mà đọc lại còn ít hơn.
- Xin cụ nói rõ hơn cho chúng tôi hiểu.
- Vâng. Tôi lấy một thí dụ nhé: nhà văn A. đưa cho một
nhà xuất bản tác phẩm của mình. Nếu ông A đã nổi tiếng rồi thì thừơng là đựơc chấp nhận ngay. Nếu ông A chưa có tác phẩm nào, ông chưa có tên tuổi, sẽ có nhiều phần là tác phẩm bị từ chối, trừ trừơng hợp nó thật hay, hoặc đựơc một ngừơi có thế lực giới thiệu. Bây giờ giả sử tác phẩm đựơc nhận in. Nhà xuất bản sẽ trả cho ông A trung bình là 10% trên giá thành cuốn sách. Nghĩa là nếu cuốn sách đề giá 100 đồng chẳng hạn, thì tác giả đựơc 10 đồng ! Trong khi ấn phí cuốn sách chỉ bằng khoảng 1/5 hay 1/6 giá thành. Ở nứơc ta hiện nay, thừơng thừơng họ chỉ dám in từ 3000 tới 5000 cuốn. Nếu bán chạy, mới in thêm.
Ông Sĩ dạy Toán ngạc nhiên:
- Sao in ít thế? Tôi tửơng phải in vài chục ngàn cuốn hay
cả trăm ngàn chứ?
- In thế thì lỗ vốn chết. Ngừơi mình ít đọc sách lắm. Nó
không phải là một nhu cầu của họ. Thời Tản Đà, một tác giả cũng chỉ in khoảng 4000 cuốn. Mấy chục năm sau, bây giờ các tác giả cũng chỉ dám in chừng đó. Sách nào ăn khách lắm, tác giả nào nổi tiếng lắm, chỉ dám in tới 7 – 8 ngàn cuốn.
- Thế thì tệ quá! Tôi thấy các nhà văn Tây phương giàu
lắm.
- Đúng thế! Một nhà văn trung bình ở phương Tây cũng có
thể cho in cả trăm, hay vài trăm ngàn cuốn. Cũng với mức 10% nhà xuất bản trả cho tác quyền, mỗi tác phẩm đem về cho tác giả vài trăm ngàn đô-la dễ như chơi. Nếu lại là một cuốn bán chạy, hoặc best seller, in ra vài triệu cuốn thì tác giả thành triệu phú một sớm một chiều. Vì đọc sách là một nhu cầu của ngừơi dân. Thiếu món ăn tinh thần, họ không chịu đựơc. Dân mình “nhịn” quen rồi! Nhịn cả món ăn vật chất lẫn tinh thần. Lại còn tệ nạn cho mứơn sách nữa. Hoặc một ngừơi mua sách, đọc xong cho nhiều ngừơi khác mựơn. Như thế nhà văn làm sao sống đựơc.
- Chắc vì vậy cho nên ông Nguyễn Vỹ đã phải than rằng
“nhà văn An Nam khổ như chó!”.
Một bà dạy Sử Địa đạt câu hỏi:
- Nhà văn ngoại quốc dễ làm giàu, phải chăng vì nhà xuất
bản trả tiền bản quyền cao?
- Không đâu. Thừơng phải là quen thuộc, hay nổi tiếng mới
đựơc nhận in. Còn dân mới viết dễ bị chèn ép. Và dù nổi tiếng hay không, cũng chỉ đựơc trả khoảng 10% thôi. Có ngừơi bị dìm giá còn 8%. Nhưng cũng có ngừơi đựơc trả tới 12%. Ở Việt Nam cũng vậy. Nhưng nhà văn ngoại quốc dễ giàu là nhờ số ngừơi mua sách nhiều.
Chuông báo hiệu giờ học bắt đầu. Các nhà giáo lại lục tục
lên lớp. Vài ngừơi vẫn còn bàn tán về số kiếp các nhà văn.
19
Chiếc xe lam không có khách đang chạy bên kia đừơng về
hứơng chợ Biên Hoà vòng lại ngừng trước mặt năm ngừơi. Thấy xe trống, Trung, Khải, Hiền, Dương và Minh leo lên ngồi. Tài xế quay lại hỏi:
- Đi đâu các thầy?
- Dữơng Trí Viện.
Hình như ngừơi tài xế không hiểu rõ, nên hỏi lại:
- Nhà thương điên Biên Hoà hả?
- Ừ, đúng rồi.
Chiếc xe lao đi, máy nổ váng cả tai. Khải nói nhỏ đủ cho
các bạn nghe:
- Dữơng Trí Viện là tiếng Hán Việt. Nói nôm na “Nhà
thương điên” họ mới hiểu.
Ông tài xế gợi chuyện:
- Các thầy vô thăm ngừơi quen?
Minh vốn tính hay đùa, chỉ Hiền:
- Không. Chúng tôi đưa ông này vô nằm trong đó. Ông ấy
điên nặng.
Hiền mỉm cừoi không nói gì. Ngừơi tài xế nhìn Hiền có vẻ
hoài nghi vì không thấy Hiền có hiện tựơng gì là một ngừơi điên cả. Thấy ông ta có vẻ định hỏi Hiền, Minh chặn ngay:
- Ấy chớ nói gì với ông ta. Ai hỏi là ông ấy chửi đấy!
Ngừơi tài xế hơi bối rối, vội quay đi. Khi cả bọn cừơi
lớn, ông ta mới biết là bị đùa, cũng cừơi.
Xe chạy qua trừơng Khiết Tâm mới, trừơng Trịnh Hoài Đức,
rồi Ngã Ba Vừơn Mít. Dương hỏi:
- Tại sao chỗ này gọi là Vừơn Mít hả ông tài?
- Dạ tại hồi xưa ở đây có nhiều cây mít lớn lắm.
Tới nơi, xe vòng qua bên kia đừơng, thả năm ngừơi xuống
ngay trứơc cửa Dữơng Trí Viện.
Vì đã có hẹn với ông Quý, Tổng giám thị của Dữơng Trí Viện từ trứơc rồi, nên Trung dẫn anh em đi thẳng vào, băng qua một khoảng khá rộng lác đác trồng những khóm hoa đựơc chăm sóc cắt tỉa cẩn thận.
Ông Quý khoảng 55 tuổi, vẻ mặt chịu đựng, hiền hòa, nói năng ôn tồn. Có thể nói rằng con ngừơi này rất thích hợp với khung cảnh một nhà thương điên, nơi mọi trú nhân đều cần tình thương, sự thông cảm và sự đối xử nhẹ nhàng khoan dung. Nơi làm việc cua ông là một căn phòng mỗi chiều khoảng 4 mét, bầy biện giản dị với màu sắc dịu, làm mát mắt.
Trung lên tiếng trứơc:
- Hôm nay anh em chúng tôi đến thăm ông và nơi này, vì
nghe nói đây là một Dữơng Trí Viện đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương.
- Vâng, đúng vậy. Dữơng Trí Viện này đựơc thành lập từ
năm 1915 bởi ngừơi Pháp để chữa trị cho những bệnh nhân thần kinh.
- Như thế là nó đã ra đời khoảng hơn 50 năm trứơc đây. Có
vẻ như nó nằm trên một khu đất khá rộng, nhưng sau bấy nhiêu năm sự phát triển của nó không nhanh bằng các bệnh viện đa khoa.
- Dạ đúng vậy. Tuy diện tích rất lớn, khung cảnh yên tĩnh thích hợp cho việc chữa trị bệnh thần kinh, nhưng ngân sách eo hẹp nên nó không phát triển nhanh đựơc.
- Xin ông cho biết sơ qua về lịch sử bệnh viện này.
- Vâng. Bệnh viện này ra đời năm 1915 với tên là Asile d’alienés, tức Trú Xá Ngừơi Điên. Vùng đất này thuộc địa phận ấp Bầu Hang, Xã Bình Trứơc. Trứơc khi nó đựơc trao cho ngừơi Việt Nam điều hành quản trị, đã có 8 vị giám đốc ngừơi Pháp, và một là ngừơi Nhật vào thời Nhật đảo chánh Pháp và chiếm đóng Việt Nam. Đến năm 1947 có một giám đốc ngừơi Việt đầu tiên là bác sĩ Nguyễn Văn Hoài. Ông về đây từ năm 1929 nhưng đến năm 1947 mới lên làm giám đốc.
Khải hỏi:
- Bác sĩ Hoài nghe nói là ngừơi giỏi và yêu nghề lắm? Ông ấy ngừơi vùng nào vậy?
- Bác sĩ Hoài ngừơi Vĩnh Long. Ông tốt nghiệp trừơng Cao Đẳng Y Khoa Hà Nội năm 1919. Sau thời gian làm việc tại các tỉnh Vĩnh Long, Long Xuyên, Tây Ninh, Sài Gòn, năm 1926 ông sang Pháp học về Khoa Tâm Lý tại đại học Sorbonne. Tốt nghiệp từ Sorbonne, năm 1929 ông về Việt Nam và phục vụ tại đây cho tới khi qua đời.
- Thế là hầu như cả cuộc đời ông cống hiến cho bệnh nhân tâm thần!
- Dạ đúng vậy. Bác sĩ Hoài là một lương y đúng nghĩa và cũng có tấm lòng của một từ mẫu. Ông dùng sở học của mình tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân tâm thần, vì theo ông, họ là những con ngừơi đáng thương nhất. Chính bác sĩ Hoài đã cùng bác sĩ Pháp Pierre Dorroll cộng tác phát minh và chế tạo ra cái máy électrochoc – máy điện kinh - từ năm 1942, do đó giúp ích rất nhiều cho việc chữa bệnh bằng phương pháp điện trị.
Hiền có vẻ áy náy và quan tâm đến thân phận ngừơi bệnh tâm thần:
- Ngoài các phương pháp trị bệnh như cho dùng thuốc, cho
chạy điện v.v… còn có cách nào khác đựơc đem áp dụng không?
- Vốn tốt nghiệp khoa tâm lý, lại là ngừơi Việt nên bác
sĩ Hoài rất rành về những vấn đề rắc rối liên quan đến các yếu tố như tập quán, phong tục, địa phương, cũng như hoàn cảnh gia đình, tâm sự riêng tư của từng bệnh nhân; do đó giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị. Theo ông, cần tạo ra một không khí thoải mái, dễ chịu, làm sao cho ngừơi bệnh cảm thấy yên tâm khi sống trong khung cảnh đó. Bởi vậy, ông cho tạo lập những cảnh trí thiên nhiên, chẳng hạn trồng nhiều bồn hoa rải rác trong khuôn viên bệnh viện, đào một hồ dẫn nứơc từ suối vào để cho bệnh nhân tắm và bơi lội. Ông cũng cho đặt nhiều ghế đá cho bệnh nhân đi dạo có chỗ ngồi nghỉ, ngắm cảnh. Nhờ vậy họ thấy thoải mái, không có cảm giác bực bội vì bị giam nhốt trong các phòng.
Minh hỏi tiếp:
- Ngoài những phương tiện như vừa kể, còn có gì khác để
cho bệnh nhân hoạt động để vừa có lợi về tinh thần vừa có lợi về thể lực không?
- Bác sĩ Hoài chú tâm mở rộng các khu trại. Ngoài ra còn
lập nhà máy, một trại chăn nuôi, lập các cơ xửơng dạy cho bệnh nhân biết các nghề như nguội, mộc, rèn, điện. Nhờ vậy họ có một nghề để sau này rời trại ra ngoài, hy vọng họ có thể tự kiếm sống như một ngừơi bình thừơng. Trong thời gian còn ở đây, họ cũng làm việc trong các xuởng và trại chăn nuôi, và đựơc trả lương. Tiền đó họ dùng tiêu vặt, còn lại để dành làm vốn khi đựơc rời trại. Đựơc làm việc, đựơc hoạt động, bệnh nhân cảm thấy khuây khỏa. Đó là một cách chữa bệnh ngoài thuốc men và điện trị.
Trung góp ý:
- Theo tôi, mỗi bệnh nhân tâm thần đều có một nguyên nhân
đưa họ vào tình trạng điên loạn, mất trí. Cho nên nếu ngừơi thầy thuốc hiểu rõ đựơc cái nguyên nhân đó thì có thể tìm cách an ủi, khuyên giải, làm cho họ bớt hoặc hết bệnh.
- Thầy nói đúng. Chính bác sĩ Hoài là ngừơi chủ trương
như vậy. Cho nên ông cố tìm hiểu hoàn cảnh của từng bệnh nhân, rồi tùy điều kiện mà khuyên giải họ như một ngừơi thân thiết. Nhờ vậy giúp họ sớm bình phục. Ông thừơng đi xe đạp vòng vòng quanh trại, dừng lại nói chuyện, hỏi thăm từng bệnh nhân. Ông đối xử với họ như một ngừơi bạn thân. Ông bảo tâm hồn ngừơi điên giống như một đứa trẻ con. Cho nên phải đối xử với họ nhẹ nhàng, vui vẻ. Ông luôn luôn bỏ trong túi một nắm kẹo. Có khi gặp một bệnh nhân đang ngồi khóc, ông dừng lại an ủi, vỗ về như dỗ đứa trẻ con, rồi cho kẹo. Thế là họ vui ngay.
Dương nhận xét:
- Một thầy thuốc như thế mới đúng là “lương y như từ
mẫu”. Tôi ít thấy có đựơc một bác sĩ như vậy. Chắc hẳn thời gian bác sĩ Hoài phục vụ ở đây, bệnh viện này phát triển nhiều và bệnh nhân đựơc chăm sóc chu đáo và cảm thấy sung sứơng lắm?
- Có thể nói cả cuộc đời của ông gắn bó với nơi này và sự
săn sóc chữa trị cho những ngừơi kém may mắn đó. Rất tiếc ông qua đời đột ngột, để lại cho mọi ngừơi nhiều tiếc thương, và ai cũng nhớ ơn ông.
- Bác sĩ Hoài ở đây bao nhiêu năm và qua đời năm nào?
- Ông về đây năm 1929. Đến năm 1947 lên làm giám đốc. Đến
năm 1955 ông chết bất ngờ vì bệnh tim mạch. Như thế là ông gắn bó với nơi này 26 năm.
- Bác sĩ Hoài chết quá trẻ, mới có 57 tuổi. Uổng quá!
- Vâng. Thật uổng. Một ngừơi tài giỏi và có lương tâm.
Sau khi ông qua đời bệnh viện này đựơc đổi tên là Dữơng Trí Viện Nguyễn Văn Hoài để ghi nhớ ơn ông. Trứơc đó nó có tên là Dữơng Trí Viện Biên Hoà.
Khải nói:
- Về sự ra đời và sự phát triển của Dữơng Trí Viện này
cũng như công đức của bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, ông Quý đã cho biết quá đầy đủ. Bây giờ xin hỏi về thành phần bệnh nhân: họ thuộc thành phần nào trong xã hội nhiều nhất?
- Họ thuộc đủ mọi thành phần xã hội. Lao động có, mà trí
thức cũng có. Có ngừơi giàu, địa vị xã hội cao, mà cũng có ngừơi nghèo, thuộc thành phần thấp kém. Nhưng những ngừơi thuộc thành phần có học có vẻ nhiều hơn. Có ngừơi vì ưu tư đối với cảnh nứơc mất, bị ngoại xâm đô hộ mà thành bệnh. Cũng có cô hay cậu vì thất tình mà thành bệnh. Nhà giáo cũng nhiều lắm.
- Trong số bệnh nhân vào đây chữa trị, có những ai nổi
tiếng không?
- Những ngừơi mà các ông có thể quen biết hay nghe tên
thì có Nguiễn Ngu Í, và Bình-nguyên Lộc. Ông này là ngừơi Biên Hòa.
Khải reo lên:
- A, đúng rồi! Thế mà mình quên mất. Ông ấy tên thật là
Tô Văn Tuấn. Vì là ngừơi Tân Uyên, tỉnh Đồng Nai, nên mới lấy bút hiệu Bình-nguyên Lộc - nai đồng bằng . Hổ xuống đồng bằng còn bỏ mạng, huống hồ nai thì bị làm thịt là cái chắc.
Mọi ngừơi cừơi vì câu nói đùa của Khải. Chàng tiếp luôn:
- À, cũng cần lưu ý qúy vị là bút hiệu Bình-nguyên Lộc
của ông, hai chữ “Bình –nguyên” có gạch nối, và chữ “nguyên” không viết hoa . Ông luôn luôn nhắc nhở như thế. Nhưng tôi nghe nói ông Bình-nguyên Lộc không có hồ sơ bệnh lý ở đây và ông không bao giờ nhận là mình mắc bệnh tâm thần.
Ông Qúy đáp:
- Đúng vậy. Đâu hồi còn trẻ, năm 1944 có một thời gian
ông bị đau thần kinh. Sau khi chữa trị, ông hết bệnh. Rồi về sau ông trở nên khó tánh, hay cằn nhằn vợ con. Ông nhìn ngừơi nhà, ngừơi thân xung quanh mà cho rằng họ mới là những ngừơi bị bệnh, còn ông thì không.
Hiền hỏi:
- Còn ông Nguiễn Ngu Í?
- Ông này là bệnh nhân chính thức của Dữơng Trí Viện.
Tên ông là Nguyễn Hữu Ngư, lấy bút hiệt là Nguiễn Ngu Í. Ông có cách viết họ Nguyễn lập dị là “Nguiễn”, và tên “Í” thay vì “Ý”. Năm 1940, ông mới khoảng 18 tuổi, đã phải vào viện. Ông đựơc chữa trị và cho chạy điện nên bệnh thuyên giảm. Ông đựơc cho về, nhưng vài tháng sau lại trở bệnh, nên lại nhập viện. Và cứ như vậy rất nhiều lần. Có những lúc ông rất tỉnh, nên đã có thời gian đi dạy học. Nhưng càng lớn tuổi, số lần trở bệnh càng tăng nhiều.
- Nhưng hai ông ấy viết văn rất … khôn?
- Đúng! Ông Bình-nguyên Lộc vẫn viết sách. Trứơc sau có
lẽ khoảng 30 cuốn. À, tôi xin nói thêm: trửơng nam của ông Bình-nguyên Lộc là bác sĩ Tô Dương Hiệp cũng phục vụ tại bệnh viện này. Còn ông Nguiễn Ngu Í khi tỉnh thì viết báo, dạy học, làm thơ.
Trung reo lên:
- A, lại nói đến làm thơ. Ông Qúy có lưu giữ đựơc trong
hồ sơ những bài văn hay thơ của các bệnh nhân không? Nhất là của ông Nguiễn Ngu Í?
- Có chứ. Chúng tôi giữ tất cả những gì mà bệnh nhân viết
hay vẽ. Để tôi tìm cho các ông xem.
Ông Qúy rảo bứơc sang một phòng khác. Một lát sau ông trở
lại với mấy tập bìa cứng đựng một số “tác phẩm” của bệnh nhân. Ông trải những bản vẽ lên bàn. Những bức họa mang màu sắc “gắt” một cách khác thừơng, nhiều khi chỏi hẳn nhau. Còn ý nghĩa thì thật là khó hiểu. Đó là sản phẩm của những trí tửơng tựơng vốn dĩ không bình thừơng, khiến cho những đầu óc bình thừơng của ngừơi thửơng ngọan lắm khi cũng hoang mang theo.
Khải lựa một vài bài thơ của Nguiễn Ngu Í cầm lên xem,
rồi đọc cho mọi ngừơi nghe:
Nhưng mà lạ quá, ôi là lạ
Ngó phía nào đây Trắng cũng theo
Trắng phủ vây tôi, tôi sợ quá
Làm sao trốn Trắng, hỡi ngừơi ôi!
Dương nói:
- Màu trắng. Đây chắc là ông viết về cái màu trắng trong
bệnh viện?
Bỗng Khải kêu lên:
- Trời ơi! Đọc hai câu này ai mà không đứt ruột:
Má ơi, con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi.
Ông Quý thêm:
- Ông ấy viết nhiều câu rất ý nghĩa. Ví dụ như hồi ông
tỉnh, dạy sử, ông viết:
Ba trăm quyển sử to dầy
Cũng không sánh đựơc một ngày tự do.
Hiền hỏi:
- Hình như Nguiễn Ngu Í mang một tâm sự u uất có liên
quan gì đó đến nền độc lập tự do của đất nứơc.
Ông Qúy đáp:
- Quả như vậy. Theo hồ sơ, cha ông là một nhà giáo tham
gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và khá thân với cụ
Huỳnh Thúc Kháng, bị Pháp bỏ tù. Ông cũng mang hoài bão chống Pháp đem lại tự do cho dân tộc, nhưng chưa tới đâu thì bị điên loạn. Khi ông cụ thân sinh ra ông qua đời, ông làm đôi câu đối tỏ rõ chí nguyện của ngừơi cha:
Mở mắt, đã thấy xiềng nô lệ
Hồn đi, còn mơ gió tự do
Trung hỏi ông Quý:
- Còn những bệnh nhân khác, họ có làm nhiều thơ không
ông?
- Cũng có một số ngừơi làm. Có những bài khá cảm động, và
có ý nghĩa lắm. Thí dụ bài này.
Ông lật lật xấp giấy, rồi đưa cho Trung xem một tập. Trung
ngạc nhiên hỏi:
- Ngừơi này muốn gửi gấm tâm sự gì đây mà viết thế này,
rồi đọc lớn:
Tôi mở quán cho đời vui chút chút
Bán ruột gan nhưng để lại tấm lòng.
Ông Quý giải thích:
- Đó là thơ của một bệnh nhân đã khỏi nhưng vẫn xin ở lại
trong viện. Câu chuyện khá thương tâm như thế này: một bệnh nhân ở trong viện quá lâu. Sau khi khỏi bệnh, anh ta không biết bà con thân thích ở đâu và có còn ai không. Anh bơ vơ nên xin với bác sĩ giám đốc cho ở lại viện coi như đây là nhà anh. Rồi anh ra chợ Biên Hoà xin tiền, để dành. Đựơc một số ngừơi bệnh nhẹ và ngừơi hảo tâm giúp đỡ, anh mở một cái quán nhỏ ở xế cửa viện, bán cháo lòng, cà phê để độ nhật và cũng để giải khuây. Quán xập xệ tồi tàn, nhưng cũng có khách vào ăn để ủng hộ anh. Có ngừơi đến vì hiếu kỳ. Anh trang trí quán bằng cách dán những bài thơ không đề tên tác giả lên vách. Hiển nhiên đó là thơ của những ngừơi điên viết.
Trung nói:
- Này các cậu nghe bài này, rõ ràng tác giả là ngừơi nặng
tình với nứơc non và có lẽ nổi điên vì nhìn bọn ngừơi buôn dân bán nứơc:
Thôi thế thế là thôi
Còn chi mà nói nữa
Rõ ràng thời binh lửa
Họ lại nói thanh bình
Chịu
Thế có nứơc làm thinh
Ai nói gì cũng mặc
Và bài này nữa, chắc cùng một tác gỉa vì cùng loại thơ năm chữ và cùng một tâm sự:
Cây gậy này hữu dụng
Khi con chó đến gần
Nó cũng sẽ đựơc dùng
Đánh bọn ngừơi bán nứơc
Khải ghé mắt đọc tờ giấy Trung đang cầm, chỉ vào một bài rồi nói :
- Đây có lẽ là tâm sự một ngừơi đàn bà bị chồng phụ rẫy
rồi đem bỏ vào nhà thương điên. Gieo vận đựơc lắm. Thật tội nghiệp. Đọan Khải đọc:
Chiều về ôm nỗi bâng khuâng
Nhớ ngừơi năm cũ chiếu chăn lạnh lùng
Chồng tôi nó bảo tôi khùng
Giấu trong giạt áo mảnh lòng đơn sơ
Giả thương ép giọt ơ hờ
Trái trăm năm rụng vần thơ khóc ngừơi
Lạnh lùng tôi xót thương tôi
Khùng điên khép kín cuộc đời từ đây
Thôi, không nên đọc tiếp nữa. Buồn quá ! Sót sa quá những kiếp ngừơi!
Khải nói xong thở dài rồi trao trả ông Qúy những bài thơ điên. Đức hỏi:
- Ông có thể cho phép chúng tôi đi loanh quanh xem sinh
hoạt của bệnh nhân đựơc không?
- Để tôi cất những giấy tờ này rồi dẫn các thầy đi.
Ông Quý đem tất cả mấy xấp bìa về phòng bên cạnh, rồi dẫn
đám thầy giáo đi qua một khu đất rộng có nhiều ngừơi. Đây chắc là những ngừơi bệnh nhẹ, không đập phá la hét nên đựơc cho ra khu sinh hoạt tập thể. Có ngừơi đi đi lại lại từ gốc cây phựơng vĩ này đến gốc cây kia. Có cô con gái mặt mũi trông dễ coi, tóc buông xõa ngang lưng, ngồi yên như pho tượng đá dứơi gốc một cây bàng cổ thụ. Một bà đứng ở góc sân đang nói một mình, tay chỉ trỏ như đang thuyết trình trứơc đám đông. Nhưng một điểm nổi bật là đôi mắt của các bệnh nhân đều như đang nhìn tận đâu đâu, mặt không lộ một nét xúc cảm nào cả. Một số ngừơi chắc hẳn thuộc loại khá tỉnh, cất tiếng chào ông Quý khi thấy đoàn ngừơi đi tới.
Khi đi qua một thanh niên vào khoảng ngoài 20 tuổi đang đứng mỉm cừơi một mình, ông Quý gọi:
- Sinh, đang nghĩ gì mà vui thế?
Thanh niên tên là Sinh bứơc từ từ đến trứơc mặt ông Quý,
nói với giọng nhẹ nhàng:
- Chào bác Quý. Cháu đang nghĩ về ông Newton đây bác. Để
cháu nói cho bác biết: định luật về trọng lực của ông ấy sai bét!
Nói tới đó, Sinh nhìn mấy ngừơi khách của ông Quý. Nó trịnh trọng tiến đến trứơc mặt từng ngừơi, dơ tay bắt tay. Khi đến trứơc mặt Hiền, nó dừng lại, nhìn thẳng vào mặt mà nói:
- Thưa ngài, tôi hân hạnh đựơc bắt tay ngài, một khoa học
gia lỗi lạc, lừng danh khắp năm châu.
Hắn nói mà miệng vẫn như mỉm cừơi. Trung hỏi:
- Em vào đây lâu chưa?
- Em xin nhắc lại với anh rằng bố em là bác sĩ đấy nhé.
Em sẽ tìm ra thuốc trị bệnh cùi một ngày gần đây thôi.
Nói xong nó để thõng hai bàn tay chúc xuống đất, rồi bảo Trung:
- Anh thấy không? Để tay thế này máu nó chảy xuống. Thế
mình dơ tay ngang thì máu chảy đi đâu? Hỏng bét rồi! Không có chỗ chảy.
Nói rồi nó cứ lắc đầu như tỏ vẻ chán nản. Ông Quý dẫn mọi
ngừơi đi vào phía trong, đến chỗ cái hồ. Một số nam bệnh nhân đang tắm dứơi hồ. Vài ngừơi ngồi trên bờ xi măng, trần truồng nhưng họ thản nhiên trứơc ngừơi lạ như thể họ không hề nhận biết có gì khác biệt giữa họ và ngừơi đối diện. Tuy sinh hoạt tập thể , nhưng mỗi ngừơi đều giữ vẻ lặng lẽ chứ không nói chuyện hay cừơi nói như những ngừơi bình thừơng. Ông Quý nói:
- Mỗi ngày, đến giờ nhất định, bệnh nhân đụơc cho ra đây
tắm. Mực nứơc đựơc giữ ở mức không bao giờ quá ngực, để đề phòng tai nạn chết đuối.
Minh hỏi:
- Nam nữ bệnh nhân tắm chung hay riêng?
- Nam nữ tắm riêng ở hai khu cách xa nhau.
Rời khu hồ tắm, đòan ngừơi tới một khu đất trống dùng làm
nghĩa trang cho Dữơng Trí Viện. Khoảng gần trăm ngôi mộ. Vài cái xây sơ sài, cũng có bia bằng xi măng ghi tên họ, ngày sinh và ngày mất. Số còn lại đắp đất cỏ mọc cao.
Khải hỏi ông Quý:
- Có phải mấy nấm mộ đựơc xây là của những ngừơi có thân
nhân. Còn những mộ đất, cỏ mọc cao là mộ vô thừa nhận?
- Đúng vậy. Những ngừơi không còn ngừơi thân, hoặc bị
thân nhân bỏ rơi thì khi chết mộ chỉ đắp đất. Viện nghèo quá không thể xây mộ cho họ đựơc, dù chỉ xây rất sơ sài. Nhưng chúng tôi cũng ráng cho mỗi ngừơi một tấm bia xi măng giản dị, để nếu sau này nếu có thân nhân của họ muốn tìm lại, thì dễ dàng hơn.
- Viện có giúp cho họ cái áo không, hay phải bó chiếu?
- Có, viện giúp cho một quan tài mộc mạc chứ không để họ
phải bó chiếu, như thế tội nghiệp quá.
- Viện có ban chung sự để làm chuyện này?
- Chỉ có một ngừơi thôi. Khi có một bệnh nhân qua đời,
chúng tôi chờ 24 tiếng đồng hồ, rồi đem chôn. Nhân viên phụ trách đào huyệt,rồi nhờ một bệnh nhân nào còn tỉnh và gần gụi với ngừơi chết nhất giúp một tay để đem quan tài đi chôn.
- Chỉ lặng lẽ như vậy thôi?
- Vâng. Lặng lẽ và nhanh chóng. Không có nghi thức gì cả.
Không nhang đèn, không cơm trứng!
Trung cất giọng trầm trầm:
- Thê thảm! Thê thảm quá! Những kiếp ngừơi khi sống đã bị
ngừơi thân và đồng loại ngoảnh mặt làm ngơ, vứt vào một chỗ biệt lập. Sống âm thầm trong cảnh bị quên lãng. Khi chết cũng âm thầm không một ngừơi tiễn đưa, không một nén nhang, không một giọt nứơc mắt tiếc thương. Những ngừơi cùi cũng bị ngừơi đời xa lánh hắt hủi, nhưng họ còn có trí khôn, và khi chết còn có ngừơi thân hay bạn đồng bệnh đưa tiễn, chứ không đến nỗi âm thầm, thê thảm, cô đơn như đám ngừơi này.
Nói xong Trung thở dài:
- Thôi anh em mình về!
Sau đó Trung quay sang ông Quý:
- Cám ơn ông Quý rất nhiều đã bỏ thời giờ quí báu và
không quản ngại giải thích, hứơng dẫn cho anh em chúng tôi đựơc rõ về tổ chức và sinh họat của Dữơng Trí Viện.
- Không có chi. Khi nào rảnh, mời các thầy lại ghé chơi.
Sau đó ông Quý đưa tiễn mọi ngừơi ra gần tới cổng mới quay
vào.
20
Mùa nóng ở Miền Nam hay có những cơn mưa rào thật bất ngờ. Có khi trời đang nắng gắt bỗng một đám mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến. Thế là bắt đầu chuyển gió hơi lành lạnh, rồi mưa ập xuống. Thừơng thừơng những trận mưa như thế này chỉ kéo dài chừng mươi muời lăm phút rồi tạnh queo và lại nắng. Nhưng cũng có khi cơn mưa kéo dài cả nửa giờ hay một giờ.
Hôm nay một trận mưa rào nhiệt đới kéo đến đúng vào giờ ra chơi khiến cho học sinh không ra sân đựơc. Họ quanh quẩn trong các hành lang của mấy dãy phòng học, hoặc ngồi lại trong lớp nói chuyện. Một số học sinh các lớp lớn lấy sách ra xem, làm bài, hay tán gẫu. Phe nữ sinh nhiều cô có quà đem theo thì lấy ra ăn. Nhưng học sinh các lớp nhỏ không thể ngồi yên đựơc. Họ la hét, chạy đuổi nhau, nhẩy cả lên bàn, rồi lấy phấn vụn ném nhau. Đến nỗi có vài ông giám thị phải đội mưa lên những lớp quá ồn ào quát mắng mới đem lại đựơc trật tự.
Phòng giáo sư bỗng trở nên chật chội hẳn, vì tất cả thầy cô đều dồn cả vào đây. Những giờ chơi trời nắng khô, phòng giáo sư không đông vì có ngừơi lên thư viện, có ngừơi đến văn phòng giám học, phòng hiệu trửơng hay chạy đây chạy đó có việc. Thành ra hôm nay phòng giáo sư cũng ồn ào không khác chi một phòng học của học sinh lớp nhỏ. Vài ông thầy đem bàn cờ tứơng vào một góc phòng ngồi đấu để cố quên cái ồn ào xung quanh. Mỗi ngừơi khi nói chuyện phải vận sức nói thật lớn mới đủ cho ngừơi đối thoại nghe hiểu ý mình.
Mưa vẫn còn tiếp tục trút nứơc thì chuông đã reo. Học sinh xếp hàng dọc theo hành lang trứơc cửa mỗi lớp, chờ thầy cô đến. Những thầy cô sẵn có áo mưa hay ô dù có thể đến lớp ngay nên các lớp họ phụ trách không phải chờ. Nhiều ông bà không mang theo áo mưa nên còn loanh quanh chạy đi mựơn mấy nhân viên văn phòng, trong khi học sinh lớp họ vẫn phải đứng xếp hàng ở hành lang mà đợi. Khải loay hoay mãi chưa mựơn đựoc gì thì may mắn có một cô giáo trẻ mở dù ra định băng qua sân lên dạy một lớp trên lầu, dãy phòng học phía sau. Lúc này chỉ còn có hai ngừơi. Khải biết rằng nếu không nhờ cô này thì chẳng còn cách nào lên lớp. Không lẽ cứ chạy băng qua cái sân rộng trong khi trời đang mưa như trút nứơc. Có lẽ cô giáo cũng hiểu hoàn cảnh của Khải nên còn lừng khừng chưa bứơc xuống sân. Khải đành phài nói:
- Cô cho tôi đi nhờ cây dù đựơc không?
- Đựơc. Anh đi chung với tôi chứ không thì ứơt hết.
Thế là hai ngừơi ghé vào đi dứơi cây dù hoa mà cô giáo
đang cầm. Bọn học trò đứng trên mấy hành làng nhìn xuống sân đựơc một dịp để trêu thầy cô nên vỗ tay và vừa la vừa cừơi vang. Sợ cô giáo ngựơng nên Khải không dám đi sát, cho nên cuối cùng Khải cũng không tránh khỏi ứơt, trừ cái đầu. Một vài nam sinh nói lớn:
- Thầy ơi, thầy đi sát vào cô không thì ướt hết.
- Cô ơi, cô che cho thầy, kẻo để thầy em ướt quá đi cô.
- Trời ơi, cái sân hẹp quá.
- Phải chi sân trừơng thật lớn thầy ơi!
Khải lờ đi như không nghe thấy. Ra hiệu cho học sinh vào
lớp, Khải đứng lại ngoài cửa lau khô mặt và thấm những chỗ quần áo bị ướt rồi mới bước vào. Thấy Khải làm mặt nghiêm, cả lớp trở lại tình trạng trật tự và bắt đầu làm việc.
Khải đang say sưa giảng bài, chợt thấy một nữ sinh ngồi ở đầu bàn khoảng giữa lớp có vẻ như hồn để ở đâu đâu, ngồi yên lặng nhìn thầy. Biết rõ đây là tình trạng tâm lý lâu lâu lại diễn ra trong những lớp lớn mà học sinh đã đến tuổi biết mơ mộng. Thỉnh thoảng lại có một cô hay một cậu nhìn thầy hay cô giáo với vẻ mặt rất lạ và đôi mắt mơ màng. Khải giả vờ như không biết, quay lên bảng viết vài chữ, rồi nói trống, không nhìn vào một học sinh nào cả:
- Trong lúc tôi giảng, tất cả phải chú ý mà nghe. Đừng để
những lời của tôi bay theo gió. Tôi không thích khi giảng mà có những ngừơi không chú ý, thả hồn tận đâu đâu. Bất ngờ đang nói mà tôi ngưng lại và hỏi, nếu không trả lời đựơc thì chớ trách tôi nhé! Nhắc mãi rồi: phải ráng học đi. Cuối năm thi rớt là khổ lắm. Đừng có mơ mộng, chẳng đi đến đâu cả. Không chú tâm học rồi hối hận không kịp đâu. Cả lớp nghe rõ chưa?
Khải hy vọng nói như vậy có thể đem lại kết quả. Lắm khi
chàng thấy thời gian qua nhanh quá. Chưa nói đựơc bao nhiêu đã hết giờ. Tuy trên giấy tờ gọi là hai giờ, nhưng thực tế mỗi giờ chỉ còn lại khoảng 50 phút. Vì còn phải trừ giờ chơi, thời gian đổi giờ để thầy cô di chuyển từ lớp này đến lớp khác. Nhất là đối với các môn chỉ học có một tiếng đồng hồ mỗi lần như công dân, sử, địa, họa, nhạc …
*
* *
Khải nhìn quanh lớp và hỏi:
- Các em còn nhớ lời tôi dặn là nên chịu khó đọc truyện,
đọc sách tiếng Anh không? Có bao nhiêu ngừơi đã thực hiện lời khuyên đó, dơ tay coi nào.
Cả lớp yên lặng có vẻ sợ bị rày la, vì lác đác chỉ có
chừng ba - bốn cậu dơ tay. Nhưng Khải không giận, vì hiểu rõ hòan cảnh học sinh Việt Nam. Một tuần chỉ học có 4 tiếng đồng hồ. Trình độ ngoại ngữ còn kém, mà còn phải học biết bao môn khó khăn khác có nhiệm số cao để hy vọng khi thi mới có lợi. Vả lại, học sinh Việt Nam chưa có thói quen đọc sách, đọc truyện thêm, dù là đọc sách tiếng mẹ đẻ. Nếu họa chăng có học sinh hiếu học muốn đọc thêm sách tiếng Anh, thì điều kiện tài chính lại không cho phép, vì sách ngoại ngữ đắt.
Một học sinh đứng lên dơ tay xin nói. Khải nhìn em gật đầu.
- Thưa thầy, đọc loại sách nào có lợi?
- Có những sách dành cho từng trình độ. Còn với học sinh
mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh thì tuỳ theo loại tuổi. Với các em là ngừơi ngoại quốc học tiếng Anh thì không tính tuổi. Cứ tìm sách nào dễ hiểu mà đọc, dù là những truyện của con nít bẩy- tám tuổi. Có thể các em đã biết cốt truyện rồi. Nhưng cứ đọc để học những từ ngữ mới, học ngữ vựng, và để tập đọc cho nhanh. Ví dụ truyện Bạch Tuyết Với Bẩy Chú Lùn, tất nhiên các em biết từ hồi còn nhỏ rồi. Bây giờ đọc là biết và nhập tâm ngay “chú lùn” tiếng Anh là gì, “Bạch Tuyết” là gì, khỏi cần tra tự điển.
Một em khác nói:
- Thưa thầy, em ráng đọc thử nhưng khó quá, cứ phải tra
tự điển luôn, vừa mất thì giờ, vừa mệt, vừa chán.
- Đừng đọc sách khó quá để cứ phải tra tự điển luôn tay,
sẽ mau mệt, mau chán. Hãy chọn cuốn nào tương đối dễ hiểu. Và nhớ đọc truyện, vì nhờ cốt truyện hấp dẫn làm các em không chán. Đừng đọc sách tham khảo, nó khô khan khó hiểu. Khi đọc truyện, em chỉ cần theo dõi xem nó nói gì, diễn tiến ra sao. Nếu gặp những chữ không hiểu nhưng vô hại, nghĩa là có tra tự điển hay bỏ qua, nó cũng không làm sai lạc cốt truyện, thì cứ bỏ qua, lướt đi. Ví dụ: đoạn văn tả mặt trăng nhô lên khỏi ngọn “cây bàng”. Mình hiểu hết câu, trừ “cây bàng”. Thế thì bỏ qua, muốn cho nó là “cây xoài, cây mít, cây trứng cá …” cũng chẳng sao. Mình không mất nhiều thời giờ để cứ tra từng chữ một, mệt lắm và mau nản. Trong khi đọc như thế, tự động các em nhập tâm đựơc những chữ mới do đoán ra, hay do tìm trong tự điển nếu thấy rằng chữ này cần phải tra chứ không bỏ qua đựơc. Đấy, cứ thế mà đọc, rồi sẽ thành thói quen tốt, sẽ tiến bộ rất nhanh.
Một học sinh khác nêu thắc mắc:
- Thưa thầy, sao em học mau buồn ngủ quá. Khó tập trung
tư tửơng vào bài học.
- Trứơc hết, phải nhớ là đừng ngồi một chỗ mà học. Ở nhà,
ngồi học một mình dễ ngủ gục lắm. Muốn tỉnh thì hãy đi đi lại lại, miệng đọc lớn cho tai nghe thấy. Nếu có đựơc tấm bảng thì càng hay. Đi lại, đọc lớn, chỗ nào quan trọng thì viết lên bảng. Làm như mình đang giảng bài trong lớp vậy.
Thấy cả lớp cừơi ồ vì học sinh nghe thầy mình lại bảo mình giảng bài như ông thầy làm, Khải nói:
- Tôi không nói đùa đâu. Phương pháp này rất hay. Vì khi
đi lại, ta không thể ngủ gục đựơc. Đọc lớn cho tai nghe, tay viết phần quan trọng trên bảng, sẽ giúp ta nhập tâm rất mau, và nhớ rất lâu. Đặc biệt học sinh ngữ bằng phương pháp này là tốt nhất, hiệu quả nhất. Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn học trung học như các em.
- Thưa thầy tại sao phương pháp này hiệu quả?
- Ta có mấy giác quan?
- Dạ năm.
- Năm giác quan đó tên là gì, và dùng phần nào của cơ
thể?
- Dạ thị giác dùng mắt, thính giác dùng tai, xúc giác
dùng tay, vị giác dùng lữơi, khứu giác dùng mũi.
- Đúng rồi. Bây giờ, khi học Anh văn, gặp một chữ mới,
các em hãy đọc to lên trong khi tay viết chữ đó trên bảng nhiều lần – ít nhất từ 6 tới 10 lần. Mỗi lần viết lại đọc lớn. Như thế các em đã sử dụng bao nhiêu giác quan?
- Dạ ba, kể như bốn, thầy.
- Đúng. Này nhé: muốn thấy chữ, phải nhìn, tức là dùng
thị giác. Đọc lớn là dùng miệng để đọc. Thay vì dùng lữơi nếm thì ta dùng miệng, cũng kể như dùng vị giác. Miệng đọc lớn để tai nghe, tức là dùng thính giác. Còn tay viết chữ trên bảng, thay vì sờ chữ như ngừơi mù, thế là dùng xúc giác. Chỉ trừ khứu giác không dùng tới, vì chữ không có mùi thơm hay thối. Thế là ta dùng tới bốn giác quan. Bất cứ khi tiếp cận với một vật gì mới lạ, nếu ta dùng tới càng nhiều giác quan, ta càng nhớ dai! Đó, chân lý là thế. Vậy từ nay, hãy nhớ cách học này để áp dụng cho mọi môn học. Đặc biệt để học sinh ngữ. Đó là phương pháp hay nhất.
Cả lớp bàn tán xì xào, xuýt xoa. Khải hỏi:
- Có ai thắc mắc gì không? Có ai còn hoài nghi không?
Cả lớp đáp:
- Dạ không, thầy.
- Tốt. Tôi chúc các em thành công với phương pháp này.
- Thưa thầy!
- Còn gì nữa? Có thắc mắc hả?
- Dạ không. Xin thầy …
- Chi đó?
Tên trửơng lớp đứng dậy cừơi cầu tài:
- Dạ bữa nay cũng sắp hết năm học rồi thầy. Còn hai ngày
nữa thôi. Lớp chúng em năm nay không phải thi. Bây giờ còn có mấy phút, xin thầy … xả cho tụi em ra sớm chút.
Khải nhìn đồng hồ: còn năm phút nữa chuông mới reo. Nghĩ
bụng lớp này đệ Tam, không phải học thi, thôi cho chúng ra sớm một chút rồi mình xuống phòng giáo sư uống nứơc, khát quá. Khải nói:
- Cho ra sớm mấy phút. Nhưng không đựơc làm ồn nhé. Để
cho mấy lớp bên cạnh ngừơi ta học.
- Dạ… Dạ…
- Dạ cám ơn thầy …
Thế là cả lớp gần bốn chục tên con trai lộc ngộc túa ra
hành lang. Khải thở phào, ngồi xuống ghế ký vào cuốn sổ trứơc mặt.
Bỗng ngoài hành lang có tiếng hợp ca:
Nếu hỏi rằng em yêu ai
Thì em rằng em yêu ba này
Thì em rằng em yêu má này
Yêu thầy, yêu cô, yêu hết mọi ngừoi
Rồi một tên cất cao giọng:
Nhưng, yêu nhất là … cô giáo cơ!
Khải kêu thầm “thôi chết rồi!”, đoạn đứng bật dậy, vơ vội
mấy cuốn sách và bứơc ra. Tới cửa, Khải vờ ho lên mấy tiếng. Chừng năm sáu tên tiểu yêu vừa từ lớp của Khải đựơc cho ra sớm, đã tụ lại ngoài hành lang phía trứơc cửa một lớp nữ sinh do một cô giáo đang đứng trứơc bảng. Đó là một cô giáo trẻ mới đổi về. Hồi cô mới về, đã mấy lần bị lầm là một nữ sinh học lớp đệ Nhị hay đệ Nhất của trừơng. Cho nên sau này cô không dám mặc áo dài trắng, vì sợ bị lầm với học trò.
Thoáng thấy bóng Khải ra, bọn tiểu yêu im ngay và biến thật nhanh. Khi Khải đi tới gần cửa phòng bên cạnh, chỉ còn nghe thấy vẳng lại những tiếng cừơi khoái trá phía cầu thang cuối hành lang. Khải nghĩ thầm: chắc hẳn cô giáo đã nghe thấy tiếng hát vừa rồi của mấy tên tiểu yêu của mình. Khải mỉm cừơi một mình:
- Thật đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.
Vào phòng giáo sư đã có bốn năm vị ngồi sẵn đang nói
chuyện có vẻ như tranh luận về một vấn đề gì đó. Một nữ giáo sư ngồi riêng ở góc phòng, đang đọc báo. Khải rót ly nước rồi đang vui trong lòng liền đem chuyện đám nam sinh của mình hát hồi nẫy kể cho mọi ngừơi nghe. Mấy ông cừơi rồi chọc Khải:
- Đáng lẽ ông phải bảo tụi nó là:”Các em không đựơc hát
như thế. Phải để cho thầy hát mới đựơc”.
Bà giáo ngưng đọc báo ngửng lên nhìn xem Khải có phản ứng gì không. Nhưng Khải chỉ cừơi không nói gì. Bỗng một nam giáo sư tỏ ý bất bình. Ông này chưa già nhưng hay tỏ ra đạo đức, và thừơng bị mọi ngừơi phê bình vắng mặt là “đạo đức giả”. Ông bảo Khải:
- Như thế mà ông không phạt chúng nó à? Học trò như thế
là vô kỷ luật. Không nghiêm cấm, chúng nó sẽ làm loạn, coi thừơng thầy cô.
Khải điềm tĩnh trả lời:
- Theo tôi, chúng nó không làm gì gọi là vô kỷ luật cả.
Trái lại, tôi cho rằng chúng nó đã biết đùa một cách thông minh. Những lời lẽ đó là của ông Phạm Duy viết, dùng lời của một đứa trẻ con nói lên tình thương yêu của nó đối với những ngừơi thân nhất. Tụi học trò này biết dùng lời đó để áp dụng vào một hoàn cảnh khác, nhưng rất đúng, không ai bắt bẻ chúng đựơc. Những đứa trẻ biết đùa một cách thông minh như thế có thể sau này sẽ khá. Vậy tại sao lại trách phạt chúng nó?
Một ông góp ý:
- Theo tôi, mấy em này nó hát như thế cũng không có gì
cần trách phạt. Miễn chúng nó không lỗ mãng, hỗn láo với thầy cô là đựơc rồi. Mình chẳng nên khe khắt quá.
Một ông nữa tiếp:
- Tụi mình hồi đi học cũng có những lúc nghịch ngợm, lắm
khi còn quá nữa chứ. Thế thì bây giờ mình cũng nên thông cảm cho học trò của mình. Học sinh Tây phương nó khen cô giáo:“Ôi! Hôm nay cô đẹp quá!”, cô giáo cũng chỉ cừơi thôi. Và còn cho đó là một lời khen làm cho cô vui mà nói lời cám ơn. Còn theo nền văn hóa của mình thì nói như thế là láo, là phạm thựơng, là có ý không tốt.
Lại thêm một ông khác xen vào:
- Tôi biết một trừơng hợp có một học sinh lớp đệ Tam
trừơng Pétrus Ký bị đưa ra hội đồng kỷ luật, chỉ vì một tội như thế này: Nó học một cô giáo mới du học ở Mỹ về. Một hôm, tên học sinh mơ mộng làm sao mà viết một câu thế này: ”Em yêu cô Khánh - tôi tạm đổi tên như vậy – “đếch” chịu đựơc!”. Rồi chẳng may nó đánh rơi mảnh giấy trong lớp. Không biết đứa bạn nào đó nhặt đựơc, đem trình cho ông Tổng giám thị. Ông này đưa nó ra Hội đồng kỷ luật nhà trừơng.
- Nó có bị đuổi học không?
- Một số vị giáo sư có đầu óc phóng khoáng đã xin cho nó.
Nó chỉ bị phạt thôi chứ không bị đuổi.
- Tôi thấy ông Tổng giám thị vô lý. Thằng học trò đó nó
có quyền bày tỏ tình cảm của nó trong khuôn khổ chấp nhận đựơc. Nó viết mảnh giấy để cho nó đọc thôi, chứ không phải để đưa cô giáo. Cứ xem lời lẽ thì biết. Như thế nó đâu có phạm tội? Chỉ không may cho nó là nó đánh rơi mảnh giấy để rồi một đứa bạn nhặt đựơc và trình ông Tổng giám thị. Thằng bạn đã là một thằng hèn, thuộc loại thích tâng công lấy điểm. Còn ông Tổng giám thị thì nhỏ nhen, vô lý. Ông ấy xử dụng quyền của mình quá đáng, và không biết thông cảm cho ngừơi khác. Ở đây, tôi xin hỏi, có vị nào dám tự hào rằng chưa hề bao giờ nhìn thấy một cô gái đẹp mà trong lòng không ước ao đựơc lấy hay đi chơi với cô đó? Quý vị chỉ khác thằng nhỏ kia ở chỗ quý vị không viết ra giấy, và nếu có viết, qúy vị không dùng chữ “đếch”, vì nó thô tục. Có đúng không?
Một ông thêm:
- Nếu tôi là ông Tổng giám thị kia, tôi sẽ gọi tên học
trò đến nói chuyện riêng, rồi khuyên nó không nên làm như thế. Cũng có thể dọa nó rằng làm thế là vô kỷ luãt, có thể bị phạt nặng như đuổi học chẳng hạn. Chắc chắn thằng nhỏ cảm động mà không dám viết bậy nữa.
- Ông làm thế là đúng. Tôi cũng chỉ làm như vậy thôi. Có
chi mà phải mang nó ra Hội đồng kỷ luật. Giả sử nó không viết ra giấy mà cứ giữ trong lòng cái mối tình câm và tạm coi như tội lỗi đó, thì có ai biết đâu. Thiếu gì những trừơng hợp tương tự các cô nữ sinh yêu vụng thương thầm ông thầy nhưng không nói ra. Rồi hết năm học, nó đi lớp khác, tự nhiên nó quên ông thầy thôi.
- Tôi cũng nghĩ như ông. Và cũng cần thêm: muốn yêu thầm,
yêu vụng thì cứ việc, nhưng đừng có ngồi mơ mộng mà lừơi học thì không đựơc. Học đã kém mà còn bầy đặt mơ mộng thì tương lai tối tăm. Cho nên hễ cứ thấy chị nào có vẻ khác thừơng là tôi giả vờ đối xử thật khó, truy bài gắt gao, để chị ấy sợ mà chú tâm vào việc học.
Lúc này đã có nhiều ngừơi vào phòng giáo sư. Bà Yến vừa vào liền hỏi:
- Các vị tranh luận chuyện gì mà hăng hái thế?
Cụ Định cừơi:
- Chúng tôi đang tranh luận xem nếu thầy hay cô giáo bị
học sinh nó yêu thầm, thì nên đối xử làm sao. Tôi chắc bà là ngừơi có nhiều kinh nghiệm về chuyện này.
- Ấy chết, sao cụ lại bảo cháu có nhiều kinh nghiệm là
nghĩa làm sao?
- Bà tha lỗi cho tôi, già cả nói năng không rõ ràng. Ý
tôi muốn nói – tôi cứ xin nói thẳng - nếu bà giảng bài mà thấy một nam sinh cứ ngồi thừ mặt ra nhìn cô giáo với cặp mắt ứơt dựơt, thì bà sẽ làm gì?
Bà Yến cừơi:
- Cháu có bao giờ thấy như thế đâu. Vả lại, mình giảng
bài thì cứ giảng, còn học sinh nó làm gì hay nghĩ gì kệ nó, miễn là nó ngồi yên nghe và không phá , là đựơc rồi. Làm sao biết đựơc mắt nó … ứơt hay khô!
Cả phòng bật cừơi vì câu nói khôi hài của bà Yến. Cụ Định nói:
- Hồi nẫy có mấy nam sinh của ông Khải đã hát cái bài …
gì đó, có câu đại khái như : em yêu thầy, yêu cô, yêu hết mọi ngừơi ; nhưng yêu nhất là cô giáo cơ! Chúng nó hát như thế ở ngoài cửa lớp của một cô giáo trẻ, tức là có ý nghịch ngợm. Giả sử nó hát trứơc cửa lớp bà, thì bà phản ứng ra sao?
- Thì lờ đi. Coi như mình không nghe thấy, miễn là chúng
nó không tỏ ra vô lễ. Thì chính tâm lý trẻ con nó cũng yêu cô giáo nhất, hơn cả cha mẹ cơ mà. Dù đây là học trò lớn, và nó hát thế là có ý này ý nọ, nhưng kệ nó là xong!
Một ông dạy Việt văn, ngứa miệng, chêm vào:
- Bà như thế là bao dung lắm đó. Phải như gặp bà Hồ Xuân
Hương thì bà ấy sẽ mắng cho là đồ ong non, dê cỏn…
Cả phòng lại vang tiếng cừơi vì biết rằng ông này có ý
chọc bà Yến. Nhưng bà này vốn tính ngay thẳng đôn hậu nên không để tâm tới những câu nói lắt léo.
Vì phòng Giám học tiếp giáp với phòng giáo sư bằng một cái cửa, ông Thanh nghe tiếng cừơi vui quá, cũng bứơc sang hỏi:
- Có chuyện chi mà quý vị vui thế?
Minh reo lên:
- A, đại diện của chính quyền đây rồi. Mời quý vị nghe
tiếng nói chính thức của quyền lực.
Nói rồi Minh kể lại sơ lựơc chuyện học trò hát Em yêu ai . Rồi hỏi:
- Ông Giám học sẽ giải quyết ra sao?
- Chúng nó hát là quyền của chúng nó. Nó bầy tỏ tình cảm
một cách lịch sự cũng là quyền của nó. Mình không phạt vì chuyện đó. Nhưng phạt vì chúng nó … làm ồn trong khi ngừơi ta đang học!
Thế là cả phòng lại ồn ào vì tiếng cừơi. Chờ cho tiếng
cừơi ngưng, một bà mới thủng thẳng lên tiếng:
- Như thế thì phải xử thầy của chúng nó về lỗi đã cho
chúng nó ra sớm mấy phút để chúng nó làm ồn. Giáo bất nghiêm sư chi đọa! Thầy dạy không nghiêm thì thầy có lỗi!
Lại một trận cừơi nữa và mọi ngừơi nhìn Khải. Khải giả vờ
làm điệu bộ sợ sệt, che mặt rồi rón rén bứơc ra khỏi phòng, bỏ lại phía sau những tiếng cừơi đuổi theo.