Không phải chỉ những nhà ven sông khi lũ lớn, nước lên cao tràn vào mới bị ngập, mà ngay cả rất nhiều nhà trong thành phố, nhà vùng nông thôn do mưa lớn nước không thoát kịp (hoặc không có chỗ thoát) cũng gây ngập lụt.
Nhiều khi, do mưa quá lớn, nước đầy nhanh, tràn vào nhanh nên chủ nhà ứng phó không xuể, không kịp chuyển đồ đạc lên chỗ cao hơn. Thường những thứ đồ điện, đồ quý giá, đồ nhỏ được ưu tiên di dời, chứ đồ lớn như giường, tủ, bàn ghế, salon, nhìn chung là đồ gỗ, phải chịu nạn, ngâm trong nước. Bọn mọt chỉ chờ có thế. Chúng rất khoái món gỗ ngâm nước.
Cách nay dăm năm, khu nhà tôi hứng chịu cơn mưa khủng khiếp, mưa lớn, kéo dài. Lại trúng lúc triều cường. Cốt nền thấp (cha bố bọn chủ dự án), vốn vùng trũng, nguyên trước kia là ruộng, nên nước tràn vào nhà. Mải cứu đồ đạc, quên mất cái tủ sách rõ to chứa cả nghìn cuốn sách. Nguyên hàng dưới cùng, trong đó có mấy chục cuốn sách quý, có cuốn đã 5 - 7 chục tuổi ngậm nước hỏng sạch. Mưa ròng rã cả tuần, chẳng thể phơi, kêu bà ve chai bả còn lắc đầu không thèm, đành rục bỏ. Tiếc đứt ruột. Căm tên Trời, không biết nó họ gì để tìm báo thù.
Cách nay dăm năm, khu nhà tôi hứng chịu cơn mưa khủng khiếp, mưa lớn, kéo dài. Lại trúng lúc triều cường. Cốt nền thấp (cha bố bọn chủ dự án), vốn vùng trũng, nguyên trước kia là ruộng, nên nước tràn vào nhà. Mải cứu đồ đạc, quên mất cái tủ sách rõ to chứa cả nghìn cuốn sách. Nguyên hàng dưới cùng, trong đó có mấy chục cuốn sách quý, có cuốn đã 5 - 7 chục tuổi ngậm nước hỏng sạch. Mưa ròng rã cả tuần, chẳng thể phơi, kêu bà ve chai bả còn lắc đầu không thèm, đành rục bỏ. Tiếc đứt ruột. Căm tên Trời, không biết nó họ gì để tìm báo thù.
Nhưng chưa dừng ở đó. Khi khô ráo rồi, làm vệ sinh tủ sách, xếp đặt lại, gia chủ cứ nghĩ thế là xong, xoa tay, giờ thằng giặc nước mà còn kéo vào, ông cứ yêu tiên tủ sách trước, còn đám tivi kệ bà nó, hay ho gì mấy cái chương trình vớ vẩn đài mậu dịch.
Điều không ngờ lại chính là thù trong chứ không phải giặc ngoài. Bọn mọt. Mấy tháng sau, tự dưng thấy nền dưới hông tủ một đống cứt mọt. Thiên hạ cứ gọi thành cứt mọt, chả hiểu có đúng không, hay nó chỉ là những vụn gỗ nhỏ li ti bằng đầu cái kim do đám mọt ăn gỗ đùn ra. Hồi tôi còn bé, bọn mọt ăn cả cột kèo, rui mè, xà ngang xà dọc trên mái nhà. Chúng ăn suốt đêm suốt ngày, bao giờ rỗng thì thôi. Giặc mọt nhiều đến nỗi tiếng nghiến răng gặm gỗ của nó cọt kẹt cọt kẹt suốt ngày đêm, đêm nghe càng rõ, nghe như từ cõi xa vọng về, rất kinh. Mà không làm gì được nó. Chả nhẽ đốt nhà. Thời đó không có thứ thuốc chuyên phun trị mọt. Anh tôi lấy thuốc trừ sâu DDT, 666, Vofatoc bôi vào, nó rút cố thủ bên trong, nhạt thuốc lại mò ra, cứ như bên trong có địa đạo, mộc đạo vậy. Thày tôi bảo lấy dầu hỏa xức cho nó, cũng không ăn thua, mà cả nhà thì suýt say dầu hỏa, say Vofatoc. Về sau làm nhà mới thì thoát nợ. Nỗi ám ảnh mọt hằn mãi tới giờ. Câu thành ngữ “mọt dân hại nước” có nhẽ bắt đầu từ con này chăng.
Lại nói cái tủ sách. Mua năm 2014, khi đó còn đi làm có tí tiền chứ không nghèo bền vững như bây giờ, những 7 triệu đồng, bằng mấy chỉ vàng. Gỗ công nghiệp được xử lý chống mối mọt (lão bán hàng cam đoan thế), dùng suốt mấy năm không nghe nghiến răng âm thanh cọt kẹt gì. Chỉ sau trận ngập, nó thành tổ mọt. Hỏi ông thợ mộc, ổng bảo gỗ bị ngập nước là món khoái khẩu của chúng; đừng hỏi chúng nó ở đâu ra; nó có mặt khắp trong nhà, cứ có gỗ, tre, sách thì tự dưng có. Trời sinh ra vậy.
Lại nói cái tủ sách. Mua năm 2014, khi đó còn đi làm có tí tiền chứ không nghèo bền vững như bây giờ, những 7 triệu đồng, bằng mấy chỉ vàng. Gỗ công nghiệp được xử lý chống mối mọt (lão bán hàng cam đoan thế), dùng suốt mấy năm không nghe nghiến răng âm thanh cọt kẹt gì. Chỉ sau trận ngập, nó thành tổ mọt. Hỏi ông thợ mộc, ổng bảo gỗ bị ngập nước là món khoái khẩu của chúng; đừng hỏi chúng nó ở đâu ra; nó có mặt khắp trong nhà, cứ có gỗ, tre, sách thì tự dưng có. Trời sinh ra vậy.
Con mọt là con sâu, chỉ bé bằng đầu cái tăm, dài khoảng nửa centimet, thân mềm, to bằng con mọt gạo. Có hôm tôi rình nó ra đùn cứt, bắt được 1 thằng. Trông mày thế kia, chẳng thấy răng đâu, mà cắn được gỗ cứng. Tôi tức mình lôi xềnh xệch đương sự ra phơi nắng trên gạch nóng, một lúc thì y tắc tử. Chưa hả giận, người bị hại còn bật quẹt ga đốt nó thành than.
Nhưng vợ chồng con cái nó chắc vẫn còn. Chả biết trong mộc đạo chật chội ấy nó “sinh hoạt” thế nào mà đẻ nhanh vậy. Lại không hề có nước uống, chỉ xơi món gỗ nhưng vẫn sống nhăn, béo mập. Thiên hạ nói rằng nước là nguồn gốc của sự sống, xưa tôi tin sái cổ, giờ thì không tin, bằng chứng là đồng chí mọt. Con tôi thì bảo, nó “uống” nước trong không khí, bố ạ.
Tôi mua bình xịt mối mọt Raid có hương hoa oải hương/lavender về xịt, cũng chỉ bớt phần nào. Bắt chước thày dùng dầu hỏa, tôi mua kim chích (mà bọn xì ke hay dùng) hút dầu, bơm sâu vào, chúng cũng chợn chút chút, sau thỉnh thoảng vẫn mò ra… ỉa. Định mua xăng RON95 phun vào rồi bật lửa đốt, có mà chạy đằng giời, nhưng lại sợ cháy âm ỉ trong đó thì bỏ bà. Chả hiểu giời xui đất khiến thế nào, hay thần nhân mách bảo, tôi lấy ớt tươi dí vào lỗ mọt, cứ dí dí cho nước ớt đậm đặc ngấm vào địa đạo. Thế lực thù địch tịt hẳn. Tạ ơn giời đất, cảm ơn ngài Nguyễn Văn Ớt.
Cái tủ ấy, chất đầy sách, chắc nặng vài tạ sách, để áp sát tường. Cứ tưởng có thiên địch ớt thì mọt toi, ai ngờ vẫn còn vài tên trong phần gỗ lưng tủ chưa bị xử, vẫn đùn cứt ra. Dỡ sách để lôi tủ khỏi vách thì hơi ngại bởi mất nhiều công sức, hiện bỉ nhân chưa biết làm thế nào. Nhưng sớm muộn cũng phải trị, đãi chúng bữa ớt tươi, không thì có ngày rỗng tủ lẫn sách (bởi sách cũng từ gỗ mà ra).
Vậy nhà nào bị ngập đồ gỗ trong bão Yoga, quên, Yagi, thế nào mọt cũng đến hỏi thăm sức khỏe, thì nhớ lưu ý món ớt nha. Hiệu nghiệm.
Gửi ý kiến của bạn