BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73959)
(Xem: 62321)
(Xem: 39516)
(Xem: 31238)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một số đề văn không chuẩn xác

13 Tháng Bảy 200012:00 SA(Xem: 883)
Một số đề văn không chuẩn xác
52Vote
40Vote
35Vote
20Vote
10Vote
3.67
Ra đề bài tập làm văn cho học sinh làm luận văn trong nhà trường thiết tưởng là điều quan trọng, không thể khinh xuất để thiếu chuẩn mực. Thế mà, lạ thay, trong cuốn "217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN" dày 627 trang, do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản với số lượng lớn lại có khá nhiều đề văn thiếu chuẩn mực sư phạm. Đây là công trình của bốn tác giả : GS. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), TS. Đỗ Ngọc Thống, TS. Hà Bình Trị và Chu Văn Sơn. Đề văn do các tác giả này ra, bài văn mẫu cũng do các vị này làm. Trên một số tờ báo, chúng tôi đã viết bài phê bình nhiều bài văn mẫu trong cuốn sách này có nhiều sai sót về nội dung lẫn hình thức, không xứng đáng làm mẫu cho học sinh noi theo. Đưa ra văn mẫu phải chăng là để bít hết đường độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học ? Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi xin chỉ ra những đề văn có nhiều lỗi sai phạm về hành văn, về tu từ, về ngữ pháp. Đề văn thầy ra không đúng thì sao lại đòi học trò làm đúng và hay bài luận được ?

Ở trang 34 có hai đề văn phải sửa cho chính xác. Đề thứ nhất :" Trong lịch sử văn học nước nhà,một số tác phẩm thơ văn xuất hiện vào thời điểm trọng đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc và được coi là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, trong đó có tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Anh ( chị) hãy phân tích bài cáo để khẳng định giá trị nói trên của nó ". Đề văn này quá rườm rà, lủng củng. Phải bỏ hết sự trùng lặp, câu văn của đề mới gọn gàng, trong sáng. Chúng tôi xin bỏ các từ sau : "có", "thơ văn", "của dân tộc" và "của nó ". Sau khi bỏ từ trùng lặp, ta được một đề văn viết đúng như sau :" Trong lịch sử văn học nước nhà, một số tác phẩm xuất hiện vào thời điểm trọng đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc và được coi là những bản tuyên ngôn độc lập, trong đó có tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Anh (chị) hãy phân tích bài cáo để khẳng định giá trị nói trên ". Đề thứ hai : " Bàn về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, có người đã khẳng định : Đây là tác phẩm có nhiều giọng điệu phong phú và hấp dẫn. Anh (chị) hãy phân tích bài cáo để chứng minh ý kiến trên". Đề văn trên không ổn ở chỗ tác giả dùng từ : "Giọng điệu " . Từ "Giọng điệu" thường được dùng ở những trường hợp không đẹp, không hay ví như : "Giọng điệu láo xược", "Giọng điệu phản động", "Giọng điệu con buôn "... Khi đưa từ "Giọng điệu" vào cho văn phong đa dạng của Nguyễn Trãi e không phải, không được. Có thể thay từ "Giọng điệu " bằng từ : "phong cách", "lối thể hiện", "âm hưởng"...

Ở trang 196 đề văn ra về Tản Đà :" Đọc bài thơ Thề non nước của Tản Đà, người thì cho rằng đâybài thơ viết về tình yêu thắm thiết của nam nữ, người thì quả quyết là tác giả nói về phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nhưng có người lại khẳng định : Thông qua câu chuyện tình yêulời thề thủy chung gắn bó của nonnước, tác giả muốn gởi gắm tâm sự đau buồn trước hiện tại tang thương của đất nướcniềm ước vọng ở ngày mai. Theo anh (chị) nên hiểu bài thơ như thế nào và hãy phân tích bài thơ để thuyết minh cách hiểu đó". Đề văn trên quả là một câu văn điển hình về sai phạm nghệ thuật tu từ tiếng Việt. Ta cứ nhìn vào những chữ nghiêng đậm trên để thấy sự trùng lặp đã khiến câu văn quá lủng củng vì thừa dấu phảy, thiếu dấu chấm câu. Chúng tôi xin bỏ bớt từ ngữ rườm rà, sửa chữa để câu cú của đề văn trên đúng văn phạm như sau :" Trước bài thơ "Thề non nước " của Tản Đà, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Người nói đây là bài thơ về tình yêu nam nữ. Người bảo tác giả viết về phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Người lại cho thông qua lời thề thủy chung yêu đương gắn bó giữa non và nước, tác giả gửi gắm tâm sự đau buồn trước đất nước tang thương và niềm ước vọng ở ngày mai. Anh hay (chị)..."Ở trang 582, có đề văn về truyện ngắn " Một con người ra đời" của M. Gorky viết như sau :" Tại sao nói "Một con người ra đời" là một hình tượng giàu ý nghĩa tượng trưng. Hãy chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của nhân vật người mẹ, đứa con, người đỡ và hình tượng đại dương trong câu chuyện ". Đề văn này hỏng ở chỗ gọi sai tên sự vật. "Một con người ra đời" là tên tác phẩm, tên truyện ngắn của Gorky học sinh phải phân tích. Nhưng người ra đề đã gọi nhầm nó là "hình tượng". Phải viết lại như thế này thì đề văn trên mới đúng logic :" Tại sao nói "Một con người ra đời" là một truyện ngắn giàu ý nghĩa tượng trưng..."

 Ở trang 610, một đề văn về lý luận văn học viết như sau :"Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học " ( SGK Văn 12, phần văn học nước ngoài và lý luận văn học -GD, 1992 ). Với kinh nghiệm đọc sách của bản thân, em hiểu ý kiến trên như thế nào ?". Câu của đề văn trên là một câu văn què cụt, thiếu chủ ngữ. " Tiếp nhận " cái gì ? - Văn học. Mệnh đề đầu của đề văn phải viết lại như thế này mới đúng :" Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc ...". Và cuối câu trích dẫn đề văn trên, cần phải bỏ từ "mà" thay bằng từ "của" : "của tác giả", đồng thời bỏ mấy chữ sau :"...Gửi cho người đọc văn học ". .. Sau khi bỏ bớt và sửa chữa, thay từ ngữ, ta được một đề văn đúng văn phạm như sau :" Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn, mới cảm nhận được thông điệp thẩm mỹ của tác giả . ( SGK Văn 12...".

Cho hay, việc ra đề văn cho học sinh làm luận không phải dễ !

Trần Mạnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn