BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76377)
(Xem: 63036)
(Xem: 40426)
(Xem: 32020)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bộ mặt thật của những tên "đại điếm " và tham nhũng chính trị sẽ trở thành lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam

31 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 3847)
Bộ mặt thật của những tên "đại điếm " và tham nhũng chính trị sẽ trở thành lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam
510Vote
41Vote
32Vote
24Vote
13Vote
3.620
Nguyễn Phú Trọng đọc ngược lại là Trọng Phú, khinh bần. Ông ta có bàn tay con gái và theo nhân tướng học đây là con người lưu manh, lươn lẹo, thủ đoạn, dã man và bảo thủ. Nguyễn Phú Trọng đảm nhận chức vị Chủ tịch quốc hội từ ngày 26 tháng 6 năm 2006. Phú Trọng là một nhà lý luận chính trị của ĐCSVN, coi trọng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản thân Phú Trọng đưa ra mỹ từ này nhưng không hiểu cụ thể nó như thế nào. Thực tế, Không thể có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mà chỉ có nền kinh tế thị trường mà Chính phủ Việt Nam đang ra sức phấn đấu để các nước công nhận. Chỉ có thể xây dựng một nước Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi.

Nguyễn Phú Trọng là người gần gũi, lưu manh và lanh lợi chính trị trước Nông Đức Mạnh. Nhiều vấn đề chính trị đã được Nguyễn Phú Trọng hà hơi nhằm củng cố Cương lĩnh của Đảng cộng sản chứa nhiều mỹ từ là tư tưởng bảo thủ, xa rời thực tiễn. Mục tiêu của Nguyễn Phú Trọng là sẽ nắm chức Tổng bí thư sau khi Nông Đức Mạnh nghỉ và chấp nhận giúp con Nông Đức Mạnh là Nông Quốc Tuấn sau này giữa chức vụ quan trọng trong Đảng.

Để mở đường tiến tới vị trí Tổng bí thư, ngay tại Hội nghị trung ương 9, khoá X, Tô Huy Rứa được bầu bổ sung vào Bộ chính trị là người cùng phe cánh về báo chí, tư tưởng và lý luận với Nguyễn Phú Trọng. Tại thời điểm này, một số người cần được bổ sung vào Bộ chính trị trong đó có phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhưng đã bị cố tình lãng quên. Chúng tôi muốn lấy ví dụ điển hình giữa hai con người này để thấy rõ bản chất đại điếm chính trị của Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Đức Kiên là người có trí tuệ, ngay ngắn, hết lòng với công việc và thực tiễn cuộc sống, với dân, với nước, chí công vô tư, có lý luận sâu sắc, có tư tưởng đổi mới, ham hiểu mọi lĩnh vực và có tài điều hành mọi công việc. Hầu hết các công việc điều hành trong quá trình họp quốc Hội là ông Kiên chứ không phải ông Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ xuất hiện trước công chúng vào những lúc như khai mạc, bế mạc, trả lời chấp vấn của các thành viên chính phủ. Do vậy, cử tri cứ tưởng nhầm tưởng Nguyễn Phú Trọng là người điều hành chính. Nếu Nguyễn Đức Kiên vào uỷ viên Bộ Chính Trị thì chắc chắn sẽ trở thành Tổng bí thư khoa XI. Đây là đối tượng chính và là trở ngại số 1 đối với Nguyễn Phú Trọng trên con đường tiến tới nắm vị trí tổng bí thư của Đảng.

Nhìn lại trước đó 3 năm (năm 2006), tại Đại hội Đảng X, Nguyễn Văn An có ý định giới thiệu Nguyễn Đức Kiên vào Bộ chính trị. Tuy nhiên, chính vì tính ngay ngắn và liêm khiết của ông Kiên sẽ không giúp gì về lợi ích vật chất cũng như địa vị sau này cho con cháu ông An sau khi ông nghỉ. Vì vậy, ông Nguyễn Văn An đã giới thiệu ông Hồ Đức Việt vào Bộ chính trị và giữ chức Trưởng ban tổ chức trung ương. Hồ Đức Việt chứa nhiều chất lưu manh, ham chơi (chơi gái làng chơi tại Trung Quốc và bị bắt quả tang đã gửi băng về cho lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam), rượu chè bê tha, tham lợi ích vật chất. Nguyễn Văn An đã hy vọng Hồ Đức Việt sẽ giữ chức Tổng bí thư vào đại hội Đảng khoá XI. Vì thế, những kẻ mua quan bán chức đã gặp Nguyễn Văn An để bón lót rồi tiếp tục đến Hồ Đức Việt để bón thúc. Rất tiếc, sự ngu dốt của Hồ đức Việt không thể nghĩ ra là ông Mạnh sẽ kết thúc vũ đài chính trị khi đại đội XI kết thúc, bản thân là phó tiểu ban nhân sự bày ra tuổi nọ, tuổi kia nhằm loại những người trên 60 cho dù họ đầy trình độ và kinh nghiệm, họ ở những cấp lãnh đạo rất khác nhau. Hơn nữa, Hồ tiếp nhận, giới thiệu và thu nạp những kẻ trẻ, thiếu kinh nghiệm và thiếu nhiệt huyết cách mạng, những kể dùng thật nhiều tiền để mua chức, mua ghế vì quan Việt Nam hiện nay cứ có ghế là có tất cả. Chính gậy ông lại đập lưng ông. Hồ Đức Việt bị những người quá tuổi, những người chân chính không bầu ông ta vào Bộ chính trị (uy tín chỉ còn 30%), và ông ta đã bị đào thải khỏi vũ đài chính trị tại Hội nghị trung ương lần thứ 14.

Tại hội nghị trung ương 12 tháng 3 năm 2010, nhằm từng bước loại Nguyễn Đức Kiên khỏi vũ đài chính trị. Mạnh và Trọng đã từng bước thông qua qui chế về trần độ tuổi, về số lần tái cử uỷ viên trung ương. Nhưng tại Hội nghị trung ương lần thứ 13 tháng 10 năm 2010, Nguyễn Đức Kiên được nhiều uỷ viên đề nghị đề cử vào chức Tổng bí thư của Đảng. Uy tín của ông Kiên lên cao và Hội nghị đó thực chất đã bị dừng đột ngột, vì nếu tiếp tục hội nghị thêm 1 ngày như hội nghị 14 thì ông Trọng và ông Tấn Dũng đã bị loại khỏi vũ đài chính trị. Vì nếu công khai uy tín lãnh đạo ngay tại Hội nghị thì vai trò của ông Kiên rất cao và việc Ông đảm một trong tứ trụ là chắc chắn. Hoặc ông sẽ là Tổng bí thư Hoặc sẽ giữ chức chủ tịch quốc hội, hoặc thủ tướng. Điều này sẽ gây cản trở cho các thế lực đại tham nhũng và đũng đoạn đất nước Việt Nam, cản trở con đường đi lên con Ông Nông Đức Mạnh và các thế lực chính trị với những nhóm lợi ích không vì dân, vì nước, không vì dân tộc Việt Nam. Ví dụ, Phạm Quang Nghị đã biếu Nguyễn Phú Trọng 10 triệu đô la để nhờ Ông Trọng giới thiệu ông Nghị vào vị trí Chủ tịch Quốc Hội. ông Hị lấy tiền ở đâu ra mà nhiều thế ư. Xin lấy ví dụ: Con ông Nguyễn Văn Trọng nguyên là phó ban đối ngoại trung ương Đảng là Nguyễn Anh Tuấn được ban thường vụ thành uỷ Hà Nội thông qua bổ nhiệm vào vị trí phó văn phòng uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nguyễn Thịnh Thành là Chánh văn phòng uỷ ban rất sợ Anh Tuấn về sẽ thay mình nên đã gặp ông Nghị và lót tay ông 700 ngàn đô la để trông cậy ông không ra quyết định cử Anh Tuấn giữ chức phó văn phòng uỷ ban. Chúng đang biến câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ “nhà nước của dân, do dân và vì dân” thành “nhà nước của dân, do dân và vì dân bầu thì dân phải chịu”.

Trong các kỳ họp bộ chính trị tháng 10 và tháng 11, uy tín của Nguyễn Đức Kiên rất cao.. Trong Quốc Hội, uy tín của Nguyễn Đức Kiên cao đến nỗi Phú Trọng và Tấn Dũng phải choáng váng. Đây là một bài toán khó đối với Nguyễn Phú Trọng và Tấn Dũng. Mặc dù, Nguyễn Phú Trọng không ưa gì thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng không còn con đường nào khác, hai đại lưu manh này phải liên kết với nhau.

Thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đơn xin thôi giữ chức Thủ tướng lên Nông Đức Mạnh kèm theo một số tiền để sống vài đời, với lời nhắn anh cho đơn vào túi và thông qua Bộ chính trị để em vẫn được ở lại. Việc này được một thái thượng hoàng phát hiện nhưng việc thông qua Bộ chính trị (Tên cúng cơm là: Bò – Cáo – Thỏ” đã được ông Mạnh “trót” làm mất rồi. Thứ hai: trong quá trình họp Quốc hội từ 20 tháng 10 năm 2010, các đại biểu quốc hội đã chấp vấn nhiều về Vinashin và nhiều việc khác. Việc này gây đau đầu cho Tấn Dũng. Khi Thủ tướng trực tiếp trả lời, chỉ với 3 câu hỏi đầu tiên đã làm cho Tấn Dũng tái mặt, không trả lời nổi. Dũng phải ú ớ khẳng định “Vinashin – Trả nợ năm nào, bao nhiêu, thì thưa các đồng chí: Tôi không làm được điều đó, mong các đồng chí thông cảm!”. Để cứu cho Tấn Dũng nhằm ghi thêm điểm cho mình, Phú Trọng chỉ gọi những người cùng phe mình và phe Dũng hỏi những vấn đề Dũng đã chuẩn bị trước, trong những lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo nhằm chiếm lấp thời gian chất vấn. Phú Trọng đã kết luận à ơi nhằm tranh thủ sự ủng hộ của phe Dũng và tranh thủ điểm chấm của mọi người. Trọng bác yêu cầu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là thành lập đoàn độc lập của Quốc hội giám sát Vinashin. Nực cười thay, Thủ tướng hùng hồn tuyên bố trước Quốc hội và nhân dân rằng nợ nước ngoài của Vinashin đã được giãn sang năm 2011, trong khi các ngân hàng nước ngoài cho đến nay vẫn yêu cầu Vinashin trả nợ đúng hạn vào tháng 12 năm 2010. Đây là bài mị đại biểu và cử tri để tránh gặp phải những hóc búa, những điểm chết khi trả lời chấp vấn. Hai đại lưu manh, đại điếm về chính trị đã thành công màn trình diễn hoàn hảo trước cử tri và các đại biểu Quốc Hội.

Các cuộc họp bộ chính trị tiếp theo, từng bước Phú Trọng và Tấn Dũng lấn sân, đưa ra một loạt vấn đề cần thay đổi trong cương lĩnh với các kiểu dân chủ Mỹ hay Trung quốc nhằm chiếm điểm trong Bộ chính trị.

Để uy hiếp Bộ chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dựng chiêu bài “nháy” một vài ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi lên 17% trong thời gian họp Bộ chính trị, đồng thời cho một số người gửi tiền nhiều từ vài ngày trước đó rút tiền hàng trăm tỉ đổng một lúc tại một phòng giao dịch (người rút nhiều nhất là 170 tỉ đồng) làm cho hệ thống ngân hàng rối loạn nhằm tăng sức ép lên Bộ chính trị. Với hơn 4 tỉ đô la có trong tay, cựu thủ tướng thạc sỉn của Thái Lan đã làm khuynh đảo chính trường Thái Lan thì việc tài sản của Nguyễn Tấn Dũng khoảng 6 tỉ đô la (con số này tương đương với tài sản của Nguyễn Sinh Hùng và Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh là Lê Thanh Hải) làm khuynh đảo chính trường Việt Nam đã điều dễ như trở bàn tay. Đúng là một hành động ghê tởm chỉ vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc.

Hơn nữa, Tấn Dũng đã biếu Nguyễn Văn Chi 500 ngàn đô la nhằm nhờ anh hạn chế và cho qua kết quả kiểm tra đảng trong vụ Vinashin. Điều này đã giúp Sinh Hùng và Tấn Dũng cùng ở lại Bộ Chính Trị (tất nhiên bằng tiền, bằng liên kết làm ăn và những lời hứa hẹn với một số uỷ viên trung ương hám lợi như Đinh La Thăng – chủ tịch tập đoàng dầu khí chẳng hạn).

Nguyễn Sinh Hùng hàng ngày gia đình ông ta và người thân ăn cơm ở khách sạn Hilton, nhưng vẫn tuyên bố hùng hồn vì dân vì nước, hùng hồn tuyên bố khổng thể không làm đường sắt cao tốc, hoặc nếu loại trừ hết những người tham nhũng lấy đâu ra người làm việc. Việc Sinh Hùng tuyên bố là nhằm thực hiện con bài của Tấn Dũng, liên kết làm ăn nhằm kéo 60 tỉ đô la từ nước ngoài về (Từ Nhật và Mỹ để chia nhau) mặc dù phải chấp nhận một số điều kiện không có lợi cho dân, cho nước.

Than ôi! Nếu Hồ Tôn Hiến trong tác phầm Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du có sống lại cũng phải vái lạy sự vô liêm sỉ của các đại điếm chính trị này. Hồ Tôn Hiến còn biết liêm sỉ và than rằng:

Nghĩ về phương diện Quốc gia

Ban trên nhìn xuống, người ta trông vào.

Đáng tiếc thay, Sinh Hùng được đề cử vào vị trí Chủ tịch Quốc hội. Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Việt Nam về chất lượng đội ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước. Hai đại lưu manh Sinh Hùng và Tấn Dũng sẽ đũng đoạn và chi phối mọi hoạt động của hành pháp, lập pháp. Các đại dự án cứ việc thông qua, các nhũng nhiễu bị vùi dập và muôn đời sau con cháu trả nợ không hết.

Mặc dù vậy, trong cuộc họp Bộ chính trị ngày 16 tháng 12 năm 2010 vừa qua (bên lề Hội nghị trung ương 14), Nguyễn Đức Kiên vẫn được đề cử giữ vị trí Phó chủ tịch Quốc hội phụ trách Kinh tế và đề cử bí thư trung ương Đảng.

Trong cuộc họp này, Nguyễn Phú Trọng được Nông đức Mạnh giới thiệu giữ chức Tổng bí thư của ĐCSVN.

Ngay tối hôm đó, với vai trò Tổng bí thư mới, Nguyễn Phú Trọng muốn thanh lọc những trở ngại sau này đã thay đổi vị trí của Nguyễn Đức Kiên bằng Nguyễn Văn Giàu (hiện là thống đốc ngân hàng nhà nước), một người kém hiểu biết sâu sắc về kinh tế. Đây là thoả thuận giữa Phú Trọng Và Tấn Dũng nhằm đưa người phái thân Dung lên vị trí của ông Kiên. Ông Giàu lên vị trí của ông Kiên sẽ giúp giảm sức ép từ Quốc hội lên Dũng và Chính phủ khi các sự việc xấu mà Chính phủ không kiểm soát được tiếp tục xảy ra như với Vinashin. Nguy cơ xảy ra giống Vinashin và gấp hàng chục lần Vinashin như ngân hàng Phát triển Việt Nam BIDV. Hơn nữa, đây là bước đi chắc chắn để loại Nguyễn Đức Kiên, vì sợ rằng giữa nhiệm kỳ Phú Trọng nghỉ thì Ông Nguyễn Đức Kiên có thể lên thay hoặc anh Trọng sẽ không thức hiện được lời hứa với anh Nghị làm Chủ tịch Quốc hội Việc định vị vị trí của ông Kiên cho Ông Giàu đã công khai công bố nhằm dù có các uỷ viên trung ương khác giới thiệu ông Kiên vào Ban chấp hành trung ương cũng ngầm ép ông Kiên phải đứng lên xin rút lui. Đứng trước tình huống, không thể hợp tác với những kẻ lưu manh, những đại điếm về chính trị, đe dọa sinh mạng nên ông Kiên đã rút lui. Đây là ván bài cực kỳ nham hiểm và độc ác đối với đồng chí của mình, đánh vào lòng tin của nhân dân đang tin cậy con người vì dân, vì nước và vì Đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên, sau khi định vị chức tổng bí thư ông Trọng đã cùng Sinh Hùng liên kết loại những tay chân của ông Dũng như Bà Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Bá Thanh ra khỏi danh sách đề cử vào bộ chính trị. Bổ sung vào đó là Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập báo Nhân dân.

Ngày 17/12/2010, Nông Đức Mạnh cho Nguyễn Phú Trọng phát biểu về giới thiệu nhân sự. Phú Trọng đã nêu qui chế cũ kỹ từ kỳ họp 12 mà kỳ họp 13 đã bỏ đi. Đó là, ông Kiên đã 61 tuổi và đã 2 lần vào uỷ viên Trung ương mà không và được Bộ Chính Trị. Thật nực cười, giới thiệu vào hay không là do mấy ông trong bò – cáo – thỏ và theo qui chế thì bản thân ông Trọng đã 66 tuổi, quá tuổi theo qui định trong qui chế là 65. Thật mỉa mai. Đây là bước cuối cùng loại Nguyễn Đức Kiên và một số người ngay ngắn, hết lòng vì dân, vì nước rời khỏi vũ đài chính trị.

Việc Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc (trong tháng qua, 2 lần Nông Đức Mạnh lén lút sang Trung Quốc tham vấn về nhân sự) và Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ đã chứng tỏ lãnh đạo Việt Nam mất tính độc lập tự chủ. Vũ đài chính trị Việt Nam rất phức tạp vì chỉ còn những đại điếm chính trị trên chính trường. Người dân Việt Nam, Dân tộc việt Nam còn phải sống khổ và hổ nhục. Dân tộc Việt Nam vàcách mạng Việt Nam sẽ đạt những bước thụt lùi dài nhờ các điếm chính trị này.

Những đảng viên cộng sản chân chính, những người được hơn 3 triệu đảng viên giao trong trách tham dự đại hội Đảng lần thứ XI cần tỉnh táo xứng đáng là người Việt Nam yêu nước, người đảng viên cộng sản, loại bỏ những đại điếm trên khỏi vũ đài chính trị và chọn ra những người cộng sản chân chính để lãnh đạo đất nước. Than ôi!!!

Hoàng Trung Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn