LỜI CỦA BẠN LỜI CHÂN TÌNH
Đăng Nguyên: Tôi có cảm giác thích thú khi đọc thơ anh. Như đang đi trong dòng suối mát, chợt thấy mình choáng ngợp giữa mênh mông sóng vỗ. Không cần hiểu chữ nghĩa mà ngậm nghe từ huyền hoặc của ngôn từ. Không cần nhìn tên tác giã cũng cảm nhận được đây là THƠ LƯU NGUYỄN ĐẠT.
Hồng Thủy: … Riêng về thơ, anh đã sáng tạo nhiều ngôn ngữ mới lạ. Anh lại có tài làm thơ bằng ngoại ngữ Anh, Pháp. Những bài thơ ngoại quốc nổi tiếng đã được anh chuyển ngữ rất tài tình sang tiếng Việt mà tôi vẫn thường được thưởng thức trong Diễn Đàn Việt Thức. Nhiều khi anh dùng thơ để vẽ nên bức tranh rất đẹp, như mấy câu thơ trong bài “Sông Hồng” mà tôi rất thích:
vạt sương hứng sợi bình minh
cả ngàn giọt nắng lung linh dệt mầu
hình như ai hẹn từ lâu
đợi quây giấc mộng bắc cầu vào đêm.
Trần Bích San (TS Trần Gia Thái): Theo André Breton, thơ là sự bộc phá những đòi hỏi âm thầm, ước muốn ấp ủ từ lâu trong vô thức. Thơ giải thoát khát vọng để được tự do bày tỏ. Với Paul Valéry, thơ không phải là phương tiện diễn tả ý nghĩa mà thơ chính là cứu cánh sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ. Người đọc thơ không tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ mà bị quyến rũ bởi lời thơ. Thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ.
Thơ Lưu Nguyễn Đạt không những là sự giải thoát tiềm thức như Breton, mà đúng ra là sư bùng nổ những con chữ mới, ý mới, hình ảnh mới. Không chỉ “phải lòng chữ nghĩa”, Lưu Nguyễn Đạt còn “làm tình với chữ nghĩa”. Mỗi câu, mỗi bài trong Lời Của Cát ngôn ngữ Việt đã được phong phú thêm bởi nhà “phù thủy của chữ nghĩa”. Như Valéry quan niệm, thơ Lưu Nguyễn Đạt, đọc xong không phải là hết, thơ không phải chết đi sau khi đã sống (le poème ne meurt pas pour avoir vécu – Paul Valéry), chữ nghĩa cùng âm điệu quyện vào nhau cộng-hưởng-vang-vọng rung lên bất tận trong tâm hồn chúng ta sau khi đọc thơ Lưu Nguyễn Đạt.
Nguyễn Văn Thêm: Những dòng lục bát gói trọn tâm tư và hoài vọng của một nghệ sĩ đa tài, ngày đêm trăn trở đi tìm tự do, công bằng, bác ái cho quê hương; chân thiện mỹ cho nghệ thuật và cuộc đời: “khát khao tìm chữ nối vào/tịch u suối nhỏ lao đao thả hồn”… Ngưỡng mộ, tri âm tri kỷ là phần thưởng tinh thần cho lời thơ, ý nhạc bắt nguồn từ những rung động của trái tim và những thao thức trí tuệ.
Chu Xuân Viên: Tôi vẫn thưởng thức thơ của anh, cũ và mới. Bài nào cũng khiến tôi ngạc nhiên về ngôn từ và thi tứ. Mỗi bài là một khám phá tinh khôi đầy thích thú… Tôi cảm khái những lời nói về thơ mà như thơ. Thế mới là hồn thơ. Hãy nghe: “sáng trăng vời vợi xa bao ngả/xa cách lòng tình xa nguyệt nga?” Người nghe biết bao cảm kích? Hats off. You have the soul of a true poet. Never tired of listening to the sounds of your words. Tuyệt vời. Xin cám ơn nhà thơ.
BS Nguyễn Tấn-Hồng: Mỗi lần tôi vẫn có được những cảm nhận rất thích thú, có thể không giống người khác. Xem tranh, tôi không đặt câu hỏi “họa sĩ vẽ gì”, nhưng cứ để đường nét, mầu sắc tự nó đem cho mình cảm giác “như vậy là hài hòa, là đúng, là đẹp; đọc thơ, tôi không đọc bằng mắt, không phân tách, nhưng đọc thành tiếng, cũng để âm thanh cho mình cảm giác sự kết hợp những từ khiến câu thơ dễ thương quá.”
Huỳnh Thục Vy: Thơ mà không phải chỉ đơn giản là thơ. Thơ ông ảo như mộng, đôi lúc khiến người đọc choáng váng như trong cơn say; nhưng từng lời thơ lấp lánh vẻ diễm tình của thiên nhiên tươi đẹp; ngọt ngào như lời thì thầm yêu thương của đôi lứa; nhưng cũng chứa chan lòng bi mẫn đối với con người và cuộc đời.”
TS Phạm Cao Dương: Cảm ơn Anh đã chia sẻ. Thơ mang nhiều ý lạ biểu lộ qua những hình ảnh, âm thanh,ngôn từ ít thấy hay chưa thấy, dù đó là từ những hạt cát tầm thường… Vô cùng ngạc nhiên và càng đọc càng thú. Không thể tưởng tượng là một người xuất thân trường “Tây” mà sử dụng tiếng Việt độc đáo, đẹp và nhiều sáng tạo như vậy. Tôi muốn nói từ ngữ mới để diễn tả tư tưởng mới, hoàn toàn mới mà không kiểu cách làm dáng, nhất là vẫn giữ được hình thức, nhạc điệu quen thuộc, bình thường.
LinhThyNguy: Đây là những bức tranh thủy mạc, mờ ảo sương khói trên đường đi tìm môt thế giới thần tiên cuả thi nhân. Phảng phất và bàng bạc đâu đây, một bóng hồng, một ánh mắt, một bờ môi, mong manh như gió thoảng, như mây trôi, chợt ẩn chợt hiện, rồi sau cùng, cũng phôi pha theo kỳ hạn cuả thân phận con người… Còn chăng là những sáng tạo cuả tình yêu vĩnh cửu! Rất đẹp!
Nhất Tuấn–Phạm Hậu: Bài thơ “Khuyết Nắng” của anh Lưu Nguyễn Đạt rất tuyệt vời… Những bài lục bát thật tuyệt tác. Tôi thích lắm lắm…Ý thơ với những lời châu ngọc, văn điệu trác tuyệt… trau chuốt từng chữ như gấm trên hoa… Thơ Lưu Nguyễn Đạt vút cao lan khắp muôn phương.
TS Phan Văn Song: La différence entre Anh Đạt l’Artiste, le Poète, …et nous autres profanes, c’est sa sensibilité. Il voit là où nous sommes aveugles ; il entend là où nous sommes sourds ; il communique là où nous sommes autistes … Et non seulement il chante, il clame, il écrit des vers, il peint, il sculpte, mais en plus il fait exprimer les choses, il fait parler les choses…. «Objets inanimés, avez-vous donc une âme qui s’attache à notre âme et la force d’aimer? se demandait Lamartine dans Harmonies Poétiques et Religieuses. Oui, répond anh Đạt, oui les objets inanimés ont une âme… et Lưu Nguyễn Đạt les fait chanter et Lưu Nguyễn Đạt les fait revivre.
Nguyễn Cường: Anh thường nói đọc thơ anh nên “hưởng” trước, rồi mới “tưởng” sau. Thì ra là vậy. Cõi thơ anh dệt chữ ra gấm ra tranh, soi tỏ lòng người, soi tỏ đất trời, âm dương hòa nhịp cũng từ những con chữ thoát qua tâm hồn của anh mà thành…Trong thời buổi này, không thiếu những người làm thơ, nhưng để có những bài thơ đầy đủ chất thơ, mượt mà, diễm lệ như trong thơ của anh Lưu Nguyễn Đạt thì quả là hiếm hoi. Đọc thơ của anh đã thấy mình vào cõi khác như được vuốt ve, mơn trớn. Những con chữ như xúm xít bên nhau để sản sinh ra biết bao nhiêu câu chữ mới, (lưng đêm, gió biếc, yếm âu … nhiều lắm). Với sự sáng tạo này thì quả đúng đây là dấu ấn của anh để lại cho đời.
BS Khoa Nguyen: Đọc đi đọc lại bao lần không thấy chán — những nẻo tâm tình như mới gặp đây từ trăm năm trước… Hay quá! Đọc mãi không chán. Votre place dans le Panthéon littéraire vietnamien est bien assurée.
Trần Ngọc Thiệu: … ngạc nhiên. Bái phục… “thơ kia lục bát ẩn lâu/vỡ tan từng mảnh biển dâu bàng hoàng”.
SaChiLe:…thơ huyền hoặc toả ngát hương trong lòng kẻ sĩ nặng lòng yêu dân tộc nghiệt ngã…những dòng thơ lướt nhẹ, đôi khi cuồn cuộn chảy, dạt dào, mênh mông như lạc vào mộng mị của một thế giới riêng tư trầm dũng…
BS Nguyễn Ngọc Khôi: “Bờ Nguyệt Thực” est une vraie perle… la cadence, la musicalité, le choix exquis des mots…Un vrai régal. J’espère que beaucoup d’autres puissent ressentir ce que je ressens en ces vers…“Chưa Phai”, encore un exceptionnel poème. Tu décris bien la beauté et le tragique de la condition humaine: la torture de Sisyphe. Tu as bien raison; Il n’y a jamais de repos pour l’homme qui se respecte.
TS Đoàn Viết Hoạt: Bài thơ «Sóng Gào» thật tuyệt vời, hay cả lời và cả ý. Tôi thích nhất hai câu kết: «nước vơi nước lại say nhiều/muối rơi mảnh vụn thân kiêu đội trời». Chỉ hai câu mà tả được vừa cảnh đất nước vừa tâm sự của người.
Lê Hữu: Đọc thơ của anh Lưu Nguyễn Đạt rất thú vị. Bài “Mẹ nín” thật hay, và tôi cũng thích những bài lục bát như “Môi xưa”. Thơ anh Lưu Nguyễn Đạt có nét rất ”riêng”, với thi tứ và cách dùng chữ rất mới: “sơn thủy là em là nước chảy/ngược dòng ta hẹn trọn cơn say”.
Riêng bài đầu «Lên Núi» với căn nhà “nằm ngay trong tâm cảnh hành giả”, ngôn ngữ và tứ thơ thật thanh thoát, cao diệu. “Đó cũng là căn nhà vô hình của Tín Ngưỡng, Tư Tưởng, Nghệ Thuật… Là căn nhà vô hạn của tình Yêu trong cuộc đời hạn hẹp”, một “căn nhà” như thế thì ai cũng mơ về và cũng muốn tìm gặp.
Vĩnh Định Nguyễn văn Dưỡng [Van Nguyen Duong]: Tôi sẽ nói rõ về Trào Lưu Thơ Mới trước và sau Chiến Tranh VN ảnh hưởng bởi thi ca Pháp như thế nào và Lưu Nguyễn Đạt là đối tượng chính của bài viết đó. Tôi sẽ đề cập góc cạnh Thơ Mới sắc bén điêu luyện của Lưu Nguyễn Đạt trong bài viết đó. Tôi đêm nằm nghỉ ngơi, thoáng cũng đã hình dung được dàn bài rồi. Chỉ… cần viết ra thành văn bản mà thôi, tuy tôi chưa nghĩ phải đề tựa như thế nào…Nếu tôi không viết được hết về thơ Lưu Nguyễn Đạt là điều đáng hối tiếc và đáng buồn cho tôi. Tôi vốn dĩ yêu thơ, tôi không thể bỏ qua được những bài thơ đã nhập tâm, nhập thức đó.
Lê Anh: Bác ơi, Bác thuộc tướng Râu hùm, Hàm én, Mày ngài, Quan Võ … Mà lại làm thơ hay quá. Cảm tạ Anh …Thư Hoạ …Tuyệt Tác.
Huỳnh ngọc Tuấn: Tôi đọc khá nhiều thơ của Thi sĩ Lưu nguyễn Đạt. Trong thơ ông nét hiện đại và cổ điển hài hòa, với những khám phá từ ngữ mới, với những câu rất lạ của thơ Pháp được diễn đạt bằng ngôn ngữ của ngàn xưa đất Việt. Cám ơn ông đã góp phần giữ gìn bản sắc Việt qua những tứ thơ hiện đại… Những bài thơ tuyệt vời. Lâu lắm rồi mới đọc được thơ hay như thế. Người ta nói, trong thơ có nhạc có họa, thơ Lưu nguyễn Đạt có tất cả. “hồn thơ dại vụng về bên nắng mới/lời không lời mà sao mọc chơi vơi/ta hỏi lại em từ đâu bỗng tới/mà hồn nhiên đem tia sáng vào đời…” Những câu thơ sao mãi quanh quẩn trong hồn ta!
Cao Minh Nguyệt: Ẩn dụ [Metaphor] anh dùng thật điêu luyện:”Phút giây buộc chỉ thăng trầm/Giờ khuya vuốt nhẹ dương cầm huyền siêu”. Loạt bài thơ này, cũng như những bài anh làm từ trước, rất diễm tuyệt và có hiệu lực thu hút người đọc. Xin tạ ân một khoái cảm lâng lâng anh vừa cho.
LS Lê Đại Toàn: Thơ rất cao, nhưng vẫn dễ hiểu để có thể cảm nhận được tâm tư và rung cảm qua sự kết hợp và phối trí của hình ảnh và âm thanh tuyệt kỳ, vô cùng độc đáo.
Hoàng Văn Hải: Quelle agréable surprise de lire ton beau poème bilingue “Tinh Em Paris” – ”Paris Mon Amour”. Que de souvenirs de ce séjour à Paris 13ème –Tour Helsinki! Mon oncle Tuệ à l’époque avait fait cette remarque: ”Moi qui habite dans cet appartement depuis des dizaines d’années, je n’ai rien trouvé à dire. Voilà que ton ami qui débarque des Etats Unis a trouvé comme par enchantemment l’inspiration pour écrire un si beau poème…” Il y a, à la fois un contraste de couleurs sombres et lumineuses et une harmonie de sentiments complexes et contradictoires. C’est le calme et la sérénité de l’artiste sous un ciel de Paris tourmenté et changeant…
MinhNguyệt & Thái: Tôi rất cảm động khi đọc thơ của Anh. Xin cảm ơn.