Tờ Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ngày hôm qua đăng bài “Cấp phép 70 năm cho Formosa: Buôn gì lời nhất?” với những thông tin và nhận định nhức nhối:
Một sự đồng lõa của Chính phủ Việt Nam? Một kịch bản dài hơi như Bauxite Tây Nguyên đang định hình rõ nét tại Vũng Áng – Hà Tĩnh? Tự hỏi, nước Việt: Buôn gì lời nhất?
Lã Bất Vi là tướng quốc nước Tần thời Chiến Quốc. Xuất thân ban đầu là thương gia nước Vệ, một hôm Lã Bất Vi đến Hàm Đan kinh đô nước Triệu làm ăn buôn bán. Tại đây, ông đã gặp Dị Nhân công tử nước Tần bấy giờ đang làm con tin tại nước Triệu. Lã Bất Vi suy tính nếu mua chuộc được Dị Nhân làm tiền vốn đầu cơ chính trị, thì mình thế nào cũng sẽ công thành danh toại. Sau khi về nhà, Lã Bất Vi mới hỏi cha rằng: “Nếu buôn bán vàng bạc đá quý thì lãi gấp bao nhiêu?”. Người cha đáp: “Lãi gấp mấy chục lần”. Lã Bất Vi lại hỏi tiếp: “Nếu giúp người lên ngôi vua thì sẽ lãi gấp bao nhiêu lần?”. Người cha lưỡng lự hồi lâu rồi đáp: “Lãi nhiều đến mức không thể nào tính toán được.”
Nước Việt năm 2015, theo thông tin đăng tải trên báo Dân Trí vào ngày 3/3, ông Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, cơ quan này đã tham mưu để Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa nhưng đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.
Báo Dân Trí cũng đăng tải một số nội dung lưu ý như:
- Thanh tra Chính phủ dẫn quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005, thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ chưa thấy ý kiến của Chính phủ cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.
- Theo thông tin từ tỉnh Hà Tĩnh, liên quan đến việc này, có 2 văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép địa phương thực hiện việc cấp chứng nhận đầu tư. Lãnh đạo Hà Tĩnh cũng thông tin là việc này đã báo cáo Chính phủ và được đồng ý.
- Người phát ngôn Chính phủ thông tin thêm, sau nữa, Thủ tướng cũng thống nhất với đề xuất của Bộ KH-ĐT về việc duy trì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này là 70 năm.
Như vậy, với sự thống nhất giữa Chính Phủ và Bộ KH-ĐT, thì dự án Formosa với hàng ngàn lao động nước ngoài, trong đó chiếm phần lớn từ Trung Quốc sẽ tồn tại đến 70 năm. Một trường hợp “đặc biệt” đầu tiên mà Chính phủ cho phép từ sau ngày giải phóng đến nay và việc “kết luận sai phạm nhưng đồng ý bảo lưu” cũng được xem như là cách thức hợp pháp hóa vi phạm. Nói trắng ra là sự du di, đồng lõa của Chính phủ trong sai phạm của chính quyền Hà Tĩnh khi “Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất vượt cả thẩm quyền của Chính phủ, đấu thầu thiếu minh bạch, bồi thường giải phóng mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật…”
Trước đó, Formosa đề xuất lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng, ngoài ra Formosa còn ra yêu sách khi đòi Chính phủ xem xét miễn thuế nhập khẩu cho một số nguyên vật liệu, mà con số nếu phải nộp có thể lên đến 1.000 tỷ đồng.
Sự biệt đãi khó hiểu dành cho Formosa, nhất là khi địa điểm đầu tư địa lý nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, trong khi, Tập đoàn Formosa không phải là tập đoàn có kinh nghiệm trong ngành thép, hệ quả ưu đãi đầu tư Formosa sẽ khiến ngành thép Việt bị bóp chết… Tất cả khiến nhiều chuyên gia lo ngại.
Trong bối cảnh gây tranh cãi đó ở dư luận Việt Nam, Formosa lại tranh thủ tìm cách “qua mặt” cơ quan chính năng tỉnh Hà Tĩnh khi cố tình xây dựng miếu thờ, và công nhân Trung Quốc vẫn miệt mài xin đất cho cả gia đình sang ở.
Một kịch bản dài hơi như Bauxite Tây Nguyên đang định hình rõ nét tại Vũng Áng – Hà Tĩnh? Và lần này, Formosa có vẻ thoải mái hành sự hơn với cái bắt tay đồng thuận chấp nhận đầu tư dự án lên đến 70 năm từ phía Chính phủ.
Tự hỏi, nước Việt: Buôn gì lời nhất?
Rõ ràng, câu trả lời cho câu hỏi mà tác giả LS đặt ra ở trên chính là “buôn vua”: các hậu duệ của Lã Bất Vi đã được những ông vua cộng sản không ngai ở Việt Nam dâng cho một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Ma Cao trong ít nhất là 70 năm. Trong 70 năm dài dằng dặc đó, điều gì cũng có thể xẩy ra: Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung sẽ dần dần bị “Hán hoá”; khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh – quốc phòng này trở thành một “tử huyệt” khiến Việt Nam “chưa đánh đã thua” trước Trung Quốc và không cựa quậy nổi trong gọng kìm của Đại Hán, v.v.
Tờ Việt Nam Thời Báo rõ ràng là đã cố ý “né” khi viết: “Một sự đồng lõa của Chính phủ Việt Nam?” Đúng ra, họ phải viết là: “Một sự đồng loã của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?” Với tư cách là người đứng đầu chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng chính là người chịu trách nhiệm cao nhất về vụ việc này, đồng thời cũng chính ông ta lại đồng ý bảo lưu thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có phải chỉ đơn giản là “đồng loã” trong vụ này hay không? Xin thưa, ông ta không chỉ “đồng loã”, mà còn là “chính danh thủ phạm” của thảm hoạ mang tên “Formosa Hà Tĩnh” này:
1) Bất chấp việc một số cán bộ đảng viên thuộc Ban Tổ chức TW và Uỷ ban Kiểm tra TW gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư ngày 7.5.2007 để tố cáo ông Hoàng Trung Hải là người Hán trá hình (bố đẻ ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc), ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn “nhất quyết” đặt ông ta vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ kể từ năm 2007 đến nay: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.
Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn giao phó cho tên Hán tặc này hàng loạt ban chỉ đạo nhà nước, tạo điều kiện cho y thò tay vào bộ máy an ninh với chức vụ Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia, chui vào bộ máy quân sự với chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, chẳng khác nào “chắp cánh cho hổ” cả.
Rõ ràng, tội của ông Nguyễn Tấn Dũng ở đây là tội phản quốc.
2) Nhờ quyền lực bao trùm thiên hạ do đ/c X trao cho, PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải đã một mình “dâng” cả Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương cho Trung Quốc: ông ta là người ký Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là hai văn bản mà lãnh đạo Hà Tĩnh viện dẫn ở trên.
Những việc này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có biết không? Xin thưa, ông ta quá biết, bởi ông ta còn tham dự lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh ngày 2.12.2012 kia mà.
Tội của ông Nguyễn Tấn Dũng ở đây là tội bán nước.
Suốt mấy năm nay, dư luận đã nhiều lần lên tiếng mạnh mẽ về hiểm hoạ Formosa Hà Tĩnh, trước sự im lặng đến mức hết sức khó hiểu của ngài Thủ tướng. Ông ta không những không làm gì để ngăn chặn thảm hoạ này, mà ngược lại vẫn điềm nhiên tiếp tay cho nó. Đơn cử như cuối tháng 1 vừa qua, ông ta đã quyết định hỗ trợ gần 300 tỷ VNĐ để xây nhà cho công nhân ở Vũng Áng, trong đó có hàng ngàn công nhân Trung Quốc.
Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra tại Hà Tĩnh ngày 03/07/2014 (văn bản số 1538/KL-TTCP), nhưng mãi gần 1 năm sau kết quả thanh tra mới được hé lộ và khiến dư luận xôn xao, phẫn nộ suốt mấy ngày qua.
Ai đã “om” kết quả thanh tra này nếu không phải là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Việc ông Nguyễn Tấn Dũng “om” kết luận thanh tra suốt gần 1 năm qua và mới đây lại quyết định “bảo lưu” thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất nói lên điều gì: ông ta là một người Việt Nam yêu nước, chống Trung Quốc, hay là tay sai của Trung Quốc?
Đến đứa trẻ cũng có thể trả lời được câu hỏi này./.
HÃY LÊN TIẾNG VÀ LÊN TIẾNG NHIỀU HƠN NỮA, HÃY HÀNH ĐỘNG VÀ HÀNH ĐỘNG NHIỀU HƠN NỮA ĐỂ CỨU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CỦA CHÚNG TA!!!
Lê Anh Hùng
(Tác giả gửi đăng, Đàn Chim Việt biên tập lại)
Gửi ý kiến của bạn