Ngày 1 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên bị thất thủ, có rất nhiều anh em Sĩ quan, Công chức, cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát… của Miền Nam lâm cảnh hung hiểm. Việt cộng mong muốn hãm hại thành phần Sĩ quan hoặc Công chức cao cấp của Việt Nam cộng hòa và thành phần đảng phái Quốc gia đối lập với đảng Cộng sản. Tại tỉnh Phú Yên có nhiều người theo đảng Đại Việt, bởi lẽ đảng trưởng là chí sĩ Trương Tử Anh (1914-1946), quê Hiếu Xương (nay là Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên, có lẽ từ đấy mà ảnh hưởng đến nhiều người nơi địa phương này, những ai sinh sống nơi đây, có lòng nhiệt huyết vì quốc gia dân tộc, đã vào đảng Đại Việt theo tiếng gọi chống Cộng cứu nước, mặc dù họ chỉ là Cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát hay thường dân.
Sau mấy ngày gọi là “giải phóng”, chính phủ “cắt mạng” tại địa phương đến bắt bớ hoặc kêu gọi đích danh, gồm 125 người đi học tập, trong số ấy có sĩ quan, cảnh sát, xây dựng nông thôn, ấp trưởng… mà đa số là những người đảng viên của Đại Việt, trình diện tại tỉnh Phú Yên, để học tập với thời gian ngắn hạn.
Người viết được một người sống sót trong vụ thảm sát, anh ngậm ngùi kể lại: “Nghe đi học tập thời gian ngắn hạn, tôi lật đật lấy đồ dùng cá nhân, không quên đem theo lưỡi lam để cạo râu. Râu của tôi dài, chưa cạo được, vì mấy ngày lo trốn tránh. Sợ râu ria xồm xoàm họ ghét, nên vừa đến tỉnh, trong khi ngồi chờ đợi thì tôi cạo râu ngay.
Sau đấy, mọi người được dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (gần mương dẫn thủy số 1, gần nơi Lù Đôi), tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi, từ tay người này đến tay người kia.
Tôi nhớ, đêm đó là vào khoảng đêm ngày 3 tháng tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất mão), nên trời không trăng, những ánh sao xa xăm trông lờ mờ, vì vậy cả vùng núi đồi nơi đây như bóng đen bao trùm vạn vật. Chúng đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Tôi đứng gần sau chót, mặc dù chưa bị trúng đạn, nhưng tôi ngã người xuống đất để cầu may sống sót, những anh em bị trúng đạn, tiếng la thảm thiết, thân xác ngã chồng chất lên mình tôi, máu me chảy lênh láng, chúng bắn liên tục khoảng một tiếng đồng hồ mới xong việc thảm sát này. Thời gian bắn giết kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, là vì sự bắn giết do du kích thực hiện, nên chỉ có súng trung liên và AK.
Tôi nghe chúng nói với nhau, tất cả mọi người đều bị bắn chết sạch rồi, bây giờ chúng ta đi tìm kiếm đồng hồ và lục lọi bóp (ví). Nghe vậy, sợ bọn chúng biết tôi còn sống sẽ bắn bồi, nên dùng lưỡi lam cắt dây trói, bỏ chạy. Chúng bắn theo, tôi bị trúng đạn ở đùi, nhưng nhờ trời tối tăm, nên trốn được.
Trời ơi! Sau mấy ngày thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay biết, tìm đến nơi thấy cả một đống thân người chết chồng chất, những thân xác chết nằm ở bìa ngoài bị khô đét thật thảm thương! Họ phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc, hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người của gia đình bị thảm sát nơi này.
Tôi còn nhớ tên một số người bị thảm sát:
- Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng.
- Ông Nguyễn Phúc (em ông Khánh), trưởng ban quân xa ty Cảnh sát Phú Yên.
- Ông Trung úy Nguyễn Văn Nê là cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa.
- Ông Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa.
- Ông Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên ty Cảnh sát Tuy Hòa.
- Ông Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng nông thôn.
- Ông Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng nông thôn…
Thảm thiết thay gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát bốn người một lúc.
Ngoài ra, trong số sát thủ trong đêm thảm sát hãi hùng, tôi còn nhớ tên một người du kích là: “Nguyễn Công Chánh”.
Trong thời gian xảy ra đêm thảm sát hãi hùng này, lúc ấy người viết đã bị Việt cộng bắt giam ở một nơi khác gọi là Tam Giác Sốt (3 hòn núi chụm lại, chính giữa có một con suối cạn, ai vào đây một tuần là bị bệnh sốt rét ngay, mỗi ngày trung bình một người bị chết vì sốt rét xuất huyết, nơi này thuộc quận Sơn Hòa. Ở đây giam giữ các sĩ quan VNCH, đa số là bị bắt trong cuộc di tản từ cao nguyên, trên liên tỉnh lộ 7B). Lúc ấy người viết ở trong tù có nghe nhưng thiếu tin tức chính xác về vụ thảm sát, mãi cho đến nay người viết được nghe người còn sống sót kể lại vụ thảm sát ấy, nên nhân dịp 30 tháng tư đen năm 2009, người viết xin tường trình, nếu sau này có thêm chi tiết khác sẽ xin bổ túc. Việc tường trình này là để cho đồng bào thấy được một sự trả thù dã man và hèn hạ của kẻ luôn tráo trở “chính sách khoan hồng của cách mạng”.
Không biết bà con đồng hương nghĩ sao về vụ thảm sát này.
Riêng người viết nghiêng mình kính cẩn tiếc thương những người quá cố, để thắp nén hương lòng, người viết xin trân trọng gởi vài vần thơ chia sẻ cùng thân nhân và tưởng niệm người quá cố:
Nước nhà “giải phóng” giải gì đây!
Nòi giống tương tàn đau đớn thay!
Lang sói xuống đồng, gây thảm thiết
Đồng bào vượt biển, chịu chua cay
Bóng hình người mất, luôn nhung nhớ
Dân chúng sống còn, mãi đọa đày
Hồn hởi phiêu diêu miền cực lạc!
Anh linh phù hộ nước non này!
Nguyễn Lộc Yên
Tháng Tư – 2009
Theo NgườiViệtBoston
Sau mấy ngày gọi là “giải phóng”, chính phủ “cắt mạng” tại địa phương đến bắt bớ hoặc kêu gọi đích danh, gồm 125 người đi học tập, trong số ấy có sĩ quan, cảnh sát, xây dựng nông thôn, ấp trưởng… mà đa số là những người đảng viên của Đại Việt, trình diện tại tỉnh Phú Yên, để học tập với thời gian ngắn hạn.
Người viết được một người sống sót trong vụ thảm sát, anh ngậm ngùi kể lại: “Nghe đi học tập thời gian ngắn hạn, tôi lật đật lấy đồ dùng cá nhân, không quên đem theo lưỡi lam để cạo râu. Râu của tôi dài, chưa cạo được, vì mấy ngày lo trốn tránh. Sợ râu ria xồm xoàm họ ghét, nên vừa đến tỉnh, trong khi ngồi chờ đợi thì tôi cạo râu ngay.
Sau đấy, mọi người được dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (gần mương dẫn thủy số 1, gần nơi Lù Đôi), tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi, từ tay người này đến tay người kia.
Tôi nhớ, đêm đó là vào khoảng đêm ngày 3 tháng tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất mão), nên trời không trăng, những ánh sao xa xăm trông lờ mờ, vì vậy cả vùng núi đồi nơi đây như bóng đen bao trùm vạn vật. Chúng đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Tôi đứng gần sau chót, mặc dù chưa bị trúng đạn, nhưng tôi ngã người xuống đất để cầu may sống sót, những anh em bị trúng đạn, tiếng la thảm thiết, thân xác ngã chồng chất lên mình tôi, máu me chảy lênh láng, chúng bắn liên tục khoảng một tiếng đồng hồ mới xong việc thảm sát này. Thời gian bắn giết kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, là vì sự bắn giết do du kích thực hiện, nên chỉ có súng trung liên và AK.
Tôi nghe chúng nói với nhau, tất cả mọi người đều bị bắn chết sạch rồi, bây giờ chúng ta đi tìm kiếm đồng hồ và lục lọi bóp (ví). Nghe vậy, sợ bọn chúng biết tôi còn sống sẽ bắn bồi, nên dùng lưỡi lam cắt dây trói, bỏ chạy. Chúng bắn theo, tôi bị trúng đạn ở đùi, nhưng nhờ trời tối tăm, nên trốn được.
Trời ơi! Sau mấy ngày thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay biết, tìm đến nơi thấy cả một đống thân người chết chồng chất, những thân xác chết nằm ở bìa ngoài bị khô đét thật thảm thương! Họ phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc, hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người của gia đình bị thảm sát nơi này.
Tôi còn nhớ tên một số người bị thảm sát:
- Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng.
- Ông Nguyễn Phúc (em ông Khánh), trưởng ban quân xa ty Cảnh sát Phú Yên.
- Ông Trung úy Nguyễn Văn Nê là cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa.
- Ông Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa.
- Ông Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên ty Cảnh sát Tuy Hòa.
- Ông Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng nông thôn.
- Ông Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng nông thôn…
Thảm thiết thay gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát bốn người một lúc.
Ngoài ra, trong số sát thủ trong đêm thảm sát hãi hùng, tôi còn nhớ tên một người du kích là: “Nguyễn Công Chánh”.
Trong thời gian xảy ra đêm thảm sát hãi hùng này, lúc ấy người viết đã bị Việt cộng bắt giam ở một nơi khác gọi là Tam Giác Sốt (3 hòn núi chụm lại, chính giữa có một con suối cạn, ai vào đây một tuần là bị bệnh sốt rét ngay, mỗi ngày trung bình một người bị chết vì sốt rét xuất huyết, nơi này thuộc quận Sơn Hòa. Ở đây giam giữ các sĩ quan VNCH, đa số là bị bắt trong cuộc di tản từ cao nguyên, trên liên tỉnh lộ 7B). Lúc ấy người viết ở trong tù có nghe nhưng thiếu tin tức chính xác về vụ thảm sát, mãi cho đến nay người viết được nghe người còn sống sót kể lại vụ thảm sát ấy, nên nhân dịp 30 tháng tư đen năm 2009, người viết xin tường trình, nếu sau này có thêm chi tiết khác sẽ xin bổ túc. Việc tường trình này là để cho đồng bào thấy được một sự trả thù dã man và hèn hạ của kẻ luôn tráo trở “chính sách khoan hồng của cách mạng”.
Không biết bà con đồng hương nghĩ sao về vụ thảm sát này.
Riêng người viết nghiêng mình kính cẩn tiếc thương những người quá cố, để thắp nén hương lòng, người viết xin trân trọng gởi vài vần thơ chia sẻ cùng thân nhân và tưởng niệm người quá cố:
Nước nhà “giải phóng” giải gì đây!
Nòi giống tương tàn đau đớn thay!
Lang sói xuống đồng, gây thảm thiết
Đồng bào vượt biển, chịu chua cay
Bóng hình người mất, luôn nhung nhớ
Dân chúng sống còn, mãi đọa đày
Hồn hởi phiêu diêu miền cực lạc!
Anh linh phù hộ nước non này!
Nguyễn Lộc Yên
Tháng Tư – 2009
Theo NgườiViệtBoston
Gửi ý kiến của bạn