Sáng nay mở báo ra, thấy tất cả các tờ, từ nhỏ đến to, từ "báo chính thống" (theo cách gọi của các đồng chí quản lý) đến báo khác (không gọi là chính thống cũng không gọi là không chính thống) đồng loạt đăng hai trang đầy chữ bài viết của Thủ tướng về an sinh xã hội-vấn đề rất hay. Tuy nhiên, nếu là bài của tôi thì tôi nhất định bị đuổi việc, các báo khác cấm cửa, từ nay không cho cộng tác, vì một bài gửi cho nhiều báo, phạm điều cấm kỵ nhất của báo chí. Báo khác với công báo. Cái này ai cũng hiểu. Và luật thì bất cứ ai cũng phải tuân theo. Vẫn biết đây là "nhiệm vụ chính trị", nhưng đã là báo chí thì phải là...báo chí, tức là, mỗi báo có thể chuyển tải thông tin Thủ tướng phát ra theo cách của mình, phù hợp với bạn đọc của mình, để bạn đọc tiếp thu một cách tốt nhất, không thể đăng nguyên y hệt nhau. Việc này lâu nay ta vẫn làm, nhưng theo tôi, đã đến lúc, cả lãnh đạo cấp cao và các nhà làm công tác tư tưởng, các nhà quản lý...cũng nên xem xét để có cách làm khác, không thì chướng. Tuyên truyền cũng phải có cách. Cách làm cho bạn đọc khó chịu thì phải sửa.
Bây giờ hỏi thật, trừ người chấm morat của các báo, có bao nhiêu người đọc hết bài viết nói trên? Nếu điều tôi nói là đúng, tức là nhiều người không đọc và đọc không hết, thì việc tuyên truyền đã không thành công như mong muốn.
Cái này Bác Hồ đã dạy, khi viết phải đặt vấn đề: Viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào...Rất rõ ràng. Nghệ thuật viết báo cũng đã chỉ ra, nhà báo muốn chuyển tải thông điệp gì, ý tưởng cao siêu đến đâu...trước hết phải làm cho bạn đọc đọc hết bài của mình mới có thể nói đến chuyện đó. Họ không đọc hoặc đọc không hết thì nhà báo coi như thất bại! Nhân đây, tôi cũng rất thông cảm và (nếu được thì) chia sẻ với các tổng biên tập, chia sẻ với bạn đọc (cho cả những lần sắp tới có thêm nhiều người viết nhiều bài như thế).
Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo hôm nay lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra vì lợi ích của cá nhân họ.
Tôi không nói bông lơn, đây là một vấn đề nghiêm túc và tôi nói với một thái độ nghiêm túc của một công dân đi đúng lề bên phải. Và tôi có quyền yêu cầu những người khác cũng phải đi đúng lề bên phải như tôi, bất kỳ họ là ai! Như thế mới gọi là xây dựng xã hội "công bằng-dân chủ-văn minh" (Trích Báo cáo Chính trị của Đảng). Hết.
(Ghi chú: "Đi đúng lề bên phải" là lời Bộ trưởng Lê Doãn Hợp căn dặn báo chí mà bọ "luôn luôn tâm niệm", là lời "gối đầu giường" của bọ. Ke ke...)
Nguyễn Thế Thịnh
25-08-2010
Theo Blog thinhbabel
Bây giờ hỏi thật, trừ người chấm morat của các báo, có bao nhiêu người đọc hết bài viết nói trên? Nếu điều tôi nói là đúng, tức là nhiều người không đọc và đọc không hết, thì việc tuyên truyền đã không thành công như mong muốn.
Cái này Bác Hồ đã dạy, khi viết phải đặt vấn đề: Viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào...Rất rõ ràng. Nghệ thuật viết báo cũng đã chỉ ra, nhà báo muốn chuyển tải thông điệp gì, ý tưởng cao siêu đến đâu...trước hết phải làm cho bạn đọc đọc hết bài của mình mới có thể nói đến chuyện đó. Họ không đọc hoặc đọc không hết thì nhà báo coi như thất bại! Nhân đây, tôi cũng rất thông cảm và (nếu được thì) chia sẻ với các tổng biên tập, chia sẻ với bạn đọc (cho cả những lần sắp tới có thêm nhiều người viết nhiều bài như thế).
Bão lụt đang tàn phá bắc miền Trung, rất nhiều vấn đề bạn đọc quan tâm theo dõi, các đồng chí lãnh đạo qua đó cũng thấy được nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo. Nhà tôi mà ở trong vùng bão lụt, cầm tờ báo hôm nay lên, tôi cũng sẽ nói: An sinh xã hội cái gì, đang chằng chống nhà cửa, đắp đê cứu lúa đây này! Tức là đề cập đến thời điểm. Trong tuyên truyền, thời điểm rất quan trọng. Đó là sự thật, dù nhiều người biết nhưng không nói ra vì lợi ích của cá nhân họ.
Tôi không nói bông lơn, đây là một vấn đề nghiêm túc và tôi nói với một thái độ nghiêm túc của một công dân đi đúng lề bên phải. Và tôi có quyền yêu cầu những người khác cũng phải đi đúng lề bên phải như tôi, bất kỳ họ là ai! Như thế mới gọi là xây dựng xã hội "công bằng-dân chủ-văn minh" (Trích Báo cáo Chính trị của Đảng). Hết.
(Ghi chú: "Đi đúng lề bên phải" là lời Bộ trưởng Lê Doãn Hợp căn dặn báo chí mà bọ "luôn luôn tâm niệm", là lời "gối đầu giường" của bọ. Ke ke...)
Nguyễn Thế Thịnh
25-08-2010
Theo Blog thinhbabel
Gửi ý kiến của bạn