BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73951)
(Xem: 62320)
(Xem: 39516)
(Xem: 31236)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những trận đánh của Biệt Động Quân tại Hạ Lào

11 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 7591)
Những trận đánh của Biệt Động Quân tại Hạ Lào
515Vote
40Vote
30Vote
22Vote
15Vote
3.822

Phần 5


TRẬN ĐÁNH TẠI CĂN CỨ BIỆT ĐỘNG QUÂN NAM (RANGER SOUTH)

Sau khi tiền đồn Biệt Động Quân Bắc bị thất thủ và thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân rút về được căn cứ Biệt Động Quân Nam vào tối 20 tháng 2, Cộng quân tiếp tục tấn công và bao vây các vị trí của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân.

Trong suốt ngày 21 tháng 2 và cả đến đêm, địch pháo kích không ngừng, kể cả đạn đại bác hạng nặng 130 ly và hỏa tiễn 122 ly. Cộng quân vừa pháo kích, vừa tung ra những cuộc tấn công biển người vào các vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân. Nhưng dù trong hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi và bị cô lập, các chiến sĩ Biệt Động Quân vẫn can đảm chiến đấu khiến Cộng quân không sao xâm nhập được vị trí.

Sang ngày 22 tháng 2, dưới màng lưới phòng không dầy đặc, 13 chiếc trực thăng tải thương đã liều lĩnh đáp xuống căn cứ Biệt Động Quân Nam, di tản được 122 chiến sĩ Biệt Động Quân bị thương cùng với anh y tá Fujii và một phi công trực thăng Hoa Kỳ bị kẹt lại từ ngày hôm trước. Lúc này, căn cứ Biệt Động Quân Nam còn lại chừng 400 binh sĩ, kể cả khoảng 100 người thuộc Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vừa di tản tới.

Mặc dù có nhiều phi vụ oanh tạc dữ dội, kể cả pháo đài bay B-52 trải thảm bom, Cộng quân vẫn bám sát trận địa và liên tục pháo kích vào các vị trí Biệt Động Quân. Sau những đợt pháo, địch lại tung ra nhiều đợt tấn công biển người nhằm tràn ngập lực lượng trú phòng, nhưng các chiến sĩ Mũ Nâu gan dạ của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân do Thiếu Tá Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy vẫn bình tĩnh chiến đấu và đẩy lui hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác trong nhiều ngày liên tiếp.

Tuy nhiên, sau nhiều trận đánh dằng giai, sang ngày 24 tháng 2, Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh lượng định lại tình hình và nhận thấy rằng nỗ lực bảo vệ căn cứ Biệt Động Quân Nam trở nên quá nặng, đòi hỏi hầu hết các phương tiện yểm trợ phi pháo của toàn chiến trường khiến các mặt trận quan trọng khác không được yểm trợ đầy đủ như ý muốn. Do đó, Bộ Tư Lệnh Hành Quân quyết định di tản Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bằng trực thăng về Căn Cứ Hỏa Lực 30.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 25 tháng 2, Kế hoạch "Zulu 1" để triệt thoái Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân được ban hành. Qua sự điều chỉnh pháo binh của Trung Úy Kim, sĩ quan tiền sát pháo binh của cánh quân Biệt Động Quân tại Căn Cứ Hỏa Lực 30, hai khẩu đại bác 155 ly thuộc Pháo Đội C/44 tại Căn Cứ Hỏa Lực 30 và toàn thể Pháo Đội A/44 tại Phú Lộc tác xạ liên tục để yểm trợ cho cuộc rút quân.

Trên không, khi pháo binh vừa ngưng, từng đoàn tực thăng võ trang và phi cơ oanh tạc Hoa Kỳ thay phiên nhau trút bom đạn và hỏa tiễn vào các vị trí của Công quân khiến chúng không ngóc đầu lên được. Tới khoảng 10 giờ sáng, sau khi phi pháo cày nát vùng đất quanh Căn Cứ Biệt Động Quân Nam, bốn chiếc trực thăng võ trang Cobra hộ tống một đoàn trực thăng chở quân bất thần nhào xuống để bốc Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân.

Tuy bị oanh kích dữ dội, các ổ phòng không địch vẫn đồng loạt khai hỏa. Đạn phòng không nổ đầy trời tạo thành những đóa hoa của tử thần nhưng những phi hành đoàn trực thăng Hoa Kỳ vẫn can đảm hoàn tất nhiệm vụ. Từng chiếc trực thăng lao vội xuốn bãi đáp chật hẹp mới được thiết lập vội vã trong đêm, bốc những chiến sĩ Biệt Động Quân thuộc 2 Tiểu Đoàn 21 và 39 đã đơn độc chiến đấu với Sư Đoàn 308 của Cộng quân cả tuần lễ tại mặt trận Bắc đường số 9.

Những trực thăng chở quân sau đó đáp an toàn xuống Căn Cứ Hỏa Lực 30 chỉ cách khoảng 5 cây số về phía Nam. Có vài binh sĩ Biệt Động Quân vội vã bám cả vào càng trực thăng. Khi về tới bãi đáp Căn Cứ Hỏa Lực 30, Thiếu tá Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân cho biết tình hình mặt Bắc rất nặng. Quân số Cộng quân có cả sư đoàn với nhiều trung đoàn phòng không và pháo binh nặng trợ chiến.

Sau đó, hầu hết các chiến sĩ Biệt Động Quân được trực thăng bốc về Phú Lộc nội trong ngày, chỉ còn một số nhỏ còn kẹt lại tại Căn Cứ Hỏa Lực 30. Thiếu tá Quách Thưởng, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân, trong cuộc phỏng vấn mới đây cho biết thêm nhiều chi tiết về cuộc di tản trong hoàn cảnh ngặt nghèo này như sau:

Ngày 24 tháng 2, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân được lệnh chuẩn bị di tản khẩn cấp bằng trực thăng vào sáng hôm sau. Theo chỉ thị của thượng cấp, đơn vị phải phá hủy 4 khẩu đại bác 106 ly không giật bằng cách phá cơ bẩm vì những khẩu súng này quá nặng và cồng kềnh không đủ thì giờ mang theo và cũng không đủ trực thăng để chuyên chở vì ưu tiên được dành cho người. Do đó, cả 4 khẩu đại bác dùng để bắn chiến xa đã bị phá hủy.

Khuya hôm đó, từ những vị trí phòng thủ sát đường 1032A, các chiến sĩ Mũ Nâu nhìn thấy rõ ràng một đoàn xe thiết giáp của Cộng quân di chuyển ngay bên cạnh tiến về hướng Nam. Rất tiếc, loại vũ khí chống chiến xa duy nhất là các khẩu đại bác 106 ly không giật đã bị phá hủy nên Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân đã không còn cơ hội tiêu diệt dễ dàng những chiến xa này.

Tiểu đoàn cũng được lệnh vào sáng sớm ngày 25 tháng 2 phải chặt cây rừng để thiết lập một bãi bốc quân mới vì những bãi đáp cũ đã bị những tổ súng cối của địch chấm sẵn tọa độ và điều chỉnh nên pháo kích rất chính xác. Nhưng vì mở lầm khóa truyền tin nên đơn vị đã ra lệnh khai quang bãi đáp vào lúc nửa đêm. Do đó, địch đã không phát hiện được bãi đáp mới nên chưa kịp điều chỉnh súng cối khi trực thăng bất thần đáp xuống bốc quân khiến cuộc di tản được tương đối an toàn. Kết quả, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân tuy bị áp lực nặng nề nhưng không bị thiệt hại nặng.

Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân có một đại đội làm tiền đồn trên đỉnh đối lân cận cao hơn. Đêm trước khi di tản, đại đội này được lệnh rút về căn cứ chính. Ngay sau đó có một trực thăng Hoa Kỳ bị bắn rơi nên các trực thăng võ trang và phi cơ Hoa Kỳ lập tức tới bắn phá bắn gần như san bằng ngọn đồi cao nơi đại đội Biệt Động Quân vưa mới rút đi này. Nếu đại đội tiền đồn còn ở lại ngọn đồi, chẳng hiểu thiệt hại sẽ ra sao, nhưng chắc chắn sẽ rất nặng.

Phòng không địch vô cùng mãnh liệt, các ổ súng đặt xen kẽ nhau bắn chéo cánh sẻ như đan lưới mỗi khi thấy trực thăng tới gần. Ban đêm, đạn phòng không bắn lên như pháo bông đỏ trời.

Đặc biệt, chúng tôi có dịp trực tiếp hỏi Thiếu Tá Thưởng về trường hợp người hùng của báo chí Hoa Kỳ là anh y tá Fujii đã trợ giúp Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân được những gì trong việc đẩy lui Cộng quân, và việc anh tình nguyện ở lại để trợ giúp có thật hay không?

Thiếu Tá Thưởng cho biết anh "cố vấn" không may này lúc đó bị kẹt lần thứ hai tại mặt trận nên đã quá sợ, không giúp được gì cho Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân, kể cả việc liên lạc truyền tin, còn nói gì đến chuyện tình nguyện ở lại làm cố vấn! Lúc đó, chỉ có Thiếu Tá Thưởng và sĩ quan truyền tin là Thiếu Úy Nguyễn Sơn đảm trách việc liên lạc với phi cơ Hoa Kỳ và Pháo Binh yểm trợ.

HẬU QUẢ VÀ NHẬN XÉT

Nhìn chung, các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tại mặt Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của Cộng quân, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, Cộng quân đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc "cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào" để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ.

Do đó, tuy các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng nên thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

1. Quân Lực VNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, Cộng quân từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, quân số Cộng quân ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi Quân Lực VNCH ở thế phòng thủ thụ động nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau.

Quan niệm liên hoàn "hỗ tương yểm trợ" của các căn cứ hỏa lực bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị bao vây cô lập nên phải tự chống trả. Mỗi vị trí Quân Lực VNCH bị biển người Cộng quân có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm.

2. Về mặt tinh thần, tin hai Tiểu Đoàn Biệt Động Quân phòng thủ mặt Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Căn Cứ Hỏa Lực 30 và 31 là lớp khiên phòng thủ thứ hai phần nào hoang mang giao động.

Kể từ nay, hai Căn Cứ Hỏa Lực này bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do Biệt Động Quân để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như "lưỡng diện thọ địch." Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiến Tchepone.

Riêng đối với các chiến sĩ Mũ Nâu, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó.

3. Với tin hai tiểu đoàn Biệt Động Quân bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho Quân Lực VNCH. Hình ảnh vài quân nhân Biệt Động Quân ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ triệt để khai thác...













"Những hình ảnh này đã được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào."




Những hình ảnh này đã được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng Quân Lực VNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân trong lúc chiến trường nóng bỏng nhất đã phát biểu:

"Tôi cho rằng các chiến sĩ Biệt Động Quân Quân Lực VNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác. Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các Biệt Động Quân."

Trung Tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân Biệt Động Quân cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: "Đúng, một số Biệt Động Quân đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa. Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy."

4. Một thiệt hại gián tiếp khác của Quân Lực VNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ Biệt Động Quân là cái chết của Trung Tướng Đổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970.

Việc các căn cứ Biệt Động Quân thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi.

Vì vậy, Tổng Thống Thiệu đã mời Tướng Trí từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng. Tướng Lãm vì vậy vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân.

HẾT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn