BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73952)
(Xem: 62320)
(Xem: 39516)
(Xem: 31236)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ Phi tới Việt Nam

16 Tháng Tám 20217:38 SA(Xem: 1011)
Từ Phi tới Việt Nam
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói khi Phi nhức đầu thì Việt xổ mũi, một dạng môi hở răng lạnh loại mini. Các trận bão thường đập vào Việt Nam sau khi tàn phá Phi, gây lụt lội, thiệt hại nhiều về người và của. Chuyện xảy ra hầu như mỗi năm.

Phi đang có một ông tổng thống đặc biệt. Ông Rodrigo Duterte đu dây qua lại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; lúc thì ông tán tỉnh, lúc thì ông chê anh này trách anh kia, lúc thì ngược lại; tùy nơi tùy lúc. Khi được Trung Quốc hứa viện trợ và đầu tư, ông sẵn sàng quên đi quyết định của trọng tài quốc tế tuyên bố yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp; dù vị tổng thống tiền nhiệm đã bỏ ra biết bao công sức để vận động. Hồi lâu không thấy Tàu mở hầu bao thì ông quay sang chửi nó.

Cũng may là hai anh lớn này không làm gì được ông, thậm chí còn o bế ông cẩn thận, vì vị trí của nước Phi cũng quan trọng cho chiến lược toàn cầu của hai anh.

Nhưng giờ đây, vào lúc gần kết thúc nhiệm kỳ 6 năm duy nhất, không có quyền tái tranh cử theo luật, ông Duterte ranh mãnh dường như có thái độ nghiêng về về phía người Mỹ hơn.

Mới đây, ông Duterte đã rút lại lời đe dọa cách đây hơn một năm, hủy bỏ VFA, một thỏa thuận an ninh quan trọng với Hoa Kỳ. Hiệp định VFA ký năm 1998 giúp các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ ra vào hoạt động dễ dàng hơn ở Phi, trong đó có cả việc tiến hành các cuộc tập trận lớn, mỗi lần có tập trận là có Trung Quốc la ó phản đối.

Philippine President Rodrigo Duterte
Philippine President Rodrigo Duterte (AP Photo/Bullit Marquez)


Dư luận trong ngoài

Sự thay đổi thái độ của ông Duterte diễn ra vào thời điểm cạnh tranh gay gắt Mỹ – Trung và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Các nhà phân tích thử tìm hiểu tại sao có sự thay đổi này. 

Trước tiên, ông Duterte cho biết quyết định tiếp tục áp dụng VFA là một “nhượng bộ” để đổi lấy vắc-xin COVID-19 do Hoa Kỳ tặng. Vào tháng Bảy, Phi đã nhận 3 triệu liều Johnson & Johnson và đầu tháng 8, hơn 3 triệu liều Moderna đã đổ bộ vào Phi.

Đích thân ông đã lên TV loan báo tiếp tục hiệp định VFA, cảm ơn Tổng thống Biden và người dân Mỹ về vắc-xin. Ông cho biết thêm, sẽ sử dụng vắc-xin do Hoa Kỳ tài trợ để “động viên” những người chưa được tiêm chủng nên đi tiêm, giữa lúc các ca nhiễm vi-rut corona được xác nhận hàng ngày đang bùng phát trở lại; và dân Phi không tin tưởng vào vắc-xin Trung Quốc, bằng chứng là tại một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở Manila, người ta đã chen chúc gây mất trật tự khi thấy thông cáo ở đó có tiêm Pfizer.

Thứ hai, quân đội của Phi cũng có thể ảnh hưởng đến ông Duterte. Robert Herrera-Lim, nhà phân tích ở Manila, nói rằng thái độ thân thiện quá mức của tổng thống với Bắc Kinh tạo ra “sự khó chịu âm ỉ” của giới nhà binh có rất nhiều người thân Mỹ.

Các tướng lãnh Phi đã chỉ trích Bắc Kinh khi thấy hàng đàn tàu đánh cá Trung Quốc tập trung gần các bãi đá ngầm mà Phi tuyên bố chủ quyền, gọi đây là một “cuộc xâm lược”.

Thứ ba, các nhà phân tích cho rằng sự thay dạ đổi lòng của ông Duterte mang nhiều tính toán của một chính trị gia quỷ quyệt – đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 năm 2022.

Theo luật, tổng thống chỉ có thể ngồi một nhiệm kỳ 6 năm, không thể tái tranh cử, nhưng có những suy đoán rằng ông có thể tìm chức phó tổng thống cùng với con gái của mình, Sara Duterte, đang toan tính tranh cử tổng thống. Sara hiện giữ vị trí cũ của cha mình là thị trưởng thành phố Davao trên đảo Mindanao.

Duterte có thể nghĩ rằng nếu bây giờ mình bớt thân Trung Quốc hơn, vốn dĩ không mang nhiều lợi ích kinh tế như ông hứa hẹn với nhân dân, thì sẽ có lợi cho cô con gái hơn, khi bà này ra ứng cử.

Theo các cuộc điều tra dư luận, người dân Phi không tin tưởng vào Trung Quốc, trong khi họ tin Hoa Kỳ nhiều hơn. Và gần một nửa người Phi tuổi trưởng thành đánh giá chính phủ không làm hết sức mình để khẳng định chủ quyền của đất nước ở Biển Đông, mà người Phi gọi là Biển Tây.

De Castro, giáo sư nghiên cứu quốc tế, nói rằng nhóm thân cận của ông Duterte biết rằng “tình cảm chống Trung Quốc của cử tri có thể giúp một nhân vật đối lập chiến thắng, vì vậy họ đang cố gắng làm những gì có thể được để giảm bớt điều đó.”

Bài thu hoạch

Ông Duterte còn nổi tiếng với chính sách chống ma túy đẫm máu, giết người tùy tiện đang bị thế giới lên án vi phạm nhân quyền. Từ khi mở chiến dịch bài trừ ma túy, tính đến ngày 31 tháng 7 năm nay, đã có 3.902 người chết vì có liên quan đến ma túy.

Nếu ông tổ chức theo kiểu tổ dân phố như Việt Nam, và nếu ra lệnh cho các công an khu vực phải khai báo tất cả những ai trong khu vực mua bán sử dụng ma túy, không thành thật khai báo thì người công an khu vực đó sẽ mất chức, thì sẽ chẳng có ai chết, khỏi bị mang tiếng vi phạm nhân quyền.

Công an Việt Nam phá án giỏi nhất thế giới, thế lực thù địch có trốn đâu công an cũng mò ra để mời đeo còng; nhưng bản đồ Thủ Thiêm và hàng trăm bằng giả của những người có uy tín tốt nghiệp đại học Đông Đô đến giờ vẫn chưa giải trình.

Ông Duterte định học bài học của Putin. Khi luật không cho làm tổng thống nữa thì tìm cách lách luật. Putin có Thủ tướng Nga Medvedev, Duterte dùng con gái Sara làm bước đệm. Có điều là Putin và Duterte cũng biết tránh phạm luật, trong khi một người Bắc có lý luận với mái đầu bạc trắng hiên ngang, sẵn sàng ngồi xổm lên điều lệ đảng để trụ thêm một nhiệm kỳ.

Các tướng lãnh Phi dám gọi đàn tàu đánh cá gần các bãi đá ngầm của Phi là một “cuộc xâm lược”, trong khi các tướng của “ta” chỉ biết đánh gôn, đánh bạc, mánh mung đất đai, những loại cỡ Út Trọc, có tướng còn không biết đọc bản đồ. Một ông tướng công an Trương Giang Long mới vừa báo động hôm trước, tình báo Hoa Nam có mặt khắp các cấp, thì hôm sau nhận được tin nghỉ hưu.

Các y tá Phi đang làm việc tại nhiều bệnh viện ở Mỹ. Họ và các Phi kiều khác đóng góp nhiều vào số kiều hối gửi về quê hương, tạo lơi ích kinh tế cho cả nước. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Harris vào cuối tháng này, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm ở Cali hiến kế cho đảng ta nên nói với bà Harris rằng “VN sẵn sàng hợp tác với hai bộ Lao động và Di Trú HK để tuyển mộ nhân công (nữ) chuyên môn cho thị trường Y tế HK – nhất là ngành Y tá (nursing) vốn đang thiếu hụt nhân công trầm trọng ở HK.”

Hình như bà Harris trả lời: “LS Liêm ở Mỹ nhiều năm mà không biết trong điều trị bệnh, cách giao tiếp cũng quan trọng. Vì Phi là cựu thuộc địa của Mỹ, nữ y tá gốc Phi nói tiếng Mỹ có nhiều phần chắc chuẩn hơn nữ y tá gốc Việt. Bệnh viện Mỹ hà cớ gì phải tuyển y tá gốc Việt trong khi họ có thể tuyển y tá gốc Phi, nói nghe dễ hiểu hơn, đau chỗ nào nói chỗ đó, nếu không bệnh nhân chết như chơi, bị kiện tơi bời làm sao bệnh viện có lời?”

Bà Harris còn biết thừa nếu tuyển y tá gốc Việt thì lại đẻ thêm một băng đảng ăn tiền để làm thủ tục xuất ngoại, giống như hàng vạn các bạn xuất khẩu lao động đã từng nếm mùi trước giờ lên đường.

Các DLV thường lấy ví dụ của Phi để lu loa đó thấy chưa, Phi theo Mỹ từ bao năm nay mà có khá gì đâu, tội gì Việt Nam phải theo Mỹ. Thưa các DLV, chẳng những Phi mà còn các nước Trung và Nam Mỹ nữa, bao lâu nay chơi với Mỹ mà cứ ì à ì ạch. Vấn đề ở đây là nội lực các DLV ạ. Mấy chục năm dưới tài lãnh đạo của đảng mà không sản xuất nổi con ốc vít, nền giáo dục đẻ ra những trò gài bẫy cô giáo, hiệu trưởng đòi sex với học sinh trường mình, lãnh đạo tuyên bố những câu ngớ ngẩn… thì không tụt hậu mới lạ. Tại sao các DLV không nghĩ rằng, nếu hơn 40 năm qua đảng ta có một nền giáo dục giống như miền Nam trước 75 thì giờ này biết đâu đã thành một thứ Đài Loan, Hàn Quốc?

Việt Nam và Phi đều có vị trí địa dư quan trọng tại Biển Đông. Trước tình hình căng thẳng Mỹ-Tàu hiện nay, Mỹ sẽ chọn hợp tác với Việt Nam hay Phi để chống Tàu? Một người có đầu óc bình thường cũng biết Mỹ sẽ nhắm Việt Nam nhiều hơn Phi.

Có nhiều lý do: dân Việt ghét Tàu hơn dân Phi; dân Việt có kinh nghiệm đánh đuổi hết đế quốc này đến đế quốc khác, chết bao nhiêu cũng mặc; dân Việt thích Mỹ hơn Tàu, bằng chứng ra đón lãnh đạo, vắc-xin, du học…

Trước đây, Lê Duẩn nói “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”; nay mai, sẽ không ai lạ nếu có người nói “ta đánh Trung Quốc là đánh cho Mỹ”.

Châu Quang
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn