BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73911)
(Xem: 62309)
(Xem: 39507)
(Xem: 31228)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chút suy nghĩ về bản án của Hội Nhà Báo Độc Lập

06 Tháng Giêng 20215:10 SA(Xem: 1213)
Chút suy nghĩ về bản án của Hội Nhà Báo Độc Lập
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Hôm nay toà án TPHCM kết án nhà báo Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ 11 năm tù giam, Lê Hữu Minh Tuấn cũng 11 năm tù giam.

phamdinhtrong-hoinhabaodoclapvietnam04072014


--------------------------------------------------

 Phản ứng trước bản án dành cho ba nhà báo công dân của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Emerlynne Gil, phó Giám đốc Khu vực của Ân xá Quốc tế tuyên bố:

 
"Bản án này cho thấy sự coi thường của chính quyền Việt Nam đối với tự do báo chí. Nó một lần nữa đánh vào quyền tiếp cận thông tin độc lập của người dân Việt Nam.
 
"Sự hà khắc của bản án này vượt xa tiêu chuẩn vốn đã hà khắc của hệ thống kiểm duyệt của nhà nước, trong bối cảnh đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Việt Nam đang đến gần. 
 
"Quyền tự do biểu đạt là nền tảng của bất cứ xã hội tự do nào và nó có tính quyết định đối với sự công nhận của tất cả các quyền con người khác. Tội của những nhà báo này đơn giản là dám thảo luận chính trị và các vấn đề được xã hội quan tâm khác.
 
"Bằng việc kết án những người này chỉ vì họ đã thực hiện các quyền được hiến pháp Việt Nam đảm bảo, nhà nước đã phản bội lại công lý.
 
"Thật đáng buồn, nhà nước Việt Nam đã mở đầu năm mới 2021 bằng bầu khí đàn áp và độc đoán vốn có. Những nhà báo này là một phần của 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, một con số đáng báo động, cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của môi trường tự do biểu đạt ở đất nước trong những năm gần đây".
 
-----------------------------------------------------
 
Như thường lệ, sẽ có những phản ứng tiếp theo từ các tổ chức quốc tế theo dõi và giám sát nhân quyền, tự do báo chí cũng sẽ lên tiếng phản đối mức án tàn bạo mà toà án đảng CSVN áp đặt đối với những người cầm bút bày tỏ chính kiến của mình ôn hoà. Những thượng nghĩ sĩ, dân biểu của một số nước Phương Tây sẽ đòi hỏi bộ ngoai giao nước họ đề cập đến vấn đề này trong các chương trình nghị sự. Tiếp đến sẽ là những bản thu thập chữ ký phản đối để gửi đến tổ chức, chính quyền nào đó.
Song song với nó là những bài viết, những lời chia sẻ với những tù nhân. Một vài vụ quyên góp ủng hộ. Vài năm qua đi, chuỗi thời gian đó thỉnh thoảng tù nhân không được thăm gặp , tù nhân chính trị tuyệt thực phản đối, tù nhân chính trị ốm được gia đình thông báo thì dư luận dấy lên một dạo rồi thôi.
 
Những cái tên như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ được của ngày hôm nay là nối tiếp cho danh sách những cái tên người đấu tranh trước đó như Trần Huỳnh Duy Thức, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Thành.....có hàng trăm người đấu tranh tên tuổi đang cần được lên tiếng để bảo vệ họ. 
 
Tiếng nói bênh vực những người tù nhân chính trị trên giờ chẳng còn bao nhiêu ảnh hưởng, đây là sự thật cần phải nhìn nhận đúng. Một trong những nguyên nhân đó là an ninh cộng sản đã bắt quá nhiều những cây viết có giá trị, khiến cho sự lên tiếng không còn tính cộng hưởng, lan toả trong dư luận.
 
Một việc nữa cần phải xác định rõ không mơ hồ, đó là những nước phương Tây không còn mặn mà gì quan tâm đến nhân quyền ở các nước thứ ba, có chăng chỉ là một chút để lấy lệ cho có.  Họ tập trung quan tâm vào những lợi ích kinh tế nhiều hơn, những hãng xưởng của tập đoàn nước họ được tạo điều kiện đặt nhà máy, công xưởng ở những nước kém phát triển để hưởng lao động giá rẻ, giảm chi phí môi trường và bán dây chuyền công nghệ lỗi thời, đồng thời họ cũng mở rộng thêm thị trường cho các sản phẩm của tập đoàn nước họ. Dưới những cái tên mỹ miều là toàn cầu hoá,  chuỗi cung ứng toàn cầu để che đậy những thoả hiệp về kinh tế với những nước kém phát triển, những nước độc tài toàn trị. Những hiệp định kinh tế như TPP hay EVFTA cho thấy phương Tây thời Obama và Merkel hoàn toàn không coi trọng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam bằng những lợi ích kinh tế,  giới đấu tranh hy vọng phương Tây sẽ dùng những hiệp định này làm sức ép tác động đến cải thiện nhân quyền ở Việt Nam hoặc hiệp định này bao vây hạn chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên thì  sự thực chứng minh những hy vọng đó hoàn toàn không có cơ sở.
Có lẽ những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam nên phải thay đổi, tìm một cách thức phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đây không phải là lời bàn lùi, cũng không phải âm mưu đánh phá phong trào dân chủ, làm nhụt ý chí của công cuộc dân chủ. Trong cuộc chiến, việc hoãn binh, lui quân, giữ lực lượng, trữ lương, tích cốc, rèn luyện là việc thường tình. Cũng có thể  viết những bài viết nội dung gây chia rẽ, hoài nghi giữa nhân dân với chế độ, giữa lãnh đạo cộng sản với lãnh đạo cộng sản.
 
Không nên giao tiếp, nhận tài trợ của các tổ chức đấu tranh hải ngoại để thực hiện những yêu cầu của những tổ chức này đặt ra. Nếu họ viện trợ không đòi hỏi gì thì có thể tiếp nhận. Nếu có đòi hỏi, yêu cầu nhất thiết phải suy tính. Bởi một số các tổ chức bên ngoài hiện nay cũng bế tắc trong đường lối đấu tranh, nhưng họ cần những dự án chính trị , kế hoạch đấu tranh nào đó vạch ra để làm dự án lấy kinh phí từ các quỹ phi chính phủ. Họ phải có việc gì đó để duy trì sự tồn tại của họ trong lúc chưa tìm ra bước đi nào phù hợp. Ở tình cảnh như thế, những người đấu tranh trong nước chỉ là những nước đi tạm của họ trong cơn khủng hoảng về đường lối.
Những cái gọi là '' khai dân trí, đấu tranh bất bạo động, tổ chức đào tạo nhân sự xã hội dân sự, biểu tình thể hiện quan điểm, kiến nghị thư...'' nếu tiếp tục triển khai chỉ làm dài thêm danh sách những tù nhân chính trị.
 
Nói thật sẽ mất lòng, nhưng trách nhiệm nghĩ sao nói vậy, còn quyết định là của các bạn.

Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
5/1/2021
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn