Trong lúc dư luận còn đang hoang mang chưa biết tình hình công dân, nhà báo, Blogger Trương Duy Nhất đang như thế nào sau bảy tháng bị giam giữ biệt tăm đến vợ con cũng không được vào thăm viếng thì báo CAND rồi báo Petrotimes đồng thời đăng lên hai bài báo luận tội Trương Duy Nhất với nội dung y hệt nhau đến từng câu chữ.
Đọc qua nội dung hai bài báo giống nhau ấy, độc giả biết ngay rằng cả hai bài đều sao chép từ một nguồn là kết luận của cơ quan điều tra.
Theo pháp luật, dù là pháp luật của nước XHCN, đặt dưới nghị quyết hoàn toàn chủ quan của đảng cầm quyền, thì vẫn có điều quy định rằng, đến bây giờ, công dân Trương Duy Nhất vẫn là người chưa có tội. Kết luận điều tra của công an và thậm chí ra đến cáo trạng của viện kiểm sát vẫn chưa có gì khẳng định được những hành vi của công dân Trương Duy Nhất là vi phạm pháp luật. Kết luận điều tra rồi cáo trạng buộc tội cũng có thể đúng mà cũng có thể sai, mà thực tế ở VN chuyện sai đến 100% không phải là hiếm. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và nhiều vụ án oan cay nghiệt khác đã minh chứng điều nầy. Để tránh oan sai, luật pháp quy định phải có cơ quan phản biện, tức là luật sư biện hộ, tham gia vào vụ án. Những quốc gia văn minh có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự được phát huy, ngành tư pháp được độc lập thì luật sư biện hộ buộc phải tham gia ngay từ giây phút đầu tiên của quá trình điều tra. Nhân viên công lực có bổn phận nhắc cho đối tượng bị điều tra biết rằng họ có quyền giữ im lặng cho đến khi có mặt luật sư và mọi việc hỏi cung đều luôn luôn diễn ra bên cạnh luật sư.
Ở các nước văn minh ấy, khi cơ quan điều tra thông tin nội dung điều tra còn trong quá trình điều tra ra dư luận thì luật sư cũng có quyền thông tin nội dung phản biện ngay trong quá trình tra ra dư luận. Một người cầm bút chân chính, một cơ quan ngôn luận làm đúng pháp luật, khi đưa tin một vụ việc trong quá trình điều tra thì phải thông tin cả hai chiều. Thông tin những gì cơ quan điều tra đưa ra và đồng thời thông tin những gì đối tượng bị điều tra hoặc luật sư biện hộ nêu ra. Một bài báo như vậy mới khách quan và không vi phạm pháp luật. Như trong vụ án giết người nghi là ông Nguyễn Thanh Chấn thực hiện, báo chỉ đưa tin- trước khi ông Chấn ra tòa và bị kết án- theo kết luận điều tra hoặc cáo trạng, khẳng định rằng ông Chấn là người thủ ác mà không hề đưa tin những lời kêu oan của ông Chấn hoặc những lập luận phản biện của luật sư biện hộ thì tờ báo đó đã phạm tội vu khống ông Chấn sau khi ông Chấn được minh oan. Do vậy hậu vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ngoài công an, công tố viên còn có cả các tòa báo đăng về vụ án ông Chấn khi chưa đưa ra xét xử theo một chiều từ những thông tin sai trái của công an và viện kiểm soát cung cấp đều có thể bị kiện ra tòa.
Trở lại hai bài báo giống y nhau về việc luận tội công dân Trương Duy Nhất đăng trên báo CAND và Perotimes. Cả hai bài báo đều đăng hoàn toàn một chiều từ nguồn duy nhất do công an cung cấp từ nội dung kết luận điều tra mà không hề đăng bất cứ thông tin tự bào chữa nào của công dân Trương Duy Nhất hoặc thông tin phản biện từ phía luật sư. Chưa cần biết kết luận điều tra đúng hay sai, cách viết bài chủ quan theo một chiều như vậy là hành vi vô cùng sai trái về mặt pháp luật, là một sự phỉ báng tệ hại lên lương tâm và đạo đức của người cầm bút. Chính những kẻ viết và đăng bài báo nầy mới là những kẻ bẻ cong ngòi bút , bẻ cong lương tâm để thực hiện mệnh lệnh chủ quan của cấp quyền lực nào đó nhằm đánh lừa dư luận và dẫn dắt dư luận theo hướng thuận lợi cho họ. Những người cầm bút đó lại còn lên giọng mắng mỏ công dân Trương Duy Nhất là "xấc xược" và dạy dỗ anh phải "cầm bút" như thế này như thế kia. Điều đó không khỏi không làm cho mọi người liên tưởng đến một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã hội VN ngày hôm nay: Những kẻ suy đồi đạo đức nhất lại là kẻ ưa lớn tiếng dạy dỗ đạo đức cho người khác nhất.
Đành rằng, nhân quyền đang bị vi phạm, xã hội dân sự không được phát huy, tư pháp chưa độc lập nên quy trình tố tụng của VN còn lắm vấn đề. Từ đó đối tượng điều tra không được quyền giữ im lặng, luật sư không được tham gia từ đầu vụ án, không được có mặt trong lúc hỏi cung, đối tượng bị tam giam không được tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài. Từ đó việc viết báo về các vụ án ngay trong quá trình điều tra là rất khó khăn. Cơ quan điều tra chỉ rò thông tin ra cho báo chí khi muốn mượn dư luận để củng cố kết luận còn mong manh theo ý đồ của họ. Nhưng người cầm bút có lương tâm thì không bao giờ viết bài khi không đủ thông tin từ hai phía, phía cơ quan điều tra và phía bị điều tra, để vô tình hoặc cố tình làm công cụ tiếp tay cho sự sai trái.
Chúng ta thử xem xét nội dung cáo buộc được cho là ấy từ kết luận điều tra đăng trên hai tờ báo. Sau 7 tháng, một công dân chỉ cầm bút viết blog mà bị bắt giam biệt tích với cả người thân trong gia đình để chịu sự điều tra căng thẳng, để cuối cùng cơ quan điều tra nêu ra một số cáo buộc mà khi đọc vào ai cũng thấy rằng chẳng cần phải bắt bớ, giam cầm, điều tra gì cũng có thể nêu ra được, vì mọi thứ blogger Trương Duy Nhất viết ra đều đường đường chính chính công khai minh bạch trên blog cá nhân của mình. Cố gắng chắc lọc từ một đống rối rắm của hai bài báo, thì mới tìm ra được 6 nội dung cáo buộc cho rằng công dân Trương Duy Nhất đã vi phạm pháp luật như sau:
1.Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.
2.Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương.
3/Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.
4/Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….".
5/Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”.
6/Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.
Đấy, qua 7 tháng, tiêu xài biết bao nhiêu tiền thuế của dân mà cả một cơ quan điều tra to đùng của bộ công an chỉ làm được cái việc mà một người bình thường chỉ cần bỏ ra ba ngày đọc hết các bài viết trên bog của TDN cũng có thể làm ra được, có khi còn làm tốt hơn. Chưa nói việc bắt bớ không cần thiết gây ra hoang mang cho dân tình và tạo nên hình ảnh xấu xa cho đất nước về nhân quyền trước dư luận quốc tế. E rằng chính những người gây ra chuyện nầy mới là những kẻ "lợi dụng quyền lực xâm phạm đến lợi ích và thanh danh của đất nước".
Không biết đến bây giờ, sau 7 tháng bị giam biệt tăm, luật sư đã được "cho phép" làm việc với công dân Trương Duy Nhất chưa, làm việc đến đâu và đã có những phản biện gì về kết luận điều tra để tư vấn pháp lý hữu hiệu cho thân chủ của mình?
Tuy nhiên, sau khi hai bài báo "luận tội" được tung ra thì rất nhiều công dân cảm thấy bất bình đã viết nhiều bài đăng lên blog phân tích về những điều vô lý của cáo buộc.
Xin được phân tích lần lượt từng điểm trong 6 nội dung cáo buộc nêu trên.
Nội dung 1: Cái câu "thằng này đảng viên nhưng mà tốt" đã thành câu tự trào khá phổ biến mà chính nhiều đảng viên vẫn thường hay nói bên ngoài xã hội và một bộ phận không nhỏ người dân cũng bắt chước nói theo. Từ rất lâu, câu nói đó đã thành một câu trào phúng trên cửa miệng của nhiều người dân và lan truyền công khai trong xã hội. Công dân Trương Duy Nhất không sáng tác ra câu tự trào đó mà chỉ ghi lại từ xã hội. Ngay cả khi TDN sáng tác ra câu đó thì cũng không có cơ sở gì để buộc tội anh. Ngày xưa thời phong kiến bị cho là "xấu xa, gian ác và lạc hậu" vì thế mà đảng CS đã đánh đổ đi để cướp chính quyền, thì trong dân gian vẫn lan truyền câu ca dao : "Sông Hương nước chảy lờ đờ/ dưới sông là đĩ trên bờ là vua" hay câu tục ngữ : "miệng quan trôn trẻ" thế nhưng sử sách không hề thấy ghi ai bị bắt tù vì đọc ra câu ca dao hay tục ngữ phạm thượng ấy cả. Huống chi bây giờ đảng viên không phải là vua, không phải là ông trời con, và ngay cả đảng cũng chỉ là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật với mọi pháp nhân và cá nhân khác thì việc công dân dùng lời lẽ châm biếm hoặc chê bai đảng viên hay tổ chức đảng đôi chút thì chẳng có chi là ghê gướm. Hơn nữa luật pháp hiện hành không có điều khoản nào quy định việc châm biếm, chê bai, phê phán đảng là phạm pháp.
Nội dung 2: "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương . Cáo buộc hết sức trẻ con, nêu ra chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nên thấy không cần thiết phải phân tích.
Nội dung 3: "Quốc hận" . Công dân TDN cũng không tự ý sáng tác ra từ nầy mà chỉ ghi lại những gì mà một bộ phận không nhỏ nhân dân VN vẫn hay nói. Bộ phận không nhỏ ấy được ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc còn đương chức xác nhận khi tuyên bố rằng, đến ngày 30.4, "có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". Những "người buồn' đó thường xuyên dùng hai từ "quốc hận". Chẳng lẽ bỏ tù một người khi người đó ghi lại một hiện thực khách quan?. Nếu muốn buộc tội công dân TDN thì trước hết hãy buộc tội ông Võ Văn Kiệt.
Nội dung 4: "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". Ba vấn đề nêu ra trong câu nầy thì chỉ có vấn đề thứ hai là "thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước" là có thể còn bàn cãi. Nhưng xem lại chỉ số lạm phát 10 năm qua thì nội dung nầy cũng chẳng sai sự thật. Giá một lượng vàng năm 2003 là 6,8 triệu đồng, năm 2013 sau khi đã giảm nhiều đợt vẫn còn ở mức gần 40 triệu đồng. Giá gạo 2003: 3.500đ/ kg. 2013: 15.000đ/kg. Giá thịt heo 2003: 25.000đ/kg, 2013: 100.000đ/kg. Trong khi đó thu nhập tối thiểu mỗi tháng của hàng chục triệu công nhân từ 2 triệu đồng năm 2003 lên chừng 3 triệu đồng hiện nay. Nhìn vào đời sống người dân đi lên hay đi xuống là hãy nhìn vào số đông hàng chục triệu công nhân, nông dân lao động chứ đừng nhìn vào vài trăm người mua máy bay, mua giường ngủ vài tỉ đồng để đánh giá. Còn chất lượng chính phủ và quốc hội không có vấn đề tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu vụ việc động trời ở khắp nơi từ các tập đoàn nhà nước đến y tế, giáo dục , giao thông, điện lực... Tệ nạn hối lộ tham nhũng thì tràn lan, chính các ông bà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Doan đã nhiều lần xác nhận điều nầy, tưởng cũng không cần nhắc lại ở đây làm chi. Do vậy, công dân TDN hay bất cứ người dân nào có tội gì khi chê bai chính phủ của mình có vấn đề về chất lượng trước một hiện thực quá rõ ràng như thế?
Nội dung 5: “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” ,“vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. Bộ tứ chính phủ có phải là vua, có phải là những ông trời con đâu mà người dân không được phép nhận xét, chấm điểm theo ý kiến chủ quan của mình. Xin nhớ các vị ấy, từ cấp tổ trưởng dân phố lên đến chủ tịch nước ,tổng bí thư đều tự nhận là đầy tớ của nhân dân thì bất cứ người dân nào cũng có quyền nhận xét, chấm điểm các vị ấy. Đừng có bị não trạng phong kiến đè vào đầu lâu dài mà vẫn còn mơ màng rằng ông chủ tịch nước, ông thủ tướng là con trời là thần thánh không được đụng đến còn ông tổ trưởng dân phố là tép riu tha hồ cho phép phê bình, chấm điểm. Dưới luật pháp của chế độ nầy, các ông ấy đều bình đẳng như nhau, đều là đầy tớ nhân dân, đều là người được dân thuê, trả lương để giao làm một số công việc. Do vậy, giả dụ như công dân TDN nhận xét với tổ trưởng dân dân phố của mình rằng: tôi thấy ông làm việc quá tồi chỉ xứng đáng chấm ông 2 điểm, thì anh có bị ghép tội và bị bắt giam hay không? Chắc chắn là không, từ xưa đến nay chưa thấy ai bị tù vì nhận xét chấm điểm ông tổ trưởng dân phố của mình cả. Vậy thì việc nhận xét chấm điểm ông chủ tịch nước, ông chính phủ có gì phải gọi là "xấc xược", gọi là vi phạm pháp luật.
Nhận xét rằng vai trò của ông TBT là bất lực, thì dù đúng hay sai cũng chẳng đến nổi phải bị ghép tội hình sự. Chưa nói là nhìn những việc ông TBT làm từ trước đến nay như chỉnh đảng, chống tham nhũng...chưa mang lại hiệu quả gì rõ rệt. Rồi một số chủ trương của ông đưa ra, xuống đến ban chấp hành TW thì bị tắc tị, như chuyện kỷ luật đồng chí X, chuyện giới thiệu người, theo ông là cần thiết, vào BCT...ông cũng đành chịu thua. Nói ông không có lực để thúc đẩy công việc theo ý mình cho suôn sẻ, thì cũng chẳng sai gì. Còn với những đại biểu kiểu như "rau muống ở nhà hàng Thượng Hải đắt hơn rau muống ở quê mình", "IQ cao mới làm đường sắt cao tốc", "dân trí thấp nên không cần luật biểu tình" thì không khỏi không làm cho cử tri nghi ngờ về sự lành mạnh tâm thần của họ, khuyên họ đi giám định tâm thần là điều cần thiết cho chính họ.
Nội dung 6: Nội dung cáo buộc nầy tương tự như nội dung 4 và 5 nên không cần phải phân tích lặp lại. Tuy nhiên ở phần nầy xuất hiện chữ "xấc xược" khi đánh giá hành vi của TDN là điều vô cùng không ổn. Không có bất kỳ ai được quyền dùng những từ nặng nề mang tính mắng chửi chợ búa giang hồ như vậy để đánh giá hành vi của công dân, dù cho công dân ấy là một tù nhân, huống chi ông TDN vẫn đang là một công dân chưa bị kết án. Cơ quan điều tra chỉ nêu ra các chứng cứ để cáo buộc đối tượng vi phạm pháp luật ở điều khoản nào chứ không được phép dùng những từ mang tính mạt sát, mắng chửi như vậy. Người viết báo lại càng, trăm lần hơn, không được phép như vậy. Nếu lời lẽ ấy có trong bản kết luận điều tra thì khi viết bài, tác giả hoặc tòa soạn cũng phải cắt bỏ đi. Trừ khi muốn nhấn mạnh sự sai trái của cơ quan điều tra thì mới trích dẫn nguyên lại, đưa vào trong ngoặc kép và ghi nguồn rõ ràng. Tác giả bài báo đã nhân danh đạo đức, lương tâm để răn dạy nhà báo Trương Duy Nhất về chuyện viết báo, nhưng chính bản thân đã mắc rất nhiều sai phạm trong viết lách, từ nghiệp vụ sơ đẳng đến vấn đề lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Họ nói rằng công dân Trương Duy Nhất "xấc xược" khi tự cho mình cái quyền đánh giá chính phủ và các cấp lãnh đạo trong khi chính họ đang tự cho mình cái quyền đó khi viết bài một chiều phỉ báng cá nhân một công dân. Nên nhớ rằng công dân TDN cũng như mọi công dân khác đều có quyền đánh giá, phê phán chính phủ của mình, nhưng nhà báo thì hoàn toàn không có quyền chủ quan đánh giá và phê phán bất kỳ cá nhân công dân nào trong bài báo của mình.
Có lẽ cả hai tờ báo CAND và Petrotimes đều có tổng biên tập là tướng tá công an nên các vị vẫn quen cái nếp tưởng mình là công an khi cầm bút làm báo.
Huỳnh Ngọc Chênh
Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Đọc qua nội dung hai bài báo giống nhau ấy, độc giả biết ngay rằng cả hai bài đều sao chép từ một nguồn là kết luận của cơ quan điều tra.
Theo pháp luật, dù là pháp luật của nước XHCN, đặt dưới nghị quyết hoàn toàn chủ quan của đảng cầm quyền, thì vẫn có điều quy định rằng, đến bây giờ, công dân Trương Duy Nhất vẫn là người chưa có tội. Kết luận điều tra của công an và thậm chí ra đến cáo trạng của viện kiểm sát vẫn chưa có gì khẳng định được những hành vi của công dân Trương Duy Nhất là vi phạm pháp luật. Kết luận điều tra rồi cáo trạng buộc tội cũng có thể đúng mà cũng có thể sai, mà thực tế ở VN chuyện sai đến 100% không phải là hiếm. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và nhiều vụ án oan cay nghiệt khác đã minh chứng điều nầy. Để tránh oan sai, luật pháp quy định phải có cơ quan phản biện, tức là luật sư biện hộ, tham gia vào vụ án. Những quốc gia văn minh có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự được phát huy, ngành tư pháp được độc lập thì luật sư biện hộ buộc phải tham gia ngay từ giây phút đầu tiên của quá trình điều tra. Nhân viên công lực có bổn phận nhắc cho đối tượng bị điều tra biết rằng họ có quyền giữ im lặng cho đến khi có mặt luật sư và mọi việc hỏi cung đều luôn luôn diễn ra bên cạnh luật sư.
Ở các nước văn minh ấy, khi cơ quan điều tra thông tin nội dung điều tra còn trong quá trình điều tra ra dư luận thì luật sư cũng có quyền thông tin nội dung phản biện ngay trong quá trình tra ra dư luận. Một người cầm bút chân chính, một cơ quan ngôn luận làm đúng pháp luật, khi đưa tin một vụ việc trong quá trình điều tra thì phải thông tin cả hai chiều. Thông tin những gì cơ quan điều tra đưa ra và đồng thời thông tin những gì đối tượng bị điều tra hoặc luật sư biện hộ nêu ra. Một bài báo như vậy mới khách quan và không vi phạm pháp luật. Như trong vụ án giết người nghi là ông Nguyễn Thanh Chấn thực hiện, báo chỉ đưa tin- trước khi ông Chấn ra tòa và bị kết án- theo kết luận điều tra hoặc cáo trạng, khẳng định rằng ông Chấn là người thủ ác mà không hề đưa tin những lời kêu oan của ông Chấn hoặc những lập luận phản biện của luật sư biện hộ thì tờ báo đó đã phạm tội vu khống ông Chấn sau khi ông Chấn được minh oan. Do vậy hậu vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ngoài công an, công tố viên còn có cả các tòa báo đăng về vụ án ông Chấn khi chưa đưa ra xét xử theo một chiều từ những thông tin sai trái của công an và viện kiểm soát cung cấp đều có thể bị kiện ra tòa.
Trở lại hai bài báo giống y nhau về việc luận tội công dân Trương Duy Nhất đăng trên báo CAND và Perotimes. Cả hai bài báo đều đăng hoàn toàn một chiều từ nguồn duy nhất do công an cung cấp từ nội dung kết luận điều tra mà không hề đăng bất cứ thông tin tự bào chữa nào của công dân Trương Duy Nhất hoặc thông tin phản biện từ phía luật sư. Chưa cần biết kết luận điều tra đúng hay sai, cách viết bài chủ quan theo một chiều như vậy là hành vi vô cùng sai trái về mặt pháp luật, là một sự phỉ báng tệ hại lên lương tâm và đạo đức của người cầm bút. Chính những kẻ viết và đăng bài báo nầy mới là những kẻ bẻ cong ngòi bút , bẻ cong lương tâm để thực hiện mệnh lệnh chủ quan của cấp quyền lực nào đó nhằm đánh lừa dư luận và dẫn dắt dư luận theo hướng thuận lợi cho họ. Những người cầm bút đó lại còn lên giọng mắng mỏ công dân Trương Duy Nhất là "xấc xược" và dạy dỗ anh phải "cầm bút" như thế này như thế kia. Điều đó không khỏi không làm cho mọi người liên tưởng đến một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã hội VN ngày hôm nay: Những kẻ suy đồi đạo đức nhất lại là kẻ ưa lớn tiếng dạy dỗ đạo đức cho người khác nhất.
Đành rằng, nhân quyền đang bị vi phạm, xã hội dân sự không được phát huy, tư pháp chưa độc lập nên quy trình tố tụng của VN còn lắm vấn đề. Từ đó đối tượng điều tra không được quyền giữ im lặng, luật sư không được tham gia từ đầu vụ án, không được có mặt trong lúc hỏi cung, đối tượng bị tam giam không được tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài. Từ đó việc viết báo về các vụ án ngay trong quá trình điều tra là rất khó khăn. Cơ quan điều tra chỉ rò thông tin ra cho báo chí khi muốn mượn dư luận để củng cố kết luận còn mong manh theo ý đồ của họ. Nhưng người cầm bút có lương tâm thì không bao giờ viết bài khi không đủ thông tin từ hai phía, phía cơ quan điều tra và phía bị điều tra, để vô tình hoặc cố tình làm công cụ tiếp tay cho sự sai trái.
Chúng ta thử xem xét nội dung cáo buộc được cho là ấy từ kết luận điều tra đăng trên hai tờ báo. Sau 7 tháng, một công dân chỉ cầm bút viết blog mà bị bắt giam biệt tích với cả người thân trong gia đình để chịu sự điều tra căng thẳng, để cuối cùng cơ quan điều tra nêu ra một số cáo buộc mà khi đọc vào ai cũng thấy rằng chẳng cần phải bắt bớ, giam cầm, điều tra gì cũng có thể nêu ra được, vì mọi thứ blogger Trương Duy Nhất viết ra đều đường đường chính chính công khai minh bạch trên blog cá nhân của mình. Cố gắng chắc lọc từ một đống rối rắm của hai bài báo, thì mới tìm ra được 6 nội dung cáo buộc cho rằng công dân Trương Duy Nhất đã vi phạm pháp luật như sau:
1.Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.
2.Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương.
3/Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.
4/Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….".
5/Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”.
6/Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.
Đấy, qua 7 tháng, tiêu xài biết bao nhiêu tiền thuế của dân mà cả một cơ quan điều tra to đùng của bộ công an chỉ làm được cái việc mà một người bình thường chỉ cần bỏ ra ba ngày đọc hết các bài viết trên bog của TDN cũng có thể làm ra được, có khi còn làm tốt hơn. Chưa nói việc bắt bớ không cần thiết gây ra hoang mang cho dân tình và tạo nên hình ảnh xấu xa cho đất nước về nhân quyền trước dư luận quốc tế. E rằng chính những người gây ra chuyện nầy mới là những kẻ "lợi dụng quyền lực xâm phạm đến lợi ích và thanh danh của đất nước".
Không biết đến bây giờ, sau 7 tháng bị giam biệt tăm, luật sư đã được "cho phép" làm việc với công dân Trương Duy Nhất chưa, làm việc đến đâu và đã có những phản biện gì về kết luận điều tra để tư vấn pháp lý hữu hiệu cho thân chủ của mình?
Tuy nhiên, sau khi hai bài báo "luận tội" được tung ra thì rất nhiều công dân cảm thấy bất bình đã viết nhiều bài đăng lên blog phân tích về những điều vô lý của cáo buộc.
Xin được phân tích lần lượt từng điểm trong 6 nội dung cáo buộc nêu trên.
Nội dung 1: Cái câu "thằng này đảng viên nhưng mà tốt" đã thành câu tự trào khá phổ biến mà chính nhiều đảng viên vẫn thường hay nói bên ngoài xã hội và một bộ phận không nhỏ người dân cũng bắt chước nói theo. Từ rất lâu, câu nói đó đã thành một câu trào phúng trên cửa miệng của nhiều người dân và lan truyền công khai trong xã hội. Công dân Trương Duy Nhất không sáng tác ra câu tự trào đó mà chỉ ghi lại từ xã hội. Ngay cả khi TDN sáng tác ra câu đó thì cũng không có cơ sở gì để buộc tội anh. Ngày xưa thời phong kiến bị cho là "xấu xa, gian ác và lạc hậu" vì thế mà đảng CS đã đánh đổ đi để cướp chính quyền, thì trong dân gian vẫn lan truyền câu ca dao : "Sông Hương nước chảy lờ đờ/ dưới sông là đĩ trên bờ là vua" hay câu tục ngữ : "miệng quan trôn trẻ" thế nhưng sử sách không hề thấy ghi ai bị bắt tù vì đọc ra câu ca dao hay tục ngữ phạm thượng ấy cả. Huống chi bây giờ đảng viên không phải là vua, không phải là ông trời con, và ngay cả đảng cũng chỉ là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật với mọi pháp nhân và cá nhân khác thì việc công dân dùng lời lẽ châm biếm hoặc chê bai đảng viên hay tổ chức đảng đôi chút thì chẳng có chi là ghê gướm. Hơn nữa luật pháp hiện hành không có điều khoản nào quy định việc châm biếm, chê bai, phê phán đảng là phạm pháp.
Nội dung 2: "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương . Cáo buộc hết sức trẻ con, nêu ra chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nên thấy không cần thiết phải phân tích.
Nội dung 3: "Quốc hận" . Công dân TDN cũng không tự ý sáng tác ra từ nầy mà chỉ ghi lại những gì mà một bộ phận không nhỏ nhân dân VN vẫn hay nói. Bộ phận không nhỏ ấy được ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc còn đương chức xác nhận khi tuyên bố rằng, đến ngày 30.4, "có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". Những "người buồn' đó thường xuyên dùng hai từ "quốc hận". Chẳng lẽ bỏ tù một người khi người đó ghi lại một hiện thực khách quan?. Nếu muốn buộc tội công dân TDN thì trước hết hãy buộc tội ông Võ Văn Kiệt.
Nội dung 4: "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". Ba vấn đề nêu ra trong câu nầy thì chỉ có vấn đề thứ hai là "thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước" là có thể còn bàn cãi. Nhưng xem lại chỉ số lạm phát 10 năm qua thì nội dung nầy cũng chẳng sai sự thật. Giá một lượng vàng năm 2003 là 6,8 triệu đồng, năm 2013 sau khi đã giảm nhiều đợt vẫn còn ở mức gần 40 triệu đồng. Giá gạo 2003: 3.500đ/ kg. 2013: 15.000đ/kg. Giá thịt heo 2003: 25.000đ/kg, 2013: 100.000đ/kg. Trong khi đó thu nhập tối thiểu mỗi tháng của hàng chục triệu công nhân từ 2 triệu đồng năm 2003 lên chừng 3 triệu đồng hiện nay. Nhìn vào đời sống người dân đi lên hay đi xuống là hãy nhìn vào số đông hàng chục triệu công nhân, nông dân lao động chứ đừng nhìn vào vài trăm người mua máy bay, mua giường ngủ vài tỉ đồng để đánh giá. Còn chất lượng chính phủ và quốc hội không có vấn đề tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu vụ việc động trời ở khắp nơi từ các tập đoàn nhà nước đến y tế, giáo dục , giao thông, điện lực... Tệ nạn hối lộ tham nhũng thì tràn lan, chính các ông bà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Doan đã nhiều lần xác nhận điều nầy, tưởng cũng không cần nhắc lại ở đây làm chi. Do vậy, công dân TDN hay bất cứ người dân nào có tội gì khi chê bai chính phủ của mình có vấn đề về chất lượng trước một hiện thực quá rõ ràng như thế?
Nội dung 5: “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” ,“vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. Bộ tứ chính phủ có phải là vua, có phải là những ông trời con đâu mà người dân không được phép nhận xét, chấm điểm theo ý kiến chủ quan của mình. Xin nhớ các vị ấy, từ cấp tổ trưởng dân phố lên đến chủ tịch nước ,tổng bí thư đều tự nhận là đầy tớ của nhân dân thì bất cứ người dân nào cũng có quyền nhận xét, chấm điểm các vị ấy. Đừng có bị não trạng phong kiến đè vào đầu lâu dài mà vẫn còn mơ màng rằng ông chủ tịch nước, ông thủ tướng là con trời là thần thánh không được đụng đến còn ông tổ trưởng dân phố là tép riu tha hồ cho phép phê bình, chấm điểm. Dưới luật pháp của chế độ nầy, các ông ấy đều bình đẳng như nhau, đều là đầy tớ nhân dân, đều là người được dân thuê, trả lương để giao làm một số công việc. Do vậy, giả dụ như công dân TDN nhận xét với tổ trưởng dân dân phố của mình rằng: tôi thấy ông làm việc quá tồi chỉ xứng đáng chấm ông 2 điểm, thì anh có bị ghép tội và bị bắt giam hay không? Chắc chắn là không, từ xưa đến nay chưa thấy ai bị tù vì nhận xét chấm điểm ông tổ trưởng dân phố của mình cả. Vậy thì việc nhận xét chấm điểm ông chủ tịch nước, ông chính phủ có gì phải gọi là "xấc xược", gọi là vi phạm pháp luật.
Nhận xét rằng vai trò của ông TBT là bất lực, thì dù đúng hay sai cũng chẳng đến nổi phải bị ghép tội hình sự. Chưa nói là nhìn những việc ông TBT làm từ trước đến nay như chỉnh đảng, chống tham nhũng...chưa mang lại hiệu quả gì rõ rệt. Rồi một số chủ trương của ông đưa ra, xuống đến ban chấp hành TW thì bị tắc tị, như chuyện kỷ luật đồng chí X, chuyện giới thiệu người, theo ông là cần thiết, vào BCT...ông cũng đành chịu thua. Nói ông không có lực để thúc đẩy công việc theo ý mình cho suôn sẻ, thì cũng chẳng sai gì. Còn với những đại biểu kiểu như "rau muống ở nhà hàng Thượng Hải đắt hơn rau muống ở quê mình", "IQ cao mới làm đường sắt cao tốc", "dân trí thấp nên không cần luật biểu tình" thì không khỏi không làm cho cử tri nghi ngờ về sự lành mạnh tâm thần của họ, khuyên họ đi giám định tâm thần là điều cần thiết cho chính họ.
Nội dung 6: Nội dung cáo buộc nầy tương tự như nội dung 4 và 5 nên không cần phải phân tích lặp lại. Tuy nhiên ở phần nầy xuất hiện chữ "xấc xược" khi đánh giá hành vi của TDN là điều vô cùng không ổn. Không có bất kỳ ai được quyền dùng những từ nặng nề mang tính mắng chửi chợ búa giang hồ như vậy để đánh giá hành vi của công dân, dù cho công dân ấy là một tù nhân, huống chi ông TDN vẫn đang là một công dân chưa bị kết án. Cơ quan điều tra chỉ nêu ra các chứng cứ để cáo buộc đối tượng vi phạm pháp luật ở điều khoản nào chứ không được phép dùng những từ mang tính mạt sát, mắng chửi như vậy. Người viết báo lại càng, trăm lần hơn, không được phép như vậy. Nếu lời lẽ ấy có trong bản kết luận điều tra thì khi viết bài, tác giả hoặc tòa soạn cũng phải cắt bỏ đi. Trừ khi muốn nhấn mạnh sự sai trái của cơ quan điều tra thì mới trích dẫn nguyên lại, đưa vào trong ngoặc kép và ghi nguồn rõ ràng. Tác giả bài báo đã nhân danh đạo đức, lương tâm để răn dạy nhà báo Trương Duy Nhất về chuyện viết báo, nhưng chính bản thân đã mắc rất nhiều sai phạm trong viết lách, từ nghiệp vụ sơ đẳng đến vấn đề lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Họ nói rằng công dân Trương Duy Nhất "xấc xược" khi tự cho mình cái quyền đánh giá chính phủ và các cấp lãnh đạo trong khi chính họ đang tự cho mình cái quyền đó khi viết bài một chiều phỉ báng cá nhân một công dân. Nên nhớ rằng công dân TDN cũng như mọi công dân khác đều có quyền đánh giá, phê phán chính phủ của mình, nhưng nhà báo thì hoàn toàn không có quyền chủ quan đánh giá và phê phán bất kỳ cá nhân công dân nào trong bài báo của mình.
Có lẽ cả hai tờ báo CAND và Petrotimes đều có tổng biên tập là tướng tá công an nên các vị vẫn quen cái nếp tưởng mình là công an khi cầm bút làm báo.
Huỳnh Ngọc Chênh
Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Gửi ý kiến của bạn