BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73961)
(Xem: 62321)
(Xem: 39517)
(Xem: 31238)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cởi mở chính trị sẽ làm cho Việt Nam dễ dàng hơn để đứng chung với Mỹ chống lại sự xâm lược của Trung Quốc

17 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1218)
Cởi mở chính trị sẽ làm cho Việt Nam dễ dàng hơn để đứng chung với Mỹ chống lại sự xâm lược của Trung Quốc
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Một lần nữa, Trung Quốc cùng với những lời lẽ hùng biện hiếu chiến là các bài tập trận quân sự, gửi [tín hiệu] đe dọa đến các nước Đông Nam Á. Tâm điểm của những lời nói và hành động này, đó là tuyên bố toàn bộ vùng biển Đông – khu vực có gần 50% thương mại quốc tế đi qua – là lãnh thổ độc quyền của Trung Quốc. Tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đúng khi thách thức những tuyên bố này của Trung Quốc tại cuộc họp của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á ở Hà Nội. Nói tự do đi lại là “mối quan tâm quốc gia của Hoa Kỳ”, bà Clinton kêu gọi các nỗ lực đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, những phần trong vùng biển đó, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines cũng đã tuyên bố chủ quyền.

Những lời phát biểu của bà Clinton được chào đón nhất. Những lời nói này cũng phản ánh sự quan tâm thực tế giữa Washington và Hà Nội. Điều này đặc biệt đúng vào lúc Trung Quốc vừa tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên biển Đông, được cho là lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc (PLAN). Trung Quốc có một lịch sử quấy rối, đôi khi giết chết các ngư dân Việt Nam trên biển, đặc biệt xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với cả hai nước.

Tuy nhiên, ngay cả trong các lợi ích này, một điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực rõ ràng là thiếu một chính sách từ Mỹ: thừa nhận rằng chỉ có một nước Việt Nam tự do và dân chủ mới có thể là một đối tác tin cậy cho hòa bình trong khu vực này.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đang tính đến tình hữu nghị đang phát triển với Việt Nam để chống lại các hành động đáng lo ngại của Trung Quốc trong khu vực. Tại một cuộc họp báo Asean, bà Clinton đã được đưa ra những lời ca ngợi chính phủ Việt Nam: “Những tiến bộ kinh tế phi thường, việc tăng cường các thể chế mà chúng tôi đã nhìn thấy, được cổ vũ. Cả Nam Hàn và Việt Nam là mô hình rất quan trọng đối với các nước khác trên thế giới”.

Nhưng tuyên bố như thế bỏ qua một thực tế quan trọng: Việt Nam có rất nhiều điểm tương tự với Bắc Kinh hơn là Washington. Cả hai trên danh nghĩa đều là chế độ cộng sản đàn áp người dân của họ. Đối với tất cả những tiến bộ Việt Nam đã đạt được, tự do thông tin – đặc biệt là giao tiếp qua Internet và tự do diễn đạt dưới mọi hình thức đều bị kiểm soát và đàn áp thẳng tay.

Với Trung Quốc, miễn là các thể chế chính trị của một quốc gia vẫn không tự do, ngay cả tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc cũng không ngăn ngừa một thái độ hiếu chiến hay những sai lầm về chính sách ngoại giao khác ở nước ngoài. Khi các chính phủ không có tự do thiếu tính hợp pháp về dân chủ ở trong nước, họ phải tìm cách khác để biện minh cho sự cai trị của họ đối với chính người dân họ. Đặc biệt là trường hợp Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, không còn theo đúng ý thức hệ kinh tế cộng sản, ý thức hệ đã từng biện hộ cho chế độ độc tài của họ.

Trường hợp Trung Quốc, hiện tượng này cùng với sức mạnh tăng trưởng kinh tế là một sự pha trộn độc hại. Điều kiện tương tự như Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới II “Khối Thịnh vượng chung châu Á lớn hơn”, Bắc Kinh tuyên bố rằng sự thống trị của họ là vì lợi ích “của tất cả người châu Á”. Và Trung Quốc không có ý làm theo Hoa Kỳ, mà họ cáo buộc “âm mưu chống lại Trung Quốc”. Đối với chúng ta trong khu vực, đây là những từ ngữ gây phiền hà. Như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã nói với một Bộ trưởng Ngoại giao Asean “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là những nước nhỏ, và đó là một thực tế”. Khi một viên chức Trung Quốc nói như thế, chúng tôi chú ý.

Việc thiếu dân chủ của Việt Nam cho đến nay đã không dẫn đến thái độ hiếu chiến tương tự [như Trung Quốc] – nếu có chăng là, Hà Nội quá nhút nhát để lên án các hành vi của Trung Quốc – nhưng các câu hỏi khác được đặt ra cho đối tác mới của Hà Nội ở Mỹ. Trong suốt [chiều dài] lịch sử của chúng tôi, chủ nghĩa dân tộc Việt đã cho phép chúng tôi đánh bại các lực lượng Trung Quốc nhiều lần, với quy mô của chúng tôi. Người anh hùng dân tộc đầu tiên đã đứng lên chống lại Trung Quốc là Ngô Quyền. Năm 938, ông tuyên bố độc lập cho Việt Nam sau một ngàn năm bị đô hộ. Tương tự như thế, trong thế kỷ 18, một nông dân tên là Nguyễn Huệ đã gây ra sự thất bại nặng nề cho Trung Quốc sau khi họ xâm chiếm đất đai của chúng tôi.

Quan trọng là trong mỗi trường hợp như thế, có thể động viên người Việt đấu tranh cho quê hương phần nào, vì những người cai trị khai sáng các nỗ lực để dựa vào dân qua các quyết định về chính sách quốc gia. Thật vậy, hành động dân chủ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam là cuộc trưng cầu dân ý Diên Hồng do vua Trần Nhân Tôn khai mạc năm 1284, để đáp trả lại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Tại điện Diên Hồng, ông tập hợp đại diện tất cả các phần dân tộc và hỏi họ câu hỏi này: Hòa hay đánh? Với người dân đứng về phía mình, Việt Nam đã quyết đánh.

Hôm nay Việt Nam đối mặt với một mối đe dọa mới từ một [nước] Trung Quốc có trang bị vũ trang. Lịch sử của chúng tôi cho thấy Hoa Kỳ có lý do chính đáng để tin rằng chủ nghĩa dân tộc Việt có thể có ích trong việc duy trì sự ổn định trong một phần chiến lược quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc Việt, luôn luôn mạnh nhất và đáng tin cậy nhất khi chính phủ Việt Nam đứng về phía nhân dân. Nếu bà Clinton và Hoa Kỳ muốn có một đối tác thật sự, lâu dài cho hòa bình và ổn định trong khu vực này, họ sẽ làm tốt để tìm kiếm điều đó ở một nước Việt Nam tự do và dân chủ.

Tiến sĩ Nguyễn Đan Quế sống ở Chợ Lớn, Việt Nam, là người đã nhận Giải Nhân Quyền Robert F. Kennedy. Ông Santoli là chủ tịch Sáng kiến Mỹ – Á và là tác giả sách:“Mọi thứ chúng tôi đã có: một lịch sử truyền miệng về Chiến tranh Việt Nam”(NXB Random House, 1982).

Nguyễn Đan Quế và Al Santoli

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704901104575424543619268202.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn