BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73945)
(Xem: 62319)
(Xem: 39513)
(Xem: 31236)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đón năm mới nói chuyện cũ

09 Tháng Ba 200712:00 SA(Xem: 1403)
Đón năm mới nói chuyện cũ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao. Pháo tết, bánh chưng xanh.


 Từ thuở xa xưa trong lòng người dân Việt ai cũng ít nhiều biết tới câu ca nầy,dù rất ngắn, nhưng gói ghém trọn vẹn hương vị tết …Việt. Chắc chắn là như vậy rồi vì không có một dân tộc nào khác trên thế giới có điểm chung với người Việt trong ngày tết của hai câu ca trên.

 Năm xửa năm xưa nào đó mà không thể viết là năm một ngàn chin trăm …lâu lắc được, vì nó còn xửa còn xưa nhiều lần hơn thế,người Việt ảnh hưởng người Tàu về tết cổ truyền, cho tới thời các Vua Hùng mới chép vài câu ba sợi, mà dạng truyền thuyết nhiều hơn là sử sách, có tục lệ bánh chưng, bánh dầy dâng vua, tượng trưng cho trời tròn đất vuông, (cái vụ đất vuông này có người bị chết chém đây.), nhưng mà không phải vậy, cái bánh chưng phải có trước rồi mới có người chọn để tiến cung. Nhưng vì làm vua nên quyền hành cũng khá, từ đó, ai ai là người Việt cứ nghĩ rằng bánh chưng có từ thời vua Hùng.Riêng tôi thì nghĩ rằng,dù bánh chưng, bánh dầy khởi thủy từ thời điểm nào trên đất nước,thì họa chăng người Việt chỉ giống Tàu là dùng Nông lịch, nên trùng nhau cái ngày tết mà thôi, còn mọi thứ khác, hoàn toàn là Việt như sự khẳng định độc lập của một dân tộc với bản sắc của mình. Và cũng tiếc thay, có thời lại phụ thuộc như anh em cùng cha khác mẹ để cái gì cũng bắt chước nhau.Riêng đặc biệt năm nay, ta với Tàu lệch nhau một ngày tết. Phải chăng năm con Lợn nầy, năm cuối của thập nhị chi,cũng chấm hết sự trùng lặp nào đó giữa hai dân tộc.

 Ngày xưa khi còn nhỏ, nhỏ lắm, làng tôi cũng như bao nhiêu làng quê nghèo khác ở miền Trung,cứ gần chiều 30 tết thì chiêng trống trong đình làng khua rộn,ngài Hội chủ(tên gọi của ông coi việc cúng tế cho làng) cùng với vài tráng đinh mang cây nêu tới trước đình dựng lên trước gió để đuổi ma quỷ, cái tục lệ nầy có từ thời người Việt tiến đánh Chiêm thành,lấn tới đâu dựng nêu tới đó,tượng trưng như cột mốc biên giới bây giờ. Năm tháng qua đi,người dân quê Việt nam biến thành cái lệ chung cho làng xã, dựng lên để đuổi ma Chiêm ngày tết.Những kẻ bị rựot đuổi tới cùng đường và hồn ma bóng quế cũng không cho một chỗ dung, có phải người Việt vốn nhân chi sơ tính bản ác?

 Cho tới sau ngày 30/4/1975,sau khi người Cộng sản lấy miền Nam, thì ông Hội chủ không dám công khai dựng nêu nữa, nhưng cũng lén dựng và thường không cho trẻ con chạy theo cũng như không nỗi chiêng trống rình rang như trước.Ông ta sợ, có lẻ hơn cả sợ ma Chiêm.Nỗi sợ của ông ta còn mãnh liệt hơn nữa khi mà vào năm 1976, có một chỉ thị của ông Lê Duẩn, đập phá hết đình chùa miếu mạo, không được đốt vàng mã,ông Hội chủ bị cơ quan công lực mời đi làm việc, ra trước dân làng cúi đầu xin lỗi mọi người, tội nghiệp ông ta,chẳng ai trả công suốt bao nhiêu năm ông ta hù dọa con ma Chiêm cho xóm làng yên ổn vui xuân đón tết, thế mà mình ông ta chịu cho dù tuổi ngoại 70, ông đã khóc không như một đứa trẻ bị mẹ đánh, có cái gì uất nghẹn khó nói trong lòng, chẳng bao lâu ông ta chết, chiêng trống mốc meo, đình tan hoang như sau chiến cuộc của thời bình, người làng không ai kịp học ông cái thủ tục tế cáo kia như một thứ bí truyền.

 Đó là chuyện cây Nêu,cũng là một thứ văn hóa làng, nhưng nó còn có khái niệm quốc gia lịch sử rằng có một thời Nam tiến, và chỉ dấu của ranh giới lãnh thổ,cho dù sự khẳng định nầy với sự vô hình,bây giờ nó đã phôi pha, và chắc chắn những trẻ sinh ra sau này sẽ không còn biết cây Nêu là cái cây…gì ?Và làng quê không còn là quê với thời đại mà giá đất tính bằng cây, bằng chỉ,tre trãy có còn trồng để chờ tết dựng nêu, hay giải tỏa đèn bù rồi khai thác quỉ đất, tìm đâu ra cây đa cũ, mái đình xưa trong lòng dân tộc bốn ngàn năm văn hiến.

 Ngày tết Việt có món thịt mỡ với dưa hành là món ăn , mà nhà nào cũng có,cũng mang tính quốc hồn quốc túy không kém. Nếu nghiệm câu ca sau đây thì biết ông cha chúng ta từ lâu lắm đã chọn lựa rất kỹ cái chuyện ăn.Nói như Võ Phiến trong Tạp luận thì không phải tự nhiên rau răm, lá chanh đi với thịt gà, hay củ riềng , lá mơ đi với thịt cầy, mà cũng từng thử nghiệm nhiều lần, để sau cuộc chọn lựa, sự sắp đặt thành bất biến và làm ngon miệng.Cùng với chữ nghĩa còn hạn hẹp, câu ca dao hò vè là dễ nhớ để đời:

 Con gà cục tát lá chanh

 Con heo ủn ỉn dưa hành theo sau

 Con chó khóc đứng khóc ngồi

 Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

 Thật tế nhị và văn hóa cho một dân tộc tới cả chuyện ăn, chẳng phải in thành sách đóng thành tập nữ công gia chánh gì sấc,vài câu mang đủ mấy món ăn, mấy loại thịt, và cũng thật là dân chủ trong chuyện ăn. Gà với lá chanh, heo với dưa hành, chó với riềng là nền tảng, là khuôn vàng thước ngọc,còn mỗi địa phương, mỗi gia đình, từ nền tảng đó thêm gia vị sao cho phù hợp khẩu vị,với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, chẳng cần thiết phải nhiêu khê tới văn bản hướng dẫn như cho muỗng rữoi muối, dầu khử phi thơm,hay cho chút bột nêm bột ngọt. Không ai có đủ trong người lấy nhúm chữ, chẳng bì với bằng cấp cùng mình mà cứ làm sai khi hướng dẫn tới nơi, rồi đổ trắc cho lửa to, lửa nhỏ, trời nóng với trời lạnh.

 Chuyện kể của một vài người tập kết về sau năm bảy mươi lăm,thì miền Bắc trong thời trước bảy lăm, con lợn con gà cũng kiểm kê chi tiết, mỗi độ xuân về, người dân quê vốn đã thiếu thốn quanh năm cũng thèm chút thịt, thế là hai ba nhà trong bà con thân hữu, chùng lén dấu giếm thịt con lợn âm thầm chia nhau ăn tết, thậm chí mua hay chia được tí thịt thì quấn quanh trong bụng rồi phủ áo ngoài, để mọi người không biết. Hóa ra bữa lòng lợn nhà Mẹ Lê của Tự Lực Văn Đoàn ngày Tây đô hộ còn ung dung và ngon trông thấy,dù nhà mẹ Lê nghèo tới rớt mồng tơi không còn chỗ kể. Cũng cùng thời, muốn thịt con trâu của hợp tác xã thì chỉ có làm cho què, rồi mới dám mần thịt sau hằng tập báo cáo cấp trên.Ăn, không chỉ là một nhu cầu, mà nó còn là cái thú, cái nét văn hóa của người Việt.Có tới với Miếng ngon Hà nội của Vũ Bằng tì mới thấy được cái thú của chuyện ăn.

 Thú chơi ngày tết của người Việt cũng lắm thứ, bài thơ của Vũ Đình Liên chỉ còn là dư hương ngày cũ, cho dù hiện tại người ta cũng chơi chữ, tiến lên tới chỗ gọi là Thi pháp thì cũng chỉ là mặc Comple, thắt Cà vạt, mang giày Quya mà thôi, bóng dáng cụ đồ khăn đen, áo dài lùi sâu mất dạng.

 Mỗi năm hoa đào nỡ

 Lại thấy ông đồ già

 Bày mực Tầu giấy đỏ

 Bên phố đông người qua

 Thời thi ca tiền chiến mà Vũ Đình Liên đã ngậm ngùi nơi câu cuối “hồn ở đâu bây giờ” thì hiện tại nầy biết tìm nơi nao một cụ đồ ngồi mài mực?Vốn dĩ tác giả là người miền Bắc nên có hoa đào trong tác phẩm, chẳng nói gì tới chuyện câu đối đỏ, mà làng đào nỗi tiếng Nhật tân của Hà nội cũng nhường chỗ để khai thác quỉ đất.” Chuyện chắt chiu từng giọt cà cuống, để có bữa ăn ngon không còn nữa, bây giờ ngừơi ta chỉ có nhậu, đớp, ngốn,nhà hàng mọc lên như nấm làm vơi đi hằng tấn thực phẩm không phài là “ ăn” ( Võ Phiến)và chính Võ Phiến cũng không lường được như Vũ Đình Liên, thời hiện đại ngừoi ta đớp tới 16 tấn vàng, ăn cả phân hóa học, bù long ốc vít, ăn cả nhà máy đường chứ không chỉ ăn đường, chưa ổn, ăn cả nhà máy xi măng lò đứng lò ngồi, coi như thượng vàng hạ cám, thứ gì ăn cũng được, giõi tới uống cả thuốc trừ sâu, rộ nhất có lẻ là ăn đất . Con người đã quá giõi tới không ông thầy bói,cô đồng, bà cốt nào đoán được vị lai, không biết sẽ còn thứ gì ăn được.Nó cũng là một thứ văn hóa Việt nam thời hiện đại, vì xã hội đã ra như thế, không biết ăn, biết nhậu bị cho là dại,là không phùng thời,và cũng không thấy dân tộc nào có thứ văn hóa giống ta.Người chuyên dùng tiếng Anh thì chữ Eat nghĩa là ăn,và cũng hiểu là chothực phẩm vào mồm,ta thì ăn, nhậu, đớp cũng là ăn. Và còn có nghĩa ăn không phải là cho thực phẩm vào mồm nữa mới là lạ.Chữ ăn trỡ thành khó định nghĩa trong từ điển tiếng Việt cho hết nghĩa, nó văn hóa, nhạy cảm cả thô tục.

 Chuyện ông Đồ với văn hóa Việt là gần gũi, cho dù ông Đồ mài mực Tàu viết chữ Hán trên giấy hồng đơn, chuyện chơi chữ phong lưu tao nhã, mà cũng thâm Nho, như con mèo mun, chó mực, ngựa ô, hoặc ăn, đớp, nhậu.

 Pháo cũng là một cái thú chơi khác trong ngày tết,mà hôm nay có lẻ chỉ còn lại trong tự điển, hay còn được ghi lại trong băng Casette, đĩa CD. Những đứa trẻ sinh ra sau ngày ông Võ Văn Kiệt bắt chước Trung cộng cấm pháo, thì tiếng đì đùng vui cửa vui nhà ấy không còn nữa, cũng nuối tiếc lắm chứ, ngày tết mà không có tiếng giòn giã báo hiệu thì nó lặng lẽ tới,từ thị thành tới quê nghèo xóm nhỏ, từ đứa trẻ con tới cụ già, như hân hoan hơn với cái thứ tiếng nổ giòn của pháo, cũng là một phương tiện người xưa dùng đuổi ma quỉ.

 Thời chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc,dù quân cộng sản thường xuyên khủng bố bằng gây nổ trong rạp hát, quán ăn, cho tới đánh mìn sập cầu, và lợi dụng ngưng bắn đón xuân để lấn đất giành dân, nhưng trong miền Nam, ngày tết pháo vẫn nổ râm ran. Tiếng pháo đầu tiên không phải phút thiêng liêng đầu năm mới, mà bắt đầu từ nhà một ai đó cúng tất niên sớm,có thể gia chủ coi được ngày, cũng có thể làm ăn phát đạt mà nghỉ sớm. Tiếp theo đó đầu làng cuối phố nối theo sau mỗi ngày. Rộ nhất, là đêm giao thừa, lúc không giờ, nói như vậy nhưng không đồng nhất, nhiều nhà thì nhiều chiếc đồng hồ, nhanh chậm vài giây, vài phút không còn là chuyện,hoặc có gia chủ sốt ruột hứng khỡi châm ngòi, thế là : Nổ.

 Sau ngày cấm pháo ông Kiệt vẫn còn làm thủ tướng,có lẻ do xầm xì lẹt đẹt, hay thấy tết vô duyên. Nhưng người Cộng sản không mấy khi tự nhận được cái yếu của mình, ông ta cho bắn pháo hoa, cũng chỉ là kiểu thay thế bất đắc dĩ chứ không đậm đà cho mấy, và, cũng chỉ có thị dân của các đô thị lớn mới được mươi phút chen chúc đi xem vì không còn thú vui nào khác,người nhà quê, có lẽ chỉ nghe tiếng chó sủa, mèo kêu hay dế giun đón chào năm mới.Tiện nghi nơi thành phố,các con đường đêm sáng rực,nhất nhất đều phục vụ cho thiểu số thị dân miễn phí, trong khi đó 70% người Việt ở nông thôn, đèn thắp không đủ sang, đường giao thông phải đóng tiền vào làm, và những con đường heo hút, sình lầy ếch nhái huềnh hoang không hề có chút ánh sáng, dù chỉ nhằm lỡ có người cấp cứu,người nông dân cũng có đóng thuế, và tiền thuế ấy phải chi trả cho thứ xa xỉ đối với họ, là chi cho nhu cầu công cộng phục vụ thị dân.

 Nói tới đây thằng tui mới nhớ lại lời ông Kiệt, trong bài phỏng vấn về huề giải, huề hợp,nói thì như vậy chứ không phải ông chủ trương huề cả làng,bỡi ông không làm sao huề cái đời sống ngay trong nước, như người dân với cán bộ, như nông thôn với thị tứ, thì nói chi chuyện huề vốn với bốn bể năm châu trong lòng người Việt?Nói tới nói lui rồi ông Kiệt cũng huề kiểu của ông,là chấp nhận cái hiện trạng đầy phi lý mà trong đó có bàn tay ông đã ký như cái nghị định 31/CP, hay ông đòi chỗ cho mấy triệu đảng viên của ông phải có chỗ trong lòng dân tộc, chỗ ấy là chỗ nào vậy hở ông?

 Ôn cố tri tân, là câu thường nói của người Việt mỗi khi năm tận tháng cùng,mỗi người Việt nam tự hỏi lòng mình rằng mình có phải là người Việt hay không?Người Việt thì bản chất, đạo lý, văn hóa nó thế nào?Lòng thương chính đồng bào mình là cái gì?Có lẻ không cần lên đài phát thanh, lên báo rồi nói luyên thuyên, mà chỉ tự vấn mình và tự xấu hổ thì còn có ích hơn cho dân tộc dù không làm được gì, nhưng chí ít cũng không để các dân tộc khác cừoi vào mũi là mấy thằng Việt nam nói mà không làm được gì cả, không làm được gì thì cũng đừng làm xấu đất nước dân tộc. Nên chăng mọi người dân Việt hãy lấy Việt tộc làm trọng ngay từ bây giờ,một dân tộc hiền hòa chịu thương chịu khó, đã trãi qua bao nhiêu chiến cuộc, cả nồi da xáo thịt, cho tới hôm nay, hòa bình đã mấy mươi năm, mà cái nồi da cũng cứ còn nung thịt, cũng củi đậu nấu đậu mãi là sao?Người Việt nam, chỉ cần sống trong thanh bình, trong tự do hội hè đình đám truyền thống,không cần chủ nghĩa, chẳng cần đảng phái, chẳng cần ai phải tìm cách không chế mình bằng tụ tập 5 người thì phải xin phép,thì còn lâu lắm mới có một Việt nam đúng nghĩa như 4000 năm văn hiến của mình.

 Gạt bỏ quá khứ không có nghĩa là cắt đứt dây chuông như chuyện tình Lan và Điệp,mà là ôn cố tri tân,là soát lại những lầm lỡ đã qua với lòng thành khẩn, biết phục thiện, bằng hành động thiết thực không lừa phỉnh nhau, tôn trọng lẫn nhau mà không đố ky.Mong lắm thay cho năm cuối của thập nhị chi “ Tuất Hợi niên lai hưởng thái bình”

 Du Lam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn