BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73927)
(Xem: 62313)
(Xem: 39508)
(Xem: 31230)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Các suy nghĩ sau vụ án Nguyễn Văn Đài - Lê Thị Công Nhân

13 Tháng Bảy 200712:00 SA(Xem: 960)
Các suy nghĩ sau vụ án Nguyễn Văn Đài - Lê Thị Công Nhân
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
1. Những sai sót về hình thức:

(sai sót về mặt tố tụng, về nguyên tắc xét xử, không nói đến sai đúng về mặt nội dung tội phạm. Sai sót về hình thức có thể phải huỷ bản án sơ thẩm hoặc sửa lại cơ bản).

a. Đã đề cập đến các hành vi ngoài diện truy tố: Đi khá sâu vào các việc thành lập Đảng, phái..., quan hệ với nước ngoài... trong khi truy tố tội theo điều 88 với 3 khoản nói, viết, tàng trữ tài liệu chống nhà nước.

Đi sâu vào các hành vi ngoài 3 hành vi: nói, viết, hình ảnh là gây ra tình hình đây là một vụ án, vì mục đích chính trị, không phải là pháp luật. Toà án không được kết các tội nếu không có điều luật cấm, bộ luật hình sự không có điểm nào về đảng phái, ở nước ta chưa bao giờ vận dụng các công ước quốc tế, chưa bao giờ vận dụng Hiến pháp... Xem bản cáo trạng và bản án thì thấy các khuyết điểm: không có luật mà dám kết tội.

b. Lại còn sai trực tiếp trong việc xét xử là đã đi ra ngoài phạm vi toà án: Toà án chỉ được xét xử trong phạm vi truy tố. Đang truy tố về 3 hành vi: nói, viết, hình ảnh tàng trữ thì Toà án đi quá xa. Vi phạm nguyên tắc: chứng cứ đến đâu thì truy tố đến đó, truy tố đến đâu thì xử đến đó. Nguyên tắc cho phép tìm hiểu qua phiên toà công khai nếu có các dấu hiệu của các tội khác thì buộc Toà án phải dừng ở đấy, có nghĩa là Toà chỉ được ?đề khởi án kiện? để tiến hành điều tra, truy tố xét xử vào một vụ khác... Tội phạm nào cũng trải qua 3 khâu, khâu nọ giám sát khâu kia, điều tra, truy tố, xét xử và khâu Toà xét xử là cuối cùng phải công khai... đó là bó buộc.

Cả hai nguyên tắc a. và b. nhằm chống lại việc lộng hành, lộng quyền của việc điều tra, tuy tố, xét xử bừa bãi gây oan sai. Có nghĩa là chống độc tài, độc đoán trong xét xử... Luật pháp đặt ra nhằm: với dân buộc dân phải tuân thủ phép nước, với cơ quan công quyền buộc không được lộng hành, lộng quyền. Ta có cái kém là chỉ chống vi phạm của dân, không chống vi phạm của cơ quan công quyền. Cho nên vừa mất lòng dân, còn lộng quyền thì sẽ mất chính quyền...

1. Một sai sót rất lớn làm cho vụ án cần huỷ vì không có việc đánh giá chứng cứ: Nguyên tắc của việc xét xử điều 88 là phải tôn trọng các bước định giá chứng cứ sau:

 - Mỗi một tội trong hơn 400 tội phạm hình sự tội nào cũng có đặc điểm riêng, đặc điểm làm nên nó không giống tội khác. Nói cách khác, các chỉ dấu riêng biệt người ta gọi là ?cấu thành tội phạm?.

 Còn điều 88 phải có các yếu tố sau:

a. Dùng các hành vi: viết, nói, hình ảnh để truyền bá ý tưởng, ý tưởng phải nhằm làm suy yếu, tan rã chế độ, các nguy hại nếu chưa xảy ra cũng phải lượng được là rất nguy hiểm...

Đầu tiên là phải trích dẫn, phải có giấy tờ, hình ảnh, từng câu, từng chữ, từng nét vẽ... không cần nhiều nhưng phải có ít nhất là một, không thể nói chung chung... Sau đó là phải phân tích, anh định nói gì với câu này, với hình ảnh này... Phải tranh luận là cái “ý ấy “ là chính trị hay đời thường, tôi than thân trách phận đâu phải là bôi nhọ, tôi chửi bọn tham nhũng đâu phải chửi chế độ... Vì là tội chính trị, tội ý thức, nước ngoài gọi tội phạm “lương tâm”, phân tích là việc làm cần thiết đối với tội 88.

Sau trích dẫn, sau phân tích động cơ, mục đích... lại đến việc xác định tính nguy hiểm... Có người nói chửi bới đó là việc làm tốt, đúng sai phân minh... không nguy hiểm mà lại rất tốt...

Tranh luận đến mức cuối cùng rồi mới được kết tội. Sai lầm của tuy tố xét xử, điều tra là nói có những tài liệu này, lời nói này nên có tội mà không hề có trích dẫn, không hề có biện luận. Có nghĩa là không có việc đánh giá chứng cứ.

b. Nó vô cùng ngô nghê ở chỗ: kẻ viết những tài liệu này còn sống ngoài vòng pháp luật, những kẻ đọc và giữ những tài liệu này phải “vô khám”. Các đảng đã thành lập, có tuyên ngôn, có người cầm đầu còn sống sờ sờ ngoài vòng pháp luật mà kẻ xin là đảng viên lại “vô khám”. Thật là ngô nghê! Ở các nước khác, phải có luật của quốc hội, hoặc của Thủ tướng hoặc của Chánh án tối cao hoặc Chủ tịch an ninh quốc gia đình chỉ hoặc đặt đảng chính trị ngoài vòng poháp luật, sau đó nếu không tuân thủ mới động đến các đảng viên vẫn cứ còn hoạt động...

Sai lầm cơ bản là xét xử ngoài khuôn khổ luật cho phép là không có đánh giá chứng cứ.

Đó là sai lầm về hình thức, về phương pháp, đúng ra phải huỷ bản án đề xử lại. Luật sư không thể đề cập vì thế làm khổ bị cáo quá! Vì nếu huỷ có khi vụ án vẫn giữ, vẫn tiếp tục điều tra lại từ đầu.
Về tội 88 đi vào cụ thể

Điều 88 đưa ra 3 hành vi: nói, viết, hình ảnh chống nhà nước và tàng trữ tài liệu chống nhà nước.

Về tàng trữ có nhiều tranh cãi: nhiều người cho rằng không có tội, có người cho có tội, vẫn còn bàn cái. Ta nên chấp nhận vì luạt đã như vậy. Luật sư, cũng như bị cáo phải chấp nhận vì đây là luật, còn tranh cãi là của các nhà khoa học.

1. Về nói:

a. Lớp học: không thể kết luận lớp học là phạm pháp vì các lý lẽ sau đây:

 - Chỉ có lời tố cáo của mấy em học sinh. Theo nguyên tắc, lời tố cáo (nói miệng), có nghĩa là đơn thuần không có chứng cứ nào khác làm chỗ dựa thì coi như không được chấp nhận. Hai là, lại có nhiều chứng cứ khác phản bác thì lời tố cáo càng không có giá trị.

 - Tại toà, toà chỉ hỏi nhân chứng là người tố cáo có tội là mấy thanh niên, nhưng Toà lại không đả động đến nhân chứng được gọi ra toà, đứng phía vô tội là ông Trội... Thế là sai sót này chứng tỏ Toà một chiều. Một chiều là vi phạm luật tố tụng.

 - Ông Trội đã viết bài lên mạng nhưng cũng không đi sau vào điểm trên.

 - Lời tố cáo của các em thật ngô nghê: Cả lần 2 và lần 4 ở văn phòng Luật sư Thiên Ân có các vị như Phương Anh, Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Văn Trội, Lê Thị Công Nhân... chẳng lẽ ông Đài, cô Công Nhân lại nói: a, b, c như các em tố cáo, khác gì làm trò cười, mag chương trình cấp một nói ở các lớp Đại học... Thế các vị ?dân chủ? ngồi im à !

 - Xét về tài liệu, còn đủ 5 bài, một bài cô Công Nhân phát cho các em, vừa phát xong thì CA bắt!. Đó tài liệu Nhân phẩm và Nhân quyền là của học giả nước ngoài, nói về lý luận cơ bản, có điều nào dính đến Việt Nam đâu. Vậy nếu kết tội phải làm rõ có phải tài liệu thì cứ phát, tài liệu giả, còn thực thì nói khác. Không... vì làm gì có cái quái thai như thế... Tôi có hỏi Công Nhân thì tôi có thể tin lời cô: ?Có các cuộc trao đổi để nâng cao nhận thức, trao đổi về các vấn đề lý luận cơ bản, tài liệu lấy từ trên mạng... Nhân cho các em nghe, dự... thế thôi !!

 - Riêng cô Công Nhân: Không hề bàn bạc, đứng ra tổ chức lớp học, chỉ được mời, rồi dự. Hôm cuối cùng định thuyết trình thì vừa phát tài liệu Công an đã bắt.

 - Thế là cô Công Nhân có tham gia lớp học, chưa nói gì, mà nếu nói về lý luận chung thì không thể kết là ?chống...? chưa thấy có hành vi ?nói? mà điều 88 xác định. Còn cuộc họp cũng không thể kết là có tội vì nội dung trên.

 - Công Nhân vô tội ở hành vi số 1 này (mở lớp học và nói ở lớp học).

b. Về trả lời phỏng vấn nước ngoài:

Trong hồ sơ điều tra, truy tố, xét xử đều không dẫn chứng các cuộc phỏng vấn là các cuộc nào, với ai, về đề tài gì, có những câu nói vào vi phạm, thẩm tra, tranh cãi đã đi đến kết luận là có hành vi nói, vi phạm điều 88...

Chỉ nói chung chung: có nhiều cuộc phỏng vấn, nói nhiều điều vi phạm. Đó là kết luận võ đoán, không có căn cứ có nghĩa là vi phạm tố tụng.

Không cần tranh cãi mà có thể bác bỏ tức thì, nếu kết tội thì rất nguy hiểm: đẻ ra một cấm kỵ: không ai được trả lời phỏng vấn nước ngoài và đi đến một khẳng định có tính chất luật: trả lời phỏng vấn nước ngoài là phạm pháp!?!?...

Về nói: kết luận: vô tội, ?không có tội.

c. Về hình ”viết “

 ĐIều tra, truy tố, xét xử đều không nêu ra viết tài liệu gì, trong tài liệu ấy có đoạn nào, đoạn này mang ra phân tích, tranh luận ra sao qua các cơ quan tố tụng, luật sư, bị cáo... xét ý thức chủ quan thì dấu hiệu phản động là gì, mối nguy hiểm đã có hoặc tất yếu có là như thế nào... Không làm các việc ấy thì tranh cãi ở Toà Phúc thẩm thì tranh cãi “không khí” à?

 Đã gọi là kết định vô căn cứ thì mặc nhiên bác bỏ mà không cần phải suy nghĩ.

 Trong công tác Toà án, sai phạm này là nặng nhất.

 Đối với Lê Thị Công Nhân: Toà đã tự làm việc mà đáng lý ra các cơ quan tố tụng phải làm:

 Lê Thị Công Nhân có viết 3 tài liệu: Về tình trạng đình công ở Việt Nam, phê phán Nghị định 31, phê phán 37... Tôi tự đặt mình là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đọc 3 tài liệu này, tìm ra những sai phạm dính đến điều 88.

 Dù rất cố gắng, trước sau tôi vẫn thấy như 3 văn bản này là một loại gọi là tranh luận, phản biện về lý luận, tính chất khoa học rất rõ. Các tài liệu này nặng về khoa học mà không có dẫn chứng, không có liên hệ tình hình... có nghĩa là viết các điều phạm pháp như: bịa đặt, xuyên tạc, nói sự thật với mục đích tố cáo, với ẩn ý ác độc..., nói cách 2 mặt... Phê bình luật của ta nhiều yếu kém, thực thi không tốt, có cái bỏ như bỏ 31 thì lại đưa vào pháp lệnh mới... Đọc đi đọc lại, vẫn thấy là những lời bình luận, những lời phê phán, những điều chưa chấp nhận, nói điều có sự thật, đều phản ảnh có suy nghĩ, và có lẽ tôi thấy là tốt...

 Đối với Lê Thị Công Nhân tội viết, có thể kết luận là không có tội, không phải vì không đánh giá chứng cứ tốt (vi phạm luật tố tụng) mà nếu có đi sâu vào nội dung (thực chất) cũng không thể kết tội, tức là cả nội dung, hình thức không thể kết tội Công Nhân viết đã vi phạm điều 88.

d. Về hành vi tàng trữ tài liệu phản động:

 Thôi, không tranh cãi về hành vi này, đưa vào điều 88 sai hay đúng. Có luật rồi thì theo luật...

 Về điểm này, tất cả đều sai vì không có đánh giá chứng cứ dầy đủ, kết luận một cách tuỳ tiện giống như các trường hợp nói trên.

 Ngoài ra còn phạm hai sai lầm về phương pháp tư duy, rất quan trọng đối với công tác tư pháp.

 Những người sáng tác những tài liệu này hiện không bị kết tội, thế mà ta lại kết tội người đọc, người giữ những tài liệu này không thể chấp nhận được. Hơn nữa 25 tài liệu, lại lấy từ trong máy thì là con số nhỏ, không nêu được tài liệu nào là nguy hiểm.

Kết luận

 Xét xử vụ án là cụ thể không thể nói chung chung...

 Vì lẽ đó bản án phải được huỷ hoặc sửa lại, mà phải sửa cơ bản.

 Theo nguyên tắc pháp lý thì không buộc tội được. Mà không buộc tội được thì phải tha.

 Một bị cáo được tha phải đặt vào khuôn khổ của việc tha:

 Trong vụ này Lê Thị Công Nhân phải được tha theo chế định: không đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì lẽ có các hành vi có dấu hiệu vi phạm nhưng đi sâu không áp dụng được luật, các hành vi không đáp ứng hoặc các tiêu chuẩn của tội danh thuộc điều 88.

 Bổ sung thêm: tài liệu trên mạng, nên có cách suy nghĩ khác vì khi làm luật hình trước đây là thời kỳ chưa bùng nổ kỹ nghệ vi tính, internet.

 Ngày 13 tháng 7 năm 2007

Trần Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn