BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73902)
(Xem: 62309)
(Xem: 39506)
(Xem: 31225)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Buồn ơi ! Bao giờ được chào vĩnh biệt Mi ?

05 Tháng Chín 20197:23 SA(Xem: 918)
Buồn ơi ! Bao giờ được chào vĩnh biệt Mi ?
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
11Vote
22
Với bọn việt cộng, cuối tháng 8 và đầu tháng 9 này là những ngày vui. Chúng vui vì có ngày lễ “Cách mạng tháng 8” và Quốc khánh 2/9 của riêng chúng. Ngược lại đối với tôi là những ngày buồn. Buồn vì câu hỏi: Bao giờ lớp thanh niên Vn được như Hồng Koong? chưa có câu trả lời. Buồn vì chuyện riêng. Một thời gian buồn lê thê, không biết bao giờ hết?

Thời gian buồn này bắt đầu từ ngày tôi post lời mời cơm bạn bè lên “phây” (lần thứ 2) nhân ngày có chai rượu ngoại và tập thơ được biếu. Những tưởng đúng ngày đó bọn công an cô hồn kéo đến bu quanh nhà đông lắm, ít nhất cũng 4, 5 thằng. Một miếng mồi, tạo cho chúng một công ăn việc làm ngon như thế đời nào chúng bỏ sót! Nhưng không! Ngày hôm đó chúng không đến. Tôi đem chuyện này kể với mấy người hàng xóm thông thái. Họ phán: Bác đã chết!

Đêm ấy tôi không ngủ được. Tôi cấu vào má, thấy đau. Tự biết mình vẫn sống. Sáng dậy, để tự tin hơn tôi bước đến đứng trước mặt bà xã: “Em có nhìn thấy anh không? Có người bảo anh đã chết. Bà xã tái mặt lo sợ: “ Anh làm sao thế? Bị bệnh gì mà hỏi lạ thế?. Anh có làm sao em chết mất!”

Thì ra tôi vẫn sống, còn hơn sống, vẫn “phong độ” như xưa. Tại sao mấy người hàng xóm dám bảo “tôi đã chết”. Thì ra họ cho rằng công an không đi theo, không đến vây nhà một “phản động” đồng nghĩa với sự cố người đó đã đột tử.
nguyenxuannghia
Mấy hôm sau xảy ra một chuyện ngược lại. Ngược lại vì có người bảo tôi vẫn sống nhăn răng. Tôi đã bước sang trạng thái ... "điên". Chuyện là tôi có một anh bạn vong niên. Anh ta sinh vào một năm nào đó đầu thập niên 1960. Anh cũng thông thái khi phát biểu các nhận xét về nền chính trị của việt cộng và cái xã hội thối tha do việt cộng tạo ra. Tuy nhiên tôi xếp anh bạn vong niên này vào loại ba phải, nếu không nói thẳng là hèn vì anh ta chỉ nói trong xó bếp. Suốt 6,7 năm anh ta đứng ở trí quan sát các nhà hoạt đông dân chủ. Sau ngày tôi ở tù ra anh ta có đi thêm vài bước. Anh ta vỗ tay khá nhiệt liệt bằng những chuyến đến thăm viếng và các câu còm', chia sẻ tích cực bài tôi viết. Tôi chắc mẩm đã “rủ rê”, “lôi kéo” được một tay “phản động” ở Hải Phòng đi theo. Không ngờ chỉ một lần an ninh thành phố gửi “giấy mời” anh bạn vong niên đã “trở cờ”; không còm, không chia sẻ nữa, thậm chí 5 tháng vừa rồi không ghé qua nhà tôi. Tôi không suy nghĩ sâu quá về anh ta. Dưới ách cai trị của vc có khoảng 90% dân chúng loại này. Các bạn đấu tranh của tôi đều gặp phải. Đâu chỉ mình tôi.

Tôi đã loại anh bạn vong niên ra khỏi bộ nhớ, thì hôm kia người này xuất hiện. Trong câu chuyện, anh bạn vong niên lại dành đứng ở vị trí người phê phán mới ức chế cho tôi. Anh ta nói:

- Dạo này trong vài bài viết chú bắt đầu dùng các từ cực đoan, không văn hóa.

Tôi hỏi:

- Các từ nào?

- Chú dùng các từ “ con chó”, “ĐMCS” vân vân

- Chú công nhận! Chú phải dùng vì nó hợp với hoàn cảnh xảy ra cho chú và cho các sự việc.

- Chú nên viết, nên nói ở vị trí là nhà văn, là người có trí thức như các bác trong câu lạc bộ... , như tiến sĩ, giáo sư A, B, C mới có sức thuyết phục. Họ không bao giờ gọi ông Trọng là “Trọng lú”, gọi ông Phúc là “Phúc nghẹo”...

Tôi nhìn thẳng vào anh ta, thưa:

- Thưa cháu. Những người đó đi sau chú đến chục năm. Mười, mười lăm năm trước chú cũng gọi lũ chóp bu việt cộng như các ông a, b, c gọi bây giờ. Chú cũng “thỉnh nguyện thư”, “ kêu gọi thư”. Ấy là thời của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết. Chú gọi Nông Đức Mạnh là “ thưa đồng chí”, gọi Nguyễn Minh Triết là “ thưa chủ tịch”. Các bài viết của chú, các trả lời phỏng vấn của chú cũng triết luận hàn lâm, cũng thuyết phục không kém. Chú tưởng con kiến nó cũng phải bò ra. Tiếc rằng bấy giờ cháu chưa quan tâm đến chính trị và hiện tình đất nước nên không nghe, không tìm đọc. Qua 10 năm với 6 năm ở tù chú mới phải nói, viết như bây giờ. Các ông trong CLB, các ông tiến sĩ A, B, C mới xuất hiện vài ba năm gần đây. Họ ăn lương hưu, họ có hộ chiếu, ra nước ngoài lúc nào được lúc ấy. Họ phải dẫm lên những viên gạch chú đã bước qua. Chú ủng hộ họ. Nhưng chú cũng ủng hộ người mới ra "đi tắt đón đầu. Bỏ qua "kính thưa" "kính gửi". Viết như mấy ông trong câu lạc bộ và giáo sư, tiến sĩ A, B, C ... há chẳng phải chú lặp lại chú 10, 12 năm trước.?
Biết tôi không muốn tiếp tục nghe giáo huấn, người bạn trẻ chào biệt.

Tuy nói vậy với anh bạn vong niên, nhưng đêm qua tôi cố thức để viết một “thỉnh nguyện thư”. Trong thỉnh nguyện thư cố dùng cụm từ “ Thưa ông chủ tịch Nguyễn Phú Trọng”, “thưa ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” mà mới được vài câu, đôi mắt cứ díp mẹ nó lại.

Buồn ơi! Bao giờ được chào vĩnh biệt Mi!

Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn