BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73942)
(Xem: 62318)
(Xem: 39510)
(Xem: 31236)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cốc nước đầy một nửa

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1151)
Cốc nước đầy một nửa
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Bàn về cái nửa vời tai họa nhất trong xã hội ngày nay. Sự nửa vời toàn tập, toàn diện, dẫn đến sự toàn sai và lúng túng như gà mắc tóc hay giống như "lang bạt kỳ hồ" /con chó sói (cáo) giẫm phải cái yếm của chính mình, không thể tự xoay chuyển được/

Khi nước Đức thống nhất, được hỏi là gánh nặng của nền kinh tế Đông Đức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thể như thế nào, Thủ tướng Helmut Kohl đã trả lời rằng “Tôi không nghĩ thế mà tôi cho rằng cốc nước đầy một nửa thì hơn cốc nước vơi một nửa”.

 

Đầy một nửa hay vơi một nửa?


Nhìn vào bức tranh đối ngoại của đất nước trong mùa hè này, dường như cảm nghĩ chung của mọi người là cốc nước, quả thực, đang đầy một nửa... Những nóng bỏng, gay gắt, những bất an của cái nắng gắt đầu hè dường như đã dịu lại khi sắp sửa sang Thu? Hữu Thỉnh đã có lý, thật ý vị khi viết: Có đám mây mùa Hạ/ Vắt nửa mình sang Thu.

Sự quá đáng của “người láng giềng phương Bắc” trong chính sách Biển Đông tạo nên sự lo ngại cho... toàn thế giới. Điều khó hiểu là báo chí của ta luôn dè dặt trong loại đề tài này. Thế nhưng, ai cũng biết rằng nền an ninh và sự ổn định của đất nước đang ngày càng bị thách thức nhiều hơn. Vụ việc nghiêm trọng mới nhất là tàu cá của Tiền Giang mang số hiệu TG 92365TS, ngày 16.8.2010 bị “tàu lạ” húc chìm làm cho 3 ngư dân bị mất tích (không có thông tin gì mới nên có khả năng đã bị chết). Nỗi đau đối với tàu cá của ngư dân Tiền Giang là nỗi đau dài lâu lắm rồi, nguy hiểm lắm rồi đối với ngư dân cả nước. Hàng vạn người sống bằng nghề đánh bắt hải sản đang phải sống trong vật vã lo sợ. Không ra biển thì bị đói, không trả nợ nổi cho ngân hàng; ra biển thì có nguy cơ bị mất trắng tài sản, bị thương tật, bị “người nước lạ” hành hạ, bị phạt tiền chuộc và bị mất cả tính mạng! Cải thiện quan hệ với một nước láng giềng khổng lồ đầy tham vọng và đầy ắp túi tham là điều gần như vô phương cứu chữa. Lịch sử dạy rằng cái gì không thay đổi được qua hàng ngàn năm thì không thể giải quyết được trong vài chục năm. Nếu cứ ảo tưởng trông chờ vào “lòng tốt” của người thì phải đọc đi đọc lại câu mà Bác Hồ đã dạy: “Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Chỉ cần thay từ “Pháp” bằng một danh từ riêng khác thì mọi việc sẽ rõ như ban ngày. Làm sao có thể thay đổi được khi Hoàng Sa như thế, Trường Sa như kia và “chủ quyền” trắng trợn, ngạo ngược của cái lưỡi bò khả ố bất chấp mọi công lý nhường ấy? Cái gọi là đàm phán “song phương” chỉ là chính sách bẻ đũa từng chiếc mà người ngây thơ nhất về chính trị cũng rõ từ lâu rồi. Chia để trị là chính sách thuộc tính, là kẻ đồng hành của mọi đế quốc đã và đang tồn tại trên trái đất này.

Việt Nam đã tiến được một bước dài trong mấy tháng qua khi quyết định có sự thay đổi cần thiết(?) về chiến lược: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt – Mỹ, đã có và sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa cấp thứ trưởng và cấp bộ trưởng quốc phòng với Hoa Kỳ. Những tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ đã tới thăm Đà Nẵng, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm, tập dượt về khả năng cứu hộ, chống cháy nổ, trao đổi về y tế thông qua bệnh viện hàng không độc nhất của thế giới... Những dấu hiệu đó cho thấy rằng cốc nước thực sự đang đầy một nửa.

Ngó vào ngân sách quốc phòng năm 2008 (được công khai lần đầu tiên) rồi nhìn lại vụ Vinashin mới thấy xót xa: Tổng số tiền “thất thoát” do bệnh Sở cuồng, do dốt nát, tham lam, lớn hơn gấp 3 lần(!) ngân sách quốc phòng (86.000 tỷ đồng mà Vinashin “đánh rơi” so với 27.000 tỷ đồng).

Thật không hiểu nổi các cụm từ như “tư duy kinh tế”, “năng lực lãnh đạo”, “trách nhiệm”, “sự kiểm soát, minh bạch”... trong thời đại ngày nay. Sự đùa giỡn với tiền bạc khi phung phí một khoản tiền lớn như thế trong khi an ninh, sự sống còn của dân tộc bị đe dọa mỗi ngày quả là nỗi đau đẫm chìm nước mắt. Cha ông có câu thành ngữ thật hay: “Thứ nhất chơi tiên, thứ nhì giỡn tiền”. Chơi tiên thì chỉ có cỡ như ông Tô trở lên. Còn đùa giỡn với tiền bạc thì PMU18 hay Vinashin là bậc sư tổ đại thượng thừa chưa từng thấy từ cổ chí kim (Bùi Tiến Dũng cá độ một trận banh đến cả triệu đô thì tám chục triệu con dân Việt có nằm mơ cũng không “nghĩ” ra nổi), may chăng, chỉ có trong thời đại lắm quỷ, nhiều ma này.

Nếu không thay đổi tận gốc đội ngũ cán bộ, không thay đổi căn bản nhãn quan bền vững về đồng minh, về sự phân biệt rõ ràng đối tác và hợp tác chiến lược thì sự khó khăn và thách thức sẽ ngày một nhiều hơn. Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng làm bạn với tất cả mọi người là điều tốt nhưng sẽ không có ai là bạn thực sự cả khi tai họa ập đến. Nếu không có đồng minh chiến lược đủ mạnh để trợ giúp nhau trong khó khăn thì sự đơn độc trong thế giới phức tạp ngày nay gần như đồng nghĩa với tự sát. Bài học từ Nhật Bản cho thấy họ có thể nghiến răng lại để chịu đựng nỗi đau Hiroshima và Nagazaki để ngay sau đó ký hiệp ước liên minh với Hoa Kỳ (1951). Và, suốt 60 năm qua, chưa hề có bằng chứng nào chứng tỏ Nhật Bản bị phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Cốc nước đầy một nửa chỉ có thực khi tất cả những người lãnh đạo và dân chúng cùng quyết tâm tin tưởng và chung sức cho cái sự “đầy” lên đó. Những “tiếng kèn ngập ngừng”, những thay đổi nửa vời chỉ càng làm cho cục diện khó khăn hơn, con đường đi trở nên gập ghềnh hơn. Một trong những bài học lớn nhất của sự chậm phát triển của nước ta trong những năm qua chính là thay đổi thiếu đồng bộ, thiếu tính kiên quyết và thiếu tầm nhìn xa chiến lược. nếu không làm “đầy” những thay đổi ấy thì cốc nước mãi vẫn chỉ là một nửa khó đầy mà thôi.

Huế, 22.8.2010. Tel: 0914.079.210.

 Hà Văn Thịnh

Giảng viên, Khoa Sử, Đại học Khoa học Huế.

Theo Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn