BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73934)
(Xem: 62317)
(Xem: 39509)
(Xem: 31234)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Căn cứ địa Yên Thế, được chia theo tỉ lệ : "Đầy tớ" 3, "Chủ nhà" 1

16 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 1000)
Căn cứ địa Yên Thế, được chia theo tỉ lệ : "Đầy tớ" 3, "Chủ nhà" 1
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Phóng sự điều tra

Ai về Yên Thế mà xem

 Hồ Quỳnh, Sông Sỏi hăng say đêm ngày.

Phen này khối đứa giàu to

Đứa mua quan đứa mua đất cất nhà

Đứa bồ nhí đứa xe hơi

Mặc cho ông chủ chơi vơi giữa lòng

Hồ Quỳnh không nơi bến bờ

Bà con Yên Thế bây giờ không yên

Lòng dân phẫn uất mong chờ

Sẽ có ngày thớt nghiến với dao phay!

 Nhận được điện hỏa tốc, ngay tức khắc tôi lên đường nhận nhiệm vụ, sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Cái công việc này tuy công lao không đáng là bao nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của bản thân, ngay đối với cả những Nhà báo đi theo Lề phải. Chứ nó không được nổi tiếng và lại được an toàn những Nhà dân chủ sa lông máy lạnh. Nhưng không phải vì thế mà làm cho tôi lùi bước, bởi tôi biết hiện nay ở Sài Gòn chỉ còn một mình chị Tạ Phong Tần và ở Hà Nội cũng chỉ duy nhất có một mình tôi dám lên tiếng bênh vực cho dân oan thấp cổ bé họng mà thôi.

 Đây là công việc không mấy người mặn mà với nó, nhưng lịch sử đã giao phó nó cho tôi, cho nên tôi tự nhủ với mình rằng: Mình không cứu Dân oan thì Dân oan biết trông cậy vào ai đây? Thôi thì mỗi người có cách bày tỏ tấm lòng yêu nước theo phong cách riêng của mình.

 Sáng hôm ấy chủ nhật ngày 10 tháng 4, tôi đưa con gái tôi sang Hà nội chơi và thăm một số bạn bè chiến hữu để hòng mở mang kiến thức, nhận thức về Dân chủ, Nhân quyền và đồng thời cũng tôi luyện cho con gái tôi sớm trưởng thành chiến sỹ trong mặt trận Dân chủ chống cộng triệt để sau này nếu như thế hệ tôi chưa thành công.

 Chúng tôi gặp gỡ hai Nhà dân chủ ở Hà nội đó là anh Nguyễn Khắc Toàn và Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau đó hai cha con tôi chia tay hai anh Toàn và Lĩnh lúc 12 giờ trưa.

 Tôi đưa con gái tôi về nhà và tôi lao lên quốc lộ 18 đón xe đi Bắc Giang. 17 giờ 35 phút tôi tới bến xe Bắc Giang thì chuyến xe Bắc Giang-Cầu Gồ (Yên Thế) đã xuất phát cách đó 05 phút. Tôi phải thuê xe ôm đuổi theo lên xe và về tới Mỏ Trạng lúc 18 giờ 50 phút. Tôi đón xe ôm đi vào nhà anh Tiến dân oan ở xóm Bãi Lát, còn cách đó 4km.

Tối hôm ấy tôi ăn cơm cùng với gia đình anh Tiến. Cơm nước xong xuôi chúng tôi bắt tay vào công việc sổ sách giấy tờ mà Chính quyền xã Tam Tiến và huyện Yên Thế. Họ lợi dụng sự kém hiểu biết về Chính sách bồi thường và Pháp luật, cho nên họ đã bịp bợm bà con Dân tộc thiểu số ở nơi đây.

Sáng hôm sau tôi cùng anh Tiến, anh Trường và anh Sơn, bí mật đi ra hiện trường để tận mắt chúng kiến sự dối trá của Chính quyền sở tại và chụp một số hình ảnh để minh họa cho bài viết.

Trưa hôm đó tôi cùng anh Trường, anh Tiến ăn cơm ở nhà vợ chồng anh Sơn chị Sinh. Đến 12 giờ thì chúng tôi chia tay bà con Dân tộc thiểu số đang sống giữa lòng đập Hồ Quỳnh mà đang thấp thỏm không biết đi đâu, về đâu khi bị các “đày tớ” đang cướp mất ¾ số tài sản của mình.

Theo như lời kể của bà con Dân oan lòng đập Hồ Quỳnh thì ông Chiêu là Tư vấn của Ban giải phóng mặt bằng (BGPMB) đập Hồ Quỳnh tuyên bố trước cuộc họp dân ngày 20/7/2010 rằng: “Tổng số tiền mà dự án phải chi trả bồi thường cho việc giải phóng mặt bằng của bà con đập Hồ Quỳnh là 42 tỷ đồng”.

Nhưng trên thực tế thì Chính quyền xã Tam Tiến dùng phép thuật siêu việt mà đã từng được ĐCS, đào tạo cho họ cho nên họ chỉ chi trả cho bà con nhân dân đập Hồ Quỳnh bị giải tỏa có 11.829.000.000 đ (Mười một tỷ, tám trăm, hai mươi chín triệu đồng). Như vậy là còn lại trên 30 tỷ họ làm gì? Nếu như các “đày tớ” các cấp xã, huyện không chia nhau bỏ túi thì số tiền đó hiện nay nó đang ở đâu và giữ nó để làm cái gì???

Tôi đồng ý rằng ở bất cứ một xã hội nào cũng có tham nhũng, cũng có bất công, nhưng không có cái chế độ nào mà nó từng vỗ ngực là “Chế độ cộng sản là chế độ siêu việt, tuyệt vời nhất, là thiên đàng của nhân loại” mà lại tham nhũng kinh khủng theo tỉ lệ “đày tớ” 3 “chủ nhà” 1 như là cái chế độ cộng sản này là điều không thể chấp nhận được.

Trong tổng số 30 hộ bị BGPMB bồi thường thì có gia đình ông Triệu Văn Tiến, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn và gia đình ông Đỗ Văn Trường là những gia đình thiệt thòi nhất.

I/ GIA ĐÌNH ÔNG TIẾN, BÀ BÉ:

 Ông Triệu Văn Tiến sinh năm 1965

 Bà Nông Thị Bé sinh năm 1968

 Quê quán cũng như trú quán tại bản: Bãi Lát, xã: Tam Tiến, huyện: Yên Thế, quê hương của những chiến sỹ áo nâu do cụ Đề Thám lãnh đạo năm xưa. Nhưng Yên Thế ngày nay nó không Yên nữa mà nó đang bị bọn giặc nội xâm cướp phá. Có thể nó lại sẽ là căn cứ địa Yên Thế lần thứ 2 của Mặt trận chống tham nhũng cũng như Mặt trận Dân chủ & Nhân quyền ở Việt Nam.



 Ông Tiến và bà Bé sinh được 7 người con. Người con trai cả sinh năm 1987, còn người con gái út sinh năm 2002. Cả thảy 7 người con nhưng hiện nay chưa có ai học qua lớp 9.

 Người con trai thứ 2 tên là Triệu Văn Công, sinh năm 1988, đã lập gia đình với cô Phượng và sinh được một cháu trai hơn 1 tuổi, được ông bà Tiến Bé cho ở riêng.

 Như vậy là gia đình ông Tiên, bà Bé hiện nay còn 8 nhân khẩu với tổng diện tích vừa đất ở vừa đất canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp là 53.205,8m2 (Năm mươi ba ngàn, hai trăm lẻ năm, phẩy tám mét vuông). Nhưng nay Nhà nước thu hồi đất để làm dự án thủy lợi đập Hồ Quỳnh mất 47.706,7m2. Như vậy là chỉ còn lại 5. 599m2 (Năm ngàn, Năm trăm, chín mươi chín mét vuông) với tổng số tiền được bồi thường một cách rẻ mạt là 2.628.539.540đ, (Hai tỷ, sáu trăm, hai mươi tám triệu, năm trăm ba mươi chín ngàn, năm trăm bốn mươi đồng) không hề được cấp đất tái định cư. 

 Một điều phi lý là gia đình 8 người mà chỉ có 4 định xuất được bồi thương hỗ trợ. Vậy mà Chính quyền địa phương lại kêu con trai thứ tư của ông bà là Triệu Văn Duy, sinh năm 1993 đi nghĩa vụ quân sự. Trong khi anh Triệu Văn Duy không hề có quyền lợi được hỗ trợ về định xuất cũng như là cấp đất ở. Thật là một thứ Chính quyền lố bịch.

 Bình quân đầu người ở nơi đây ít nhất phải có 5000m2 (năm ngàn) đất để canh tác nông lâm nghiệp thì mới nuôi sống được một người ở tầng đáy của xã hội.

 Giá đất thổ cư ở noi đây tại thời điểm này là 100 triệu đồng /lô 100m2.

 Giá đất sản xuất nông nghiệp ở nơi đây tại thời điểm này là 150.000đ/m2.

 Dựng một căn nhà cấp 4 có diện tích 100m2, tại thời điểm này, ít nhất cũng phải mất 100 triệu đồng.

 Như vậy là để có một căn hộ 100m2 nhà cấp 4 và có 5000m2 đất để canh tác nông lâm nghiệp thì ít nhất cũng phải có 900.000.000 triệu (chín trăm triệu đồng) thì mới bảo đảm được cuộc sống tối thiểu của một hộ cận nghèo.

 Toàn bộ tài sản, đất đai của gia đình ông Tiến bà Bé là 53.205,8m2, đã được sử dụng từ năm 1988 cho đến nay và có sổ đỏ sổ đen đường hoàng, không hề có tranh chấp với ai. Nay Nhà nước thu hồi mất 47.706,7m2 nhưng Chính quyền địa phương chỉ trả cho 400m2 đất thổ cư với giá 100.000đ/m2.

 12.235,9m2 với giá 34.000đ/m2 và 1.394,7m2 với giá 40.000đ/m2. Còn lại 33.676,1m2 thì Chính quyền xã không trả với lý do là “Đất không có giấy tờ và xung vào công ích của xã”.

Căn cứ vào khoản 2,3 Điều 42, Luật đất đai 2003 về việc bồi thường tái định cư cho người bị thu hồi đất như sau:

“2. Người bị thu hồi đất loại nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.”

Căn cứ vào Hiến pháp Nước CHXHCNVN như sau:

“Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết và lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của các cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.

Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.”

Như vậy Chính quyền địa phương không những không bồi thường đất tái định cư, mà còn lấy đất của dân để xung vào công ích xã là hoàn toàn trái với luật định.

Vậy tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết cho gia đình ồn Tiến bà Bé như sau:

1, Bồi thường toàn bộ tổng số 47.706,7m2 đất thu hồi với giá 125.000đ/m2.

2, Bồi thường 600m2 đất tái định cư cho 06 người con.

3, Hỗ trợ chuyển nhà và ổn định đời sống 100 triệu đồng.

4, Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho 08 định suất là 360 triệu đồng.

5, Hỗ trợ gia đình nghèo, đông con là 80 triệu đồng.

II/ GIA ĐÌNH ANH TRIỆU VĂN CÔNG + PHƯỢNG:



 Anh Công là con trai thứ 2 của ông Tiến bà Bé, anh đã lập gia đình với chị Phượng và có được 1 bé trai hơn 1 tuổi. Anh chi đã được ông bà Tiến Bé cho ở riêng.

 Tổng số diện tích đất đai mà ông bà Tiến Bé chia cho anh chị được là 5000m2 (Năm ngàn mét vuông) ở ngay giữa lòng đập Hồ Quỳnh. Bị Nhà nước thu hồi toàn bộ số diện tích mà anh chị có được và anh chị chỉ được bồi với 01 định suất cả thảy được 386.194.800đ, (Ba trăm tám mươi sáu triệu, một trăm chín mươi bốn ngàn tám trăm đồng) không có bồi thường đất tái định cư.

 Nay anh chị phải bỏ ít nhất là 100 triệu đồng để mua 1 lô đất thổ cư với diện tích 100m2 và ít nhất cũng phải bỏ 100 triệu đồng để cất 1 căn hộ cấp 4 với diện tích 100m2.

 Vậy là còn 186 triệu liệu không biết gia đình 3 người, vợ chồng con cái của anh chị sống được trong bao lâu, trong khi anh chị không có nghề nghiệp gì ngoài việc phát rẫy làm lương.

 Nay tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền hãy mau chóng giải quyết cho gia đình anh Công chị Phượng như sau:

 1, Bồi thường toàn bộ số 5000m2 đất đã thu hồi với giá 125.000đ/m2.

 2, Bồi thường 200m2 đất tái định cư.

 3, Hỗ trợ chuyển nhà và ổn định đời sống là 100 triệu.

 4, Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho 03 định suất là 135 triệu đồng.

III/ HỘ GIA ĐÌNH ÔNG ĐỖ VĂN TRƯỜNG:



 Ông đỗ Văn Trường sinh năm 1971, vợ ông là bà Phạm Thị Ngân, sinh năm 1977. Ông bà sinh được 03 người con trai.

 Tổng số đất mà gia đình ông sử dụng ổn định từ năm 1991 cho tới nay không hề có tranh chấp là 28.870,4m2 ( Hai mươi tám ngàn, tám trăm, bảy mươi, phẩy bốn mét vuông). Gia đình ông bà bị thu hồi toàn bộ số đất ấy mà không được bồi thường đất tái định cư.

 Đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết cho ông bà Trường Ngân như sau:

 1, Bồi thường toàn bộ diện tích 28.870,4m2 đất với giá 125.000đ/m2.

 2, Bồi thường 300m2 đất tái định cư.

 3, Hỗ trợ chuyển nhà và ổn định đời sống là 100 triệu đồng.

 4, Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho 05 định suất là 225 triệu đồng.

IV/ GIA ĐÌNH ÔNG SƠN BÀ SINH:



 Ông Sơn, sinh năm 1970, bà Sinh, sinh năm 1976. Ông bà có 2 người con.

 Tổng diện tích đất của hộ gia đình ông Sơn bà Sinh, là 15,630m2, họ sinh sống chủ yếu bằng thu nhập các cây ăn trái trên vườn của họ.

 Nay Dự án công trình thủy lợi đập Hồ Quỳnh lấy đi toàn bộ diện tích đất đai của ông bà mà không có đền bù tiền đất cũng như cấp đất tái định cư. Chỉ vẻn vẹn với số tiền bồi thường về cây cối là 725.435.890đ (Bảy trăm hai mươi lăm triệu, bốn trăm ba mươi lăm ngàn, tám trăm chín mươi đồng), thì không biết làm sao để sống nổi lấy một vài năm đây???

 Con người thì phải có đất, chỉ có loài chim mới treo trên cây được mà thôi. Vậy thử hỏi “đày tớ” rằng đền bù kiểu này thì “ông chủ, bà chủ” sống ra răng?

 Nếu Tổ quốc, Dân tộc này không chấp nhận những con người này là của quê hương thì yêu cầu các “đày tớ” xin Liên hiệp quốc cho họ đi tị nạn ở một nước thứ 2 nào đó thì còn có nhân đạo hơn. Người dân họ cũng đã quá chán ngán cái kiếp thân trâu ngựa cho cái chế độ cộng sản hà khắc, bất công và ức hiếp nhân dân về mọi mặt này lắm rồi.

 Còn nếu như chấp nhận họ là những người con của Dân tộc này, của Tổ quốc này thì hãy giải quyết ngay tức khắc như sau:

 1, Bồi thường tổng diện tích là 15.630m2 đất với giá 125.000đ/m2.

 2, Bồi thường 200m2 đất tái định cư.

 3, Hỗ trợ chuyển nhà và ổn định đời sống là 100 triệu đồng.

 4, Hỗ trợ chuyển đổi nghè và tạo việc làm cho 4 định suất là 180 triệu đồng.

 5, Bồi thường đường dây điện của toàn bộ tập thể là 30 triệu.

 Qua bài phóng sự này tôi đề nghi các cơ quan chức năng sớm nhảy vào cuộc để cùng nhau tháo gỡ giúp cho nhân dân Hồ Quỳnh – Yên Thế sớm thoát khỏi bế tắc này.

Kính mong

Hà Nội ngày 16/4/2011

Công dân Lê Thanh Tùng, Phóng viên tự do phong trào Dân chủ Việt Nam và Khối 8406

Địa chỉ: khối 13 – Phù Lỗ - Sóc Sơn – Hà nội

Điện thoại: 0915.128.256; Email: aiquocle@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn