NCT: Tôi đã làm thơ triền miên trong vòng 30 năm. Tính ra, gộp các bài thơ theo dạng thơ dài và thơ 4 câu, thì cũng được hơn 700 bài. Nhưng từ năm 1988 trở đi do đau đầu và mất sức quá nên tôi không làm được nữa, ốm đau suốt. Sau khi ra tù, tôi phải cố nhớ lại các bài thơ làm từ hồi tù đợt hai thì nhớ hơn được 300 bài. Thực ra trong đợt tù này, nó kéo dài hơn 10 năm, tôi làm được hơn 400 bàị tiếc rằng nhiều bài không thể nhớ lại được nữa. Đến nay ra hải ngoại thì lại bận phải đi đây đi đó, nhiều nơi lắm, để tiếp xúc với đồng bàọ Từ khi còn ở trong nước tôi đã biết rằng trong những năm tháng tôi ở tù đồng bào hải ngoại đã tranh đấu và can thiệp với chính giới ở ngoại quốc để đòi chính quyền Hà Nội phải trả tự do cho tôi. Tôi là một nhà thơ, nhưng tôi cũng muốn viết văn, có nhiều cái thơ không nói hết được, văn có địa hạt hoạt động rộng rãi hơn.
Ở trong nước làm văn rất khó, không có điều kiện.Công an tự do sục vào nhà khám xét, ngày cũng như đêm. Thơ thì cất ở trong đầu được, chúng có khám cũng chẳng thấỵ Văn lại là chuyện khác - bản thảo dễ bị phát giác lắm. Tiếp xúc với bạn bè, chúng nó cũng ngăn cản. Đã có nhiều trí thức tới chơi nhà tôi, nhưng ra về là họ bị công an cảnh cáo, bởi thế nhiều người sợ, không dám đến nữa. Ra nước ngoài tôi cũng có thỏa mãn là được đi khắp nơi để nói chuyện với bà con, đó cũng là dịp tôi được tỏ lòng tri ân đồng bào đã ủng hộ mình. Hoa Địa Ngục (Hạt Máu Thơ) được xuất bản ở ngoài này là niềm vui lớn cho tôi. Hiện nay tôi dự định xoay sang văn xuôi, đó cũng là ý nguyện của tôi khi ra nước ngoàị Nhưng cứ phải đợi cho sức khỏe khôi phục cái đã Tôi cũng có dự định viết lại những chuyện mà mình đã trải qua. Nhưng nếu mà viết cả, viết hết thì dài lắm. Sợ không đủ sức. Đầu tiên, có lẽ phải viết về Hỏa Lò. Đó là nơi tôi đã sống sáu năm trờị
Hỏa Lò là trại tạm giam, phần nhiều người ta chỉ ở vài tháng, một năm, rồi bị chuyển đi nơi khác, cho nên ít người biết kỹ về nó. Tôi ở lâu, hết xà lim này đến xà lim khác, có khi ở chung phòng với lưu manh, được chứng kiến nhiều chuyện lạ lắm. Tôi cũng là người tù đã đi qua nhiều trại (khoảng vài chục) trên vùng rừng núi, nhưng chưa thấy nơi nào mà sự đối xử với con người kinh tởm như ở Hỏa Lò vào những năm từ 1979 đến 1985. Tôi buồn - người ta đã phá nó đi rồị Hỏa Lò là một di tích, một chứng cứ, về tội ác của thực dân và của cộng sản. Tôi sẽ viết những cái mà tôi biết - những cảnh sống, những tâm trạng - trong Hỏa Lò.
Tôi nghĩ nó có nhiều cái lạ hơn chuyện tù mà nhiều người đã kể. Tôi sẽ cố gắng cô đọng vào khoảng vài ba trăm trang thôị Viết cẩn thận, viết chu đáo, viết vô tư, viết công bằng, như viết sử. Không bôi đen cái gì và không che giấu cái gì. Xong cái Hỏa Lò, tôi sẽ viết cái khác, cũng chuyện đời tù của tôi thôị Nó dài lê thê, chia ra làm nhiều giai đoạn. Gộp lại thì được một giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Nhà tù tuy thế mà nhiều thông tin lắm đấỵ Không phải tin thời sự, mà thông tin xã hộị Đã phong phú mà lại còn xác thực nữạ Tôi thí dụ một việc thôi nhé! Khi ông bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông là Lý Chí Tuy công bố cuốn sách của ông về đời tư của Mao Trạch Đông thì thế giới mới biết những chuyện tình dục bậy bạ và tính chất đạo đức giả của Maọ Chuyện đời tư của ông Hồ Chí Minh thì chẳng ai biết. Cộng sản giấu kín lắm. Thế mà vụ người vợ không chính thức của ông ta là cô Xuân bị giết rồi cho xe cán lên xác, chuyện cô Vàng em cô Xuân bị thủ tiêu ở sông Bằng Giang tôi đã biết từ lâụ Chả là tình cờ tôi ở tù cùng với con nuôi và cháu tướng Chu Văn Tấn, họ nói chuyện với tôi hết.
Cái năm cô Xuân bị giết, người ta mang con ông Hồ lên Thái Nguyên nhờ ông Tấn nuôi đấỵ Hồi ấy lấy họ Chụ Ông Tấn giấu, nhận nó là con mình. Đến năm 1969 ông Tấn trả họ Nguyễn lại cho đứa bé. Ông ta rồi cũng đi tù cộng sản, nằm cùng khu xà lim với tôị Người ta nói tuổi trẻ có nhiều sinh khí và sự bay bổng của tâm hồn. Văn chương tùy thuộc vào cái này rất nhiều, nên ngày xưa các cụ có nói "lão lai tài tận", già rồi tài cũng hết. Như anh Hiên vừa nói, chúng tôi đã về già, sức sống kém rồi, hy vọng trong các bạn trẻ sẽ xuất hiện những thiên tài nào đó, một vài cũng là quý, họ sẽ ghi lại chặng đường lịch sử vừa qua, nó là chặng đường rất sinh động của dân tộc Việt Nam mình. Đáng tiếc, ở Việt Nam mình đến nay chưa có những tác phẩm lớn về gia đoạn ấỵ Những cái chuyện lịch sử nó thế, có khi 50, 60 năm sau, thậm chí hằng mấy trăm năm sau, mới xuất hiện nhân tài viết được về nó. Vì thế cũng chẳng nên bi quan.
Hỏi: Thưa anh Thiện, vừa rồi anh có nhắc tới những giai đoạn anh ở trong tù. Anh là người tù có "thâm niên" siêu cao, có thể nói như thế. Giả sử anh gặp lại một viên "quản giáo" đã từng hành hạ anh về thể xác và tâm hồn thì anh sẽ nói với anh ta điều gì ?
NCT: Cái này thì không phải giả thử nữa! Tôi đã gặp họ, những người quản giáo cũ của chúng tôị Thực vậy, vụ Liên Xô sụp đổ đã gây ra sự thay đổi tư tưởng lớn nhất trong hàng ngũ bộ đội, công an và đảng viên. Quản giáo là một loại người trong họ, không khác là bao nhiêụ
Tôi xin kể một chuyện nhỏ để các bạn hiểu rõ hơn. Ở trại Phong Quang có một viên quản giáo tên là Tằng. Chúng tôi thường gọi hắn là Tằng "hai mùa mưa," xuất thân nông dân, người Thái Bình. Gọi Tằng là "hai mùa mưa" là vì mắt của hắn bao giờ cũng ướt nhèm, nhòe nhoẹt. Ai nói đến cái biệt hiệu ấy mà hắn nghe thấy thì chết với hắn. Hắn đánh cho bằng thấy ông bà ông vải, đánh bằng củi tạ, khóa cánh tiên, bỏ đói, cho đi cùm... Dã man lắm. Trong đám quản giáo, tay này đặc biệt nổi tiếng tàn ác, hắn đánh đập tù nhân hằng ngày, chỉ để thỏa mãn cơn ngứa ngáy, tôi chứng kiến tận mắt.
VTH (nhắc): Anh Kiều Duy Vĩnh có nhắc tới hắn trong một truyện ngắn - hồi ký của anh ấy, gọi hắn là "Tằng ác ôn"!
NCT (tiếp): Cũng là một biệt danh của hắn. Các bạn nên tìm đọc truyện "Thánh tử vì đạo thứ hai mà tôi được gặp," đăng trong tờ Thế Kỷ 21, một truyện ngắn rất haỵ Không phải hay vì chuyện trong tù. Văn chương hay lắm. Ở Sài Gòn tôi có một người bạn tên Lương, trước đi biệt kích. Vào năm 1992 hay 1993 gì đó, anh Lương "biệt kích" (hiện anh ấy ở Nam Cali) và một bạn tù nữa của tôi (hiện ở Hà Nội) tình cờ gặp Tằng "ác ôn" ở Sài Gòn trong một quán bia hơị Cả hai trước kia đều bị tên này hành hạ đến nơi đến chốn. Thấy hắn ta chào hỏi tử tế thì họ cũng mời hắn uống biạ Hỏi ra mới biết tên này đã lên Trung tá, hồi tôi với anh Hiên ở trại Phong Quang hắn ta chỉ mới là Thượng sĩ thôị Sau chầu bia, Tằng "ác ôn" nói với hai nạn nhân của hắn: "Tôi chân thành xin lỗi các anh! Trước đây tôi cũng bị lừa mà thôi! Tôi bỏ vợ con tôi ở Thái Bình lên rừng núi hàng chục năm trờị Vậy mà, cuối cùng tôi có được cái gì đâủ Bây giờ tôi đã hiểu ra, nên tôi chỉ kiếm tiền bù đắp cho vợ con. Trước, tôi có xử sự với các anh quá đáng. Cho tôi xin lỗi các anh."
Hai ông bạn tôi bảo: "Chúng tôi biết anh chỉ là kẻ thừa hành, cấp trên cho phép thì anh mới thế, có điều anh thừa hành quá ư tích cực, ngày ấy chúng tôi thật khốn khổ với anh. Anh đã biết vậy thì chúng tôi cũng không oán hận anh nữa!" Nghe thế "Tằng ác ôn" lại vênh mặt lên: "Nói để các anh biết: không phải tôi sợ gì các anh mà tôi nói thế đâu, đây là tôi chân tình thổ lộ với các anh thôị Chứ bây giờ tôi vẫn đường đường là Trung tá công an, các anh có oán hận tôi cũng chẳng làm gì nổi tôi tốt."
Thật tình mà nói, cũng có nhiều quản giáo không đến nỗi xấụ Cái bọn nắm quyền lực đã ra tai họa cho dân tộc ta chỉ là một nhúm nhỏ thôị Rất nhỏ, vài chục đứa là cùng. Chứ ở dưới người ta có biết gì đâu, thời thế nó thế, quyền lực nó ép, nó buộc, nên người ta phải theo.
Hỏi: Chế độ lao tù ở Việt Nam được anh nói đến sơ qua trong "Đêm Giữa Ban Ngàỵ" Tại sao anh không nói kỹ hơn ?
VTH: Tôi không biết bằng nhiều người khác. Để họ viết thì hơn. Chín năm tù không phải là nhiều ở Việt Nam. Các cụ có dạy: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe." Trong chuyện này tôi phải nhường lời cho những người có thâm niên cao hơn. Anh Hoàng Minh Chính mà viết thì tốt, anh ấy biết cả nhà tù đế quốc lẫn nhà tù cộng sản. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa anh ấy đi tù ba lần. Nhưng cộng lại hình như cũng chưa lâu bằng anh Nguyễn Chí Thiện. Anh Thiện đã ở tù 27 năm, có lẽ. Và là thứ tù không có án, nghĩa là cứ việc ở, an tâm mà ở, như người ta thường khuyên nhủ, và chờ đợi lượng cả bao dung của Đảng...
Hỏi: Anh Thiện có thể cho biết rõ hơn về cái thứ tù không có án nó như thế nào không ?
NCT: Lần đầu tiên tôi đi tù có án, tội tuyên truyền chống chế độ, án hai năm, nhưng rồi phải ở thêm một năm rưỡi nữạThế là may đấy, nhiều người còn ở thêm lâu hơn. Gọi là "lại quả to hơn ăn cướị" Hai lần tù sau là "tập trung cải tạọ" Nó là án hình thực hiện theo một sắc lệnh, nói cho đúng hơn là theo một nghị quyết của Ban Thường Vụ Chính Trị, tức là một văn bản dưới luật, do cựu Tổng bí thư Trường Chinh ký.
Ít người biết về tội ác này của CSVN. Nó còn ác hơn cải cách ruộng đất rất nhiềụ Tôi mong các bạn làm báo tìm hiểu kỹ tội ác nàỵ "Tập trung cải tạo" nghĩa là thế nào ? Tức là chỉ cần một cấp chính quyền nào đó nghi ngờ một công dân có tư tưởng chống đối đảng cộng sản, chống đối nhà nước cộng sản là có thể lập một hồ sơ lên Ủy ban tỉnh để xin một "lệnh tập trung cải tạo", như vậy cho phép người ta giam người bị nghi ngờ ba năm. Sau ba năm không thấy có tiến bộ thì cho một "lệnh" nữa, cứ thế mà kéo mãi.
Anh Hiên nói ở tù chín năm là ít không phải là anh ấy khiêm tốn đâụ Người ở tù chính trị trung bình, theo tôi, thường trên dưới hai mươi năm. Con số người bị bắt không cần xét xử lớn lắm, không biết là bao nhiêu người chết vì "tập trung cải tạo" cũng nhiều lắm. Tôi đã nhìn thấy những nghĩa địa mênh mông gò đống chôn vùi những người tù như thế. Chúng tôi còn sống mà về được là maỵ Thế đấy, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã không bảo vệ công dân của mình mà còn ngang nhiên tước bỏ quyền tự bảo vệ trước pháp luật của công dân. Làm gì có các thứ tự do sang trọng như trong Hiến pháp ghi: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình... Khoác lác cả. Lừa bịp cả. Như các bạn thấy, đến tự do thân thể cũng chẳng có nữa là! Những người cộng sản là những người thích đùa. Họ nói chơi rằng họ chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, mà mình tưởng thật. Kinh khủng nhất là hầu như chẳng ai biết về cái "lệnh" quái ác ấy, trừ những nạn nhân của nó. Đến nỗi, một Thiếu tướng quân đội hẳn hoi, mà cũng không biết. Tôi kể chuyện, ông ta cứ ngớ người ra, tội nghiệp. Ông ta là một người tốt, ông ta không hề biết mình đã suốt đời phục vụ cho một chế độ phi nhân như vậy.
Dương Khánh Vinh và Trần Ngọc Tuấn thực hiện
Gửi ý kiến của bạn