Như dư luận đã biết nữ chính trị phạm Bích Khương sinh ngày 29 tháng 7 năm 1967, quê quán xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chị vốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, và được trưởng thành đi lên từ phong trào tranh đấu của khối đồng bào dân oan. Vào khoảng giữa tháng 8/2006, chị viết thư tuyên bố tham gia và ủng hộ Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam và đồng thời cũng từ đây chị chính thức là thành viên của Khối đấu tranh 8406.
Mới đây vào chiều ngày 30/4/2009 khi ra Hà Nội gặp lại tôi sau những năm tù đầy, chị đã nghẹn ngào kể lại thật xúc động một phần về gia cảnh, dòng tộc mình : “Ông nội em là cụ Hồ Duy Định cùng với người anh ruột là cụ Hồ Duy Hợi đều là lớp những người thuộc thế hệ đảng viên cộng sản Đông Dương từ những năm 1930 -1931. Người cha đẻ-thân sinh ra em là ông Hồ Duy Tần năm nay 79 tuổi đã có gần 60 năm tuổi đảng CSVN (Có tài liệu do đánh máy sai nên viết chưa chính xác về tuổi đời và số tuổi đảng CS của ông Tần như bài viết này). Ông đã từng chứng kiến tận mắt không khí đàn áp rùng rợn trong cải cách ruộng đất những năm 1953-1955 ở quê nhà, chính vì thế ông rất khiếp sợ, và kinh hãi đã phải bỏ quê hương trốn chạy ra Hà Nội làm nghề dạy học trong những năm 1959 -1960. Thời kỳ đó có nhiều lãnh tụ của đảng và nhà nước trước đây cũng như hiện nay như các ông Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh…chính là những học trò của cha em. Gia đình em, các cụ có 8 người con cả nam và nữ, em là thứ năm, chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Cha em làm việc ở Hà Nội nhiều năm, tiếp đó ông có về quê tham gia công tác xây dựng chính quyền trong chế độ mới, có thời kỳ cha em làm cán bộ thư ký của uỷ ban tỉnh. Ông cũng đã có dịp tham gia đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê Nghệ An, sau đó nữa làm nghề dậy học rồi nghỉ hưu cho đến nay.
Cụ Hồ Duy Hợi vốn gốc là nông dân và là nhà Nho, đồng thời cơ bản cụ mưu sinh chủ yếu bằng nghề làm thầy lang-chuyên bốc thuốc cứu người rất có tiếng trong vùng. Gia đình cụ hiền lành, chất phác biết làm ăn giỏi nên rất giàu có. Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù chế độ thực dân, nên tuy cụ có tham gia đảng CSVN ngay từ khi cao trào cộng sản và Xô Viết đang rộ lên ở quê nhà khá nhiệt tình, có rất nhiều đóng góp với cách mạng CSVN ngay từ thời kỳ trứng nước, thế nhưng bi kịch thảm khốc là ở chỗ chính cụ lại trở thành nạn nhân của đảng CSVN cho đến chết khi họ sắp cướp đựơc quyền bính hoàn toàn vào tay. Cuộc “cải cách ruộng đất” do đảng CS phát động nổ ra ở quê hương Nam Đàn, Nghệ An vào những năm 1953- 1954, cụ bị đội cải cách đem ra đấu tố, khám xét nhà cửa, tịch thu toàn bộ tài sản. Chính quyền CS vừa ấu trĩ vừa cực tả lúc đó ở địa phương đã lục soát gia sản tịch thu được tới 27 xe cút kít chở đầy tiền làm vang động cả góc xóm làng quê em hồi ấy. Cũng ngay hôm đó cụ bị toán cán bộ của đội cải cách hành hạ để khảo của bằng cách đem ra trói phơi nắng dưới gốc cây, không cho ăn uống trong 7 ngày liền cho đến khi chết mới cho gia đình cởi trói lấy xác đem ra đồng chôn. Còn cụ Hợi bà, sau khi đem nốt rổ bát đĩa cuối cùng trong nhà ra nộp cho đội cải cách nên mới thoát chết và sống thêm được ít năm nữa với con cháu trong nghèo túng cùng chồng chất biết bao nỗi khiếp đảm trước cái chết thảm thương của cụ ông năm xưa…”…
Từ khi chính thức tham gia vào Cao trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại quê nhà và Hà Nội, chị đã viết từ 18 đến 20 bài các thể loại như bút ký, tạp ghi, tuỳ bút, ghi chép…cũng như nhiều nội dung đơn từ tố cáo khiếu nại giúp cho đồng bào dân oan ở quê hương và các địa phương khác trong nước. Chị là cây bút nữ trong phong trào đối kháng rất can đảm, khí phách kiên cường tranh đấu này của chị được toát lên qua các trang viết của mình và còn được thể hiện rất rõ ràng qua đời sống thực tế hàng ngày của bản thân mà khá nhiều người đã chứng kiến. Cũng qua nội dung các bài báo mà chị là tác giả, công chúng đã biết ở trên những trang viết đó đã bộc lộ rõ trình độ nhận thức, sự hiểu biết khá sâu sắc của chị về nguồn cội sản sinh ra mọi áp bức bất công trong đời sống cả xã hội Việt Nam đang mục ruỗng hiện nay. Cái cội rễ đẻ ra mọi vấn nạn này, đó chính là thể chế chính trị độc tài toàn trị, cùng cơ chế điều hành bộ máy cai trị rất độc đoán trong mọi lĩnh vực, chiếm lĩnh tuyệt đối mọi ngõ ngách xó xỉnh của đời sống xã hội trên khắp cả nước mà bộ chính trị, trung ương đảng cộng sản Việt Nam thiết lập ra và dồn mọi nỗ lực cao nhất để quyết tâm cố gắng duy trì càng lâu càng tốt tình trạng này !!!
Qua điện thoại ngay sau 1 ngày ra tù và ngay cả khi gặp tôi trực tiếp trong 2 ngày 30/4/2009, và 1/5/2009 tại Hà Nội mới đây, nhất là khi biết tôi đang đặt bút viết bài về gương đấu tranh anh dũng trong lao tù. Chị đã kể lại cho tôi câu chuyện mấy năm trước, khi cha chị - ông Hồ Duy Tần có biết chị đang tham gia phong trào đối kháng đòi dân chủ, nhân quyền tại quốc nội, nên đã kín đáo lặng lẽ, nhắc nhở, khuyên giải cảnh báo chị : “Con hãy cảnh giác với đảng CSVN đấy nhé. Sở dĩ họ giữ tồn tại được cho đến ngày nay là do họ thực hiện chủ trương đường lối, là bắt lầm, giết lầm còn hơn bỏ sót… Cha tuy là đảng viên CSVN lâu năm nhưng đã biết và chứng kiến rất nhiều từ lâu rồi về họ rồi. Họ bạo tàn lắm, con không làm gì được họ đâu. Cha khiếp sợ họ lắm, không dám hé răng nửa lời gì đâu, nên con phải cẩn thận đó kẻo có ngày gặp tai hoạ đấy…”.
Ảnh trái : Chân dung chị Hồ Thị Bích Khương chụp trước ngày bị bắt gần 1 tháng – khoảng cuối tháng 3/2007. (Tấm hình này do tôi - nhà báo Nguyễn Khắc Toàn thực hiện tại trước tiệm café số 8 phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ảnh phải : Đây là tấm hình chị Bích Khương chụp sáng 27/4/2009 sau khi ra tù đúng 1 ngày. Tấm hình này được chụp tại quê nhà. Chị còn cho biết rõ thêm : “Trên tấm áo mặc bên trong và ngoài có những vết máu thẫm đã tím đen phía trước ngực, đó chính là hậu quả của trận đánh đập rất dã man do tên cán bộ viện kiểm sát tỉnh Hồ Trung Cung đánh sặc máu mồm em khi hắn lấy khẩu cung Bích Khương ngày 18/5/2008 tại trại giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An…”. Cũng trên khuôn mặt này còn nguyên các dấu vết vẫn còn thâm tím do các trận tra tấn tàn ác của 3 công an trại giam Nghi Kim đã dùng giầy đinh đánh đập, dẫm đạp lên khuôn mặt chị như đã tố cáo với RFA chiều 26/4/2009.
Ngoài việc viết các bài vận động dân chủ, tự do, đòi hỏi nhân quyền được phổ biến công khai trên mạng internet khá rộng rãi trong các năm 2006-2007 ra. Chị còn trực tiếp dẫn đầu hàng trăm cuộc xuống đường đấu tranh trực diện với bộ máy công quyền của bộ máy độc tài tại quê nhà, tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An và tại thủ đô Hà Nội trong mấy năm qua. Những hoạt động đấu tranh kiên cường này của chị đã làm công an và chính quyền của bộ máy đảng chuyên chế ở cả địa phương và trung ương đang nắm toàn quyền sinh sát rất đau đầu, căm tức, nên họ tìm mọi cách sẽ triệt hạ đàn áp cho bằng được...
Do chị thường dẫn đầu lên tiếng tranh đấu đòi công lý, công bằng xã hội cho bản thân mình rất dũng cảm giữa thủ đô khi ra đây chầu chực khiếu kiện, và đồng thời mạnh mẽ bênh vực các trường hợp oan khuất khác cùng cảnh ngộ như mình tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng khi bị công an đồn Thuỵ Khê và Hà Nội đến đàn áp, thu giữ đồ đạc, đuổi đi không cho tá túc tại đây nữa. Nên sau đó, chị đã bị công an Hà Nội tổ chức phục kích bắt giữ tại trung tâm quận Ba Đình trên đường đi nhặt rác phế liệu để tạm sống qua ngày và cũng là để nuôi dưỡng tiếp tục cuộc đấu tranh còn lâu dài gian khổ. Sau vụ bị bắt giữ sáng ngày 11/5/2005 đó, chị bị đưa ra toà án quận Ba Đình tại Hà Nội để “xét xử” với mức 6 tháng tù giam và thi hành án tại trại tù Hoả Lò khét tiếng. Lúc bị bắt giữ tại Hà Nội, chị bị công an đồn phường Điện Biên Phủ và quận Ba Đình đánh đập cũng rất tàn nhẫn khi lên tiếng chống lại việc họ bắt giữ trái phép mình. Khi bị đem ra trước toà án của nhà nước để họ gán tội cho mình, chị kiên quyết không đứng vào vành móng ngựa, nên chủ toạ phiên toà phải ra lệnh cho 2 -3 công an phải xốc nách lôi chị vào nơi dành cho bị cáo đứng. Tại vị trí này, khi được nói lời cuối cùng trước lúc toà nghị án, chị đã chỉ thẳng vào toàn bộ hội đồng xét xử với câu nói danh thép, bất hủ, không chút khiếp nhược trước cường quyền làm cho tất cả những kẻ đang ngồi ghế xử án chị phải bàng hoàng khiếp sợ mặc dù họ nắm tất cả quyền lực sinh sát trong tay. Hồ Thị Bích Khương tuyên bố dõng dạc và dùng bàn tay với một ngón chỏ quét một vòng từ kiểm sát viên, chủ toạ phiên toà đến thư ký :
“Tao không có tội tình gì cả, chính các người mới là những kẻ có tội. Các người chỉ là một lũ lười biếng, bẩn thỉu và ăn bám xã hội. Các người ra xã hội sợ làm không đủ ăn nên phải bám đít vào ghế công quyền để kiếm sống, để cấu kết với bọn tội phạm đục khoét của người dân. Chính các người và bọn người xấu ấy đã hút hết mồ hôi, nước mắt, xương máu và tuỷ sống của những người dân lao động lương thiện như tao. Nhưng tao biết rằng, bản án nào kết cho tao dù chỉ là 1 ngày tù thì bản án ấy sẽ phải huỷ bỏ và không có giá trị gì. Kẻ nào kết tội cho tao qua bản án này nhất định sẽ bị trả giá…”
Hết án tù vào ngày 11/11/2005, được ra trại để trở về quê hương chị đã bắt liên lạc ngay lại với nhiều quần chúng tốt đã từng sát cánh đấu tranh cùng với mình trong bao năm qua tại quê nhà và tại giữa thủ đô Hà Nội mấy năm trước đây. Đáng chú ý là trong số này có một số người cũng đã phải chịu đựng án tù đầy khốc liệt mấy năm ròng. Thế nhưng hầu hết số người này đều nản chí không còn đủ lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ để tiếp tục cuộc đấu tranh như trước nữa, mặc dù tất cả họ đều là cánh mày râu và trước đây tham gia tranh đấu khá tốt…
Tháng 7/2006 từ Nghệ An, trở ra Hà Nội tiếp tục cuộc đấu tranh của mình, nhưng lần này chị đã không còn đơn độc, lẻ loi nữa vì đã chính thức đứng vào hàng ngũ của cuộc đấu tranh mới đầy ý nghĩa hơn : vì dân chủ tự do, nhân quyền của dân tộc và cho ngày mai của đất nước. Cuộc tranh đấu mới này có quy mô và mục tiêu lớn hơn, cao cả và vĩ đại hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi những người như chị trước đây chỉ là tranh đấu cho quyền lợi bé nhỏ, hẹp hòi của cá nhân hay của gia đình mình bị cướp đoạt bất công mà thôi. Cũng chính từ đây, chị đã và sẽ cùng sát cánh đêm ngày với đông đảo nhiều anh chị em dân chủ khác trong cả nước. Từ giai đoạn chị trở thành thành viên khối 8406 và của Phong trào tranh đấu vì dân chủ tự do cho Việt Nam thì liên tiếp từ đây công luận khắp nơi đã biết đến tên tuổi cùng hàng loạt các bài viết khá sắc sảo, có giá trị và đầy tính đấu tranh quyết liệt mà chị là tác giả được phổ biến rộng trên nhiều trang website hải ngoại và quốc tế.
Đến đầu tháng 4/2007 chị trở về quê Nam Đàn, Nghệ An để tổ chức lại cuộc đấu tranh cho hàng trăm quần chúng nông dân và nhiều tầng lớp khác tại quê hương với mục đích giúp đồng bào mình đang rên xiết phải chịu biết bao đau khổ, cực nhục. Các hoạt động đấu tranh của chị tuy rất ôn hoà, trong sáng ở Hà Nội và tại quê nhà nhưng đã nằm trong tầm ngắm rất chặt chẽ của bộ máy an ninh của nhà nước độc tài đầy quyền uy này. Vì thế, kế hoạch bắt giữ chị đã được âm thầm, bí mật vạch ra từ trung ương một cách rất chu đáo đến từng chi tiết nhỏ nhất, hoàn chỉnh nhất nhằm dập tắt một hạt nhân tích cực có sức lôi cuốn quần chúng khá mạnh mẽ ở mọi nơi người phụ nữ này có mặt.
Sáng ngày 26/4/2007, một lần nữa công an huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ An chấp hành theo lệnh thượng cấp đã tổ chức phục kích bắt giữ chị tại một tiệm dịch vụ công cộng internet khi chị đang làm việc và xem tin tức tại đây. Ngay sau đấy, toán công áp giải về nhà tiến hành khám xét, tịch thu toàn bộ phương tiện làm việc của chị bao gồm máy tính, máy in, máy chụp hình kỹ thuật số, điện thoại di động, USB, cùng nhiều đơn từ dân oan của bà con và các tài liệu dân chủ, nhân quyền khác... Tiếp đó, lập tức họ chuyển chị đến tạm giữ tại công an huyện Nam Đàn 1 ngày 1 đêm và sau đó nữa chị bị chuyển khẩn cấp tới giam cầm tại trại giam Nghi Kim gần TP Vinh, tỉnh Nghệ An để gọi là tiếp tục mở rộng vụ án “điều tra hoàn tất hồ sơ chuẩn bị đưa ra xét xử theo đúng pháp luật của nhà nước XHCN !!!”.
Trong thời gian bị tạm giam ở traị tù của công an huyện và tỉnh, chị đã bị các trận đòn thê thảm đến thập tử nhất sinh, tưởng như đã chết rồi không còn cơ hội sống sót để trở về xã hội nữa. Cụ thể, ngày 18/5/2007 khi tên cán bộ kiểm sát viên điều tra an ninh của viện kiểm sát tỉnh Nghệ An là Hồ Trung Cung trực tiếp hỏi cung dụ dỗ đặt câu hỏi : “Chị đã nhận thấy được mình có lỗi lầm vi phạm luật pháp của đảng và nhà nước chưa ? Nếu thấy rõ rồi thì chị hãy nhận rõ sai phạm của mình để viết tường trình nhận tội và ký vào các văn bản thẩm vấn này để rồi cơ quan có thẩm quyền xem xét thả về đoàn tụ với gia đình, chăm sóc con cái !!!???”.
Ảnh trên gồm : Từ trái qua là chị ruột Hồ Thị Bích Khương – bà Hồ Thị Lan 52 tuổi, ông Nguyễn Xuân Tứ 76 tuổi, cựu chiến binh, thương binh, nguyên đảng viên CSVN nhưng đã bỏ sinh hoạt đảng CS nhiều năm để tham gia Đảng Dân Chủ Việt Nam Thế Kỷ 21, đồng thời là thành viên Phong trào dân chủ VN và Khối đấu tranh 8406, và cháu Nguyễn Công Đức 12 tuổi con trai chị Khương. Ảnh được chụp sáng ngày 27/4/2009 trước căn nhà rách nát, nghèo khổ của gia đình chị Khương tại quê nhà.
Trước câu hỏi đó, chị khẳng khái trả lời : “ Tao chẳng có gì sai trái cả, tao nhận thấy chẳng có tội lỗi gì với luật pháp của chúng mày cả. Tao chỉ có cái tội là đã quá tin vào đảng CSVN và nhà nước của chúng mày chuyên lừa dối nhân dân mà thôi. Chính bộ máy của chúng mày nhân danh đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam XHCN đã cướp đoạt tài sản của nhân dân, và của gia đình tao biết bao quyền lợi hợp pháp, rồi đẩy gia đình tao và nhân dân vào cảnh khốn cùng lầm than, khổ cực. Bây giờ tao chỉ còn mỗi cái l… này là chúng bay không cướp được nữa là phải chịu thôi !!!”.
Quá tức giận trước thái độ can đảm phi thường ấy của chị đã vỗ thẳng vào mặt không chút trọng nể, nên Hồ Trung Cung đã giáng thẳng tay đánh hộc máu mồm chị ngay tại buồng cung, lúc ấy máu me của chị đổ ra lai láng khắp căn buồng thẩm vấn nhỏ bé… Khi nói chuyện qua điện thoại với tôi hôm nay ngày 27/4/2009 từ quê nhà chị khẳng định thêm : “Sau trận tra tấn tàn bạo này, em đã ôm mồm miệng bê bết máu chạy ngay khỏi buồng cung để đến ban giám thị trại tố cáo, nhưng 2 tên điều tra viên là thiếu tá công an Nguyễn Hồng Tuyến và Văn Bá Thu cùng tên Cung ngăn cản, ngáng chân không cho đi. Tiếp sau đó nữa em đã làm đơn tố cáo tội ác đánh đập tù nhân của tên cán bộ viện kiểm sát gian ác này lên ban giám thị trại, nhưng tất cả chúng bao che cho nhau và lờ đi không giải quyết gì cả. Ngay hôm đó, khi trở về buồng giam, khi được những người bạn tù hỏi cơ sự ra răng mà đến nông nỗi vậy, em đã nói, rằng tao đi cung về bị lũ chó cắn vào mặt chứ sao nữa, vì đúng ngày mai 19/5/2007 là sinh nhật của Hồ Chí Minh thì thằng chó Hồ Trung Cung đánh tao để chào mừng cho ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng nó như thế đó…”.
Trận đánh đập chị rất dã man này, máu đổ ra rất nhiều đã vấy thấm đẫm cả chiếc áo đang mặc trên người và chị kiên quyết để dành không giặt giũ, tâỷ xoá để mang bằng được ra ngoài xã hội khi hết án ra tù làm bằng chứng tố cáo hành vi bạo lực tàn ác của tên Cung đã gây ra cho mình.
Chị còn cho tôi biết, hiện còn đang nắm rất vững trong tay một số tài liệu, chứng cứ về việc tên cán bộ ngành “bảo vệ luật pháp XHCN” này rất trắng trợn vòi vĩnh đòi ăn tiền hối lộ của các phạm nhân hình sự để y biến báo, cạo sửa làm sai lệch hồ sơ tội trạng nhằm che dấu tội lỗi cho họ để hắn thực hiện việc ăn bẩn vơ vét làm giàu cho bản thân và gia đình mình.
Ngày 24/8/2007, cũng trong một lần thẩm vấn khác thời gian tại trại giam Nghi Kim. Trong khi các sĩ quan an ninh điều tra đang ép buộc chị nhận tội cho hoàn tất hồ sơ theo sáng tác do họ tự nghĩ ra có nội dung hoàn toàn vu cáo, bịa đặt không đúng sự thật khách quan đã xảy ra hôm toán công an đã mật phục bắt giữ chị tại tiệm internet. Vì thế đã bị chị lập luận phản bác, tranh luận gay gắt, với các chứng cứ phản biện chị đưa ra rất khoa học, rất thuyết phục trước từng nội dung, từng chi tiết một…vv… Cuộc tranh cãi này của chị với các điều tra viên an ninh rất to tiếng vang động sang cả mấy phòng bên cạnh mà các công an tỉnh này cũng đang tiến hành hỏi cung các tù thường phạm khác. Thấy tiếng động lớn ồn ào như vậy, nên tên công an cấp uý Cao Tiến Lý dừng cuộc thẩm vấn đi sang buồng đang hỏi cung Bích Khương hất hàm nói : “Này con kia, mày có nói bé cái mồm lại không, tao đánh chết con mẹ bay bây giờ. Địt mẹ mày đã vào đây còn dám láo lếu chống lại cán bộ như thế à ? ”. Chị dõng dạc đáp lại ngay vào mặt Lý : “Chúng mày bịa đặt ép buộc tao khai nhận sai hồ sơ, hoàn toàn không đúng sự thật đã diễn ra hôm bắt tao. Nên tao phải tranh cãi bác bỏ các luận điệu vu cáo bậy bạ của chúng bay. Thế tao hỏi mày pháp luật nào cấm tao nói to ở trong này, mày cho tao hay biết đi. Mày muốn đánh chết tao thì xông vào đây mà đánh, tao xem nào. Nếu mày đánh tao thì tao đánh lại mày, có chết tao cũng không sợ…”.
Tấm ảnh trên : Các thành viên đã đi đón tù nhân Hồ Thị Bích Khương từ trại Thanh Chương cùng chụp kỷ niệm sau 1 ngày chị được ra khỏi trại giam. Tấm hình chụp trước căn nhà rách nát, khổ cực của gia đình chị Bích Khương sau đúng 2 năm chị bị đoạ đầy tàn bạo với đủ các cực hình tàn ác chị đã phải chịu đựng tại các trại giam của chế độ độc tài CSVN trong tỉnh Nghệ An.
Chỉ chờ có thế, Cao Tiến Lý tức sôi máu lên vì chưa bao giờ trong mấy chục năm làm nghề hỏi cung tù lại gặp ai dám bật lại mình đến can đảm, mãnh liệt đến như thế và nhất lại là người phụ nữ gầy yếu xanh xao do lâu ngày bị giam cầm, bạo ngược. Liền ngay đó, hắn ta xông vào đánh tới tập, rồi đạp đẩy ngã chị xuống nền nhà, y túm 2 chân chị dốc ngược người kéo lôi đi sang buồng khác trông thật tàn nhẫn. Cũng chính lúc đó, chị đã nhân sơ hở đánh trả lại hắn cũng khá quyết liệt, đặc biệt, là cú chống hai tay bật được người lên rồi giằng được 2 tay y đang túm chân mình rồi liên tiếp đá, đạp thẳng 3 phát vào bộ hạ làm hắn đau điếng. Quá đỗi bất ngờ, vừa bàng hoàng, xấu hổ vì bị đạp vào điểm tử huyệt, hiểm yếu chết người như vậy, nên tên Lý vội lấy 2 tay ôm bộ hạ nhăn nhó đau đớn… Có lẽ trong đời làm công an điều tra phá án, Cao Tiến Lý chưa bao giờ gặp phải trường hợp tù nhân dám đánh lại mình mạnh mẽ, ghê gớm đến như vậy. Sau ít phút choáng váng đau đớn lịm người ấy, y đã phải dừng trận đánh đập nhắm vào Bích Khương, rồi đành phải bỏ về buồng cung đang làm việc dở dang để lấy lại thần sắc, sức lực và trở lại sự bình tĩnh. Còn viên công an đang hỏi cung chị đã chứng kiến toàn bộ sự tình diễn ra trước mắt thì thấy vậy cũng tỏ ra nhẹ nhàng hơn một chút và nói : “ Chị bình tĩnh ngồi vào đây, chị và người kia giống nhau cả hai đều hiếu thắng...”. Viên công an này đến xốc nắm hai vai nhấc bổng chị lên rồi ấn chị ngồi xuống ghế hỏi cung ra vẻ an ủi, và thẩm vấn tiếp nhưng thái độ có vẻ e dè, tôn trọng chị hơn trước…Nhưng khi đó chị không kiềm chế được đã đứng bật dậy khỏi ghế chạy đuổi theo tên công an đã đánh mình lúc ấy và hét lên : “ Tao phaỉ nhìn rõ mặt thằng này để sau này ra tù tao sẽ đánh chết mẹ nó đi…”. Vì thế công an điều tra viên Nguyễn Hồng Tiến cũng vội chạy theo kéo ngăn chị lại không cho đi tiếp nữa.
Từ hàng loạt các hành vi phản kháng kiên cường như vậy của chị, nên tên tuổi của “nữ phạm nhân chính trị ” Hồ Bích Khương vừa giỏi đối đáp, tranh cãi và vừa can đảm trực diện quyết liệt đánh trả lại các công an ngay giữa chốn giam cầm khi cần thiết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và thân thể của chính mình đã bay xa khắp trại giam Nghi Kim. Cái tên Hồ Bích Khương nữ tù nhân chính trị quê Nam Đàn đã làm không chỉ làm các tù nhân toàn trại giam này kính phục, mà ngay cả đến một số các công an quản giáo, điều tra viên cũng phải kiêng nể, ngần ngại khi phải tiếp xúc làm việc với chị. Tuy thế vì các công an trại giam vì đã quen thói đánh đập tù nhân trong bao năm qua vẫn chưa từ bỏ mưu đồ tội ác dùng bạo lực để đánh đập tàn bạo chị hơn nữa nhằm khuất phục hoàn toàn người phụ nữ bé nhỏ, yếu đuối này trong thời gian tới khi có dịp và được lệnh.
Ngày 24/4/2008 sau gần đúng 1 năm, chị bị đem ra “xét xử” theo điều 258 bộ luật hình sự với tội danh bị gán ghép là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân …” với mức hình phạt là 2 năm tù giam. Tại trại giam Nghi Kim này cũng như tại nơi thi hành án ở trại giam Thanh Chương, chị đã đấu tranh rất dũng cảm đầy oanh liệt với bộ máy giám thị nhà tù nên bị nhiều công an quản giáo cai tù tổ chức cấu kết đánh đập hết sức dã man, tàn bạo. Điển hình nhất là trận tra tấn rất man rợ, đẫm máu gây ra cho chị vào ngày bị chuyển đi trại thi hành án tù vào hôm 22/9/2008 mà hậu quả của trận đòn thù này đã làm thâm tím toàn thân. Khi ấy cơ thể chị đầy các vết trọng thương mà đến nay hơn 7 tháng vẫn chưa tan hết máu tụ, khi ấy một bên mông của chị lở loét, nhiễm trùng khá nặng đi lại không nổi phải có bạn tù chăm sóc từng tý một cho chị mới dần dần hồi phục qua cơn hoạn nạn. Các vết thương do 3 công an cai tù là Phan Văn Bảy, Nguyễn Văn Hùng và “Phúc công an vũ trang” đã đánh đập chị xưng tấy khắp người đến mức không thể mặc quần, áo dài bình thường, không cài được cúc khuy quần áo vào được, mà chị đã phải quấn chăn hay mền che cơ thể hoặc chỉ mặc được quần áo lót mà thôi…
Tệ hại hơn nữa trong những ngày chị bị đánh đập đến trọng thương này, ban giám thị trại giam K2 số 6 - Thanh Chương cũng không cung cấp thuốc men chữa trị bệnh tình cho chị do chính các hành vi bạo tàn hết sức vô nhân đạo mà 3 quản giáo kia gây nên. Lý do chị bị đánh đập quá dã man lần này, là do chị phản đối mạnh mẽ không đi trại Thanh Chương khi chưa được tống đạt bản án từ trại giam Nghi Kim. Vì thấy việc trại giam Nghi Kim làm trái pháp luật và khuất tất nhằm che dấu hành vi chà đạp nhân phẩm, đàn áp các quyền Con người, quyền công dân trắng trợn như vậy, nên chị phản đối không chấp hành việc bị chuyển đi trại Thanh Chương để thụ án cải tạo và chúng đã ra tay đáp lại chị như thế đó.
Đặc biệt xảy ra trận đánh này là còn vì ban giám thị trại Nghi Kim quá căm tức do không làm được danh chỉ bạ của chị, để đưa vào “hồ sơ phạm nhân” đưa chị đi trại cải tạo thi hành án tù giam như án đã tuyên phạt. Chị kể cho tôi nghe, một hôm, ban giám thị trại Nghi Kim đã phải huy động tới hơn một chục công an dùng vũ lực để cùng tham gia thực hiện việc cưỡng chế chụp ảnh để lập hồ sơ danh chỉ bạ “phạm nhân Hồ Bích Khương”, thế nhưng cũng không làm nổi như mưu tính của họ. Trong lần chụp ảnh này, trại giam đã phải dùng 2 công an túm tóc, giữ đầu hất ngược khuôn mặt chị lên để chụp hình, 2 công an khác bẻ 2 tay giang ra vì sợ bị chị chống đối giằng co, 2 công an khác nữa cúi xuống túm ghì khoá 2 chân không cho chị đạp hay dãy giụa, 2-3 công an khác hỗ trợ túm bên sườn, bên hông để cố định giữ yên thân thể…Thế nhưng khi tên công an phó nháy chuẩn bị bấm máy chụp hình trong bối cảnh rùng rợn như thế, thì chị lại dùng mọi sức mạnh của mình trong tư thế khốn khổ, cực hình như vậy để lấy đầu gối đá hất văng tấm biển số tù bằng tôn sắt mà nhóm công an đã để sẵn trước ngực làm nó rơi xuống nền nhà kêu loảng xoảng và toán công an chụp ảnh phải nhặt đi nhặt lại mấy lần rất vất vả mà không xong. Đến khi gần chục công an trại giữ tạm yên được tư thế kinh hãi như vậy trong ít giây phút thì chị nhắm nghiền mắt, mím chặt môi nhằm kiên quyết chống lại việc chụp hình do họ đang thực hiện. Vì thế trại Nghi Kim đưa chị đi trại Thanh Chương thụ án tù không hề có danh chỉ bạ như các tù nhân khác.
Vì là người tù chống đối chế độ rất đặc biệt, lại là án chính trị, nên công an rất biết chị sẽ có thể cầm đầu và lãnh đạo các tù nhân khác cùng trong buồng giam đấu tranh bất phục tùng nội quy khắc nghiệt của trại, hoặc phản đối những hành vi làm trái nội quy trại giam và xâm phạm quyền con người trắng trợn. Do đó, họ rất lo sợ việc đưa chị vào buồng giam chung có đông tù nhân thì hậu quả sẽ khôn lường, vì thế trong suốt 17 tháng trời tại các trại tù trong tỉnh này, chị bị biệt giam trong xà lim riêng chật chội chỉ chứa được 2 tù nhân nhưng ban giám thị lại nhét tới 4 người tù và điều kiện giam giữ hết sức tồi tệ không sao kể xiết…Còn 7 tháng cuối cùng trước khi hết án tù chị bị biệt giam tại phòng cách ly của bệnh nhân lao phổi trong khu bệnh xá trại Thanh Chương.
Dù phải sống trong hoàn cảnh bị giam giữ khắc nghiệt, bị đánh đập thường xuyên khốc liệt như vậy. Thế nhưng chị vẫn trực tiếp cầm đầu dù chỉ là một thân, một mình đấu tranh rất mạnh mẽ với ban giám thị trại giam để đòi cải thiện chế độ lao tù cho tất cả tù nhân khác. Chị đòi công an trại giam phải chấm dứt việc dùng roi sắt, dùi cui đánh đập tù nhân. Đặc biệt chị đã tuyệt thực 1 tuần lễ để đòi lãnh đạo trại tù phải cung cấp miễn phí băng vệ sinh đảm bảo chất lượng vệ sinh cho các nữ tù nhân trong hàng tháng, và trại tù đã buộc lòng phải đáp ứng yêu sách này. Về việc này thiếu tá phó giám thị Thái Văn Thuỵ đã phải mời chị ra gặp gỡ và nói : “Tôi cám ơn chị đã nói thẳng ra vấn đề này mà từ bao năm qua vì tế nhị mà cán bộ nam giới chúng tôi không biết và các phạm nhân nữ cũng không lên tiếng đòi hỏi…”.
Chị còn thẳng thắn cầm đầu việc đấu tranh với ban giám thị trại làm rõ khẩu phần thực phẩm của các tù nhân mỗi tháng phải được đủ 800 gram thịt hoặc thực phẩm khác theo đúng quy định của chế độ nhà nước quy định mà đã bị cán bộ quản giáo tiêu cực bớt xén, ăn chặn trắng trợn. Về việc này cũng đã có kết quả, là ngay sau đó trại tù đã phải cung cấp thêm một bữa cá tươi hoặc 1 bữa có thịt trong hàng tháng cho các tù nhân để bồi bổ phục hồi thêm cho sức khoẻ các trại viên. Tất cả những đấu tranh như vậy của Bích Khương trong nhà tù của công an CSVN không hề vô ích mà trái lại rất có hiệu quả. Cả 2 trại tù Nghi Kim và Thanh Chương tuy rất căm tức khó chịu về sự đấu tranh bất khuất của chị, thế nhưng cũng chỉ 1-2 tháng sau khi người nữ tù này có mặt thì tại cả 2 trại giam khét tiếng này sự việc quản giáo đánh tù tàn tệ, tuỳ tiện đã phải chấm dứt, nhất là việc dùng roi sắt đánh đập tù thường phạm.
Trao đổi vơí tôi hôm 27/4/2009, chị cho biết thêm : “Có lẽ khi em ra về như thế này, thì các tù nhân còn lại buồn lắm, vì họ sẽ bị trở lại tình trạng như cũ thôi. Khi em còn trong đó thì ban giám thị rất lo sợ em đấu tranh đòi quyền lợi cho tất cả các tù nhân và chúng đã buộc phải cải tiến một phần chế độ giam cầm. Nhưng khi em trở về như hôm nay thì chắc chắn những gì “hắn” đáp ứng trước đây sẽ lại bị chúng nó cắt xén, ăn chặn của tù hết thôi anh ạ. Các tù nhân còn lại họ sợ chúng lắm, có ai dám ho he lên tiếng gì đâu trong mấy chục năm nay như thế, vì họ khổ nhục nó quen rồi…”.
Ngoài việc đấu tranh như vậy ra, tại trại giam Nghi Kim và Thanh Chương, chị đã còn tuyệt thực nhiều lần, nhiều đợt, trong nhiều ngày để phản đối các ngược đãi bất công khác của quản giáo trại tù, như việc công an trại tù đã bày trò lừa đảo để tịch thu trắng trợn các hồ sơ vụ án của chị những tờ cuối cùng đã có đóng dấu mộc quốc huy đỏ chói gồm : cáo trạng, lệnh bắt giam, lệnh khám xét khẩn cấp, quyết định truy tố…vv…Việc làm đê hèn này của họ là nhằm phi tang xoá dấu vết và các chứng cứ tài liệu chứng minh nhà cầm quyền có vi phạm, có đàn áp quyền Con người rất nghiêm trọng và nặng nề tại Việt Nam, đặc biệt đây còn là minh chứng rất rõ ràng có sự ngược đãi các tù nhân chính trị của chế độ và các nhân vật bất đồng chính kiến mà chị là một trong những trường hợp rất tiêu biểu, rất cụ thể khó lòng chối cãi.
Sau khi chị bị chuyển đi trại giam Thanh Chương - nơi đây cách huyện Nam Đàn quê nhà gần 100 km và chị lại tiếp tục chịu muôn vàn các thủ đoạn đầy đoạ bạo tàn, ác liệt hơn… Chính tại đây, chị đã bị ban giám thị hạ lệnh cho thuộc cấp chuyển đến buồng giam của trạm xá tù nhân mắc bệnh lao phổi rất nặng đang vào giai đoạn cuối. Khi vào buồng giam kinh khiếp này, chị và người bạn tù đã phải lấy quần áo cũ làm dẻ lau để chùi mấy ngày trời mới hết tạm sạch hết các bãi máu đọng, bãi đờm rãi, nước bọt bẩn thỉu đầy mầm bệnh của các tù nhân đã nằm ở đây khạc nhổ ra hoặc thổ huyết ra trước khi chết, hoặc chỉ được điều trị qua quýt cho lấy lệ ít bữa rồi bị tống về buồng chung để buộc đi lao động tiếp tục...
Thời gian này, trước tinh thần đấu tranh ngoan cường không khuất phục trong lao tù của chị như vậy, nên thiếu tá phó giám thị trại K 2 - Thái Văn Thuỵ đã phải mời chị từ buồng biệt giam lên ban giám thị trại để thăm hỏi tìm hiểu tình hình có còn đề xuất yêu cầu gì nữa không. Chính ông ta cũng hứa sẽ tiếp tục cải thiện chế độ lao tù không chỉ riêng cho bản thân chị mà cho toàn thể các tù nhân khác trong cả trại.
Gương sáng đấu tranh bất khuất của chị trước công an cai tù không hề biết lùi bước trước mọi đòn roi, bạo hành, nếm trải biết bao đắng cay, cơ cực vì mục đích cho lẽ phải và vì quyền lợi chính đáng của hàng trăm, hàng ngàn tù nhân toàn trại đã làm cho hầu hết các tù thường phạm ở đây biết đến rất nể phục, thương yêu. Những lúc chị bị kỷ luật cắt thăm nuôi, tiếp tế, trong khi thân thể bị bầm dập đầy các vết thương, sức khoẻ suy kiệt, chị đã được rất nhiều các tù thường phạm chăm sóc động viên từng viên thuốc, từng vỉ đạm, chút sữa hay thìa đường, hay chút hoa quả… Chính vì được đùm bọc che chở yêu thương như vậy, nên chị vượt qua được những giai đoạn hiểm nghèo nhất đã đe doạ mạng sống của mình để tiếp tục tồn tại đấu tranh ngay trong ngục tối của chế độ và sống sót cho đến ngày hôm nay. Đã có rất nhiều người tù trước đây vốn là những người lương thiện tử tế, là người trí thức, người dân tộc nhưng do không may gặp hoàn cảnh éo le, bị tù oan uổng hoặc bị chế độ xã hội bên ngoài đầy rẫy bất công trù dập, xô đẩy nên buộc phải có mặt trong lao tù CS…. Tất cả số tù nhân thường phạm này, khi đã biết đến danh tiếng đấu tranh kiên trung của chị trong lao tù, nên mỗi khi có dịp tiếp xúc với chị, thì họ đều đã chia sẻ, động viên, an ủi, ngưỡng mộ rất nhiều về chị. Họ đều có chung một mong muốn cháy bỏng, gửi gắm ở con người rất đáng mến phục này, là chị cần phải sống sót để có ngày hết án được trở ra ngoài xã hội sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh tố cáo mọi tội ác có thực đang diễn ra trong địa ngục trần gian mang danh là các trại lao động để cải tạo con người của “chế độ XHCN đầy ưu việt” này !!!…
Theo quy định chung của trại giam khi đã có án tù thì hàng tháng mỗi tù nhân đều được thăm gặp, tiếp tế 1 lần trong một giờ đồng hồ, cộng với quà cáp không quá 5 kg và được viết thư về thăm gia đình 1 lần. Thế nhưng do chị đấu tranh mạnh mẽ liên tục, bất chấp hiểm nguy nên ban giám thị cả 2 trại giam đã thi hành kỷ luật cắt thăm gặp và hạn chế tiếp tế của gia đình cho chị thường xuyên. Việc đó đã làm cho sinh hoạt trong lao tù của chị càng thêm cơ cực, khổ sở trăm bề. Từ phòng biệt giam, chị tìm nhiều cách gửi thư về gia đình rất nhiều lần, thì đều bị trại giam ngăn chặn, nhưng thật may mắn chỉ có 3 lá thư viết tay trên vỏ bìa mỳ tôm là tới được người chị ruột ở quê nhà vào cuối tháng 9 đầu tháng 10/2008 sau đó nữa ra tới tôi ngoài Hà Nội mà thôi.
Ảnh trên : Mọi người chụp ảnh kỷ niệm trước nhà tại xóm 4 xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau đúng 1 ngày chị Hồ Thị Bích Khương hết án được ra khỏi nhà tù Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Hình được chụp sáng 27/4/2009.
Điều đặc biệt cũng cần đáng nói, ấy là khi bị bộ máy đàn áp của tỉnh đem ra xử án sơ thẩm trước toà tại thị trấn huyện Nam Đàn, sau đó là xử phúc thẩm tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An thì cả hai phiên toà, chị đều đã kiên quyết không đứng vào vành móng ngựa mà còn hát vang bài ca có nội dung chế diễu lại họ nhằm khinh bỉ toàn bộ hội đồng xét xử đang ngồi trên bục ghế cao. Vì thái độ khinh mạn bạo quyền đầy dũng khí như vậy của chị, nên chủ toạ phiên toà phải ra lệnh cho nhiều công an dẫn giải tù đã phải xốc nách lôi chị vào vị trí bên trong vành cung móng ngựa với hy vọng “nữ bị cáo” im lặng chỉ đứng nghe toà luận về “tội trạng” của bản thân mình. Thế nhưng khi đứng tại vị trí này, chị lại ra sức tố cáo mọi tội lỗi vu cáo của công an khi họ làm ra bản cáo trạng có nội dung bịa đặt, xuyên tạc cho mình. Chị còn tự bào chữa rất mạnh mẽ, đanh thép, dõng dạc các cáo buộc của bộ máy đàn áp và của chế độ độc tài đã gây ra biết bao đau khổ điêu linh chồng chất cho hoàn cảnh của mình cũng như cho nhân dân khắp nơi trong nước mấy chục năm qua. Bối rối không trấn áp và khuất phục được chị, chủ toạ phiên toà xét xử lại phải hạ lệnh cho nhiều công an lực lưỡng xông vào dùng vũ lực xốc nách lôi chị ra khỏi vành móng ngựa của phòng xử án để đưa vào phòng cách ly cho đỡ bẽ mặt với các đại biểu đang dự khán mà toàn bộ hầu hết là các cán bộ ngành bảo vệ pháp luật cho chế độ, các sĩ quan an ninh, các đảng viên CS thuộc ngành nội chính, công an, cảnh sát, mật vụ của các phòng ban, đơn vị quan trọng đảm bảo giữ gìn an ninh cho thể chế chính trị hiện nay. Cũng cần nói thêm, là từ khi công an mật phục bắt giữ chị tại Nam Đàn và trong 2 phiên toà xét xử như trên thì họ đều quay camera để làm tư liệu dùng nghiên cứu nội bộ.
Trong quá trình điều tra, công an nhiều lần đều dụ dỗ, hứa hẹn là nếu chị làm xong thủ tục nhận tội là thả cho về ngay không phải đem ra xét xử. Ngược lại nếu chị không ký nhận tội thì chúng tôi vẫn đem ra được để xét xử và khi ấy chị bị hình phạt rất nặng và không được đặc xá tha tù trước hạn. Trước việc vừa dụ dỗ vừa đe doạ mạnh mẽ như vậy của công an đã đều bị chị thẳng thừng từ chối, bác bỏ. Chị đã tuyên bố thẳng vào mặt điều tra viên : “Đảng CS và nhà nước này có tội lỗi với tao thì có, nếu cần tao đặc xá cho thì có, chứ tao làm quái gì có tội để cần đảng nhà nước và chúng mày đặc xá cho tao. Tao là một người dân lương thiện cần cù chăm chỉ làm ăn đã bị những kẻ nhân danh đảng và nhà nước cướp đoạt hết tất cả mồ hôi xương máu rồi còn gì nữa !!!... ”. Viên điều tra an ninh được cấp trên phái xuống thuyết phục trực tiếp khi nghe được chị trả lời thẳng thắn như vậy, đành ngượng tím mặt lặng yên không nói đựơc gì thêm rồi bẽ bàng phải mắc cỡ, rút lui không kèn không trống. Bởi vì họ cũng thừa biết không thể dùng bạo lực thô thiển tàn ác như trước với chị được nữa. Đó là người tù không biết đầu hàng hay khiếp nhược trước mọi đòn roi, trước mọi nhục hình dù tàn bạo đến bao nhiêu đi chăng nữa !!!
Một lần khác 2 điều tra viên công an tỉnh dụ dỗ chị nên hợp tác làm việc. Họ nói nếu chị không khai báo thì cần đề xuất với cấp có thẩm quyền thì hãy viết vào văn bản, rồi chúng đưa cho chị giấy bút và bỏ ra ngoài phòng chờ đợi. Sau đó, chị ngồi lại một mình bình tĩnh dùng bút vẽ lên chính tờ giấy đó hình ảnh 1 người phụ nữ bị 2 con rắn kẹp 2 bên. Một con rắn thì đang trườn dưới nền nhà để chuẩn bị cắn vào chân, còn 1 con ngóc đầu lên để chuẩn bị cắn vào mặt… Đến cuối buổi làm việc, 2 công an điều tra quay trở lại buồng cung để xem kết quả ra sao và tưởng bở nghĩ là chị đã viết bản quy hàng nhận tội, cúi xin nhà nước khoan hồng tha thứ. Bước vào phòng cung, họ tươi cười hỏi : “ Nào đưa chúng tôi xem chị đã viết được những gì nào ? ”. Đến khi họ cầm tờ giấy lên để đọc nội dung trên đó thì cả 2 trợn mắt thấy chị vẽ hình ảnh trên, chúng hỏi : “ Thế chị đã vẽ cái gì vào đây ? Như thế này là thế nào đây ? ”. Chị đã bình tĩnh chỉ vào bức tranh mình đã vẽ ra và đáp dõng dạc : “ Người phụ nữ này là Hồ Bích Khương, còn 2 con rắn độc này là 2 điều tra viên chúng bay chứ còn ai vào đây nữa !!!”. Dù rất tức tối, giận dữ trước thái độ hiên ngang, can đảm ấy của chị nhưng cả 2 điều tra viên đều giữ được bình tĩnh, mỉm cười một cách gượng gạo và nói : “ Tại sao chị lại ví chúng tôi như những con rắn này. Chúng tôi có làm hại gì chị đâu…”. Chị đáp ngay : “Chúng mày có làm hại tao hay không thì tự chúng mày biết với nhau. Tao không cần nói nhiều làm gì nữa…”. Khi trở về buồng giam sau buổi hỏi cung này, chị đã tả lại cho các bạn tù biết như trên làm ai cũng vui vẻ, đắc chí cười lăn ra rồi yêu cầu chị vẽ lại cho họ xem. Sau đó bức tranh được chị vẽ lại thành nhiều bản để phát tán rộng trong các buồng phạm nhân khác….
Lúc đầu mới bị bắt giam, công an và viện kiểm sát tỉnh Nghệ An khép chị vi phạm vào điều 88, khoản 2 bộ luật hình sự với tội danh “Làm ra các tài liệu tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam…” mà án phạt có khung hình từ 7 đến 13 năm tù giam, cộng 3 năm quản chế tại địa phương, nhưng sau đó bộ máy trấn áp của chính quyền CSVN mới chuyển sang tội danh khác với hình phạt có vẻ nhẹ hơn như nói trên.
Suốt cả thời gian tù đầy ác liệt chị được gặp chị ruột của mình là Hồ Thị Lan 2 lần, một lần ở trại tạm giam và một lần ở trại Thanh Chương vào ngày 30/11/2008 gọi là có chút “tử tế” theo đúng nội quy trại giam. Một lần khác vào ngày 30 cuối tháng 12/2008 khi 2 chị em chỉ mới nhìn thấy nhau đúng mấy giây, lúc Hồ Bích Khương la to lên tên 3 tên công an trại giam đã đánh đập mình, là liền bị mấy công an kèm bên cạnh xông vào xốc nách, kẹp cổ lôi trở vào buồng giam để ngăn chặn chị tố cáo thêm. Về sự kiện này chị Hồ Thị Lan đã có dịp trả lời phỏng vấn trực tiếp 3 đài phát thanh RFA, VSR và Chân Trời Mới khá rõ ràng mà công luận đã biết. Còn trước đó nữa, công an có bố trí cho chị chồng của Bích Khương là chị Nguyễn Thị Hiên đến thăm gặp chị trong tù với mục đích là dùng tình cảm máu mủ ruột thịt gia đình nêu gia cảnh mẹ chồng đã già yếu, con trai nhỏ của chị không ai chăm sóc, dạy bảo để lung lạc chị…Họ tính toán kỹ, là làm như vậy để họ đánh đòn cân não hiểm độc mong chị quy hàng ký giấy nhận tội sớm được trở về đoàn tụ chăm sóc mẹ chồng và con trai nhỏ đang bơ vơ. Công an tỉnh Nghệ An gây áp lực nặng nề qua việc nhờ chị Hiên bịa đặt ra việc mẹ chồng đã bị mù mắt không còn nhìn thấy gì nên không thể chăm sóc được con trai nhỏ của chị nữa, và thảm thương hơn là cháu Đức 11 tuổi con đẻ chị thì từ khi mẹ vào tù cũng buồn bã bỏ học đi lang thang… Khi nghe được công an ngồi bên cạnh mớm lời cho chị Hiên nói như kịch bản của họ như vậy, chị có chút nghĩ ngợi xuôi lòng, vì thương mẹ thương con, nhưng chị vẫn kiên quyết không ngã quỵ đầu hàng như mong muốn và tính toán thâm hiểm, tinh vi của họ. Trước thử thách đó, chị đã không làm theo dụ dỗ của họ mà chỉ viết đơn trình bày hoàn cảnh đề nghị được tại ngoại, đồng thời yêu cầu công an tiếp tục điều tra lãm rõ và sẵn sàng ra toà để trả lời, biện minh về những việc đấu tranh của mình từ trước đến nay mà thôi.
Hôm đưa Bích Khương ra xử án, chị Hồ Thị Lan có giấy thông báo nhưng công an không cho vào dù chỉ là dự thính. Trái lại họ đã huy động hơn trăm công an bảo vệ, phong toả trong và ngoài phòng xử án rất chặt chẽ nhằm cô lập bưng bít thông tin và khủng bố tinh thần số quần chúng đến khá đông đảo để theo dõi phiên toà. Các hành vi sặc mùi bạo quyền như vậy của cỗ máy đàn áp khổng lồ chỉ dành cho với duy nhất 1 người phụ nữ mảnh mai, yếu ớt về sức khoẻ, suy kiệt về thể lực, nhưng tinh thần và ý chí đấu tranh thật vô uý, rất đỗi kiên cường, thật vô song không gì có thể bẻ gẫy được…
Từ cuối tháng 9 đầu tháng 10/2008 khi 3 bức thư của chị viết trên vỏ bìa thùng mỳ tôm từ trong lao tù gửi ra đã được tôi công bố rộng rãi trên mạng toàn cầu như công luận đã biết. Sau sự kiện chấn động này, ban giám thị trại giam Thanh Chương quá tức giận trả thù chị bằng cách cắt toàn bộ việc thăm nuôi tiếp tế gây rất nhiều cơ cực khó khăn thêm cho người nữ chính trị phạm anh dũng có một không hai này. Sau hàng chuỗi những sự kiện xảy ra như trên, do bất lực không khuất phục được người nữ chính trị phạm này, và nhất là việc đặc biệt do lơ là mất cảnh giác đã để 3 bức thư do chị viết từ trong tù gửi lọt được ra Hà Nội đến với tôi. Nghiêm trọng hơn nữa sau đó là cả 3 bức thư tù quý giá ấy được lên Mạng toàn cầu gây dư âm rất vang dội, nên hàng loạt quản giáo coi tù đã được lệnh phải xíêt chặt việc giám sát Bích Khương hơn trước. Riêng tên cán bộ kiểm sát viên Hồ Trung Cung sau sự kiện đánh đập tàn ác chị và việc để 3 bức thư tù của chị viết được lọt ra ngoài và đưa lên mạng internet đã bị phân công sang làm vụ án khác…
Mấy hôm trước ngày chị sắp hết án tạm được ra tù trở về nhà, từ Hà Nội quanh tư gia tôi đã bị công an Hà Nội đặt chốt đêm ngày rất chặt chẽ hơn thường ngày nhằm ngăn chặn tôi có thể đi Nghệ An tổ chức đón chị ra khỏi nhà tù. Mặt khác liên tiếp trong các ngày 24 và 25/4/2009 tại quê nhà, công an Nghệ An còn cho mời người chị ruột Hồ Thị Lan đến ban công an xã để cảnh cáo không nên đi đón em ruột mình từ trại tù ra và phải chuẩn bị tinh thần để làm việc vơí an ninh tỉnh, huyện sắp tới đây. Chiều ngày 24/4/2009 chị Lan đã đến công an xã làm việc và trả lời sẽ vẫn cùng ông Nguyễn Xuân Tứ 76 tuổi, hiện thường trú ở quê : thôn Bá Thông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn là cựu chiến binh, thương binh, đặc biệt hiện nay đồng thời ông vẫn đảng viên CSVN nhưng đã bỏ sinh hoạt đảng nhiều năm nay, là chắc chắn sẽ vẫn đến tận trại tù để đón Bích Khương hết án ra tù vào sáng 26/4/2009. Lúc đầu ông Tứ và chị Lan dự định đi đón Bích Khương bằng xe máy, nhưng khi tôi biết tin này đã khuyên giải 2 người phải đón chị ra tù về nhà bằng ô tô để tránh gặp phải tử nạn giao thông thảm khốc như trường hợp gia đình nhà biên kịch Lưu Quang Vũ hơn 20 năm trước đây và ông Tứ đã làm theo đúng như yêu cầu đó. Tôi nói rõ cho ông Tứ ngay sáng 25/4/2009 là trường hợp Bích Khương rất can đảm, gây căm tức không sao nói hết cho công an trong nước khi còn trong vòng lao tù. Khi chị còn ở đó thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sinh mạng của chị, nhưng khi chị được ra khỏi tù thì công an trong nước không còn trách nhiệm gì nữa. Vì thế biết đâu đấy việc chị ra tù có thể xuất hiện âm mưu độc ác, đen tối nào đó giống như cảnh ngộ kinh hoàng của kịch tác gia Lưu Quang Vũ cùng vợ con đã gặp phải như năm xưa thì sao, cho nên cần đề phòng cảnh giác cao độ với họ…
Tấm hình chụp toàn cảnh khu vực nhà gia đình chị Hồ Thị Bích Khương sinh sống hiện nay. Hình chụp sáng 27/4/2009
Chị kể lại cho tôi nghe thêm khi gặp lại tôi tại Hà Nội hôm 30/4/2009 : “Hôm 26/4/2009 khi chuẩn bị ra tù, ban giám thị trại phải huy động hàng chục công an bao vây cô lập mình em với các tù nhân các buồng giam khác. Họ đã rải công an quản giáo trại dọc suốt chặng đường từ khu biệt giam đến ngoài cổng trại giam. Tuy thế, có rất nhiều tù nhân các buồng giam khác do biết tin em trên đường ra tù vẫn vẫy tay theo bóng em đang đi ra phía cổng trại và nói lớn : Bích Khương ơi! Chỉ có cậu mới làm được những việc phi thường như thế. Cậu ra tù rồi cố gắng giúp anh chị em trong này nhé. Chúng tớ chỉ tin vào cậu thôi…”.
Trước khi thả chị, công an trại đã khám xét rất kỹ người đã phát hiện ra một danh sách hàng chục người tù bị oan uổng, bị hành hạ để mong chị liên lạc cho thân nhân họ đựơc phỏng vấn tố cáo bạch hoá trước báo chí trong nước và đặc biệt với các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Do vậy chị đã bị công an trại giam ra tay tịch thu tất cả danh sách số điện thoại này “nguy hiểm” này. Thời gian trong lao tù chị đã sáng tác khá nhiều bài thơ và sau khi ra khỏi trại giam, tôi đã động viên chị nên nhớ để chép lại và công bố những sáng tác này rất có giá trị. Mới đây khi được ra tù, theo động viên của tôi, chị đã chép lại 2 bài thơ có ấn tượng mạnh nhất. Một bài tựa đề là Kỷ niệm về bát mỳ tôm, bài kia là Xin đừng buồn nhé các bạn tù ơi ! Hai bài thơ này đã được chị đọc toàn văn trên các đài của VSR của chị Bảo Khánh bên Úc Châu và đài phát thanh ở tiểu bang Texas ở Hoa Kỳ do anh Phan Đình Minh điều hành vào đêm 2/5 và sáng 3/5/2009 gây xúc động rất nhiều cho thính giả ở hải ngoại.
Chị nói rõ thêm sáng hôm ra trại tù, ngoài việc huy động đông đảo công an, quản giáo trại Thanh Chương như nói trên ra, ban giám thị trại này còn phải huy động tất cả công an xã địa phương nơi có trại giam Thanh Chương trú đóng đến để tăng cường kết hợp bảo đảm an toàn cho việc thả chỉ có riêng mình người nữ tù này. Chính buổi sáng đó công an xã địa phương trên đã gặp ông Lê Xuân Tứ tham gia đi đón Hồ Bích Khương và nói : “ Hôm nay trại thả Bích Khương ra tù nên chúng tôi được lệnh phối hợp bảo vệ cho thật an toàn. Nếu Bích Khương ra khỏi cổng trại mà tiếp tục gây rối sẽ có lệnh bắt giữ lại vào trại ngay để tiếp tục xử vụ án tù mới. Cô này nghe theo bọn phản động chống đối chế độ và nhà nước ta ghê gớm lắm, cực đoan lắm…”. Nhưng nực cười là trên thực tế thì hoàn toàn khác hẳn với lời họ nói cho ông Tứ biết. Đó là khi toán công an trại giam áp giải chị vừa ra khỏi cổng trại Thanh Chương, vì họ đề phòng chị đấu tranh mạnh mẽ để đòi lại các hồ sơ án tù đã bị công an lừa cướp đoạt sạch sẽ, nên ngay khi chị vừa ra khỏi cổng trại tù thì lập tức họ vội vàng đóng sập cửa sắt của trại lại, rồi gần chục công an xông vào đẩy dúi chị lên xe ô tô đã mở sẵn cửa và buộc xe nổ máy phóng chạy đi ngay tức thì !!!…. Chỉ khi trong khoảnh khắc ngắn ngủi như chớp mắt ấy, một công an của trại giam mới nhanh chóng dúi vào tay chị tấm giấy tha tù xác nhận chị đã chấp hành hết án 2 năm tù giam. Trước đó ít phút họ còn dụ ông Lê Xuân Tứ ra riêng một góc để muốn ông ký vào biên bản do họ làm ra có nội dung yêu cầu ông Tứ xác nhận là “trại giam Thanh Chương đã trao lại đầy đủ mọi hồ sơ án tù” của chị và không giữ lại bất cứ văn bản nào, nhưng ông Tứ kiên quyết không ký nhận theo đạo diễn của phía công an trại giam Thanh Chương.
Chị Bảo Khánh đại diện Khối 1706 và đài VSR bên Sydney - Úc Châu khi biết tin việc chuẩn bị đón chị ra tù chu đáo như ý kiến của tôi nêu lên, nên cũng rất vui vẻ yên tâm và rất tán thành kế hoạch đón rước như vậy. Chị còn thông báo sẽ giúp đỡ tất cả chi phí, tốn kém dành cho việc đón Bích Khương ra tù sáng hôm đó.
Tuy trong hoàn cảnh bị công an mật vụ Hà Nội vây hãm nghẹt thở từ sau ngày dù đã hết án quản chế 3 năm hôm 24/1/2009, nhưng tôi bị nặng nề nhất từ ngày 19/4/2009 cũng như vẫn đang tiếp tục tình trạng như thế hiện nay…Thế nhưng với tư cách là một người anh đi trước đã trực tiếp dìu dắt Hồ Thị Bích Khương đi trên con đường tranh đấu từ những ngày đầu tiên mấy năm về trước. Thế nên, tôi vẫn theo dõi sát sao từng giây phút xung quanh việc ở tù và sắp ra tù của Bích Khương qua liên hệ hàng ngày với chị Hồ Thị Lan từ quê nhà từ những năm tháng trước đó và nhất là trong những tháng ngày gần đây không bỏ sót việc gì. Sáng nay 26/4/2009 khi vừa bước ra khỏi cổng trại tù, khi tất cả đã lên xe ô tô bắt đầu lăn bánh trở về nhà thì chính tôi là người đầu tiên rất xúc động ngẹn ngào không cầm được nước mắt đã gọi điện từ Hà Nội để chúc mừng sự trở về của Bích Khương mong muốn chị tiếp tục dốc lòng cho công cuộc tranh đấu vì nhân quyền, dân chủ tự do và công lý của dân tộc và đất nước chúng ta. Một trong những câu nói gây ấn tượng mạnh với tôi trong giây phút đầu tiên vừa ra khỏi nhà tù, đó là ngoài việc chị hỏi thăm các nhà đấu tranh cũng bị bắt giam cách thời điểm chị bị bắt mấy tháng trong đầu năm 2007 ra sao, như chị thăm hỏi trường hợp các Ls Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân đã được ra tù hay chưa. Đó là việc chị khẳng định rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ qua điện thoại với tôi: “Anh ạ, có lẽ chúng ta phải tổ chức lại cuộc đấu tranh này và em sẽ tiếp tục tiến lên mạnh mẽ hơn trước nữa chứ không thể dừng lại được đâu…”.
Tôi liền đáp : “ Anh ở ngoài này biết về em rất rõ và chúng ta sẽ tiếp tục con đường này chứ sao lại dừng lại đựơc. Từ khi em vào tù và nhiều người nữa lần lượt cũng bị bắt giam vào tù thì phong trào đấu tranh vẫn phát triển đi lên chứ đâu có hề lụi tàn, nhưng bây giờ em phải nghỉ ngơi cho phục hồi sức khoẻ đã nhé. Về chuyện ấy có rất nhiều việc phải bàn bạc và là việc còn dài lâu, chúng ta sẽ nói sau…”.
Tiếp từ thời điểm đó, tôi đã thông tin cho các nơi trong giới truyền thông quốc tế và hải ngoại biết để thực hiện phỏng vấn trực tiếp người nữ tù nhân can trường hiếm thấy này. Chiều nay 26/4/2009, hồi 14 giờ kém 15 phút khi tôi gọi điện về Nam Đàn biết chắc chắn chị đã trở về nhà an toàn nên tôi đã gọi tới phóng viên Thiện Giao của đài Á Châu Tự Do RFA đang có mặt ở Băngkok – Thái Lan để anh liên lạc phỏng vấn khá chi tiết với chị…Tôi còn căn dặn kỹ với anh Thiện Giao là phải nhấn mạnh, rằng trường hợp chị phải được nhắc đến với danh nghĩa là một Chiến sĩ dân chủ của Khối đấu tranh 8406 được ra tù khi loan tin chính thức, và tôi rất hài lòng vì RFA đã làm theo đúng khuyến nghị tha thiết ấy của tôi.
Đến gần 17 giờ chiều cùng ngày 26/4/2009, chị Bảo Khánh của đài Việt Nam Sydney Radio (VSR) bên Úc Châu cũng đã gọi về phỏng vấn chị khá dài gần 20 phút về tình hình mình bị công an quản giáo đánh đập, tra tấn bạo tàn trong lao tù của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam suốt trong 2 năm qua.
Mặt khác ngay sau đó, cũng từ đây tôi đã gọi điện thông báo sơ bộ cho các nhà tranh đấu dân chủ trong cả nước về tình hình Bích Khương mới được ra tù sáng nay, như tới các vị Lm Phan Văn Lợi, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Hoàng Tiến, cựu trung tá Trần Anh Kim, ký giả tự do Lê Thanh Tùng, nữ nhà báo Dương Thị Xuân, thi sĩ dân chủ-nông dân Dương Văn Nam để mọi người chia sẻ, hân hoan chào đón chị đã trở về đội ngũ tiếp tục cuộc đấu tranh vẻ vang, đầy chông gai và hỉêm nguy.
Trong thời gian chị thụ án tù giam đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực lên án nhà cầm quỳên CSVN đàn áp bắt giam, đòi trả tự do cho chị vô điều kiện và các hỗ trợ vật chất khác. Về việc này điển hình như Khối 8406, Ban biên tập Tập San Tự Do Dân chủ, các tổ chức và cá nhân bảo vệ nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại, hoà thượng Thích Không Tánh thay mặt GHPGVNTN, Linh mục Phan Văn Lợi, một số đồng bào trong phong trào công dân khiếu kiện (dân oan VN), Khối 1706, đài phát thanh Việt Nam Sydney Radio – Úc Châu, Khối 1906, Nhóm thân hữu tiểu bang Oregon Hoa Kỳ, Tổ chức văn bút quốc tế, Liên hội nhân quyền Việt Nam ở Thuỵ Sĩ, một số diễn đàn Paltak trên Mạng internet, tổ chức theo dõi và quan sát nhân quỳên HRW…vv…
Khi được ra tù sáng nay, mọi người đi đón nhận thấy nhìn chung sức khoẻ Hồ Thị Bích Khương có suy yếu nhiều hơn trước do hoàn cảnh lao tù đoạ đầy, gian nan, khổ ải, nhưng tinh thần gang thép mà bạo lực, đòn roi của công an nhà nước độc tài CSVN không làm sao bẻ gẫy được ở chị. Hiện nay hoàn cảnh gia đình chị rất nghèo khổ, cơ cực, khó khăn mọi bề, nhưng trong con người này chứa chan lòng yêu nước, tình nhân ái và hừng hực khí phách can trường hiếm thấy trước bạo quyền. Điều đáng trân quý nữa trong phẩm chất của chị, là dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ này vẫn lạc quan tin tưởng sâu sắc sự nghiệp dân chủ hoá toàn diện nước nhà mà dân tộc ta đang nỗ lực tranh đấu nhất định sẽ giành được thành công cuối cùng và hoàn toàn cho dù còn phải vượt qua rất nhiều thác ghềnh, chông gai hiểm nguy đang chờ đón phía trước…
Chiều và tối nay kỹ sư Đỗ Nam Hải, anh Lê Thanh Tùng, giáo sư Nguyễn Chính Kết, cựu trung tá Trần Anh Kim, chị Dương Thị Xuân, thi sĩ nông dân Dương Văn Nam…cũng đã liên lạc qua điện thoại thăm hỏi và động viên chúc mừng chị mới ra tù. Tất cả mọi người đều cảm nhận thấy rõ tinh thần gang thép tuyệt vời ở người phụ nữ xứ Nghệ này thật đáng cảm phục.
Hồ Bích Khương được sinh ra và lớn lên trên dải đất xứ Nghệ An - nơi đây cũng là quê hương của các chí sĩ yêu nước danh tiếng trong lịch sử oai hùng chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi nước nhà. Quê hương chị cũng có bề dầy về truyền thống quật khởi dám đứng lên chống lại các triều đại phong kiến suy đồi, thối nát, áp bức đè nén người dân trong cảnh khốn quẫn lầm than. Mục tiêu của các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa yêu nước ấy đã diễn ra trên dải đất có chiều dài lịch sử hiển hách ấy là nhằm để xây dựng nên chế độ mới tiến bộ hơn mà trong thời đại văn minh ngày nay nhân dân ta vẫn phải cùng nhau gánh vác trọng trách nặng nề âý cho tương lai dân tộc bừng sáng lên xua tan hết tối tăm lạc hậu nghèo đói…Và hôm nay, tấm gương đấu tranh đầy ý nghĩa để góp sức mình vào đại cuộc vì các mục đích cao cả của dân tộc mà chị đã cống hiến đã làm rạng danh thêm truyền thống yêu nước quật cường đó của quê hương xứ xở trên dải đất hẹp miền trung nóng bỏng này.
Với sự kiện Hồ Bích Khương hết án tù tạm được trở về xã hội, chắc chắn sẽ bổ sung cho Phong trào đấu tranh dân chủ nước nhà thêm một tiếng nói đấu tranh khá mạnh mẽ, quyết liệt và có uy tín. Chúng ta hy vọng rất nhiều ở bản lĩnh từng trải của người phụ nữ quả cảm tuyệt vời này về tất cả các mặt nhân, trí, đức, dũng…Chúng ta có quyền vinh danh tên tuổi chị và chị xứng đáng được như vậy. Chúng ta cũng có quyền tự hào trong đội ngũ tranh đấu hôm nay đã có những tấm gương tranh đấu kiên cường như các nữ chiến sĩ dân chủ và đối kháng quả cảm như chị, từ luật sư Lê Thị Công Nhân, cùng các chiến sĩ phản kháng khác như Phạm Thanh Nghiên, Phạm Khánh Toàn, Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Dương Thị Xuân đến Tạ Phong Tần…vv…
Chúng ta hy vọng rằng danh sách các nhân vật đấu tranh là nữ giới sẽ không dừng lại ở đây trong thời gian tới.
Hồ Bích Khương chính là sản phẩm của chế độ độc đoán, phi nhân, tàn bạo sản sinh ra. Con người này cũng là nạn nhân của một chế độ đầy rẫy bất công, áp bức giầy xéo và trong hoàn cảnh ấy chị đã đứng lên tranh đấu thật can trường, anh dũng với bộ máy đã đè nén dìm mình trong đau khổ, khốn cùng… Chị quả là một con người đã có quá trình hoạt động đáng trân trọng, vì đã trải qua quá nhiều thử thách thực tế trong đấu tranh gian khổ đầy nguy hiểm ngay trong lòng chế độ toàn trị rất khốc liệt này.
Nhà tù chế độ XHCN của đảng và nhà nước CSVN dù thật tàn khốc với muôn vàn cực hình đoạ đầy cũng chính là nơi rèn luyện thêm cho phẩm chất, nhân cách của mỗi chiến sĩ đấu tranh dân chủ chân chính và đích thực. Hồ Bích Khương chính là một con người như thế và thật đúng là “thép càng tôi càng cứng, ngọc càng mài càng sáng”. Những con người như Hồ Thị Bích Khương sẽ trở thành bất tử và tồn tại mãi cùng năm tháng…
Nhất định không có sức mạnh bạo tàn phi nghĩa nào có thể bẻ gãy được những con người như vậy !!!
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn
Tổng biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ
Số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền,
quận Hoàn Kiếm, TP - Hà Nội.
Điện thoại di động số : 0125 - 272 – 4352
Bắt đầu viết từ 20 giờ 26/4/2009 đến 01 giờ 35 phút ngày 27/4/2009 xong lần thứ nhất, và mấy hôm nay ngày 3-4/5/2009 viết lại cho hoàn chỉnh.