BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73922)
(Xem: 62311)
(Xem: 39508)
(Xem: 31229)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà giáo một thời nhếch nhác (4)

20 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 1394)
Nhà giáo một thời nhếch nhác (4)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
11.

 

Nắng Sài Gòn . . . ai đi còn thấy mát ?

 

Trải qua mấy kỳ, trường tôi họp để công bố danh sách Giáo viên được biên chế, vậy mà cái tên của tôi vẫn biền biệt. Cứ mỗi lần ông Hiệu trưởng gấp cuốn sổ lại để kết thúc danh sách đợt này, ông lại nói :

 

- Các đồng chí chưa có tên thì cứ yên tâm chờ đợt sau. Nhưng phải cố gắng phấn đấu hơn nữa thì rồi thế nào cũng tới lượt.

 

Lúc giải tán, mọi người xô ghế đứng dậy, kẻ thì vui vẻ ồn ào vì vừa được biên chế, kẻ thì ca cẩm sao mức lương của mình không đạt tới con số mình đã ước tính, đã thấp thỏm chờ đợi . Nó là sáu mươi lăm, hay sáu mươi, cùng lắm là năm mươi tám chứ không phải thứ bốn mươi hai đồng lãng xẹt như vừa công bố.

 

Sở dĩ mấy con số này được lấy ra làm thước đo là vì nó là những mức lương của người đã được biên chế từ những kỳ trước, căn cứ vào trình độ chuyên môn, vào số năm thâm niên trong ngành và tinh thần phấn đấu phục vụ. Riêng những vị không được gọi đến tên thì có người cố giữ vẻ mặt thản nhiên, không nói năng gì, có người lại bật cười ngạo nghễ, biểu lộ sự chẳng có gì đáng phải quan tâm. Nhưng phải nói thêm tới cái ấn tượng bứt rứt khó quên nhất trong đầu óc của tôi, đó là phải chứng kiến những nụ cười gượng gạo, đậm vẻ cay đắng, thất vọng thay cho lời phân vua:

 

- “ Phấn đấu đến thế mà vẫn chưa đạt tiêu chuẩn sao ? "

 

Riêng trường hợp của tôi thì tôi hiểu rõ lý do tại sao mình chưa được biên chế. Nó bắt nguồn từ cái vụ năm ngoái, nhà trường bắt các Tổ chuyên môn, mỗi tổ cho ra một tờ bích báo để treo trong hội trường nhân dịp chào mừng một Ngày Lễ Lớn. Tổ của tôi sau khi nhận đu:ợc chỉ thị thì cũng họp hành, bàn thảo và phân công viết bài. Nói là viết cho oai vậy thôi, chứ tụi tôi bảo nhau đi cóp nhặt trên báo Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng chỗ này một đoạn, chỗ kia một khúc rồi xào nấu lại cho đủ đầu đuôi, xuông xẻ là xong. Phần bài của ai thì người ấy chép sạch sẽ trên giấy trắng đã cắt đo theo khuôn khổ của cột báo. Tôi chỉ việc gom lại rồi dán lên, tô vẽ kẻ biển thêm vài bông hoa, cánh bướm bằng bút mầu là xong tờ báo.

Một vài cô giáo không có khả năng "bình luận" theo kiểu cóp nhặt kể trên (mà thật ra cũng phải có khiếu mới làm được !) thì viết bài theo kiến thức chuyên môn mình đang dạy, như cô giáo môn Sinh vật thì góp bài "Kinh nghiệm mổ con Cá Chép", cô dạy môn Hóa đúng vào dịp đang giảng ở lớp bài chất khí Acêtylen thì góp bài "Đêm đêm thắp đèn Gió Đá đi bán Mía hấp - Vậy đèn đó hoạt động ra sao?" . Tờ báo vì thế cũng có mầu sắc muôn mầu muôn vẻ.

 

Riêng tôi, vì là Tổ trưởng nên ngoài việc thu gom bài vở lại còn phải lo chuyện trình bầy. Gay go nhất là phần trên cùng của tờ bích báo. Nó vừa mang tên tờ báo, vừa có tính cách phơi bầy trình độ mỹ thuật cũng như biểu lộ giá trị nội dung của tờ báo. Tên báo thì chúng tôi đã chọn rồi, trong hàng chục cái tên mà các Tồ viên đề nghị : nào Phấn Đấu, nào Kiên Cường, nào Xung Phong, nào Chiến Thắng. . . .v. . .v. . .Trong khi thảo luận, có vị đã kêu lên:

 

- Báo dán trong nhà trường mà tên gọi chẳng thấy có tí giáo dục nào. Mỹ thì đã cuốn gói từ lâu, vậy thì đòi Xung Phong hay Chiến Thắng với ai . . . .

 

Ai nấy chợt ngẩn người ra vì cái điều vị ấy nêu ra rất có lý. Hóa ra trong ngần ấy năm tháng sống trong bầu không khí luôn luôn có dịp vang động tiếng trống tiếng kèn, tiếng hoan hô, đả đảo để biểu dương khí thế hay phát động đủ thứ chiến dịch, trong đầu óc của chúng tôi cũng nhiễm phải cái bệnh cứ thích lên gân hùng dũng. Mà phải chi đúng chỗ, đúng lúc thì còn không sao, nhưng bất cứ cái gì cũng cứ phải đem ra gân cổ, gào to lên thì coi sao được . Thế là một loạt tên mới lại được nêu ra, đậm vẻ nhà trường hơn như : Nhà Giáo, Sân trường, Bảng Đen, Bục Giảng..v.v. . .

 

Nhưng rồi chính tôi lại thấy băn khoăn :

 

- Sao nghe nó chẳng khác kiểu tiểu tư sản ngày xưa bao nhiêu. Thời buổi bây giờ nếu thêm được tí mầu sắc lao động thì chắc phù hợp hơn nhiều.

 

Một cô giáo nghe chừng đã sốt ruột vì phải về sớm trông con, nấu bếp, liền buông ngay một câu :

 

- Thế thì cứ lấy mẹ nó cái tên là Nguồn Vui, Niềm Vui gì đó cho xong. . . Chả hay ho gì nhưng khó bắt bẻ.

 

Tôi vớ ngay được cái ý hay đó liền reo lên:

 

- Niềm Vui Mới ! Niềm Vui Mới . . . nghe được không ?

 

Dĩ nhiên là mọi người đều nhất loạt tán thành. Niềm Vui như cô giáo đề nghị thì chưa đủ. phải "mới" nữa thì mới đúng quan điểm, lập trường. Cái sự cứ phải che chắn, rào đón này tôi cũng không rõ đã nẩy sinh ra tự bao giờ, nhưng rõ ra là cái nếp suy nghĩ hàng ngày của tôi cũng như của mọi người cứ ngày một thấy khác đi.

 

Tên đã chọn được rồi, Nhưng minh họa được cái "niềm vui mới' này thì cũng không phải chuyện dễ. Sau có anh bạn góp ý :

 

- Cần gì cứ phải cầu kỳ bắt buộc minh họa cái vui. Lấy đại hình các vị lãnh tụ đem lên trang trí tờ báo thì nào có ai dám bắt bẻ !

 

Tôi băn khoăn:

 

- Đây là một ý kiến hay, Nhưng ta chọn các lãnh tụ nào đây ? Bác Hồ, bác Tôn, ông Đồng, ông Duẩn thì đi một nhẽ rồi. Nhưng còn ông Trần Văn Trà, ông Văn Tiến Dũng, ông Lê Đức Thọ, ông Võ Nguyên Giáp, biết chọn ai, bỏ ai ?

 

- Quý hồ tinh bất quý hồ đa ? Đem hết cả những khuôn mặt đó vẽ lên. thì hết mẹ nó trang báo. Mình lấy mấy vị "quốc tế" thôi.

 

- Vậy là những ai ?

 

- Thì Các Mác này, Lê Nin này, Xít Ta Lin này. . .Bên Á đông thì có Bác Hồ, lão Mao.

 

- Dẹp mẹ thằng cha Mao đi. Nó đang dọa cho nước ta một bài học. Tương hình hắn lên có mà Thành ủy nó cho đoàn viên Thanh Niên tới đốt trường.

 

Một vị khác cười ngỏn ngoẻn:

 

- Thôi, cứ đè mấy anh ngỏm rồi cho lên báo là ổn. Các Mác - Lê Nin- Xít ta Lin , toàn cỡ trùm Cộng sản mà cũng đều ngủ với giun cả rồi đấy.

 

Nhưng tôi lại thắc mắc :

 

- Vẽ cái đám ấy thì dễ. Cứ phệt chòm râu xồm vào là nom ai cũng giống hết. Nhưng còn vẽ Bác Hồ thì sai một ly đi một dặm đấy.

 

Mọi người ngẩn ra nhìn nhau vì mối lo này không phải là không có lý. Mới xảy ra trong thời gian gần đây là vụ một công ty ấn loát Hợp Doanh in năm chục ngàn tấm chân dung Bác Hồ để phân phối đi các nơi. Nào dè khi đóng gói, công nhân mới phát hiện ra là đã in sai cái tên: "Chân dung Bác Hố Chí Minh" thay vì "Chân dung Bác Hồ Chí Minh". Hồ mà thành Hố thì chết cả đám rồi ?Thế là công ty phải đem hủy bỏ hết, mà cũng không dám in lại tấm hình khác. Lý do :

 

- Chỉ cần lọt một vài tấm in sai vào cái mớ đã in lại thì tội danh gian dối để phá hoại còn tầy trời hơn nữa.Thôi thà hủy bỏ sáng kiến in ấy đi cho rồi !

 

Chính vì cái kinh nghiệm này mà tôi thấy rất ngần ngại phải vẽ hình Bác Hồ lên trang báo. Nhưng sau nhiều phút bàn thảo, chúng tôi cũng tìm ra cách giải quyết Đó là : hình 3 ông Tây kia với những chòm râu xồm xoàm thì cứ vẽ, còn hình Bác thì đặt riêng ở một nơi khác trịnh trọng hơn, lại không phải hình vẽ mà là hình chụp. Chọn hình chụp từ cơ sở nhà in báo Nhân Dân là chắc ăn nhất, sẽ không lo bị bắt bẻ xuyên tạc.

 

Thế là tờ báo của Tổ chúng tôi được hoàn tất đúng kỳ hạn và được treo trịnh trọng bên cạnh những tờ của tổ khác, nom chẳng khác một vườn hoa khoe sắc, rất đúng với câu " Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh !)

 

Vậy mà chỉ nội trong ngày hôm sau, tôi đã được nghe lời xì xào:

 

- Tờ báo có vấn đề !

 

Tôi vội vã chạy đi tìm hiểu thì mới phát giác ra rằng, bài vở, nội dung tờ báo thì không sao, nhưng hình vẽ trang tri thì quả là mang tai họa. Lại là thứ tai họa tầy trời !

 

Tôi nhớ lại những giờ cặm cụi trình bầy trang báo. ở phần quan trọng nhất là phía trên cái tên của tờ báo, tôi đã thận trọng lót giấy than can nguyên con hình của ba ông Các-mác, Lê Nin, Xít-ta-lin mà tôi tìm thấy đầy dẫy trên báo chí tài liệu trong thời kỳ đó. Sau khi can xong, tôi mới lấy bút nỉ tô lên cho đậm nét, khiến nét mặt của cả ba ông đều nom rất nổi. Chẳng hiếu đã nghĩ sao, tôi lại còn đặt cả ba cái chân dung này lên trên một cái nền mầu đỏ tươi, gọi là tô điểm cho ba vị thêm sống động trên mầu sắc của lá cờ Cộng sản, với ngụ ý cả ba ông đều là những lãnh tụ của phong trào Cộng sản trên Thế giới.

 

Lập trường chính trị "vững chắc" đến thế rồi còn gì ! Ấy thế mà khi tờ báo trưng lên, chẳng bao lâu sau đã có kẻ buông một một câu xanh rờn :

 

- Tờ báo đã vẽ ba cái đầu lâu trôi trên biển máu !

 

Ôi trời ôi là trời ! Độc địa quá, mà cũng . . . đúng quá ! !

 

Quả nhiên bây giờ ngắm lại, tôi thấy rõ ràng mấy cái đầu ông Mác, ông Lê, ông Xít đang trôi lềnh bềnh trên biển máu mà trước đây tôi chỉ nghĩ đơn sơ như nó là cái nền đỏ của lá cờ Cộng sản Quốc tế ?

 

Dĩ nhiên là tờ báo cấp tốc bị triệt hạ và tôi bị Ban Giám Hiệu gọi lên chất vấn :

 

- Thầy cho là các vị lãnh tụ của phong trào Cộng sản quốc tế đã gây nên biển máu à ? '

 

Tôi cãi lại :

 

- Đó không phải là biển máu mà là nền cờ. Cờ của Đảng CS cũng mang mầu đỏ vậy.

 

- Nhưng tờ báo có ý thâm hiểm, mượn cái này để nói cái kia.

 

- Đó là một sự xuyên tạc. Tôi là nhà giáo, không có thói quen dùng thủ đoạn lá mặt lá trái.

 

- Vậy thầy hãy làm tờ tường trình đi. Trên sẽ xem xét chuyện này cẩn thận.

 

Thế là tôi đã phải dành ra gần hai tiếng đồng hồ để viết lời khai, kể từ khâu khởi sự cho tới khi tờ báo thành hình. Đặc biệt là về những ý kiến mà Tổ của tôi đã bàn thảo về việc đem những bức chân dung của các lãnh tụ lên trang báo. May quá, vì biết lo xa nên chuyện này chỉ liên hệ tới ba ông ngoại quốc, chứ không dính dáng gì tới nhân vật lãnh tụ Hồ Chí Minh. Có lẽ các cấp trên của Ban Giám Hiệu cũng thấy sự sai sót của tôi chỉ là vô tình mà không có ý đồ phản động, nên bình như tôi chỉ phải lãnh một hình phạt nhẹ nhàng, không có sự công bố chính thức:

 

“Hoãn biên chế !"

 


Mang cái án treo từ dạo ấy, tôi không còn chờ đợi có tên của mình trong những đợt biên chế kế tiếp. Vả chăng, ở bên ngoài xã hội thì tình thế có vẻ như ngày càng chộn rộn hơn, khiến những chuyện xảy ra trong nhà trường cũng trở thành thứ yếu đi.

 

Sau một thời gian thử lửa tại những vùng cỏ khô, nắng cháy, dân đi Kinh Tế Mới bỏ trốn về nằm ngổn ngang trên khắp các công viên , hay mái hiên vỉa hè thành phố.

 


 

Ở trong Chợ Lớn, đám người Việt gốc Hoa ngày càng ra mặt ủng hộ chính phủ Trung Quốc bằng cách chỉ trưng cờ Tầu Cộng và ảnh Mao Trạch Đông trên các cửa tiệm. Đã thế khi được thông báo phải khai lại lý lịch để nhà nước dễ bề kiếm soát thì họ khất mình là công dân Tầu. Mục đích của họ thì cũng dễ hiểu thôi. Họ muốn tránh né khai báo tài sản để khỏi bị dính vào công cuộc "cải tạo tư sản" vẫn đang tiến hành ở khắp miền Nam.

 

Ý đồ lộ liễu này đã tạo nên một làn sóng bài Hoa do nhiều cơ quan, đoàn thể của nhà nước phát động, nhất là vào cái lúc Trung Quốc đưa ra lời hăm dọa sẽ cho VN một bài học để đời.

 

Phong trào vượt biên "chính thức" rồi "bán chính thức" đã khai mào từ chủ trương bài Hoa kể trên . Ở ngoài Bắc thì mọi người Hoa phải rời khỏi VN trên những con thuyền ọp ẹp và được tầu của hải quân VN hướng dẫn ra hải phận quốc tế. ờ trong Nam thì muốn ra đi phải góp vàng đóng cho nhà nước. như thế được coi là ra đi hợp pháp, khỏi lo mua bến bãi, khỏi lo bị lừa lọc khi vừa ra khơi đã bị công an ùa tời, bắt bớ đem về giam cầm trong khi của cải, tiền bạc mang theo cũng bị lột sạch.

 

 

Nhà trường trong những biến chuyển của thời cuộc như thế tất cũng đao động theo. Sĩ số trong nhiêu lớp đã sút giảm đi. Có thể vì gia cảnh quá eo hẹp nên học sinh phải bỏ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng phần đông, học trò bỏ học vì đi theo gia đình vượt biên.

 

Thầy cô giáo, lâu lâu cũng thấy vắng mặt một người . Nhóm bạn quen xì xào với nhau : " Nó đi rồi ! Chắc đang xuống Rạch Giá".

 

Rạch Giá, Cần Thơ, Vũng Tầu, Phước Lê, Phước Tỉnh . . .là những địa danh quen thuộc mà nhiều người hay nhắc nhở tới khi nói chuyện vượt ' biên. Nhưng với nhiều người , kể cả tôi thì chuyện đóng góp mỗi chỗ từ 4, 5 cây đến 9, 10 cây là những chuyện nằm mơ. Một chỉ vàng lận lưng còn không có, nói chi tới chuyện cây cọ.

 

Cho nên trong khi mọi người xầm xì, mách bảo nhau đường dây nọ, đầu mối kia hay bàn tán tin tức chuyện vượt biên, thì tôi vẫn hằng ngày đạp xe dưới cái nắng chói chang đi từ nhà tới trường.

 

Tuy nhiên chuyện Sài Gòn với những toan tính âm thầm để vượt biên là cả một trường thiên tiểu thuyết bao gồm nhiều chuyện cười đau khóc hận. Nhiều người muốn ra đi nhng không có điều kiện để ra đi, thế mà rồi cũng không ít kẻ bị lôi cuốn trực tiếp hay gián tiếp vào những toan tính âm thầm kế trên. Vì thế, đây là một lãnh vực có nhiều chuyện kể và hẳn sẽ không ít người kể lại, bao gồm cả chính tôi, khi tôi có dịp.

 

Nhưng vào lúc này thì Sài Gòn vẫn ngự trị trong tôi như một nơi chốn mà cho đến mãn đời tôi sẽ vẫn chỉ ở đó. Tôi cũng chẳng có mơ ước gì xa xôi sau tất cả những gì mà tôi đã chứng kiến ở nơi trường học. Khi bước ra đường phố để hòa nhập với những người đi lại chung quanh, tôi nhận ra rằng hầu như mỗi ngày thành phố này lại mang thêm một mầu u buồn ảm đạm hơn.

 

Tôi không diễn tả được cái mầu sắc ấy nó hình dung cụ thể ra sao, nhưng hầu như nó đã làm lộ ra cái vẻ xám xịt mang tính chất nghèo nàn của phố xá. Các cửa hàng trang trí lộng lẫy nay không còn nữa. Quanh tôi chỉ đầy dẫy những gánh hàng bán rong đèo đẹt mấy củ khoai, củ sắn hay vài mớ rau, con cá. Rồi trên hè phố lại thấy xuất hiện nhiều tấm vải bạt trên bầy bán những đồ linh tinh như búa, kìm, bật lửa, đồng hồ hỏng, kính gẫy. Đặc biệt là dưới những gốc cây hay trên hè phố còn xuất hiện mấy hàng sản xuất dép râu bộ đội mà người bán trình bầy công việc sản xuất ngay tại chỗ bằng cách xả thịt những cái vỏ xe hơi cũ kỹ và những cái săm xe đạp. Còn dòng người đông đúc chen chúc nhau hối hả đi lại thì hình như ai cũng mang trong đầu một toan tính gì đó. Có vẻ như họ sẵn sàng đổi thay cái đang có bây giờ lấy một điều nào đó mơ hồ nhưng ắt là phải khác hơn cái hiện tại. Nếp sống, nếp suy nghĩ của dân Sài Gòn bây giờ không còn thiết tha hay gắn bó như trước nữa mà nẩy sinh cái tâm trạng sống qua ngày, sống tạm bợ. Cái nét u buồn, ảm đạm của thành phố phải chăng cũng bắt nguồn từ đó mà ra? Một đôi khi đạp xe dưới nắng trong đường phố SàịGòn tôi chợt nghĩ đến mấy câu của nhà thơ Nguyên Sa :

 

”Nắng SàiGòn , anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”

 

Nhưng niềm xúc cảm bồi hồi vì ý nghĩa hay ho của câu thơ bây giờ không còn gợi lên được điều gì trong tôi nữa. Hóa ra khi thành phố đổi chủ thì nó không chỉ đổi trong luật lệ, trong nếp sống, trong các ngôn ngữ ứng xử hàng ngày mà sẽ còn nhiều thứ khác lụi tàn do chính mình tự đánh mất đi. Khi hết còn cảm xúc lúc gợi lại một câu thơ hay thì cũng là một sự mất mát chứ sao. Đó là những mất mát khó diễn tả nên thành lời cụ thể. Nó rất mong manh. Nó rất mơ hồ. .Nó lại biến đi rất lặng lẽ, mà chỉ trong một khoảnh khắc nào đó mình mới chợt nhận ra là mình đã đánh mất.

 



Sài Gòn sau ngày đổi đời



 

 Rồi người ta lại thường nói: mất cái này, thì được cái kia. Nhưng luật bù trừ ấy cũng không áp dụng được ở đây. Tôi nào tìm thấy được đôi chút cảm xúc gì trong những câu thơ đang được ca tụng là rất hay, như câu thơ này:

 

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời Chân lý chói qua tim . .”

 

Có thật cái Chân lý mà ông Tố Hữu ca tụng đã là thứ Chân lý của mọi người chăng ? Chắc chắn là không ! Bởi Chân lý gì mà lại nẩy nòi những cuộc đấu tố long trời lở đất khiến con tố cha, vợ lố chồng, đạo lý luân thường bị đảo ngược hết.

 

Mà không nói gì xa xôi, chính ngay ở đây, bây giờ, vào cái thời mà chính ông tác giả vốn đã ca tụng cái thứ Chân lý ấy, nay đang cầm trong tay sinh mạng của biết bao nhiêu con người . Ông ra lệnh triệt hạ biết bao nhiêu cơ sở vật chất cũng như tài sản của miền Nam. Chính sách kinh tế của ông đã đầy đọa biết bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người vào vòng khổ ải. Như vậy cái thứ mặt trời Chân lý của ông chỉ là một thứ sản phẩm dối trá như đủ thứ dối trá đang diễn ra trong cái thành phố này và ở ngay cả trong những ngôi trường như ngôi trường tôi đang giảng dạy này.

 

Niềm ước ao nhen nhúm trong lòng tôi là làm sao mình đi được cho thoát cho dù trong túi chẳng có lấy một chỉ vàng đế mà lận lưng mỗi khi gặp lúc ngặt nghèo.

 



12.
 

 Về những đổi thay.

 

Nói cho ngay, một thành phố đang đ­ược tôn vinh bằng mỹ từ "hòn ngọc Viễn Đông", nếu một khi bị xuống cấp tệ hại đến nh­ư thế thì cũng phải mất một thời gian dài.

 

Vào thời điểm cuối tháng Tư­-1975, Sài Gòn đã không chìm trong khói lửa nh­ư nhiều nơi khác. Một vài quả đạn pháo kích nổ trong sân bay hay bên ngoài thành phố không làm sứt mẻ đi chút nào những dinh cơ tráng lệ, những con đư­ờng tình mơ mộng đã đư­ợc ghi vào nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật mà sự lan tóa và truyền tụng vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ..

 

Về mặt tâm thức, ở Sài Gòn cũng như­ những nơi khác nhiều ngư­ời cũng đã thở phào khi thấy cuộc chiến triền miên, vô vọng nay đã chấm dứt. Tính sổ ra thì kẻ thắng, ngư­ời thua dẫu sao cũng đều là đồng bào ruột thịt cả . Vậy tại sao khi tiếng súng đã im rồi, cả hai phía lại không rũ bỏ hết những hàng rào ngăn cách do cuộc chiến đã dựng lên để cùng nắm lấy tay nhau mà xây dựng lại đất nư­ớc. Ngư­ời yêu nư­ớc th­ương nòi, hẳn ai mà không nghĩ thế .

 

Vì vậy, trong giờ phút lịch sử đã sang trang, dân chúng khắp mọi nơi gần như­ đã đổ hết ra đường phô để chứng kiến giây phút lịch sử, giây phút ng­ười Việt Nam không còn cầm súng bắn giết nhau, không còn bị những thế lực ngoại bang thúc ép để tiếp tục cuộc chiến nồi da xáo thịt. Đó là chư­a kể, cũng vì tò mò, ngư­ời dân thành phố muốn nhìn quang cảnh bộ đội tiến vào Sài Gòn, xem "họ" ra sao, nhân dáng, thực lực thế nào, và thái độ cũng như­ cung cách hành xử của họ trong c­ương vị của kẻ chiến thắng. Phải nói rõ những tâm trạng ấy để xóa đi cái luận điệu huênh hoang tuyên truyền của báo chí Nhà Nư­ớc khi nói rằng tất cả dân chúng Sài Gòn đã đổ hết xuống đư­ờng để hân hoan chảo đón đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn ra khỏi' ách xâm l­ược Mỹ?".

 

Có thể nói, ngoại trừ những kẻ nằm vùng thì dĩ nhiên là mừng vui, hân hoan, còn tuyệt đại đa số dân chúng thì làm gì có ai nôn nao chờ đón quân CS tiến vào Sài Gòn. Chuyện ấy h­ư thực thế nào, t­ưởng bây giờ thì cũng đã rõ rành rành ra rồi. Nó cũng đã rõ như­ cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đội danh nghĩa dân chúng miền Nam nổi dậy cùng với lá cờ khác biệt của nó đã tan xèo như­ bong bóng mà ngay đến cả nhiều nhân vật chủ chốt của Mặt Trận này cũng phải thấy hụt hẫng, ngỡ ngàng ?

 


 

Tuy nhiên, chỉ mới một, hai ngày sau 30-4-75, thi đư­ờng phố Sài Gòn dĩ nhiên vẫn đỏ rực mầu sắc của hai thứ cờ. Một lá thì nền đỏ, trên có sao vàng, còn một lá thì nền nửa xanh nửa đỏ, giữa cũng có sao vàng. Mãi cho tới lúc này dân Sài Gòn cũng chưa phân biệt đư­ợc anh nào là bộ đội đến từ miền Bắc, và anh nào là lính của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Mà cũng chẳng ai cần thấy phải rạch ròi về cái sự ngoắt ngoéo lịch sử này vì dẫu sao thì chế độ miền Nam cũng đã sụp đổ rồi. Các vai trò trên sân khấu chính trị, những chiêu bài, những danh x­ưng dù tự phát hay đ­ược nhào nặn từ miền Bắc xa xôi . . . tất cả rồi cũng trôi vào quá khứ.

 

Lòng dạ mọi ngư­ời bây giờ chỉ còn thấy phân vân: có thực là mình sẽ không bị phân biệt đối xử hay là sẽ rơi vào cái cảnh "hàng thân lơ láo, phận mình ra sao" mà thôi. Sáng ngày 1 tháng 5, tôi đạp xe một vòng để quan sát thành phố đang đổi chủ và tình cờ đi ngang qua ngôi trư­ờng Nguyễn Bá Tòng ở đ­ường Bùi thị Xuân. Trong sân trư­ờng, tôi thấy ng­ười ta tụ tập đông nghẹt, hỏi ra mới biết là dân chúng thuộc khu vực này đư­ợc lệnh tụ tập để tham dự mít tinh chào mừng Ngày Quốc Tế Lao Động. Vì tổ chức vội vã, nên trong sân trư­ờng không có khán đài cho quan khách ngồi tham dự mà cũng chẳng thấy có biểu ngữ giăng ngang chào mừng ngày lễ lớn.

 

Chen chân sát vào nơi tổ chức, tôi chỉ thấy có mấy toán lố nhố xếp hàng nom không mấy nghiêm chỉnh và về ăn mặc thì nom rõ ra là một lưc lư­ợng ô hợp. Kẻ mặc quần dài, ngư­ời quần đùi, kê đi dép, ng­ười chân đất. Toàn bộ võ khí thì nom rất thô sơ, hầu hết đều đeo lựu đạn và mang súng trư­ờng. Có ngư­ời lại còn cầm cả gậy tầm vông hay mã tấu nữa. Họ đứng tr­ước một rừng cờ do dân chúng đư­ợc huy động mang theo. Đám cán bộ cách mạng thì lác đác dăm bẩy ngư­ời. Họ dễ bị nhận diện do ở chiếc quần dài đen và áo cánh đen, trên cổ có khoác thêm cái khăn rằn ri, biểu t­ượng của những cán bộ ở R (tức Rừng) về. Lại cũng có cả những viên cán bộ đến từ miền Bắc, đầu đội nón cối, chân đi dép râu và mặc quần áo mầu xanh bộ đội nữa. Tới giờ khai mạc, tiếng hô Chào cờ vang lên nghe hùng dũng mặc dù chẳng có đến một cái loa phóng thanh phụ trợ. Thế rồi những tiếng hát cất lên. Lời lẽ lộn xộn. Chỗ này hát khác chỗ kia. Nh­ư thể:

 

Vùng lên, nhân dân Việt Nam anh hùng. . .

- Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bư­ớc...

- vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!

 

Những tiếng cất lên loạc choạc ấy bỗng biến bầu không khí đang trang nghiêm trở thành lộn xộn rồi nhốn nháo. Một cán bộ chi huy của nhóm nào đó vội vã lớn tiếng ra lệnh :

 

- Quốc ca ? Quốc ca trư­ớc !

 

Rồi nh­ư thấy mặt nhiều người ngớ ra, ông ta lại nhắc nhở:

 

- Đoàn quân Việt Nam ! Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phấp phới ấy ! . . Không phải Vùng Lên Nhân dân Miền Nam anh hùng . . .

 

Vài tiếng hát chư­a kịp ngư­ng, sau lời giải thích bỗng như­ bị teo lại rồi tắt ngỏm. Mọi ng­ười còn ngơ ngác nhìn nhau thì viên chỉ huy lại cao giọng :

 

- Nào . .Một . . . hai . . . ba . . . Đoàn quânViệt Nam đi sao vàng phấp phới ...Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa... Cờ in máu....”

 

 Có vài ba tiếng lẻ tẻ phụ họa nh­ưng phần đông chẳng ai thuộc để hát theo, thậm chí có ng­ời còn ch­ưa nghe tới bài hát này lần nào. Cho nên, lệnh hát thì hô lên rồi mà chỉ thấy mấy ngư­ời ở hàng đầu lí nhí cất tiếng lên, nghe đã rời rạc mà lại còn sai cả điệu nữa. Tôi bỗng mỉm cư­ời, tự nhủ thầm: Bài này mình thuộc và còn hát đúng hơn cả cái đám hiện diện ở đây.

 

Đúng nh­ư vậy ! Là dân Hà Nội từ năm 1945, ai chả biết bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Nhưng những du kích ở miền Nam hay ngay cả cánh quân gọi là Chủ Lực Miền hỏi có mấy ai biết đến bài này. Nó đã đ­ược giấu biến kể từ khi xuất hiện những cuộc nổi dậy đ­ược tô vẽ là do quần chúng tự phát đứng lên đấu tranh để giải phóng miền Nam.

 

Phải chứng kiến màn chào cờ độc đáo nh­ư vừa kể, đầu óc tôi bỗng nẩy sinh một ý t­ưởng bất ngờ: " Chuyện lợi dụng danh nghĩa thì trong đám lãnh đạo, ai cũng biết rồi. Như­ng Sài Gòn mới giải phóng đ­ược đúng có một ngày mà đã toan tính triệt nhau sớm sủa đến vậy sao ?"

 

Tôi không biết mấy anh chiến sĩ, du kích đứng trong hàng ngũ vừa rồi đã suy nghĩ gì về cái sự thay đổi bài ca, như­ng cứ nhớ đến những vẻ mặt ngỡ ngàng của họ và những tiếng hát lúng búng trong miệng không rõ nên lời, tôi không khỏi thấy ngậm ngùi. Tất cả đều chỉ là những ng­ười dân hiền lành chất phác bị xúi giục hay thúc đẩy lao vào cuộc chiến mà thôi. Cho nên, hẳn họ cũng sẽ ngỡ ngàng khi trong quá khứ họ vẫn chỉ có một bài hát chính thức : "Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng…Vùng lên xông pha vượtt qua bão bùng…”mà họ vẫn thường hùng dũng cất lên trong bao năm dài băng rừng , xuyên núi, lao mình vào khói lửa.

 


Vậy mà bây giờ, chi trong khoảnh khắc đã phải đem sổ toẹt hết ? Rồi lập trường có phải thay đổi không, tổ chức ra sao, lãnh đạo thế nào . . . . .tất cả đều thay đổi hết sao? Ôi, niềm tự hào cao ngất và lòng tin tưởng dũng mãnh trong trái tim một con người đâu có phải là thứ hàng hóa vật chất mà dễ đổi thay trong một sớm một chiều. Sau này tôi lại biết thêm rằng chuyện xây ra ở sân trường Nguyễn Bá Tòng bữa hôm ấy chỉ là một sự nôn nóng có tính cục bộ. Việc xóa bỏ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đương nhiên là một nhu cầu có tính sách lược nhưng làm gì thì cũng cần phải có lớp lang, lộ liễu quá sẽ chẳng hay ho gì.

Quả nhiên, chỉ ít lâu sau đó, nào việc tổ chức Hội Nghị Hiệp Thương thống nhất đất nước, nào tổ chức Tổng Tuyển Cử Quốc Hội trên cả nước, nào đổi tên nước thành Cộng Hòa XHCN/VN, nào đổi tên Sài Gòn thành T/P Hồ Chí Minh. . .v..v..tất cả diễn ra một cách tuần tự, đầy đủ ý nghĩa ngõ hầu êm thắm xóa đi một thực thể vốn đã từng làm choá mắt biết bao nhiêu chính trị gia khù khờ trên thế giới.

 

Đến ngay những người trong cuộc, chắc hẳn cũng đã nếm mùi cay đắng của sự ruồng bỏ phũ phàng. Tại một nhà in Hợp Doanh ở đường Phạm Ngũ Lão, tôi đã thấy mấy bà cán bộ phụ nữ có vẻ thuộc thành phần cao cấp thường hay lui tới để lo chăm sóc tờ báo hằng tuần lấy tên là tờ Phụ Nữ Giải Phóng, cơ quan của Hội Phụ Nữ Giải Phóng thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

 

Hẳn họ có biết bao niềm vui sướng và tự hào khi tờ báo trước đây ở trong khu chỉ xuất bản lúi xùi, in ấn xấu xí cốt ra cho có mặt, nay thì ấn loát đẹp đẽ, phát hành rộng rãi công khai ở Sài Gòn. .

 

Thế nhưng đứa con tinh thần của những chị Bẩy, chị Chín, những vị cán bộ cấp cao ấy cũng chẳng tồn tại được bao lâu. Bởi nó không thể hiện diện cùng một lúc với tờ Phụ Nữ, cơ quan của Hội Phụ Nữ Trung Ương ấn hành ở Hà Nội. Làm gì có chuyện "một quốc gia tồn tại ' trong một quốc gia được". Cộng sản là độc quyền ! Các bà, các chị vốn tự hào mình giác ngộ cách mạng, vậy mà có một điều giản dị như thế cũng không nghĩ ra để còn cố vớt vát vài hy vọng hão huyền.

 

Cho nên tờ báo của các chị đã âm thầm dẹp tiệm sau ngày Bầu cử Quốc Hội Thống Nhất Đất Nước và những con người phụ nữ đây nhiệt huyết kia, tôi không biết họ đã đi đâu, về đâu. Nhưng chắc số phận của họ cũng sẽ giống như những huyền thoại về đoàn quân tóc dài của Bến Tre đất thép, thành đồng do chị Ba Nguyễn thị Định làm tư lệnh. Mọi tài liệu ca ngợi thành tích, tuyên dương công trạng của các "chiến sĩ gái" trong thời chiến, sau cuộc tổng tuyến cử tất cả cũng đã tan xèo theo mây khói.

 

***

 

Nói đến bầu cử, tôi lại nhớ đến cuộc mít tinh lớn lao được tổ chức khoảng giữa năm 1976 để chào mừng kết quả cuộc Tổng Tuyển cử trên cả nước. Hầu như tất cả nhân dân thành phố Sài Gòn đều được huy động tập trung tại đường Thống Nhất để vừa nghe diễn văn vừa tham gia diễu hành.

 

Học sinh các lớp trong trường của tôi hôm đó cũng phải tham dự và được lệnh của Ban Giám Hiệu tập trung ở trước cổng trường ngay từ sáng sớm, lúc chưa tỏ mặt người . Mỗi trò được phát một lá cờ giấy cầm tay. Dĩ nhiên là chỉ có cờ đỏ sao vàng. Ngoài ra, dẫn đầu mỗi lớp học còn có một tấm biểu ngữ do hai trò giăng ngang, trên có hàng chữ :” không có gì quý hơn Độc lập, Tự Do" hay là: ” Yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội ".

 

Đám giáo viên chúng tôi cũng được cắt cử đi theo để trông nom học trò và giữ trật tự. Con đường Thống Nhất đông nghẹt những người với cờ xí, biển ngữ và những bó hoa cầm tay ở xế vườn hoa trước Dinh Độc Lập, phía có đặt những trụ sở của các công ty thì ở ngay sát bờ tường, tôi thấy Ban Tổ Chức đã dựng lên nhiều gian chạy dài, quây kín bằng những tấm cỏi hay tấm bạt nylon xanh trên có kẻ những chữ bằng vôi bột thật to : “Nhà Đái nam” và “ Nhà đái Nữ “.

 

Phải thức dậy đi biểu tình từ sáng sớm, lại đứng phơi nắng đến xế trưa, cái khoản giải quyết nhu cầu cá nhân dĩ nhiên là rất cần thiết. Tổ chức được nơi giải tỏa như thế cũng đã là chu đáo quá rồi, mặc dù nó vẫn còn có giới hạn. Bởi chỉ đái thôi, không được ỉa. Tôi biết chắc như vậy vì có nhiều nơi nếu cho phép "đủ lệ bộ" thì đã ghi rõ ràng:" Nhà Đái Ỉa Nam", "Nhà Đái Ỉa Nữ”. Chữ nghĩa cách mạng vừa gọn ghẽ, vừa rạch ròi, giới bình dân tất ai cũng hiểu. Dân Sài Gòn thoạt nghe thì có thấy chối tai, nhưng riết rồi cũng quen đi. Sau này, dân chúng còn kháo nhau bệnh viện Từ Dũ cũng đã đổi bảng hiệu trở thành "Xưởng Đẻ". Thoạt nghe tôi đã không tin, nhưng cách tốt nhất để kiểm chứng coi đúng hay sai là phải đi đến tận nơi tìm hiểu. Vì thế tôi đã tạt qua bệnh viện này vài lần, vừa nghe ngóng, vừa hỏi thăm nhưng không có ai xác nhận với tôi là bệnh viện này đã đổi tên cả. Ngay cả cái bảng hiệu chắn ngang trên cổng vào, tôi vẫn thấy cái tên cũ là Bệnh Viện Từ Dũ, với mầu sơn cũ kỹ chưa có dấu vết gì gọi là đã được chỉnh sửa. Như vậy, "xưởng đẻ" là chuyện bịa đặt, mua vui, cũng có thể là có ý đồ bôi bác. Rồi sau này, vì chờ đợi mãi không thấy cái bảng "Xưởng Đẻ" ấy trương lên thì dư luận lại viện cớ là do dân chúng chống đối dữ quá nên, nhà nước bỏ ý định đổi tên. Nhưng lại bịa chuyện nữa ! Làm gì có chuyện cái nhà nước này "sợ dân chống đối" !

 

Trong quá khứ, còn có biết bao chuyện động trời gấp cả triệu lần như thế mà vẫn được đem thi hành, Đảng và Nhà nước đâu có sợ hãi gì ai ? Lấy ngay một ví dụ cụ thể. Cũng vào thời gian khoảng cuối năm 1976, các nhà in, các tòa báo, các cơ quan nhà nước được lệnh ban ra là : “Kể từ nay mọi dấu gạch nối trong các tên riêng như Hà-Nội, Bắc-Ninh, Hải-Phòng . . . . đều phải loại bỏ để viết thành Hà Nội, Bắc Ninh. Hải Phòng. Nhưng đặc biệt dấu gạch nối giữa hai chữ Trường - Chinh thì phải ngoại trừ, nghĩa là khi viết ra thì vẫn phải có gạch nối !"

 

Trường Chinh là bí danh của ông Đặng Xuân Khu, khi đó (1976) đang là ủy viên Trung Ương Đảng kiêm Chủ tịch Quốc Hội Thống Nhất, và sau này thăng lên Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, rồi Tổng Bí Thư Đảng CSVN thay thế Lê Duẩn khi ông này qua đời.

 

Mọi thứ tên riêng đều phải thay đổi cách trình bầy, trừ tên một người ? Hỏi có khi nào một con người lại dám có thái độ ngang nhiên và ngạo mạn, ngồi xổm một cách chính thức và công khai lên dư luận cả nước đến như vậy không ấy vậy mà báo chí cứ phải răm rắp tuân theo. Cái sự "phong kiến" mà chế độ này muốn đánh đổ thì chính nó lại tỏ ra còn phong kiến hơn ai hết ! Khốn khổ nhất là thợ xếp chữ ở các nhà in trong Nam. Sơ xẩy một chút, bỏ hay không bỏ dấu gạch nối cho đúng quy định, lập tức sẽ có vấn đề ngay, bởi trên đầu của họ vẫn còn bị lơ lửng treo lên bản án có tên là " tàn dư Mỹ Ngụy".

 

 ***

 

Nói chuyện ngôn ngữ thì hầu như dân chúng càng sống lâu năm dưới chế độ XHCN thì cung cách vận dụng chữ nghĩa càng mang vẻ sắc bén và cay độc. Cụ thể nhất là cứ nhìn vào con số đông đảo của những người từ miền Bắc kéo vào thăm bà con thân nhân trong Sài Gòn để hàn huyên trăm nghìn nỗi nhớ hay tíu tít chuyện trò. Ngôn ngữ dễ dàng bộc lộ nhất là ở trong những dịp này. Vì thế tôi cũng đã học được nhiều từ ngữ mới hay những cách ví von. Như nghề dạy học, ở trong Nam cùng lắm thì chỉ gọi là "nghề bán cháo phổi' , nhưng ngoài Bắc thì nói là "đem cấu phổi bỏ vào dạ dầy". Thật kinh khủng. Chữ nghĩa cụ thể và tàn bạo cứ như những mũi tên phóng thẳng vào tim óc người nghe. Tôi cho rằng, có lẽ khi con người phải triền miên đương đầu với những nỗi khó khăn trong đời sống thì bản năng của nó sẽ thường trực trỗi dậy để sẵn sàng thích ứng mà tồn tại. Ngôn ngữ sử dụng hàng ngày vì thế cũng phải thích ứng theo.

 

Buổi mít tinh chào mừng thắng lợi của cuộc Bầu Cử Quốc Hội Thống Nhất vào sáng hôm ấy không xây ra "sự cố” đáng tiếc nào. Riêng lớp của tôi, thì "khâu' trật tự tưởng sẽ không "giản đơn" nhưng lại được các học sinh chấp hành "tốt". Tinh thần kỷ luật, trật tự rất đáng "biểu dương". Các Thầy giáo, cô giáo cũng "đảm bảo" thi hành "tốt" nhiệm vụ được giao phó. . .

 

Đấy là đại cương nội dung phần báo cáo mà tôi đã phải viết ra để nạp cho Ban Giám Hiệu nhà trường.Xét ra, mới chỉ có chưa đầy một năm làm việc trong vai trò Tổ trưởng Nhóm Lý-hóa-sinh mà chữ nghĩa của tôi đã có phần phong phú và "nhuần nhuyễn" thêm ra. Hầu như những từ ngữ mà tôi đã sử dụng khi cần viết bản tường trình, làm biên bản hoặc giáo án, chúng đã có vẻ như trôi tuồn tuột ra khỏi ngòi bút mà không bắt tôi phải nghĩ ngợi gì.

 


Điều đáng sợ hơn cả là tôi lại biết rõ những gì tôi vừa viết ra chỉ là những chuyện tầm phào đến chính tôi cũng không tin ở nó. Bởi nó không mang bất cứ một tinh thần liên đới trách nhiệm nào của người viết đối với nội dung vừa được chính hắn viết ra. Khi chợt nhận ra điều này (mà bao lâu nay tôi không để ý), tôi bỗng hốt hoảng như một kẻ chợt phát hiện ra rằng mình đang bị lây lan bởi một căn bệnh hiểm nghèo.

 

Nó thực sự là thứ bệnh gì, tôi không thể nói rõ, nhưng hầu như tôi thấy mình đã bắt đầu ứng xử rất giống với những bà con, họ hàng thân thuộc đến từ miền Bắc. Họ đa phần chẳng có quyền cao chức trọng gì để mà phải gìn giữ, nhưng rõ ràng hầu như ai cũng có một thứ áo giáp sẵn sàng giương ra đế phòng thủ. Cái thứ áo giáp này hiện ra thôi thì đủ muôn hình vạn trạng. Gặp ai thì nhìn trước ngó sau. Nói năng thì lập trường chính trị cứ phải cương lên nhiều lần. Chả thế mà dân gian đã có câu : “Ngang lưng thì thắt lập trường . Đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương.”

 

Đặc biệt là những ánh mắt thì cứ đổi thay liên tục khi đang đối diện với một người còn xa lạ, chưa quen. Và dĩ nhiên là đầy dẫy sự dối trá. Tôi không hiểu đấy là sự thể hiện của những tâm trạng lúc nào cũng mang vẻ sợ hãi, bất an hay đó là những thói quen cảnh giác của những người đã bị tiêm nhiễm nhìn đâu cũng thấy kẻ thù?

 

Có thể là cả hai, nhưng sự sợ hãi có vẻ là điều chính yếu, mà sản phẩm của sợ hãi luôn luôn là sự dối trá thường xuyên. Tôi lại còn nhớ có một lần, một bà cán bộ từ Hà Nội vào tham quan Sài Gòn trong những đợt đầu tiên. Bà ta có tìm tới địa chỉ nhà tôi để trao một lá thư thăm hỏi do thân nhân của tôi từ Hà Nội nhờ bà chuyển tay mang vào.

 

Khi bà ta trở ra Hà Nội, tôi có nhờ mang giùm một đôi vớ còn nguyên trong vỏ bọc nylon để làm quà tặng cho một ông anh của tôi. Bà ta ngại ngần giây lâu rồi nhận lời với điều kiện : Tôi phải mang đôi vớ ra Phường xin giấy xác nhận đó là quà tặng nhờ cầm tay mang đi. Thực tình, tôi không hề thấy phiền hà gì về chuyện phải mang một đôi vớ ra Phư­ờng chầu chực để xin giấy chứng nhận rằng nó là quà để biếu chứ không phải thứ buôn bán gì. Nhưng nghĩ kỹ thì thấy nực cười bởi đây là một chuyện kỳ cục ch­ưa bao giờ xây ra ở trong Nam ngày trước. Cứ xem nội dung tấm giấy chứng nhận sau đây thì đủ rõ :

 

 GIẤY CHƯNG NHẬN

 

Nay chứng nhận : Bà . . . . . . . . . . là cán bộ thuộc cơ quan... ... ....

 

Có mang một đôi vớ ngoại, mầu xám, sọc nâu, điểm hoa văn trắng là quà biếu của ông... .....nhờ chuyển ra Hà Nội cho thân nhân là... .....hiện ngụ tại địa chỉ...

 

Nay ch­ứng thực để đư­ơng sự có thể chuyên chở món đồ nói trên. Xin các cơ quan. đoản thể, tổ chức dành mọi sự dễ dàng cho đương sự.

 

T M. ủy ban nhân dân Phường . . . Quận . . . . .

 

Ký tên và đóng dấu

 

Đòi hỏi điều kiện phải có dấu chứng thực cho một đôi vớ như thế, bà cán bộ đến từ miền Bắc đã hành xử rất đư­ờng hoàng, minh bạch, chấp hành rất nghiêm chỉnh đư­ờng lối chính sách của nhà n­ớc cũng như lời Bác Hồ dạy là phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô t­ư. Chỉ có điều là, khoảng hơn một năm sau, tôi lại được thân nhân ngoài Bắc cho biết là chinh bà cán bộ này đã trở nên giầu sụ sau vài chuyến đi công tác trong Sài Gòn ! Như­ng đâu phải ai cũng có cơ hội làm giầu nh­ư bà cán bộ kể trên. Hầu hết những ng­ười tôi quen biết hoặc là họ hàng thân thuộc ở miền Bắc thì đều đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả, thiếu thốn. Vợ chồng ly dị nhau rồi mà vẫn phải chia nhau mỗi ng­ười nứa cái giư­ờng có màn làm bằng vỏ bao đựng bột đem ngăn đôi. Dư­ới gầm giư­ờng nhà nhà đều có một cái khạp được khóa kỹ mà bên trong chỉ chứa có nư­ớc máy tiêu dùng. Phải khóa lại vì nhà ở chen chúc, lẫn lộn chung nhau cả chục gia đình, sểnh ra là bị lấy trộm ngay đến cả nư­ớc máy. Nư­ớc khi đó rất hiếm hoi. Cả phố trông vào có một cái vòi chi chảy rỉ rả vào ban đêm. Sáng ra là tắt nư­ớc. Phải thức trắng đêm mới đổ đầy một khạp, không khóa nó lại thì có khi một ngày sẽ không có lẩy một ngụm n­ớc mà xài. Như­ thế thì dân chúng miền Nam có san sẻ ra Bắc những ti-vi, tủ lạnh, quạt máy, đồng hồ, gi­ường tủ, bàn ghế, sa-lông, xe đạp, xe máy. . . . để bà con ngoài ấy được hư­ởng đôi chút phh­ơng tiện văn minh vật chất thì cũng là sự san sẻ trong tình nghĩa đồng bào. Chẳng nên vì tiếc sót mà ca cẩm : Nam nhận họ, Bắc nhận hàng. Có một lần tôi hỏi một bà chị họ :

 

- Ở ngoài Bắc có radio không ? '

 

Bà ấy cười :

 

- Có chứ !

 

- Vậy chị có nghe được đài BBC không ?

 

- Radio một đài, sao nghe được BBC.

 

Thấy tôi ngạc nhiên không hiểu, chị giải thích :

 

- Đúng ra nó chỉ là một cái loa hình vuông nom giống cái bánh trư­ng nhưng mỏng lét. Phía trước có gắn một cái nút. Bật nút lên là có tiếng nói của đài Hà Nội phát ra. Nhà nào cũng có một cái như thế gắn trên t­ường.

 

Thế chẳng lả radio một đài thì là gì ? Tôi mỉm cười, tự nghĩ :

 

- Thật là một đầu óc kìm kẹp có sáng kiến thần sầu. Vừa rẻ, vừa tiện mà lại dễ bề kiểm soát. .

 

Một xã hội triền miên thiếu thốn như thế, Nhưng không bao giờ thiếu những tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên của đám mầm non nhi đồng. Tuổi thơ vốn vô tư­, lại thêm các cô giáo ở Vư­ờn Trẻ, ở trư­ờng Mầm Non, ở trên các ch­ơng trình TV dành cho tuổi trẻ luôn luôn sốt sắng dạy dỗ các em hát nhiều bài. Phổ biến nhất là bài :

 

Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ

 

Râu bác dài tóc Bác bạc phơ ' .

 

Em âu yếm ôm hôn đôi má bác”

 

Vui bên bác là em múa hát

 

Hát bài Hồ Chí Minh muôn năm…”

 

Có lần tôi vui miệng hỏi thằng Tửu:

 

- Hồi bé, Tửu có hay hát bài "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ" không '? ~

 

Tửu cười :

 

- Đứa nào mà không quai mồm ra hát thì có mà cô giáo gang họng ra.

 

- Ơ ! Vậy chớ Tửu có thật ngủ mơ là đã gặp Bác không ?

 

- Làm gì có đứa nào nằm mơ thấy Bác ! Chúng nó gào lên thế . Nhưng mà có nghĩ đến Bác bao giờ đâu. Có mà mơ thấy được ăn một cục kẹo thì đúng hơn. Hát thế là hát dối?

 

- Ấy ! Lỗi đâu phải chúng nó. Cái anh sáng tác bản nhạc với đám Thầy, Cô bắt chúng nó nghêu ngao suốt ngày kìa. Bơm cái dối trá vào đầu con trẻ mà cứ tiếp tục mãi như thế được. Thế là giáo dục ở miền Bắc đấy ­ ?

 

Tửu cười hề hề :

 

- Thì thế ! Mà nào có ai dở hơi, vẽ chuyện nêu vấn đề ấy ra đâu ! Đụng đến Bác, có mà đi tù.

 

Nói cho ngay, cái trò bắt con trẻ nói lời "dối trá" không chỉ bắt nguồn từ thời buổi bây giờ, mà nó đã tồn tại ngay từ cái thuở mới khai sinh nư­ớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tháng 9- 1 945 . .

 

Vào thời đó, chính bọn trẻ chúng tôi cũng đã nghêu ngao suốt ngày : .

 

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em Nhi đồng

 

Bác chúng em dáng thanh thanh , ngư­ời cao cao

 

Bác chúng em mắt như sao... Râu hơi dài...

 

Có bao giờ chúng tôi được nhìn thấy Bác tận mắt bao giờ đâu mà mô tả kỹ l­ưỡng như thế, rồi lại còn khẳng định : "Ai yêu Bác hơn chúng em Nhi đồng" nữa. Thế là giả dối ? Trong đầu óc non nớt của chúng tôi hồi đó, đúng ra chỉ có hình ảnh ông bà Nội, ông bà Ngoại là luôn ngự trị trong đầu.

 


 

Đã thế lại còn có những câu thơ tệ mạt tới mức giả dối trắng trợn như :

 

Yêu biết mấy khi nghe con tập nói

 

Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin ....

 

 Nhưng tác giả bài thơ này chắc ngoài ý định dụ dỗ các em nhi đồng hãy nên tôn kính ông Sít-ta-lin ông ta còn muốn gián tiếp ra một chỉ thị : "Mọi ng­ười hãy tôn sùng Sit-ta-lin !". Phụ huynh của đám trẻ vốn là những cái đầu đã có sạn, đã biết bạo lực là gì, nên khi nghe ông trùm Thơ đang ở cương vị hét ra lửa đã mửa ra khói làm những câu Thơ như vậy, tất cũng phải khúm núm bầy tỏ lòng tôn kính ông lãnh tụ ngoại lai kia cho xong chuyện vậy thôi.

 

Mà chẳng cứ riêng một mình Tố Hữu ? Phải nói cho ngay rằng, ở thời cực thịnh của Đảng CSVN, nhiều ông, bà cầm bút đã cố tình xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật để tuyên truyền cho nhưng mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn của Nhà Nư­ớc. Họ đã chiếm lĩnh d­ư luận toàn xã hội, đã vo tròn bóp méo biết bao nhiêu sự thật. Tài sản trí tuệ của họ sau một thời gian dài đã tạo nên vô vàn sản phẩm văn nghệ nhớp nhúa mà hiện nay vẫn còn đầy rẫy trong sách vở giáo khoa ở nhà trư­ờng hay trong th­ư viện. Tôi lại nhớ cái thời Bác Hồ qua Pháp tới 6 tuần lễ trong dịp có Hội nghị Fontainebleau năm 1 946, mà ông Phạm văn Đồng là đại biểu của VN. Lũ nhi đồng chúng tôi hồi đó lại cũng đã từng nghêu ngao hát bài "vắng bác Hồ yêu dấu', mặc dù chẳng biết Bác đang đi đâu, làm gì, có thật là mình đã nhớ Bác hay không :

 

Vắng bác Hồ yêu dấu

 

Lòng bâng khuâng- cháu sầu nhớ nhung

 

Bác có nhớ cháu không

 

Từ lúc con chim bằng cất cánh '

 

Lòng thẫn thờ nhìn theo chim kia

 

 Nhẹ cánh khuất trong mây

 

Quay bư­ớc chân trở về ...

 

Chờ mong tháng ngày...

 

Cái sự gia công tiêm nhiễm vào đầu óc con trẻ những sự kiện chính trị của đời thư­ờng, đến khi tr­ưởng thành chúng nhận ra là mình đã bị nhồi nhét những điều giả trá thì e rằng niềm tin của chúng sẽ không những bị thui chột, mà có khi còn làm dấy lên trong đầu óc của chúng sự khinh miệt cả cái môi tr­ường xã hội mà chúng đã lớn lên để rồi có những phản ứng tiêu cực không biết đâu mà l­ường. Phải chăng xã hội ngày nay ở VN, trong đám trẻ đã có nhiều tên phá phách, ngổ ngáo, hỗn xược, ngồi xổm lên mọi giá trị đạo đức của cha, anh là hậu quả của sự coi rẻ sự thật và giẫm đạp dễ dàng lên nhân phẩm mà thế hệ cha anh chúng nó thản nhiên thực hiện. Để đến bây giờ, nhìn g­ương của thế hệ đi trước, chúng cảm thấy nếu có làm những cái gì sai quấy thì cũng chỉ là đi theo vết xe của cha, anh để lại, còn chúng thì hoàn toàn vô can và có quyền phủi tay, vô trách nhiệm..v..v. . .

 

Mà căn bệnh trầm kha này cho tới nay cũng đâu đã chấm dứt !

 


Nhân đề cập tới những sự đổi thay th­ường trực xảy ra ở chung quanh mình, tôi bỗng nhớ đến một nhân vật vốn là một trong những ngư­ời đầu tiên đã tới tiếp thu ngôi trư­ờng mà tôi đang dạy. Đó là một thanh niên trạc gần ba mư­ơi, trán cao, mắt sáng, dáng dấp gầy gò, nư­ớc da xanh mét, khuôn mặt bủng tái như­ mầu chì chứng tỏ hãy còn mang trong mình một bệnh sốt rét kinh niên mà chỉ những ng­ười ở lâu trong rừng mới mắc phải. Anh tên Thành, nghe nói trư­ớc là sinh viên đại học Vạn Hạnh, sau bỏ ra b­ưng. Khi Cách mạng thành công, anh ta trở về thành và đ­ược giới thiệu là ng­ời của Thành ủy tới tiếp thu ngôi trư­ờng và cỏ nhiệm vụ điều động sao cho nó có thể chính thức khai giảng đư­ợc năm học đầu tiên càng sớm càng tốt.

 

Công việc nhìn có vẻ dễ dàng, vì tr­ường ốc còn nguyên, học sinh sẵn sàng tới lớp, đa phần giáo chức không di tản kịp cũng đã quay trở lại trư­ờng tìm một chân đứng thay vì bị Phư­ờng, Khóm ở các địa phư­ơng đư­a lên danh sách những ngư­ời bị xua đi kinh tế mới. Như­ng hầu như­ đã có những cuộc tranh cãi kịch liệt xảy ra ở đằng sau cánh cửa dành riêng cho văn phòng của Ban Giám Hiệu. Mỗi lần thấy Thành ở đó b­ước ra, tôi thấy mặt mũi anh bơ phờ, dáng dấp mệt mỏi trong chiếc áo sơ mi nhầu nát bỏ ra ngoài chiếc quần tây dài mầu xám đậm không ủi nẹp. Anh lê đôi dép da không quai hậu, nặng nề đi qua chiều dọc của căn phòng dài trư­ớc đây vẫn dành làm chỗ tập trung của các nhà giáo trong giờ nghỉ. Thấy mọi ngư­ời nhìn anh với cặp mắt dò hỏi, anh chỉ nhếch đôi môi khô khan lên cư­ời một cách nhạt nhẽo rồi lẳng lặng b­ước ra.

 

Nhiều ngư­ời đư­a mắt nhìn theo, rồi lại quay ra nhìn nhau và xì xào :

 

- Có chuyện gì thế ?

 

Một vị có vẻ thông thạo thời thế đã nói :

 

- Trâu bò húc nhau . . . coi chừng ruồi muỗi chết !

 

Hẳn là vị này gợi ý có sự đụng độ giữa các cán bộ ở A vào và ở R ra. Hay nói khác đi, đ­ường lối của miền Bắc có thể đang gây bất mãn cho cán bộ miền Nam . Sau này thì tôi biết thêm đư­ợc một vài chuyện đã gây nên những cuộc tranh cãi trong thời gian nhà tr­ường chuẩn bị khai giảng năm học đầu tiên ẩy. Nào là vấn đề lập danh sách đề nghị lư­u dụng các giáo chức cũ, giữ ai, bỏ ai, ai còn có vấn đề phải xem xét kỹ khi đã mang danh nghĩa giáo sư­ "biệt phái", hai chữ nghe sao mà nó đầy vẻ bí ẩn của loại công tác an ninh, điệp báo. Rồi nào là sách giáo khoa trong thời chế độ cũ, những cuốn nào đề nghị còn tạm xài trong khi chờ Bộ Giáo Dục cho in nhữmg sách mới, cuốn nào thì dứt khoát liệng bỏ cho chở đi làm bột giấy. Rồi trong tiến trình sắp xếp nhân sự để hoàn tất mọi cơ cấu nhà trư­ờng, lấy ai, gạt bỏ ai trong số ng­ười ở thì A vào, ngư­ời ở thì R ra, ngư­ời thì thuộc chế độ cũ như­ng có trình độ chuyên môn tổ chức cao . . . .Mà hình nh­ư ai cũng có lời gửi gấm từ "trên" cả, biết làm sao đây?

 

Nh­ưng điều sai lầm lớn nhất mà Thành mắc phải - theo tôi nghĩ - là anh đã quá tự tin vào thành quả mình đã đóng góp cho cách mạng cũng như­ vào vai trò của mình đã đư­ợc giao phó lúc chiến tranh chấm dút. Anh hồn nhiên với lý tư­ởng của mình vẫn hằng theo đuổi là "Đoàn kết các tầng lóp nhân dân, các giai cấp các dân tộc,các đảng phái, các đoàn thể , các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hư­ớng chính trị , đấu tranh lật đổ chế độ tay sai của Mỹ thực hiện một miền Nam trung lập, dân chủ, hoà bình trư­ớc khi tiến tới việc thống nhất Tổ quốc.” Đó là cư­ơng lĩnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà anh đã nghiền ngẫm trư­ớc khi bỏ Sài Gòn trốn ra bư­ng, đi theo Cách mạng.

 

Khi chiến tranh chấm dứt, anh luôn luôn bầy tỏ với mọi ngư­ời rằng đã đến lúc ai ai cũng nên xóa bỏ mặc cảm của mình để cùng nhau xắn tay vào công cuộc xây dựng một xã hội mới. Có lần anh nói với tôi :

 

- Tội ác của chế độ cũ là gây chia rẽ, hận thù. Làm gì có chuyện Việt Cộng khi vào thành thì nhổ hết móng tay của phụ nữ. Thầy sẽ thấy dư­ới chế độ mới, ai cũng đều có chỗ đứng của mình. Đất nư­ớc đã hoang tàn đổ nát quá nhiều rồi bây giờ thời điểm của xây dựng chứ không phải là của phá hoại.

 

Thế là vì quá tự tin vào thiện chí trong sáng của mình, anh đã lội ngư­ợc dòng mà không hay. Dù hoàn toàn không đồng ý với anh ở luận điệu " Tội ác củaa chế độ cũ là gây chia rẽ, hận thù , như­ng tôi cũng chia sê với anh về cái nhìn "Đất nước đã hoang tàn đổ nát quá nhiều rồi , bây giờ thời điếm của xây dựng chứ không phải là của phá hoại". Chỉ tiếc là, thay vì phải đi động viên, khuyến khích những ng­ười thuộc chế độ cũ, điều chính yếu là anh cần phải thuyết phục ngay những kẻ đang cùng với anh có nhiệm vụ làm vận hành guồng máy vừa mới tiếp thu đ­ược. Họ đâu có chia sẻ với anh những điều mà anh hằng tâm niệm. Họ tiếp tục đàn áp ng­ười của chế độ cũ đế trả thù và lợi dụng danh nghĩa trả thù ấy để chiếm đoạt, vơ vét. . . vào quỹ chung thì ít mà túi riêng thì nhiều. Chỉ riêng việc khi lập biên bản tịch thu những lạng vàng trong cuộc đánh tư­ sản, cán bộ chỉ ghi là "Kim loại có mầu vàng" là đủ thấy rõ. Cho nên, những lời động viên và khuyến khích có tính đi ngư­ợc trào lư­u của Thành vừa đư­ợc loan truyền ra thì bỗng nhiên không ai thấy anh lui tới nhà tr­ường nữa. Trư­ớc thì chúng tôi tư­ởng anh ốm đau bệnh hoạn sao đó, sau lại thắc mắc tại sao nhà trư­ờng cứ êm ả không nói năng gì về sự vắng mặt của anh. Rồi đùng một hôm Ban Giám Hiệu tổ chức hội họp giáo viên để chính thức giới thiệu viên Hiệu trư­ởng mới. Bấy giờ thì chúng tôi mới hiểu số phận của anh Thành đã ra sao rồi. Có thể nói mãi mãi sau này, dù có để tâm dò hỏi, cũng không bao giờ chúng tôi còn nghe đ­ược bất cử tin tức gì của anh nữa, ngoại trừ những lời đồn đoán lúc ban đầu, không đư­ợc kiểm chứng là anh đã bị đem đi mất tích. Ng­ười thay thế anh như­ đã tả trong một chư­ơng trư­ớc, làmột tay bộ đội, tuổi trung niên, khi lui tới nhà trư­ờng vẫn mặc đồ lính và đeo súng kè kè. Nhân viên Ban Giám Hiệu gọi ông này là "đồng chí" Vũ. Ông Vũ không đeo quân hàm, nh­ưng tác phong thì khinh khỉnh với mọi ngư­ời và sẵn sàng tỏ thái độ hách dịch với đám giáo viên chế độ cũ, như­ hỏi điều gì cũng nói trống không. Một lần ông ta chỉ vào dàn mảy ghi âm khá tối tân đặt trong phòng gắn máy lạnh :

 

- Cái này là cái gì ? Nó phục vụ chức năng gì trong nhà trư­ờng cũ ? .

 

 Rồi quát tháo :

 

- Ai lo quản thủ những thứ này đây ? Sao cứ để máy lạnh chạy cả ngày lẫn đêm không lo tắt bớt lúc không cần đến.

 

Cũng có nhiều nhân viên cũ có thể đứng ra giải thích đấy. Như­ng ai cũng thấy sợ sệt, mong đ­ược yên thân nên không ai dại gì mà cứ ráo riết tranh biện vì lẽ phải. Vì thế, một lệnh của ông Vũ ban ra, bất cứ là thứ lệnh gì, mọi ngư­ời đều cứ răm rắp tuân theo. Có thể nói, từ ngày ông Vũ đ­ợc cử về công tác, bầu không khí trong nhà tr­ường cứ như­ lúc nào cũng bao trùm một vẻ vừa u ám, vừa nặng nề. Phải chăng ở ngôi tr­ường này, dù là một cơ sở giáo dục, chúng tôi cũng đã bắt đầu ngửi đư­ợc mùi vị của cái gọi là “chuyên chính vô sản".

 

(Còn tiếp)



 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn