BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73922)
(Xem: 62311)
(Xem: 39508)
(Xem: 31229)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tàu Cộng có muốn chiến tranh?

19 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 1113)
Tàu Cộng có muốn chiến tranh?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong tình hình căng thẳng do Trung Quốc gây ra, muốn có đối sách thích hợp thì phải trả lời được câu hỏi: Giới cầm quyền TQ liệu có muốn chiến tranh không? Nếu có thì đó là chiến tranh với những quốc gia hay lực lượng nào và ở quy mô nào?

Tổng thống Philippines Benigno Aquino về cơ bản là đúng khi so sánh Trung Hoa ngày nay với nước Đức của Hitler trước thế chiến II. Có thể nói thêm về sự giống nhau này như sau: Cả bọn Hitler và giới cầm quyền TQ đều là những kẻ ngông cuồng ngạo mạn vô giới hạn, tự coi mình là những nhà lãnh đạo thiên tài của dân tộc mình, còn dân tộc mình là nhất thế giới, là siêu đẳng. Cả hai bọn đều khát máu, muốn hủy diệt các dân tộc khác để chiếm đất đai, tài nguyên và để loại trừ sự cạnh tranh ngôi vị “thượng đẳng”. Nếu có những dân tộc được bọn họ đoái thương ít nhiều và “cho phép” tồn tại thì dân tộc đó phải trở thành chư hầu của dân tộc họ. Mặt khác, cả hai bọn đều sẵn sàng tàn sát cả đồng bào mình, nếu phát hiện thấy hoặc nghi ngờ những người đồng bào này không trung thành tuyệt đối với chúng.



Với cái gọi là Trung Quốc Mộng, Tập Cận Bình muốn TQ trở thành bá chủ thế giới. Để không còn thế lực nào có thể cản trở ông ta và bộ sậu thực hiện giấc mơ đó, ông ta sẵn sàng tiêu diệt Mỹ và phương Tây nói chung, NẾU thấy đã đủ lực. Sau đó thì chỉ còn Nga có thể cạnh tranh với ông ta. Đến lúc đó, nếu Nga không ngoan ngoãn thừa nhận vai trò độc tôn của TQ thì ông ta sẽ xử nốt dân tộc này, mặc dù trước đó hai nước đã “sát cánh” với nhau để chống Mỹ.

Vì bản chất ngông nghênh và khát máu như vậy nên các dân tộc khác, nhất là những nước láng giềng của TQ phải luôn cảnh giác cao độ với dã tâm của giới cầm quyền nước này để tránh những thảm họa như tập đoàn Hitler đã gây ra cho nhân loại đầu thập niên 1940.

Nói như vậy nhưng sự hiếu chiến của bè đảng Tập Cận Bình cũng có phần “non” hơn so với Adolf Hitler. Có hai lý do cho sự “non” đó. Thứ nhất, trước 1944 thì ngoài việc tin vào tính thượng đẳng của dân tộc mình, Hitler còn tin (một cách có lý) rằng tiềm lực quân sự của Đức và độ thiện chiến của quân đội nước này là nhất thế giới, trong khi Tập thì không thể tin chắc như vậy, vì còn đó là Mỹ và NATO, ngoài ra ông bạn Nga cũng có đầy những loại vũ khí làm Tập rùng mình và có một đội quân có truyền thống đánh nhau đáng nể. Thứ hai, giới cầm quyền TQ vốn thích sống xa hoa, ham dục vọng, không muốn chiến tranh. Bản thân Tập có thể không ham sống xa hoa lắm, nhưng dù ở ngôi vị số 1 về quyền lực, một mình ông ta không thể áp đặt lý tưởng sống cho hàng ngàn “đồng chí” của mình. Mặt khác, dù có không ham của cải vật chất lắm thì Tập vẫn phải hiểu rằng muốn làm bá chủ thế giới thì không thể chỉ sẵn sàng đánh nhau, mà còn phải có tiềm lực cả về kinh tế và quân sự to lớn hơn nữa. Cái GDP thứ nhì thế giới vẫn chưa đủ để Tập sẵn sàng cho một cuộc chiến giành ngôi vị thống trị thế giới. Ngoài ra, dù Tập có hầm tránh được mọi loại vũ khí hủy diệt thì chắc ông ta cũng đủ thông minh để hiểu rằng cuộc sống dưới hầm trú ẩn không sung sướng gì, dù được ăn gan rồng tủy phượng và ngủ với những mỹ nữ đẹp nhất thế giới.

Thế giới ngày nay giằng díu với nhau quá chặt. Khổ một nỗi là chỉ cần kinh tế Mỹ, tức của kẻ thù, xuống dốc, thì kinh tế TQ cũng chao đảo và có thể dẫn đến bất ổn nội tình nghiêm trọng, điều mà Tập và các đồng chí của ông ta chắc không muốn. Chiến tranh lớn sẽ là thảm họa cho tất cả các bên. Chắc chắn, ngay cả Tập Cận Bình cũng không muốn thứ đó xảy ra.

Mặt khác, tâm can giới cầm quyền Bắc Kinh luôn bị thiêu đốt bởi tham vọng tài nguyên, lãnh thổ và tham vọng bá quyền. Đồng thời, họ biết chắc rằng những động thái lấn đất, lấn biển từ từ, từng bước một và những vụ va chạm nhỏ lẻ ở biên giới hay trên biển sẽ không làm các nước nổi giận đến mức chính các nước này gây chiến với TQ. Vì thế, họ cứ tiếp tục lấn dần như những năm gần đây họ vẫn làm. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những vụ “đâm va” và những vụ đọ súng nhỏ lẻ. Với dân thường làm ăn trên biển, họ sẽ tiếp tục chính sách ăn hiếp như từ trước đến giờ. Với chính quyền các nước liên quan trực tiếp, họ tiếp tục vừa vuốt ve, lấy lòng bằng lời nói và mua chuộc bằng lợi lộc, vừa “răn đe”. Họ sẽ tiếp tục vừa lấn tới, vừa nghe ngóng để điều chỉnh việc làm và thái độ ứng xử. Cũng dễ thấy trong những năm qua là mỗi khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ thì những động thái hung hăng của TQ đều chững lại. Về lời nói, họ vừa phân bua, vừa rao giảng về “luật quốc tế”, vừa hăm dọa. Những “bài” đó của họ đã chẳng còn ai thấy lạ gì.

Mặc dù rất hiếu chiến, nhưng chắc chắn chính quyền TQ tính đến việc trở thành bá chủ thế giới bằng cách dùng tiền nhiều hơn là bằng chiến tranh lớn. Những xung đột quân sự ở quy mô nhỏ sẽ chỉ được họ dùng để uy hiếp các nước khác, trong sự phối hợp với rất nhiều phương sách khác nhau.

Vì vậy, đối sách thích hợp nhất để “chơi” với TQ là thể hiện sự cứng rắn. Cần phải có những tuyên bố và hành động dứt khoát. Nếu thấy không đủ lực hoặc kém an toàn thì liên minh với các nước khác ở mức độ cần thiết. (Từ “liên minh” ở đây không nhất thiết ngụ ý phải ký kết một hiệp ước thành lập liên minh quân sự kiểu như Mỹ-Nhật hay NATO.)

Benigno Aquino cũng đúng khi liên minh với Hoa Kỳ và có thái độ đàng hoàng, không bạc nhược trước sự ngạo ngược của Tàu Cộng. Chính do sự cứng rắn đó mà Tàu Cộng đã bớt hẳn những hành động ăn hiếp đối với Philippines.

Ông Aquino ơi, giá mà nước tôi có được vị nguyên thủ như ông!

NGUYỄN TRẦN SÂM

Nguồn Lề Trái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn