BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77507)
(Xem: 63336)
(Xem: 40784)
(Xem: 32413)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Viết Khi Nhân Chứng Còn Sống

13 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 1651)
Viết Khi Nhân Chứng Còn Sống
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong dịp lễ quốc hận 30 tháng 4 vừa rồi, tôi có gửi bài viết cũ “ Một bí ẩn cần tiết lộ trong chuyện bức tử miền Nam năm 1975”. Bài viết này được viết năm 2002, nghĩa là cách đây 13 năm nhưng vẫn được môt số báo đăng tải như Việt báo (www.vietbao.com), báo Tổ quốc (www.baotoquoc.com), Hưng Việt (www.hung-viet.org). Có lẽ các báo đã nhìn thấy giá trị lịch sử của bài viết nên bài viết dù cũ vẫn được đăng cho độc giả đọc.

Tướng Ngô Quang Trưởng


Đây là bài việt tôi cảm thấy tâm đắc và hài lòng vì tôi có trích dẫn lời nhận xét của Trung tướng Ngô quang Trưởng nói với người bạn tôi khi ông ra tàu lớn ngoài khơi “ Tôi không ngờ tình hình chính trị đi nhanh hơn tình hình quân sự “. Khi nói câu này ông muốn ám chỉ rằng tình hình miền Trung suy sụp quá nhanh không phải vì quân sự mà là do sắp xếp chính trị. Tôi viết bài này lúc Trung tướng Trưởng còn sống để ông có thể lên tiếng nếu bài viết tôi có gì sai sót. Tôi không đợi ông qua đời mới viết để tránh đối chất sự thật. Nay thì Trung tướng Trưởng đã qua đời cách đây vài năm. Ông được hoả thiêu và gia đình đem tro cốt ông về rải ở vùng 1, là vùng ông nắm nhiệm vụ chỉ huy trong những năm cuối cùng của cuộc chiến. Ai nấy đều bùi ngùi thương tiếc một vị tướng tài liêm khiết, đức độ của miền Nam khi nghe tin ông ra đi.

Tuy nhiên không phải ai cũng viết khi nhân chứng còn sống. Họ viết sau khi nhân chứng đã qua đời vì họ không muốn đối chất với nhân chứng về bài viết của họ . Tôi xin kể trường hợp của hai cây viết Cộng sản Nguyễn ngọc Giao và Nguyễn đắc Xuân có bài viết sau khi nhân chứng trong bài viết đã qua đời.

Nguyễn ngọc Giao là một trí thức thân cộng ở Paris. Giao là giáo sư đại học ở Pháp. Sau khi điệp viên chiến lược Phạm xuân Ẩn qua đời ở Việt Nam. Giao có viết một bài về người điệp viên nổi tiếng này và kể thêm là lúc Giao về Việt Nam thăm Ẩn khi Ẩn còn sống. Ẩn có tiết lộ cho Giao nghe chuyện Hồ chí Minh tặng cho Ngô đnh Diệm 2 cành đào năm 1963 mà mọi người thường đồn đại là chuyện bịa đặt. Ẩn nói với Giao là Ngô đình Nhu loan tin này là để hù Mỹ. Bài viết của Giao được đăng trên tờ báo thân cộng Diễn Đàn ở Paris.

Tại sao Nguyễn ngọc Giao nhất định không tin chuyện Hồ chí Minh tặng Ngô đình Diệm cành đào năm 1963 là chuyện có thật?

Trong di chúc cuối cùng viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 Hồ chí Minh có đề cập đến chuyện cành đào tặng ông Diệm như sau :

 “ Đầu năm 1963, hồi đó tôi còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân viên Uỷ Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người.

 Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam, còn ở ngoài Bắc tôi bị kiểm soát rất khắt khe, mà cũng không thể tiếp xúcvới những người mà tôi muốn tiếp xúc.Tôi chưa chết ngay, nhưngt là chết dần, chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở.

 Thật cũng tiếc, khi về già biết mình sai lầm, muốn chuộc lỗi mà không được nữa.”

( Có thể vào www.hung-viet.org, bấm vào hàng chữ Nhân vật – Tác giả ở phía trên rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng rồi bấm vào bài “ Một cách lý giải chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực vào lúc cuối đời “ để đọc toàn bộ di chúc này.)

Một nhân chứng trong vụ cành đào là Thượng nghị sĩ Lê châu Lộc. Lúc ấy ông Lộc là tùy viên của Tổng thống Diệm. Ông Lộc sau này lên tiếng không những ông trông thấy cành đào mà ông là người tận tay bưng cành đào đặt ở phòng khánh tiết ở Dinh Độc Lập. Ông Lộc đang sống ở quận Cam, Hoa Kỳ, mong Nguyễn ngọc Giao hãy liên lạc để kiểm chứng sự thật, chứ đừng ngồi đó mà bịa đặt chuyện điệp viên Phạm xuân Ẩn phản bác chuyện cành đào. Giao bịa ra chuyện Phạm xuân Ẩn tâm sự với ông về chuyện cành đào không có thật sau khi Phạm xuân Ẩn qua đời. Sao Giao không nói điều này khi Phạm xuân Ẩn còn sống đi? Lý do là nếu Phạm xuân Ẩn còn sống thì sẽ lên tiếng đính chánh Giao ngay nếu Giao cho Ẩn là người phản bác chuyện cành đào. Giao chọn cách an toàn là đợi khi Ẩn nằm sâu dưới ba tấc đất mới phịa ra chuyện cành đào không có thực lời kể của Ẩn. Giao có về Việt Nam thăm Ẩn và khôn ngoan lên tiếng về chuyện cành đào sau khi Ẩn qua đời.

Tại sao Giao luôn khăng khăng phản bác chuyện cành dào. Cũng dễ hiểu thôi. Giao không muốn Bác Hồ kính yêu của Giao lại đi liên lạc, trao đổi cành đào với Tổng thống “ ngụy “ Ngô đình Diệm vì làm như thế thì mất đi hào quang của Hồ chí Minh đi khi tìm cách liên lạc, dù sự thật phũ phàng là chuyện này đã xảy ra vào đầu xuân năm 1963. Báo chí Hà nội bao nhiêu năm qua cũng không dám nhắc đến chuyện cành đào ông Hồ tặng ông Diệm. Họ không dám phản bác vi đây là sự thật nên chọn cách im lặng. Chỉ có thứ thân cọng như Giao mới hung hăng phịa lời người đã chết Phạm xuân Ẩn để bênh vực cho Đảng về chuyện cành đào.

Nguyễn Đắc Xuân


Một trường hợp thứ hai là trường hợp nhà viết sử Nguyễn đắc Xuân nhắc lời của người bạn đã qua đời Lê văn Hảo. Tiến sĩ Lê văn Hảo là một trí thức dạy đại học ở Miền Nam. Tết Mậu Thân, Lê văn Hảo ra bưng với Cộng sản. Sau 1975, nhân một chuyến đi làm việc ở Pháp, Lê văn Hảo quyết định ở lại tỵ nạn chính trị. Ông Hảo sau đó có trả lời một đài phát thanh tiếng Việt. Ông kể lại hồi tết Mậu thân, trong lúc ông dùng dằng không biết có nên ra bưng hay không thì bọn Việt Cộng mời ông đi họp và sau đó chĩa súng vào lưng để đẩy ông ra bưng. Đây là một hình thức bắt cóc không hơn không kém chứ không phải giác ngộ mà theo Cách mạng gì cả. Ông kể thêm những chuyện tệ hại xấu xa của Cộng sản trước và sau 1975 khiến ông quyết định ở lại Pháp tỵ nạn chính trị khi có dịp sang Pháp làm việc sau năm 1975.

Ông Hảo mới qua đời ở Pháp cách đây không lâu. Sau khi ông qua đời, Nguyễn đắc Xuân có viết một bài về ông Hảo, đăng trên báo Giao Điểm online, kể chuyện Xuân từ Việt Nam sang Pháp thăm ông Hảo. Ông Hảo gặp lại Xuân, và theo lời Xuân, Hảo bày tỏ sự hối tiếc ân hận đã nói những lời không đẹp về chính phủ Việt Nam. Xuân giải thich Hảo làm như thế vì lý do này nọ chứ thật sự không muốn nói xấu chính quyền Cộng sản.

Xuân có đưa ra một cái hình chụp chung với Hảo ngày gặp nhau vào bài viết. Chuyện Xuân qua Pháp để gặp Hảo là chuyện có thật. Còn chuyện Hảo ân hận khi đã phê phán chính phủ Việt Nam là chuyện Xuân phịa ra để bênh chính phủ Cộng sản Việt Nan. Xin thách Nguyễn đác Xuân đưa ra cuốn băng thâu âm lời Hảo ân hận khi phê phán nặng nề Cộng sản Việt Nam. Bây giở Hảo qua đời rồi nên Nguyển đắc Xuân tha hồ biạ đặt những lời nói tốt lành dành cho chính phủ Việt Nam mà Xuân cho là Hảo nói.

Nguyễn đắc Xuân đã đi theo vết xe đổ của Nguyễn ngọc Giao là trích dẫn sai lạc những chứng nhân để làm lợi cho Đảng. Những tên bồi bút này khi viết cái gì cũng bất chấp sự thật, bất chấp liêm sỉ để phịa ra những chi tiết có lợi cho nhà nước từ những cuộc nói chuyện với những nhân chứng lịch sử. Nói như thế để phải đề phòng những cây viết từ phe Cộng sản.

Cộng sản bao giờ cũng dối trá, bịa đặt. Ngay cả những kẻ có học, trí thức khi gia nhập Cộng sản cũng học thói gian dối xấu xa này. Bổn phận của người quốc gia là phải thẳng thắn vạch ra sự gian xảo xấu xa đó để những cây bút Cộng sản không thể lường gạt được ai cả. Mưu ma, chước quỷ đều không còn hiệu nghiệm dưới ánh sáng mặt trời và ngày Cộng sản tàn lụi sẽ không còn bao xa nếu chúng ta quyết tâm vạch rõ mọi mưu mô, gian trá của Cộng sản.

Los Angeles, một ngày se lạnh êm ả giữa tháng 5 năm 2015

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Muốn đọc những bài khác của trần Viết Đại Hưng thì xin vào

1) www.vietbao.com, đánh 4 chữ Tran viet Dai Hung vào ô trống phía trên có hàng chữ “ Nhập vào từ cần tìm“ rồi bấm vào phía sau.

2) www.hung-viet.org bấm vào hàng chữ “Nhân Vật - Tác giả “ ở phía trên , rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn