BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73584)
(Xem: 62259)
(Xem: 39454)
(Xem: 31190)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Học tiếng Trung cần hay không?

11 Tháng Mười Hai 20238:22 SA(Xem: 770)
Học tiếng Trung cần hay không?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Anh Huy San có bài viết dẫn dắt phụ hoạ cho việc học tiếng Trung Quốc, anh dựa vào tâm lý chống Trung Quốc để nói rằng muốn chống kẻ thù phải hiểu kẻ thù. Muốn hiểu kẻ thù thì phải biết tiếng của chúng.

Cái này công nhận anh nói đúng, chả cứ gì kẻ thù, mà cứ nước nào hàng xóm lân bang mà biết tiếng của họ càng tốt, nước bạn bè anh em mà người dân của mình biết tiếng của họ cũng càng tốt.

Nhưng anh nói đúng có một phần thôi, và phần đó không thể là cách giải thích chủ yếu cho lý do đưa tiếng Trung vào sách giáo khoa. Xưa nay anh Huy San thường lợi dụng khai thác một điểm nhỏ để phủ lên cả một việc lớn, quan điểm của anh nhiều lúc chỉ mang tính bao biện cho sự việc diễn ra nhất thời. Tuy nhiên thì nó cũng khiến một số người cảm thấy có lý.

Chuyện cần biết tiếng của kẻ thù là đúng, nhưng đó không phải là việc của toàn dân. Việc đưa tiếng của kẻ thù vào SGK để giảng dạy phổ thông là điều quá vô lý nếu như giải thích theo cách của anh Huy San. Việc học tiếng của kẻ thù là trách nhiệm của những người bảo vệ lợi ích quốc gia. Người dân không có khả năng phân định được chuyện học tiếng kẻ thù để bảo vệ đất nước mình, nhân dân mình.

Nói đến chuyện người dân học tiếng Trung để có lợi ích về giao thương buôn bán các thứ nông sản, để làm ăn nọ kia thì chỉ cần những trung tâm dạy tiếng Trung là đủ. Đâu cần phải đưa vào sách giáo khoa. Trong khi Trung Quốc liên tục ra những phim xuyên tạc lịch sử, cả thế hệ học sinh Việt Nam biết tiếng Trung sẽ ảnh hưởng thế nào khi xem những bộ phim ấy.

Hầu hết những tài liệu khoa học đều được viết bằng tiếng Anh, những điều hữu ích đều được giảng dạy và hướng dẫn bằng tiếng Anh, các cuộc hội thảo về kinh tế, khoa học cũng thường được tổ chức bằng tiếng Anh.

Việc đưa tiếng Trung vào SGK là cái giá mà Việt Nam phải trả cho Trung Quốc khi nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ. Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành một nước lệ thuộc họ mọi mặt, nhất là về mặt ý thức, tư tưởng và những người như anh Huy San đang giúp Trung Quốc thực hiện âm mưu ấy.

Anh Huy San chỉ lấy những ví dụ cảm tính, như là anh bỏ học xin đi nhập ngũ khi nghe tin Trung Quốc xâm lược, anh cũng rất đề phòng Trung Quốc nọ kia để cho người đọc dễ đồng thuận với quan điểm của anh là không nhìn mọi việc bằng tinh thần dân tộc cực đoan.

Luôn đứng về bên thắng cuộc là bản chất thực sự của anh Huy San. Ngày hôm nay anh nói việc học tiếng Trung là hữu ích. Nhưng nếu mai sau xu hướng thân tư bản phương Tây trỗi dậy mạnh mẽ, anh sẽ lại là người lên tiếng rằng học tiếng Anh có lợi hơn, học tiếng Trung chẳng có ích gì.

Anh Huy San còn lấy hình ảnh con cái liệt sĩ chống ra để làm bình phong bao biện cho ý đồ của mình. Ngòi bút của anh đến lúc phải vay mượn những hình ảnh ấy để lay động người đọc , chứng tỏ bản chất đê tiện cuả anh, sẵn sàng mang mọi thứ kể cả là thiêng liêng ra để phục vụ cho ý đồ của mình, một bản chất đặc trưng của tuyên giáo cộng sản.

Liệt sĩ Trần Văn Duẩn chẳng liên quan gì đến chống quân Trung Quốc xâm lược, anh Duẩn mất ngày 17 tháng 2 năm 2011. Sự hy sinh của anh cũng không rõ ràng gì, anh Duẩn truy đuổi thuyền của bọn buôn lậu ở đầu nguồn sông Hồng trong đêm ( báo chí mập mờ gọi là thuyền lạ xâm nhập để đánh cá trộm ). Chẳng hiểu sao hôm sau người ta tìm thấy xác anh ven sông, không có đánh đập hay thương tích vết đạn dược gì.

Huy San

Vì anh chết vào ngày 17 tháng 2 , nên quỹ nhịp cầu Hoàng Sa của anh Huy San thổi bùng lên là sự hy sinh cao cả nọ kia. Nhưng chả thấy ai kể anh chiến đấu thế nào, hy sinh ra sao. Chỉ biết đêm ấy anh nghe tin có thuyền buôn lậu, anh phân công dân quân chia làm ba mũi truy bắt, anh ở một thuyền cùng với một dân quân. Rồi bỗng dưng anh ngã xuống sông chết. Chẳng ai kể anh ngã vì sao, có gặp thuyền buôn lậu không, tại sao anh ngã mà người đi cùng lại không làm gì vớt anh lên.

Quan sát thông tin ở khu vực đầu nguồn sông Hồng thì tình trạng buôn lậu rất phổ biến, còn việc tàu lạ bên kia biên giới trang bị động cơ mạnh để sang địa phận sông Việt Nam đánh cá trộm thì chỉ có trong loạt bài viết về anh hùng liệt sĩ Trần Văn Duẩn mà thôi. Tìm hiểu về đánh cá khu vực anh Duẩn ngã chết sản lượng cá ở đó lèo tèo đến nỗi chỉ có người đi câu hay quăng chài với mục đích giải trí.

Anh Huy San chắp vá lấy những ví dụ, lý do rất tuỳ tiện mang cảm tính để biện minh cho việc cần đưa tiếng Trung vào SGK giảng dạy phổ thông mà cũng có người đồng tình thì đáng buồn cho đất nước này.

Một việc lớn và hệ trọng như thế, chỉ một thằng bồi bút phán vài câu là xoa dịu và trấn an được cả một dân tộc nghìn năm gồng mình chống âm mưu thâm độc luôn muốn cai trị đè đầu dân tộc ấy, thật buồn cho hiện trạng đất nước bây giờ.

Quan điểm của tôi cho rằng tiếng Trung cần học, nhưng chỉ cần những trung tâm dạy tiếng Trung là đủ cho ai có nhu cầu rồi, không cần phải đưa vào SGK làm gì. Để trẻ em tập trung học tiếng Anh, thứ tiếng phổ thông trên thế giới là điều tốt hơn.

Bùi Thanh Hiếu

Nguồn: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid027KSy1NtTNSegtuUAYK4LuGzR76UBqmqL2KLojtgDMqi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn