BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 78624)
(Xem: 63529)
(Xem: 41016)
(Xem: 32614)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sự thật của việc dạy thêm, học thêm của cấp tiểu học

03 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1093)
  • Tác giả :
Sự thật của việc dạy thêm, học thêm của cấp tiểu học
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Vấn đề học phụ đạo hay còn gọi là học thêm cho các cấp trung học tại Việt Nam là điều dễ hiểu nhưng, điều này có thật sự cần thiết khi các học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi chơi ở cấp tiểu học?

Khoa Diễm tìm hiểu và tường trình.

Tải xuống để nghe.


Một lớp học tiểu học ở Hà Nội. AFP PHOTO



Khó theo kịp bạn


Bé Trần Phương Uyên, hiện đang là học sinh lớp 5, về đến nhà lúc 5 giờ chiều sau khi học ở trường từ sáng sớm, đã phải ngồi lại vào bàn học lúc 7 giờ để được cô giáo kèm bài tập.

Nếu tính thời gian thì bé Uyên đi học nhiều giờ hơn là cha mẹ bé đi làm mỗi ngày; tuy nhiên, mẹ bé, chị Thảo cho biết là nếu không giúp bé luyện các kỹ năng, nề nếp từ bây giờ thì sau này bé sẽ khó để theo kịp bạn bè cùng lớp.

Chị Thảo chia sẻ:

“Theo em thấy thường là học thêm nữa thấy tốt hơn vì các em hay có quan niệm là thôi học trong trường vậy đủ rồi, về nhà không cần soạn bài nữa. Mấy bé hay thích chơi lắm, nhất là bé Uyên. Nó thích đi chơi lắm.

Về nhà tắm rửa xong là chạy đi chơi. Mỗi lần học bài là phải kêu vô bàn ngồi học nên muốn tập cho bé có thói quen là đến giờ đó phải đi vô ngồi học nên nhờ cô giáo về nhà kèm, tập cho bé một cái thời gian biểu.”

Cô Trang, là cô giáo dạy bé Uyên ở lớp, trường Tiểu học Phú Mỹ, và cũng là người dạy kèm cho bé một tuần 3 buổi, không chắc chắn trong số 24 học sinh của cô có bao nhiêu bé học thêm ngoài giờ.

Cô Trang tâm sự:

“Em đi dạy thì em cũng dạy một vài đứa, em thấy là những đứa cần dạy kèm là những đứa ở trên lớp nó chỉ nắm được khoảng 50-60% bài giảng thôi.

Thay vì bố mẹ nó phải kèm cho nó thì bây giờ bố mẹ nó không có điều kiện kèm cho nó thì cần giáo viên dạy kèm để nó nắm bài nhiều hơn. Còn bảo là khả năng tự học của các em tiểu học thì tôi nghĩ là chưa có, như là chuyện dạy kèm là cần thiết.”

Cấm dạy thêm, học thêm



Một kỳ thi Học sinh giỏi bậc Tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010. Photo courtesy of hue.vnn.vn


Theo ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM thì chương trình tiểu học chủ yếu phát triển kỹ năng, không yêu cầu nâng cao hay mở rộng và Sở nghiêm cấm ép buộc học sinh đi học thêm.

Về vấn đề này cô giáo Trang cho biết:

“Học kèm thì không phải là lời khuyên của nhà trường đối với phụ huynh đâu mà tự bản thân phụ huynh cảm thấy là không thể kèm được con mình hoặc là có những yêu cầu muốn cho nó được nâng cao kiến thức gì đó theo như là họ nghĩ thì là họ tự kiếm chứ không phải là do đề xuất.”

Trả lời độc giả cho báo VNExpress.net, PGS-TS Nguyễn Công Khanh cho biết trong thời gian học tiểu học, các bé sẽ không xem trọng việc học chữ và đây là phát triển bình thường. Các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo nên có những cách khác nhau để cho trẻ cảm thấy học vui và muốn tham gia như một trò chơi thì tình trạng chán học, ham chơi sẽ không còn nữa mà áp lực trên các em cũng giảm.

PGS-TS Nguyễn Công Khanh cho rằng niềm tin của các bậc phụ huynh về phong trào con người khác học thêm thì con mình cũng phải học thêm mới có thể theo kịp là không có cơ sở khoa học, thậm chí là sai lầm đáng tiếc nếu điều này không phải là nhu cầu của bé mà là của cha mẹ.

Sở GD-ĐT đã cấm tình trạng dạy thêm, học thêm từ nhiều năm qua nhưng việc học thêm, dạy thêm hình như đã trở thành một điều gì đó quá quen thuộc và được xem là tất yếu cho các em.

Hy vọng được vào trường công


Chị Thảo cho biết chị không hề biết sự cấm đoán của Sở GD-ĐT về việc dạy thêm, học thêm nhưng chị chỉ mong bé Uyên học thật tốt để vào một trường công lập thì sẽ đỡ tốn tiền và tương lai sẽ tốt hơn, dù rằng trả thêm 500.000 đồng một tháng cho cô giáo đến nhà dạy kèm cũng không phải là một số tiền nhỏ.

Chị nói:

“Bây giờ thì nó không có còn là thi tốt nghiệp để bước lên một trình độ khác, mà bây giờ xét điểm mà điểm phải 9-10 nó mới được vào một trường công lập là trường của nhà nước, còn vào trường tư nhân thì đóng tiền nhiều lắm với lại chất lượng dạy cũng không có bằng mấy trường công lập.”

Vậy liệu nên trách cha mẹ các em thúc đẩy thầy cô giáo dạy thêm cho con em mình hay là do Sở GD-ĐT không có những biện pháp dứt khoát cho thực trạng này?

Phải chăng nếu những người có trách nhiệm cho tương lai thế hệ sau hiểu được các em đang nghĩ gì và cảm nhận ra sao thì tình trạng thúc đẩy học tập hay chạy theo số điểm sẽ giảm cũng như các em có thể sống thật với lứa “tuổi ăn, tuổi chơi” của mình.

Khoa Diễm, phóng viên RFA

02-10-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn