Hai con người này đối nghịch với nhau như là nước với lửa. Chính xác hơn là giữa hai màu đen và trắng, giữa giả dối và thật thà, giữa nịnh thần và lòng ngay thẳng. Một bên tham quyền lực và một bên chẳng màn danh lợi. Một bên là tay bán nước cầu vinh và một bên yêu nước tha thiết. Một bên thì là: bản tính đàn bà hẹp hòi nhỏ mọn thù dai trong thân xác đàn ông, bên kia thì là: tính cách nam nhi đại trượng phu trong thân phận nữ nhi…
Lịch sử đã nhiều lần sắp xếp cho họ đứng gần nhau để cho thiên hạ có cái nhìn tổng quan và so sánh cụ thể chi tiết hơn. Lần thứ nhất là trong “Chân dung nhà văn, nhà thơ” của nhà văn Xuân Sách. Đây là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Xuân Sách, bị Tố Hữu “đì” sát ván và trả thù một cách hèn hạ. Trong ”100 chân dung” này nhà văn Xuân Sách xếp Tố Hữu vị trí 69 và Dương Thu Hương vị trí 70. Người ta thường nói “49 gặp 50” nhưng ở đây thì là ”69 gặp 70”. Chân dung của họ được thể hiện trong “nét cọ tài hoa” của Xuân Sách cũng là nguyên nhân đưa số phận ổng thành ”Hữu Loan thứ 2”:
Đây 69- Tố Hữu
“Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây”
Gặp 70- Dương Thu Hương:
“Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hòang hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẽ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình”
Thiên tài của Xuân Sách là lấy chính tác phẩm của họ để khắc họa quá chính xác về nhân cách của họ. Tác phẩm này chỉ được phổ biến rộng rãi sau khi nhà văn Xuân Sách qua đời. Không phải vô tình hay ngẫu nhiên mà nhà văn Xuân Sách cho họ đứng gần nhau như vậy. Bình về hai khổ thơ đứng liền này nói về hai nhân vật của văn học sử Việt Nam thì có thể nói theo ngôn ngữ hiện đại: “Chuẩn không cần chỉnh”.
Lần thứ nhì là sau năm 1986 bắt đầu đổi mới. Trên con đường “xuống chó” Tố Hữu bị dân chúng chửi không biết bao nhiêu lời. Những ta thán, oán trách ngút ngàn mây về chính sách đổi tiền kiểu ăn cướp. Cùng lúc này sự kiện Lưu Qưang Vũ, Xuân Quỳnh, Dương Thu Hương nổi đình nổi đám. Từ đám bình dân cho đến trí thức văn nghệ sĩ ai ai cũng biết là bàn tay dơ bẩn của an ninh cọng sản dàn dựng để triệt hạ người tài. Lẽ ra Dương Thu Hương cũng bị ”tai nạn bất ngờ” nhưng nhờ sự thông minh cá nhân chị vào bảo bọc của những con người còn chút lương tâm trong bộ máy thối nát chế độ mà chị còn sống, để bây giờ chị đến được thế giới tự do như là một nhân chứng sống tố cáo những bạo tàn, những hèn hạ của tập đòan cọng sản Việt Nam.
Và có lẽ là lần mới đây nhất cặp “gái tài-trai ác” này diện kiến nhau là mới đây. Khi ở Huế đang tổ chức đêm thơ khóc mướn Tố Hữu. Đêm 11.12.2010 tại Huế tổ chức đêm thơ “Quê Mẹ”có bà Vũ Thị Thanh, vợ ông Tố Hữu và Nguyễn Chí Vịnh con trai Nguyễn Chí Thanh tham dự được báo chí màu mè tô vẽ là trước đây Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh là bạn rất thân. Đã chết rồi mà còn ham danh vọng. Trong khi đó nữ sĩ tài hoa lại nói lời chia tay vĩnh biệt văn đàn khi ngòi bút chị đang vẫn còn mãnh lực.
Khi biết tôi có ý định viết bài so sánh Dương Thu Hương và Tố Hữu bạn bè cho là làm hỏng hình ảnh của chị Dương Thu Hương. Cô giảng viên Đại học Luật thành phố coi tôi là quá đáng, anh bạn ở Hà Nội cho tôi là dở hơi. Một nhà thơ ở Nghệ An thì bảo tôi có trí óc tưởng tượng hơi lãng mạn. Một nữ sinh viên của Đại học Xã hội và nhân văn thì bảo tôi là người tái phạm: “lấy bông hoa nhài cắm…”
Có lẽ chị Dương Thu Hương và những fans của chị trách tôi sao dám đem chị Dương Thu Hương so sánh với Tố Hữu. Xin lượng thứ bởi tôi chỉ muốn nói lên lòng thành của tôi là: “từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát” bởi vì tôi đã nhìn biết rõ “những thiên đường mù” mà chế độ vô nhân này vẽ ra để lừa cả dân tộc. Trong đó không chỉ có tôi mà cả chị Dương Thu Hương và hàng triệu triệu người đã ăn quả lừa cay đắng này.
Vũ Nhật Khuê
Theo Dân Làm Báo
Gửi ý kiến của bạn