BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hai tờ báo của hội nhà văn bịt miệng nữ sĩ Dư Thị Hoàn để "mời đối thoại"

23 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 939)
Hai tờ báo của hội nhà văn bịt miệng nữ sĩ Dư Thị Hoàn để "mời đối thoại"
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51


Nhà thơ Dư Thị Hoàn (ảnh: Lý Đợi)



Dư Thị Hoàn là nhà thơ nữ tài sắc của đất cảng Hải Phòng. Chị nổi tiếng về thơ không vần, thứ thơ chân mộc và sâu sắc từ ngót ba mươi năm nay. Ngoài đời, Dư Thị Hoàn là ngừoi đàn bà thành công : thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, ngoại giao giỏi…từ tay trắng trở thành nhà doanh nghiệp có hạng. Nhưng hình như trong văn chương…chị có vẻ hơi dại !“ Khôn chốn quan trường là khôn dại / Dại chốn văn chương ấy dại khôn”; bẳng chứng là chị đã “dại dột” nói tuốt tuồn tuột ra sự thật trong bài : “Những bất cập của văn chương Việt Nam” trả lời phỏng vấn Lê Anh Hoài in trên báo điện tử www.vannghesongcuulong.org ngày 27-9-2006. Nhưng đến ngày 07-10-2006, do áp lực của A-25 ( Cục bảo vệ văn hóa của Bộ Công An VN) và của Hội Nhà Văn Việt Nam, bài phỏng vấn Dư Thị Hoàn đã bị bóc khỏi trang web trên.

Lập tức, bài phỏng vấn Dư Thị Hoàn được hàng chục website Việt ngữ đưa lên mạng Internet. Ngưởi dân Việt Nam vốn có kinh nghiệm : cái gì “bị” nhà nước cấm đều là cái quý, cũng như quý ông hay nói đùa với nhau : này, vợ ông cấm ông điều gì thì ắt điều ấy là điều thậm quý đấy !” nên bài phỏng vấn trên càng được nhiều người đọc hơn.

Ban tư tưởng văn hoá trung ương, A-25 đã chỉ thị cho Hội nhà văn “bịt miệng” nhà thơ dám nói thật Dư Thị Hoàn lại, kẻo các nhà thơ nhà văn khác noi gương mà nổi lên phong trào nghĩ sao nói vậy thì chế độ ta có mà toi !

Báo Văn Nghệ số 42 ( 21-10-2006) của Hội Nhà Văn VN liền có bài của tác giả Lã Thanh Tùng : “ Cơ hội vẫn đó nhưng không đơn giản” ( Trao đổi với nữ nhà thơ Dư Thị Hoàn) và trên tờ tạp chí Nhà Văn tháng 11-2006 của Hội Nhà Văn VN có bài : “ Nhà thơ Dư Thị Hoàn đã đi quá đà” của tác giả Trần Trương.

Chuyện phê bình, tranh luận, trao đổi, bút chiến của các nhà văn nhà báo xưa nay ( dù có nặng lời một chút) vốn dĩ cũng là điều bình thường. Ngay cả trong trường hợp hai ông lực điền Lã Thanh Tùng và Trần Trương nhảy phóc ra hai tờ báo của Hội Nhà Văn “choảng” cho nữ sĩ Dư Thị Hoàn vốn dĩ chân yếu tay mềm một mẻ đi chăng nữa, sẽ vẫn cứ là điều bình thường, nếu hai ông và Hội Nhà Văn không “bịt miệng” người - đàn - bà thơ này lại rồi mới dũng cảm “đánh đòn” trao đổi ! Bằng cớ là khi cho in hai bài “trao đổi” của hai ông thợ đấu Lã Thanh Tùng & Trần Trương trên hai tờ báo của Hội, các vị cũng cần phải có thái độ đàng hoàng, tử tế là cho in lại toàn bộ bài trả lời phỏng vấn của nữ sĩ Dư Thị Hoàn bên cạnh hai bài diễu bút dương văn của hai đấng nam nhi kia mới là công bằng, mới là mã thượng, là dân chủ là tự do ( món quý nhất mà cụ Thượng từng tuyên bố). Chao ôi, đưa hai ông trượng phu võ sĩ ra để đấu với một người đàn bà mà Hội Nhà Văn nỡ lỏng nào lại đang tâm bịt mồm, trói tay trói chân bà nhà thơ lại để hai gã lực điền ra roi “trao đồi” như thế mà coi được a ?

Ngay cả khi nữ sĩ Dư Thị Hoàn giả dụ có tội phải ra tòa, thì tòa cũng phải cho bị cáo được nói, cũng phải cần có bằng chứng, vật chứng, tội chứng, cần luật sư bênh vực; đẳng này, nhà thơ Dư Thị Hoàn chỉ “có tội” là dám nói ra sự thật là bài trả lời phỏng vấn, cớ sao Hội sai hai ông thợ đấu ra kết tội người ta mà lại đang tâm bịt mồm người ta bằng cách không chịu đăng lại bài phỏng vấn người ta để thiên hạ tỏ tường ai đúng, ai sai ?

Lã Thanh Tùng hùng hục bút chiến giáp lá cà với nữ thi sĩ bị “trói tay trói chân”, mặc dù cố tỏ ra “khoa học”, nhưng vẫn để lộ sự lươn lẹo, ra tuồng “phê gian” bằng cách không dám nêu xuất xứ, rằng cái bài bị tôi phê, tôi đấu đây in ở đâu, báo nào, sách nào, để người đọc truy tìm mà phán xét; nhưng Lã ông sợ sự thật quá nên mới nói trống không vô bẳng cớ về xuất xứ bài phỏng vấn Dư bà bà rất chi là phản khoa học như sau : “Sự xuất hiện bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ nữ Dư Thị Hoàn, dưới dạng photocoppy truyền tay, về văn giới và văn chương tiếng Việt. Trong bài trả lời này ( do Lê Anh Hoài thực hiện), những điều chị Hoàn nói, công tâm mà xét, thì sự thật cũng có đến …70%”. Dù ghét người ta, đánh người ta cho vừa lòng cấp trên, Lã quân cũng phải thừa nhận bài trả lời của Dư nữ sĩ hầu như gần đúng sự thật ( 70% sự thật rồi còn gì, mặc dù bài trả lời phỏng vấn này đúng đến 100% sự thật mà chúng tôi xin trích phần lớn ý chính của bài ngay sau đây). Tại sao, Lã ông không dám nói ra sự thật là bài phỏng vấn này in trên website www.vannghesongcuulong.org ( báo trong luồng) được 10 ngày thì bị bắt bóc bài ra, nay đang in trên các website ngoài luồng như sau : www.troinam.net, www.ykien.net, www.doi-thoai.com, www.talawas.org, www.thongluan.org , www.phusa.net, www.canh-en.de...và nhiều trang web khác ? Nếu quý bạn đọc bị tường lửa không vào được các mạng trên ( riêng www.troinam.net chưa bị tường lửa) xin dùng chìa khoá phá tường lửa này là vào đọc được : http://haokan.bounceme.net/dmirror/http/www.saigonbao.com

Chúng tôi xin trích mấy đoạn ( khá dài) trong bài Dư nữ sĩ trả lời phỏng vấn Lê Anh Hoài như sau để quý vị độc giả phán xét xem sự thật dưới đây là 100% hay mới hơn hai phần ba ( tức 70% sự thật) như Lã Thanh tùng viết. Đây là lời của Dư Thị Hoàn :
… Giai đoạn này, đất nước ta đang chuyển hướng từ cơ chế bao cấp - phân phối xin cho, đến cơ chế thị trường - cạnh tranh. Chúng ta phải dũng cảm thừa nhận rằng: cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua. Dù đau đớn đến mấy, dù phải trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, vẫn nên mừng rỡ vì cũng còn may, dân tộc ta đã thoát khỏi vũng lầy bế tắc trong thời điểm này.

Bản chất vốn không dung hoà, không nhân nhượng của hai cơ chế, buộc chúng ta phải lựa chọn lấy một: Bao cấp tức là phủ nhận thị trường, thị trường tức xóa bỏ bao cấp. Đơn giản vậy thôi!

Nửa thế kỷ qua chúng ta đã đẻ ra và dung dưỡng một bộ máy nhà nước duy ý chí để thao tác, vận hành bao cấp, một bộ máy gồm những cấu kiện thiểu năng nhưng lại được đặt vào những vị trí then chốt, để định hướng, định lượng và phân phối toàn bộ sản phẩm (cả vật chất lẫn tinh thần) cho dân chúng như cha đạo phát chẩn! Dân chúng làm và hưởng trong trạng thái gần như thụ động toàn phần. Kết quả là một đất nước lạc hậu cùng một dân tộc đói kém đã đi kèm hai chữ Việt Nam bước dần vào ngõ cụt cho đến cuối thập kỷ 80. Bộ máy nhà nước từng thống soái cả một kỷ nguyên bao cấp đã không tận dụng được cơ hội làm cho nước giàu dân mạnh.

Giờ, ngẫm kỹ về phạm trù thị trường mới ngộ ra rằng: nhu cầu làm, nhu cầu hưởng của dân chúng tự thân không hề lệ thuộc vào nhà nước. Sự có mặt của chính quyền giờ đây phải được xác định lại hoàn toàn. Bộ máy độc quyền phát chẩn xưa nay lại chủ quan uốn nắn, thậm chí đã từng thô bạo ngăn cản dòng chảy kinh tế thị trường, nay lâm vào cảnh huống hết đát là hiển nhiên!

Việc hết đát mà vẫn sử dụng trường kỳ là nguyên nhân chí mạng gây nên chứng ung thư mà ta hay gọi là bất cập (hay lợi bất cập hại) đang di căn, huỷ hoại mọi chốn mọi nơi, mưng mủ khắp cơ thể Việt Nam: sưng tấy ở các ngành tài chính, xây dựng, giáo dục, giao thông, y tế... Dĩ nhiên văn chương cũng khó mà lành lặn.

Riêng địa hạt văn chương hiện nay, mặc dù đã bao phen hô hào tự do sáng tạo, nhưng cơ quan quản lý với cách thức xuất bản, kiểm duyệt vẫn không xoay sở kịp với làn sóng ồ ạt của các cây bút đột phá. Đa số các ông bà ngồi dài hạn trên ghế tổng biên tập của nhiều nhà xuất bản, báo, tạp chí, trên ghế lãnh đạo vụ, viện, sở, hội ngành văn học nghệ thuật đều là cán bộ trưởng thành từ chiến trận, từ thời bao cấp. Họ không qua hoặc không cần qua đào tạo nghiệp vụ một cách cơ bản, hệ thống, cập nhật, chỉ vì lý lịch, lai lịch cách mạng được ưu đãi, hoặc do quan hệ hoàng thân quốc thích, hay do mua quan bán tước, nghiễm nhiên được thể chế giao chiếc gậy định hướng, kiểm duyệt văn chương hàng chục năm nay với năng lực bất biến!

Lê Anh Hoài: Xin chị nói rõ hơn về những chuyện này?

Dư Thị Hoàn: Tôi lấy thí dụ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam. Những vị không thạo ngoại ngữ lại được chỉ định làm trưởng ban đối ngoại, nên mới xẩy ra chuyện gửi giấy mời hội thảo văn học dịch năm 2002 cho các đại biểu quốc tế mà toàn lỗi chính tả. Không thạo tiếng Anh, mà lại được phụ trách xuất bản tờ báo tiếng Anh, nên tờ báo chỉ ra vài số rồi chết yểu. Tổng biên tập báo Văn nghệ đã không biết ngoại ngữ, mà lại trưng dụng người cũng kém cỏi ngoại ngữ làm trưởng ban văn học dịch của toà soạn, cho đăng lên báo những bài lý luận văn học dịch sai một cách thảm hại về hàng loạt kiến thức nhập môn.

Một Hội Nhà văn tầm cỡ quốc gia, đang tắm mình trong thời đại điện tử, mà không tạo dựng được một trang web cho văn chương nước nhà, chỉ vì chánh phó tổng thư ký cùng “khiêm tốn” về trình độ vi tính…
…..

…. Các ông tổng biên tập đủ khôn ngoan rút kinh nghiệm xương máu từ người tiền nhiệm Nguyên Ngọc: Không dại gì tung ra những tác phẩm mới lạ mà mình không hiểu, gây xôn xao bàn tán để mà mất chức à! Mọc ra một Nguyễn Huy Thiệp, một Phạm Thị Hoài nữa thì chúng nó nổi tiếng chứ, mình lại vạ lây!

Chắc mọi người còn nhớ, truyện ngắn “Linh nghiệm”, “Cuốn sách gia truyền” của Trần Huy Quang và “Đi” của Nguyễn Bình Phương in trên báo Văn nghệ bị săm soi. Kết án tác phẩm “Biểu tượng hai mặt” chẳng khác gì kết án Nhân văn-Giai phẩm 50 năm đã qua: xuyên tạc cụ Thượng, cạnh khoé chế độ, nói xấu Đảng... Tổng biên tập đi vắng lúc ấy những tưởng vô can, không ngờ lại khiêm cung nhận khuyết điểm chứ không biện hộ bằng bản lĩnh quan văn. Kết quả là phóng viên (tác giả) Trần Huy Quang bị đình chỉ công tác và cán bộ biên tập Nguyễn Thành Phong buộc phải thôi việc cơ quan.

Còn ông Tổng biên tập thì vẫn bàn ghế vững chắc. Kết quả là tờ Văn nghệ xuống cấp...
Cùng mắc bệnh tương tự: cầu an, nên tạp chí Nhà văn đang phát hành một tháng một số, đã hàng chục năm nay, vẫn không lấy lại được phong độ của một thời, như tiền thân của nó - tạp chí Tác phẩm Mới.


Lê Anh Hoài: Còn xuất bản, thưa chị ?

Dư Thị Hoàn: Vâng, rất nhiều chuyện. Tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn bị nghiền thành bột giấy. Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh bị cấm đoán. Buổi giao lưu của nhóm thơ “Mở Miệng” của Khúc Duy, Lý Đợi, Bùi Chát tại Viện Goethe bị đình chỉ. Tập thơ Dự báo phi thời tiết bị ngưng phát hành. Tập thơ Những giấc mơ của lưỡi của Văn Cầm Hải chờ đến giờ đã hơn bốn năm vẫn chưa được cấp giấy phép... Thơ Vi Thuỳ Linh bị dập vùi, truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu bị đánh hôi... Oái oăm thay, khi tất tần tật những tác phẩm, tác giả liên tục bị sự cố, bị lãnh nạn từ “trên trời rơi xuống" thì... Hội Nhà văn cũng liên tục đứng ngoài! Báo Văn nghệ liên tục khoanh tay, tạp chí Nhà văn liên tục im tiếng.

Đã đến lúc phải nghĩ đến việc thay đổi cả một guồng máy, mới từ con ốc con vít, mới về công/kỹ nghệ, mới về tính năng. Tức là phải dùng nhân tài! Chúng ta không thiếu nhân tài, vấn đề là không chịu thay!

Mặc dù Lã Thanh Tùng sợ sự thật mới xông ra “đánh” người dám nói lên sự thật, cũng phải thừa nhận nhà thơ Dư Thị Hoàn đã nói lên 70% sự thật, nghĩa là bài báo trả lời phỏng vấn kia hầu như nói đúng sự thật ! Thế mà, lạ thay, Lã Thanh Tùng vừa mới nói cái này trắng, cái này đúng, thoắt quay đi quay lại một cái đã bảo cái ấy đen, cái ấy sai. Mở đầu ông thợ đấu họ Lã bảo chị Hoàn nói đúng đến gần hết, tức đúng tới 70%, thì trong cùng cột báo, ông đã quay ngoắt 180 độ mà tráo trở phán trong tiểu tiêu đề thứ hai rằng : “2 -Những điều chị Dư Thị Hoàn nói không đúng” tức chị nói sai 100% ! Một người gian trá như Lã Thanh Tùng, liệu có thể “trao đổi” được không ? Trong tiêu đề một, Lã Thanh Tùng viết : “ 1- Chị Hoàn nói mà không chứng minh” ! Đây lại là sự gian trá trắng trợn khác của Lã Thanh Tùng, khi chị Hoàn đưa ra bao nhiêu bằng chứng thuyết phục, ví như việc tạp chí Văn học bằng tiếng Anh của Hội lại do một ông nói tiếng Anh giả cầy, thực ra là không biết tiếng Anh làm tổng biên tập, nên viết một cái giấy mời các vị ngoại quốc đến hội thảo lại viết sai tùm lum; ví như việc ông cựu Tổng biên tập Hữu Thỉnh ( và cả ông Tổng Nguyễn Trí Huân đương vị) đều mù ngoại ngữ nên duyệt bài các bản dịch theo kiểu người mù xem voi ( Nói thêm, trong khi hai Uỷ viên Ban Chấp hành khác của Hội Nhà Văn là Hồ Anh Thái và Phan Thị Vàng Anh giỏi ngoại ngữ, trình độ chuyên môn cao, uy tín trong văn giới lại không được trao cho làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ là sao ?)…

Tráng sĩ Trần Trương xông trận, quyết chiến đấu với một nữ sĩ bị tước mất vũ khí, bị bịt miệng, bị trói tay trói chân, nên ông ta dũng cảm vô song lao vào liều mình như chẳng có trong bài : “ Nhà thơ Dư Thị Hoàn đã đi quá đà” in trên tạp chí Nhà Văn như vừa dẫn. Trần Trương mào đầu cũng rất gian là không dám nêu xuất xứ thật bài trả lời phỏng vấn của Dư Thị Hoàn, vì cũng như Lã quân, Trần quân cũng rất sợ sự thật, nên viết rất tù mù như sau : “Dù được biết muộn nhưng tôi đã thật sự giật mình khi đọc bài trả lời phỏng vấn “Sông Cửu Long” do Lê Anh Hoài thực hiện …”. Trần Trương dùng võ mồm mà ra đòn mắng Dư nữ sĩ là kẻ “đa ngôn”, “xấc xược”, dám đụng đến nhà nước muôn năm đúng của ta !

Theo chúng tôi, những điều chị Hoàn nói trong bài này còn chừng mực hơn nhiều bài “Ai điếu cho một nền văn học minh họa” của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu- người được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học mà ông Trần Trương đã hùng hổ chửi bới nữ sĩ họ Dư như thế ? Vậy thì thưa ông Trần Trương, ông hãy viết bài chửi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đi, vì ông Linh còn nói mạnh hơn Dư Thị Hoàn nhiều lần mà rằng : “ Đảng sẽ cởi trói cho văn nghệ sĩ trí thức !”. Văn nghệ sĩ trí thức là đầu tầu của toa tàu dân tộc, toa tàu nhân dân mà đảng còn trói, thì thử hỏi nhân dân này, đất nước này bao nhiêu năm đảng đã trói cả giang sơn ! ? Đấy là lời thú tội, lời sám hối rất có nhân cách của ông đứng đầu đảng cộng sản thì xin hai ông Lã Thanh Tùng và Trần Trương có gan thì viết bài bênh đảng để “chơi” lại ông Nguyễn Văn Linh xem nào, cớ sao chỉ dám bắt nạt phụ nữ ?

Ngay cả ông Hồ Chí Minh đã phán một câu mà ngẫm ra là phủ nhận toàn bộ chế độ cộng sản hôm nay : “Độc lập cũng không có nghĩa gì nếu không có tự do !”. Sau 31 năm chiến tranh đã đi qua, nước ta có độc lập mà vẫn chưa có tự do; vì tự do khởi đầu là tự do báo chí, tự do ngôn luận : ba triệu đảng viên cộng sản mà có tới 600 tờ báo, trong khi hơn 80 triệu nhân dân ngoài đảng không có một tờ báo nào, vì đảng không cho dân ra báo tư ! Câu nói của ông Hồ thâm lắm, đau lắm, báo Văn Nghệ, tạp chí Nhà Văn cùng hai võ sĩ giác đấu của sự thật Lã Thanh Tùng & Trần Trương có giỏi thì phê phán câu nói này của ông Hồ đi, sao chỉ giỏi bắt nạt phụ nữ ?

Trần Trương, một nam nhi cầm bút mà không biết phép lịch sự tối thiểu là cần phải giữ văn hoá khi tranh luận, nhất là khi tranh luận với phụ nữ mà ông lại ăn nói sỗ sàng, ba láp đến như thế này với chị Dư Thị Hoàn mà nghe đươc a : “…Tôi thành tâm thắp ba nén nhang trước cây Tháp bút ở cổng đền ngọc Sơn cầu mong cho nhà thơ có nhiều tác phẩm hay, và đừng phung phí ngòi bút vào sự ảo tưởng nào đó làm cho nhà thơ bức xúc theo hùa rồi hao tâm khổ trí , mong nhà thơ hãy “cài khuy áo lại” để hòa nhập với xã hội” !

Viết như thế này, Trần Trương quả là bất nhã với phụ nữ : “ mong nhà thơ hãy “cài khuy áo” lại để hòa nhập với xã hội” ! Thế thì có phải kẻ trượng phu quân tử Trần Trương vừa “ra đòn” với một người đàn bà “trật hết khuy áo” hay sao ? Hay các ông xông vào giật bung hết khuy áo của nữ sĩ ? Hay nữ sĩ tự vệ bằng bộ ngực E va ? Hiểu theo nghĩa nào ở đây của mạch văn trên cũng là bất nhã, là xúc phạm đối tượng phê bình của các ông là chị Dư Thị Hoàn, một nhà thơ nổi tiếng, một người đàn bà đoan trang, đức hạnh đã có cháu nội.

Riêng người viết bài này hiểu được cách chơi chữ quá mất vệ sinh, mất lịch sự của Trần Trương : ông lấy cụm từ “cài khuy áo” trong một bài thơ tình triết luận của Dư Thị Hoàn ra để bóng gió diễu cợt, nhằm đánh quả tù mù, nửa nạc nửa mỡ, nham nhở, bờm xơm, xuồng sã mà hạ nhục nhà thơ nữ của chúng ta ! ?

Một kẻ “phê gian”như Lã Thanh Tùng, một kẻ man di chưa biết phép xã giao lịch lãm với phụ nữ trong một xã hội văn minh như Trần Trương, lẽ nào lại xứng đáng là hai chiến sĩ dũng cảm của đảng ta trong trận địa phê bình văn học ?

Sài Gòn 22 h 25 phút đêm 23-11-2006
T.M.H.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn