BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73429)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đọc tự truyện của Lê Vân, nghĩ về khoảng cách thế hệ và gia đình Châu Á

24 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 1004)
Đọc tự truyện của Lê Vân, nghĩ về khoảng cách thế hệ và gia đình Châu Á
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đọc "tự truyện của Lê Vân" tôi ngạc nhiên thán phục và thầm cám ơn cô. Từ trước tới giờ chưa ai dám nói thật "chuyện xấu gia đình" ra công luận như thế. Những nỗi niềm riêng từ bất hoà đến bạo hành, hầu như ai cũng từng trãi nghiệm, nhưng chỉ nhỏ to tâm sự hay dấu kín tận đáy lòng. Vô số chuyện ngược đãi con dâu, ngoại tình, tranh chấp gia tài, hiếp dâm, loạn luân, hành hung, đánh đập con cái, từng xảy ra và vẫn đang hiệu hữu ...



Tự truyện của Lê Vân như một tiếng pháo làm giật mình, nhưng kích hoạt một sự điều chỉnh nếp sống. Lê Vân đi tiên phong có khi phải tan nát cỏi lòng như xác pháo sau khi quyển tự truyện ra đời.

Lê Vân đã từng yêu trong ngưỡng mộ một người đàn ông lớn tuổi, dìu dắt cô trong từng bước trưởng thành nghề nghiệp và thường trao đổi nhân sinh quan thế giới quan xã hội khiến cô thán phục. Người đàn ông này lại có một gia đình tươm tất rất gần với ước mơ. Điều này dễ xảy ra vì đáp ứng khao khát tình cha và hạnh phúc gia đình thiếu vắng trong tiềm thức của cô !

Nghệ sĩ Trần Tiến không cần quá đau lòng ! Ông Trần Tiến cần nghĩ và tốt hơn là chủ động nói với con gái: “Ba hối tiếc đã để con hiểu lầm nhiều việc và khi vô tình lôi con vào mâu thuẩn của mẹ cha, Ba từng không nghĩ đã làm con đau lòng nhiều như vậy!”.

Được biết nghệ sĩ Trần Tiến đã tiếp xúc bình thường với cháu ngoại, con Lê Vân. Cần là như thế, nếu Lê Vân từng giấu kín nỗi niềm khiến ông Trần Tiến nay bị bất ngờ chính vì cô từng hiếu thảo cam chịu. Tiếp cận lối sống bộc bạch Châu Âu có khi là chìa khoá mở cửa lòng Lê Vân và khiến Lê Vân có nhu cầu nói ra sự thật.

Sai lầm của hầu hết đàn ông là chỉ lo chạy theo danh vọng xã hội và coi nhẹ hạnh phúc gia đình coi nhẹ cuộc đời vợ con mình. Gia đình phải phục vụ cho tham vọng xã hội, được đàn ông coi như chuyện đương nhiên. Ông Trần Tiến người cha gia trưởng, người chồng không tốt và tài năng âm nhạc được ghi nhận là hai việc khác nhau ! Nếu nhìn ra được khía cạnh tích cực của vấn đề, ông Trần Tiến sẽ làm được một chuyện huyền thoại là bắc nhịp cầu cho khoảng cách thế hệ, để ngày nào đó, Lê Vân có thể viết thêm một cuốn tự truyện khác về "Hạnh phúc cuối đời của Lê Vân !" Cô cần được gia đình hiểu đúng, ông sẽ được các con truy phong danh hiệu "Người cha tuyệt vời". Ông sẽ thấy điều kỳ diệu mang đến cho ông nhiều hạnh phúc gấp ngàn lần danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" được truy tặng từng là cố gắng của riêng ông. "Nghệ sĩ nhân dân" là giấy chứng nhận thành công trong một hoàn cảnh xã hội phù hợp với mục tiêu của quyền lực đương thời, còn nghệ sĩ nhân dân đích thực nằm trong sự trường tồn của tác phẩm trong lòng dân !

Chuyện gia đình của Lê Vân là một khuôn mẫu bình thường của hầu hết gia đình Châu Á .Có điều Lê Vân không nói dối không có nghĩa là Lê Vân nói đúng .Lê Vân không nói xấu mà đó là điều Lê Vân cảm nhận. Cảm nhận của Lê Vân có thể không đúng và rất khác hơn những gì ông Trần Tiến từng nghĩ và có thể khác với sự thật. Lê Vân kể lại lúc mẹ giận lẫy bảo muốn giết hết các con đi, Lê Vân đã từng tưởng là thật và sợ hãi đau đớn tìm cách để Mẹ đừng giết mình. Nghe tội nghiệp biết dường nào ! Có nghĩa khi lớn lên thêm Lê Vân cũng đã biết có nhiều điều Lê Vân... hồi nhỏ không thấu hiểu. Nhưng cũng không phải không có chuyện cha mẹ giết con rồi tự tử trong cơn giận dữ và tuyệt vọng !

Không phải là sự xúc phạm bôi đen lý lịch ông Trần Tiến mà đứa con là một sinh linh do chính ông tạo ra, cần được chăm lo nhiều hơn. Sự việc cũng hé lộ cho ông và gia đình VN biết có những viên kim cương thường bị người đời vứt bỏ, đó là hạnh phúc gia đình !

Lê Vân là hiện thân của cõi lòng bị dằn vật, tự truyện của Hiểu Khánh là chia sẻ kinh nghiệm thành công. Lê Vân chỉ cần im lặng đã đủ thành con hiếu thảo. Nhưng Lê Vân cần nói lên mình từng khổ vì mối bất hoà của cha mẹ và với chữ tình đa đoan, Lê Vân đã nói đến sám hối, thì ta hãy lắng nghe ! Nhìn sâu vào phần chìm của tảng băng gia đình sẽ thấy nhiều mối quan hệ vợ chồng cha con chỉ là kết nối bằng mối hàn nham nhở giả tạo và bên dưới đó đang diễn ra nhiều sự việc tồi tệ hơn.

Nhân danh nỗi buồn thân phận đứa con thiếu mái ấm gia đình Lê Vân cần biết tránh tạo ra oan trái cho thế hệ con cái. Khi yêu Lê Vân còn quá trẻ để hiểu người đàn ông đèo bồng. Nhưng Lê Vân không lấy người đàn ông VN có vợ con mà cô yêu là một điều đúng, dù muộn màng bởi gia đình đó cũng đã tan vỡ ! Không khó hiểu, chẳng qua Lê Vân là người trong cuộc không thể tàn nhẫn nói ra bởi đã có quá nhiều đổ vỡ, đủ để trả giá cho lầm lạc. Cuộc tình, một khi bắt đầu bằng ngoại tình, gian dối, cuối cùng sẽ khiến hai kẻ, tưởng có thể chết vì nhau, lại không còn lòng kính trọng tin cậy nhau ! Không kể phụ nữ tìm chốn nương thân hay vì tiền, khi yêu thật, thì người phụ nữ tất có lúc hiểu ra người đàn ông không bất hạnh mà có thể bỏ vợ con tấm mẳn, sẽ bỏ người vợ chấp nối không khó !

Trong ý nghĩa này, tự truyện Lê Vân là lời trần tình để cảnh báo hãy quan tâm hơn đến ước mơ của trẻ thơ và chuyện gì đang ảnh hưởng đến người thân trong gia đình.
Hiểu lầm và ngộ nhận để cùng đau khổ là vấn nạn của cách sống Châu Á.

Gia đình Lê Vân đã buồn nhưng Lê Vân sẽ còn buồn hơn nếu tiếp tục bị chê trách. Cần dừng lại chỗ tự nghĩ: “À , tất cả chúng ta từng không biết cách sống, không biết giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, không biết cách làm Cha làm Mẹ để hiểu các suy nghĩ trẻ con và không biết cách làm cho các con hiểu mình ! Các con cũng không được dạy, để vượt qua khoảng cách thế hệ".

Tình gia đình lại nhân lên gấp bội, như ánh trăng vằng vặc khi mây mù đã tan.
Giải pháp cho mâu thuẫn gia đình cũng đơn giản lắm, có điều khó làm. Đó là có trách nhiệm giải thích, có khi phải xin lỗi thế hệ trẻ, vợ, con cái, những người trong thế yếu, từng chỉ biết đau khổ, phải sống lệ thuộc vào người chủ gia đình không quan tâm, không chịu ban phát mà không thể kháng cự.

Người lớn Châu Á lúc nào cũng tưởng mình hay mình đúng ! Giả dụ biết lỗi cũng chỉ im lặng. Lãnh tụ Châu Á không dám đối diện với sự sai lầm và không hề biết từ chức với lời xin lỗi dân! Ông HCM và đảng CSVN nói sai thì sửa dân bảo sai thì xuống, từ chức đi để cho người khác làm ! Phải từ chức, bồi thường cho người bị hại, còn xin lỗi như câu nói cửa miệng thì... xin đừng chọc giận dân thêm !

Trong chiến tranh người VN thường liều lĩnh, được hiểu lầm là can trường hy sinh. Ai rơi vào trận mạc đều phải tranh sống, đều phải tranh bắn trước, tưởng chừng can đảm, thật ra chỉ là ý chí sinh tồn mạnh mẽ. Chiến tranh nơi dung chứa sự hoang dại rừng xanh, ai lanh tay lẹ mắt, khéo ẩn mình và quyết liệt vì không có con đường lùi, có khí tài mạnh, sẽ giành chiến thắng. Trận Điện Biên Phủ trong cuộc chiến Việt Pháp là một hoàn cảnh mà người bộ đội Việt không thể lùi thêm nữa. Và nếu Mỹ đáp ứng yêu cầu của Pháp dội bom thì chưa chắc có chiến thắng này! Lý tưởng là chuyện khác, công cuộc chống Pháp, tinh thần chống Pháp cao, nhưng từng nhiều phen thất bại. Nếu nói thành công thì trận Điện Biên Phủ thành công nhưng nói tinh thần yêu nước chống Pháp thì phải nói đến nhiều nhóm yêu nước khác.

Trái lại CSVN đang bị đặt trước nghi vấn: yêu nước hay tham vọng lãnh tụ, vì kết quả cho thấy tham nhũng và thu vén cá nhân cùng việc tiến hành dàn dựng nhiều phương cách điều hành đất nước, bất lợi cho dân, giành hết chức vụ tiền tài cho một đảng không dung nạp người tài. Tất cả đang đẩy dân chúng vào sự bần cùng, bán thân xoá đói giảm nghèo ! Chình vì thế có phong trào dân chủ. Mỹ có bỏ VN hay thua ở VN, Mỹ có đang thắng ở Iraq, đều không vì thế mà VN và Iraq có thể có tự do dân chủ. Việc truyền bá tự do dân chủ như một lý tưởng là việc làm theo cách truyền đạt văn hoá mà người dân xứ đó phải biết ước mong và đấu tranh để có được.

Trong những hội thảo của "Phụ nữ Châu Á trên đất Mỹ", nhìn lại hủ tục của cố hương, nhiều phụ nữ nói mình khó thể như được sống thế này, nếu còn ở lại trong nước. Tôi cũng mang tinh thần đó về lại quê nhà để cứ phải ưu tư ! Thật ra, người Châu Á còn có lối sống khá ươn hèn, không trung thực, sẵn lòng uốn mình theo khuôn khổ xã hội, bè phái để cầu danh phận, tranh sống trong ưu đãi, không mang được lòng kiên cường tự hạn chế mình để sống trong đạo đức. Kẻ cơ hội có chút thành công lập tức bị óc “đồng bóng vĩ cuồng” ám thị. Thật khó thể hiểu ai đã cấm không cho nói đến sự thật đành rành là việc Ông HCM từng có vợ cưới hỏi, là người phụ nữ Trung Hoa tên Tăng Tuyết Minh. Ông HCM sợ mình trở thành bình thường như mọi người ? Chuyện Ông HCM phải chấp nhận chia lìa, uốn mình vào khuôn của đảng CSVN, chạy theo sự nghiệp lãnh tụ cũng giống nhiều người như ông Trần Tiến và sự nghiệp "Nghệ sĩ nhân dân". Nhưng sự thật không có quyền che giấu và không thể chối bỏ. Có phải Ông sợ lời dèm pha: "Cưới người phụ nữ Trung Hoa là ông HCM không có ý định trở về VN hay cưới vợ Tàu để mưu cầu quay lại lịch sử, được phong làm Thái Thú đất Giao Châu ?". Ông HCM thất bại khắp nơi trong việc truyền bá chủ nghĩa CS nơi ông đi qua như Thái Lan... là một sự thật lịch sử. Ông phải quay về VN rao truyền CS, thực hiện trách nhiệm làm cán bộ ăn lương của Liên Xô và Trung Quốc.

Làm tình báo chọn sai hướng đi là ký hợp đồng bán linh hồn và mạng sống cho Quỷ. Quá khứ có vợ nước ngoài đó không hề ngăn cản ông thành người yêu nước, dù bước đầu không dễ làm lãnh tụ. Ông cứ minh bạch, dân chúng biết chọn lựa. Nói dối có hậu quả không lường ! Lịch sử sẽ không bỏ sót khuyết điểm nói dối này của ông và của đảng CSVN !

Điều dở dễ thông cảm bỏ qua, điều xấu có mức đánh giá đúng như chuyện TT Bill Clinton và cô Monica Lewinsky. Nhưng ác tâm, dối trá làm người ta nổi giận! Gạt cả dân tộc thì cả dân tộc VN nổi giận đấy !

Chính ông HCM hay ai muốn biến Ông HCM thành hình ảnh của óc “đồng bóng vĩ cuồng”? Đồng bóng vì giống như “bà bóng” vùng nông thôn, ít tài nhưng giàu hoang tưởng, múa men dị thường trong khói nhang ma mị, đã vội cho mình là Thiên sứ, được thần linh ban quyền năng siêu nhiên khác người.Trong chánh trị có nhiều điều ma mị như thế. Tin đồn thổi lên rằng Ông HCM quý tướng có mắt hai tròng (theo hồi ký của Ông Đoàn Duy Thành); vĩ cuồng vì một khi có chút lợi thế hay thành công xã hội hay nghĩ mình vĩ đại... như vua tự cho mình là con trời, do vậy mà đẻ ra tham vọng lãnh tụ...

Chuyện gia đình VN lạc hậu, không cần có quá nhiều cảm thức tội lỗi như cách nhìn nhân bản "không biết không có tội ", nhưng cần nhận ra rằng con người phải nên tìm học nhiều thứ khác hơn nghề nghiệp như học làm cha, học tâm lý trẻ con khi có gia đình để thay đổi, xoá bỏ quá nhiều “vô minh“ về chính cuộc sống của mình đã và đang trãi nghiệm từng giờ từng phút. Yêu, khi chưa biết trách nhiệm hậu quả của tình yêu. Cưới nhau, khi chưa ý thức rõ trách nhiệm phức tạp của một gia đình. Có con, khi chưa biết cách giáo dục một đứa trẻ. Không đọc được tư tưởng người khác, mà lại cho rằng hiểu rõ, cho rằng điều gì mình nói mình nghĩ mình làm, người khác cũng hiểu rõ. Bày tỏ âu yếm, nói lời tình yêu với vợ con, cha mẹ, anh em thường bị chê là... giống Cải lương, có thương thì để bụng, cần gì phải nói ? Cần lắm chứ, trẻ con làm gì hiểu thấu chiều sâu của trái tim cha mẹ? Không ai đọc được gì nhiều từ khoé mắt, nét mặt và sự lặng câm... Trẻ con luôn là nguồn hạnh phúc của gia đình, nhưng mà có cha mẹ nào nói ra sự thật này với trẻ chưa? ”Con có biết con là tình yêu và hạnh phúc của Ba mẹ không !” . Lại còn bày chuyện thích con trai con gái, khiến cho phụ nữ mắc vạ và cho trẻ gái tủi cực...

Phải thay đổi việc cha mẹ tự cho có quyền mạt sát nói dữ hay tàn nhẫn đánh đập con, nhất là khi vợ chồng cắn đắng hay ghen tuông. Thỉnh thoảng người lớn còn sát hại trẻ thơ vô tội. Đứa con bỗng bị coi như trở ngại giữ chân trong điạ ngục trần gian là gia đình... do chính mình tạo ra chứ không phải là ai khác.

Phải thay đổi việc nhiều đứa trẻ ra đời không mong muốn. Do không được đón chờ như nguồn hạnh phúc, mà là một sự cố, nên bỗng chốc trẻ hoàn toàn vô tội trở thành là oan gia báo hại, bị cha mẹ bạc đãi! Niềm đau, tiếng khóc trẻ con không gợi được xót thương phản tỉnh, mà dội vào cuộc sống đang phiền muộn tứ bề thành sự giận dữ điên cuồng. Trẻ vô tội nhận lấy không thiếu lời mạt sát nào về sự có mặt trên đời vốn không phải do trẻ yêu cầu !

-“Đẻ hột gà hột vịt, còn bán được tiền !"
-"Con là nợ, chết hết đi cho rảnh việc ! ”...

Không thiếu sự phản kháng từ phía con cái, nhưng hành xử thông thường là tự tử, im lặng bỏ đi xa biệt dạng hoặc không liên hệ thân thiết. Trong cuộc chỉ có nạn nhân với nguyên do tự gây thương tích hay bị gây thương tích được chế tác lại, thủ phạm ngược đãi hầu như không bị kết án.

Nỗi buồn do gia đình thân tộc gây ra không hề nhỏ hơn các trở lực trong cuộc mưu sinh ngoài xã hội. Vậy mà, mối quan hệ con người-con người trắc trở này, không được phân xử công minh, lại hình thành như nếp sống tự nhiên phải chịu, kéo dài hằng nhiều thiên niên kỷ. Tình cảnh cứ phải âu sầu gượng sống, gượng cười, chấp nhận như duyên phận không may đã trở thành tập quán trong nếp sống gia đình Châu Á.

Những nhà phê bình Lê Vân hãy xem lại chính gia đình mình. Với bề ngoài bền chặt, gia đình Châu Á trong đó có gia đình VN là một chuỗi những đau buồn. Trong hôn nhân người ta chỉ biết lo bảo vệ quyền yêu. Một sự thật hiển nhiên cần tỉnh táo chấp nhận đó là tình yêu rất mau chóng tàn phai như hoa phù dung, phải thay bằng nghĩa vợ chồng và ý thức trách nhiệm với con cái. Tự nguyện hạn chế mình trong niềm vui chung lo cho con cái thì gia đình mới có cơ may tồn tại.

Chân lý bị lãng quên nhiều nhất đó là : "ngoại tình là giết chết hạnh phúc của tất cả người trong cuộc" cho dù hôn nhân vẫn tồn tại còn chung sống hay không. Vợ chồngsẽ lập tức thành oan gia của nhau!

***
Đọc tự truyện của Lê Vân và các phê bình, khi tôi còn choáng váng trước ký ức tươi rói của hơn ba mươi linh hồn trẻ thơ trong các vụ đắm đò Cà Tang, Chôm Lôm. Người lớn trong gia đình cũng như xã hội đã không chăm lo chu đáo cho trẻ con. Cái nghèo và cái chết như thế là chuyện có thể tránh !

Đầu óc tôi càng thêm vơ vẩn bồn chồn bởi cái cách thản nhiên, kiên định, can trường, chuẩn bị kế hoạch tự trầm của 5 cháu gái nhỏ tuổi 13. Giờ G bi thảm là chiều muộn, sau tan lớp bình thường ngày 24.5.2006, năm nữ sinh khá giỏi lớp 7B của Trường THCS Phượng Hoàng-Hải Dương, dùng khăn quàng đỏ cột tay nhau trầm mình xuống sông tự tử tập thể. Các cháu sinh cùng năm 1993, cùng ở thôn Ngoại Đàm, xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương. Đúng ngọ ngày 26-5-2006, Công an huyện Thanh Hà và Công an tỉnh Hải Dương đã vớt được xác năm nữ sinh. Không có sự phẫn nộ mà nhiều nỗi tuyệt vọng được liên kết lại trong tình bạn đồng cảnh ngộ. Niềm đau không được an ủi chia sẻ để quên buồn mà tích góp thêm nhân lên và đến lúc sẽ thăng hoa thành thảm họa.

Điều gì khiến không một ai trong các cháu nhỏ sợ chết bỏ cuộc và tin cậy báo cho người lớn? Lẽ nào nỗi đau đã lớn đến mức át tất cả nỗi sợ, kể cả nỗi sợ lớn lao nhất là cái chết. Lẽ nào lòng tin cạn kiệt đã lan truyền mạnh mẽ đến đỗi các cháu chỉ tin nhau vậy sao? Dù là trẻ đã cảm nhận sai, hành động quá khích; nhưng ở khía cạnh khác, người lớn ơi, có ai dám chết để gửi thông điệp đòi quyền được tôn trọng như thế này chưa ? Có ai còn nghĩ mình “vĩ đại” trước cái chết thản nhiên của không phải một mà năm cháu gái nhỏ tuổi 13 không ?

Tuổi thiếu niên khó khăn này là những gì người lớn từng trải qua. Trong tuổi ô mai đó, bình thường ai cũng từng có lúc suy sụp buồn rầu “muốn chết cho rồi”, để rồi ít hôm sau ...quên hết, lại “vui như Tết“. Nhưng nếu nỗi buồn cứ truyền thêm cho nhau sẽ xảy ra sự suy sụp tinh thần do bế tắc.

Không chỉ có trẻ em VN, năm 1995 ngày đầu qua Mỹ tôi đã đọc tin trên báo Mỹ hai thiếu niên Nam Nữ Mỹ tuổi 13 cột tay nhau nhảy sông tự tử vì cha mẹ cấm đoán chuyện qua lại và yêu thương nhau. Rủ nhau tự tử cũng là vấn nạn của nước Nhật. Tự tử là chương quan trọng trong sức khỏe cộng đồng (public health) vì định nghĩa “sức khoẻ” là sự khoẻ mạnh thế chất và sảng khoái tinh thần. Cơn phiền muộn tác hại nhiều hơn chúng ta từng nghĩ. Khi buồn cơ thể bị chấn động rối loạn sẽ tiết ra một lượng lớn chất Acethylcholine ảnh hưởng xấu toàn cơ thể, gây mệt mỏi căng thẳng. Người ta có thể ngất khi đột ngột nghe tin dữ. Cơn phiền muộn kéo dài thì cơ thể giống như đang bị ngộ độc chất Acethylcholine.

Tự tử ở VN được nhận thấy có tăng cao nhưng không được coi là vấn đề xã hội mà đẩy về phía cho rằng thuộc lãnh vực gia đình. Cho nên nhà nước không có chương trình giải quyết. Thiếu hẳn các đoàn thể thiện nguyện nên VN không có ai nhìn vào sự thật, không có thống kê và lời khuyên cảnh báo hay có biện pháp khoa học. VN chưa có cán sự xã hội (social worker) được đào tạo chuyên nghiệp, để trợ giúp gia đình chăm sóc phòng tránh trẻ vị thành niên phạm pháp và tự tử.

Với trẻ, cha mẹ là niềm hãnh diện, trẻ luôn thần tượng hoá cha mẹ, ai xúc phạm cha mẹ đều làm cho trẻ hết sức đau lòng. Nhưng khi chính cha mẹ bày ra cho trẻ thấy cha mẹ là hiện thân của sự xấu xa thì trẻ thất vọng mất lòng tin và mặc cảm xấu hổ với bạn bè. Người lớn hành xử rất bất cẩn với trẻ con. Nhiều gia đình VN con cái đã tự tử khi bắt gặp cha mẹ ngoại tình, ghen tuông, vợ một vợ hai hoặc bị tù vì dính vào tệ nạn ...Chuyện này ở nước ngoài không có nhiều .

Có thể vấn đề làm trẻ con buồn luôn là chuyện nhỏ, nhưng niềm đau không hề nhỏ. Trẻ không được cho mua món đồ chơi yêu thích, trẻ bị tách xa mẹ, cũng đau buồn ngang bằng như người lớn mất việc, mất vợ, mất con ...Ở VN khu vực nông thôn nhiều trẻ được đi học hưởng dụng nền văn hoá mới nhưng đồng thời cũng tạo ra khoãng cách thế hệ với cha mẹ lớn hơn trong gia đình. Cha mẹ không hiểu nổi con cứ sống theo cung cách lạc hậu.

Gây gổ mạt sát đánh đập không bao giờ là biện pháp giải quyết mâu thuẫn gia đình, càng không là biện pháp giáo dục con cái mà chỉ gây nhiều chấn thương tâm hồn. Vợ chồng chia lìa, trẻ phản kháng lại bằng nhiều cách như rủ nhau tự tử, đi bụi đời, hoặc tung hê cuộc đời mình trong sa đoạ bất cần ...Trẻ cần được dạy để hiểu nguyên do mâu thuẩn gia đình, hiểu ra khoãng cách thế hệ, biết cơ may mình được ăn học nhiều hơn Cha mẹ nên có cách nghĩ khác xưa. Chính trẻ phải sớm hình thành trách nhiệm tạo ra thay đổi cho gia đình và xã hội, chủ động giúp cha mẹ làm lành và sống cảm thông hơn.Cuộc sống của người VN còn bỏ ngỏ nhiều vấn nạn khiến con người VN còn gánh vác nhiều nỗi đau và thương tổn có thể tránh được.

Một kỷ niệm về Ba tôi từng khiến gia đình tôi bước qua được khoảng cách thế hệ chính là lúc Ba tôi một sớm vào thăm và trao đổi chuyện nhà. Sau khi tôi nêu ý kiến Ba nhẹ nhàng nói: " À, phải rồi, con nói vậy rất rõ ràng, Ba đã nghĩ chuyện này phải vào hỏi con mới được !" Ba tôi rât tuyệt khi thường lắng nghe ý kiến con cái. Cả một bộ máy tuyên truyền nhà nước báo chí chỉ lao vào đánh bóng dựng dậy xác ướp chủ nghĩa Mac-Lê. Tự truyện của Lê Vân hay nhật ký của thiếu niên Nam Nữ cần giành quyền bày tỏ và nêu ra những vấn đề cuộc sống quan trọng hơn chủ nghĩa Mac Lê hay chuyện lo cho xác ướp ông HCM chứ !

Có lúc phụ nữ cũng hiểu không thể có hạnh phúc và vì sao lại phải sống trong mặc cảm kẻ tội đồ bị nguyền rủa !Tình yêu nào cũng đều bắt đầu bằng con số một của lòng cảm mến thông thường, nếu tỉnh táo xét rằng không có nền tảng để tạo ra hôn nhân tốt đẹp, và nếu tiên liệu được bất trắc cho tương lai thì lòng tự trọng sẽ giúp điều chỉnh, dừng mối giao tình ở tình bạn hay người ân.

Luật Hà Lan cho phép nếu vợ chồng xa nhau 6 tháng có quyền yêu cầu ly hôn. Không có chuyện chờ đợi hai ba mươi năm, gặm nhấm nỗi buồn để thành "vĩ đại" như VN. Khi truy tặng danh hiệu "Bà Mẹ VN anh hùng", tôi góp ý xin đổi là "Mẹ liệt sĩ "thôi vì không ai -dù là Mẹ- anh hùng vì hành động anh hùng của người khác? Một biểu tượng của khổ đau sao có thể biến thành biểu tượng anh hùng được ? Không thể nâng việc "giết người" thành "sứ mạng "và cũng không nên biến "khổ đau" phải chịu đựng thành "anh hùng" tự nguyện! Lời góp ý cho đảng CSVN chỉ như gió thoảng mây trôi và không hề có hồi âm ! CSVN rất kiên định trong ý đồ và tham vọng. Sự im lặng đến khinh thường ! Chuyện hiến dâng con để chết cho cách mạng cho lý tưởng XHCN là CSVN nói, không nghe có người Mẹ VN nào hồ hởi nói như thế !

Con người trốn chạy chiến tranh ra sao thì các thư lại CSVN biết quá đi mà !
Gia đình hạnh phúc bền vững là mơ ước chưa đạt được của cả trời Á lẫn trời Âu ...
Trong chuyện tình yêu con người cứ là "một nửa" lệch pha để vào cuộc đua ... chạy trốn hay chiếm đoạt. Chữ tình rắc rối vò xé tâm can đến đỗi là nguyên nhân chính nhà Phật dạy phải "chối bỏ " dứt "nợ tình" mới tu thành chánh quả ! Quá khó làm theo lời dạy này của Phật, để 100 năm sau con người tuyệt chủng như Khủng long ! Nhưng phải công nhận muốn sống cùng nhau vui vẻ hạnh phúc con người phải còn học nhiều điều khác hơn óc cầu toàn và biện pháp ghen tuông hoang dại như thú dữ tranh mồi...

Các nước Âu Mỹ có tỉ lệ li hôn nhiều hơn, nhưng tỉ lệ phụ nữ phải nhọc nhằn đau khổ ít hơn rất nhiều nhờ luật pháp về tài sản và xã hội đảm bảo cho phụ nữ trẻ con. Nhiều phụ nữ VN xưa đã kiên định dứt tình vợ chồng, một mình tần tảo nuôi con. Nhiều phụ nữ trả nợ cho sự lầm lạc hôn nhân hay cưỡng ép hôn nhân một cách quá nhọc nhằn. Số phận trẻ bấp bênh nếu như Mẹ đơn thân lại bệnh, chết ... Phụ nữ VN hiện đại nay có nghề nghiệp có thể giữ thế chủ động ít con để tự lực khi cần như chồng chết, chồng bỏ, bỏ chồng ... Một tỉ lệ lớn gia đình không tình yêu, chỉ còn lại kết quả tình yêu là con cái phải lo toan, vấn nạn gia đình được giải quyết ổn thoả hơn khi phụ nữ độc lập kinh tế. Và phụ nữ cần trụ vững tay lái thuyển đời mình để con trẻ đến được bến bình an, bất chấp cơn bão trong lòng có lớn cách nào !

Trần Thị Hồng Sương
24.11.2006
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn