BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ở Việt Nam có nhà nước pháp quyền không ?

12 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 952)
Ở Việt Nam có nhà nước pháp quyền không ?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Công an quận 9 khoái xài “vàng”

Đã khoái xài “vàng” mà còn xài rất ngang nhiên, không coi pháp luật ra gì. Dĩ nhiên, vàng ở đây không phải là vàng 4 số 9 đang lên giá ào ào ngoài thị trường; vì lương Công an có đáng là bao nhiêu, nếu ngang nhiên cho thiên hạ thấy mình khoái xài vàng 4 số 9 e rằng dân đen sẽ nói ngay là vàng do tham nhũng, nhận hối lộ mà có. Nên vàng là câu tục ngữ “Im lặng là vàng” ai ai cũng biết, sau này, có người còn diễn đạt ra là “Im lặng đáng sợ” cũng đồng nghĩa như vậy.

Như CL&ST đã thông tin trong bài “Quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự”, ngày 02/6/2008 Văn phòng Luật sư Pháp Quyền có đơn khiếu nại đến Trưởng CA quận 9, Viện trưởng VKSND quận 9 thành phố Hồ Chí Minh vì lý do bị ông Nguyễn Minh Luân - Phó CA quận 9 kiêm Trưởng Nhà tạm giữ cản trở Luật sư tiếp xúc với thân chủ đang bị tạm giam trong vụ án được gọi là “Gây rối trật tự công cộng” ở quận 9.

Tuy nhiên, kể từ ngày trực tiếp gởi đơn đến các vị có thẩm quyền nêu trên và yêu cầu trả lời khiếu nại bằng văn bản, thái độ ứng xử mà Luật sư nhận được từ các vị ấy là “im lặng đáng sợ” và tiếp tục không cho Luật sư tiếp xúc thân chủ của mình.



Ngày 6/6/2008, Luật sư-Thạc sĩ Lê Trần Luật - Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền tiếp tục có Đơn khiếu nại lần thứ 2 gởi đến Giám đốc Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh, Chánh Thanh Tra Công an thành phố Hồ Chí Minh và Trưởng CA quận 9 để khiếu nại về hành vi trái pháp luật của ông Nguyễn Minh Luân.





Phận dân đen: Không có tội vẫn bị tước quyền công dân một cách thô bạo

Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự là “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Chịu trách nhiệm hình sự là phải chịu sự chế tài trừng phạt do đã thực hiện hành vi phạm tội, tức phải chấp hành hình phạt được quy định trong BLHS.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định (Điều 26 BLHS), bao gồm các hình phạt chính như sau: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. (Xem Điều 28 BLHS).

Điều 9 BLHS quy định rõ nguyên tắc: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Bản án có hiệu lực pháp luật là bản án được xét xử đúng trình tự, thủ tục quy định tại Bộ Luật Tố Tụng Hình sự, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày tuyên án (nếu là án sợ thẩm và không bị kháng cáo, kháng nghị; nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực và phải chờ kết quả xét xử ở phiên tòa phúc thẩm); hoặc là bản án phúc thẩm đồng thời chung thẩm thì có hiệu lực thi hành ngay kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, theo nguyên tắc trên, người bị tạm giam, tạm giữ chưa phải là tội phạm. Vì vậy, họ vẫn có đầy đủ quyền công dân theo pháp luật quy định. Một trong số quyền đó là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 11 BLTTHS).

Điều 12 BLTTHS quy định rõ: “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình”. Trong thực tế, có không ít trường hợp người có chức vụ quyền hạn lạm dụng quyền quản lý Nhà tạm giữ, Trại Tạm giam để cản trở Luật sư gặp thân chủ, là vi phạm nguyên tắc “khách quan, toàn diện và đầy đủ” được quy định trong BLTTHS.

Người dân phải làm gì khi bị tước quyền công dân trái pháp luật?

Theo Luật sư Lê Trần Luật, việc ông Nguyễn Minh Luân cản trở không cho các Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Pháp Quyền gặp thân chủ đang bị tạm giam là: “thời gian từ đây đến khi mở phiên tòa xét xử là có hạn, nếu kéo dài là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bào chữa của bị can, gây bất lợi cho thân chủ chúng tôi”.

Luật quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật TTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Người bào chữa có quyền:

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này. (Xem thêm Điều 58 BLTTHS).

Tuy nhiên, không phải người bị tạm giữ, tạm giam nào cũng hiểu mình có quyền gì theo quy định pháp luật, nên khi bị cản trở gặp Luật sư thì họ càng sợ hãi, càng dễ bị khuất phục chấp nhận những tình tiết không phải là sự thật khách quan của vụ án.

Nếu người bị tạm giữ, tạm giam hiểu rõ quyền của mình, họ sẽ phản ứng để đòi quyền của mình bằng cách bất hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Ví dụ:

- Giữ im lặng khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can cho đến khi gặp người bào chữa hoặc chỉ trả lời khi có mặt người bào chữa chứng kiến;

- Không viết bất cứ điều gì ra giấy, trừ lời nhắn gởi gia đình về việc thăm nuôi và yêu cầu gặp người bào chữa;

- Không tham gia vào các hoạt động điều tra như thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám xét và không ký tên hoặc lăn tay vào văn bản;

- Bác bỏ, không công nhận tất cả những tài liệu, đồ vật hay chứng cứ khác mà người tiến hành tố tụng đưa ra bằng cách không ký tên hoặc lăn tay vào văn bản xác nhận;

- Tuyên bố với những người tiến hành tố tụng và khẳng định trước Hội đồng xét xử rằng những hoạt động điều tra đối với bị can, bị cáo mà không có sự tham gia của người bào chữa theo yêu cầu của bị can, bị cáo đều không có giá trị pháp lý vì đã được thu thập không hợp pháp, do đó chúng hoàn toàn không có giá trị chứng minh hành vi phạm tội.

Nhà nước pháp quyền ở đâu?

Người xưa có câu: “Điểu chi tương tử, kỳ minh giã ai, nhơn chi tương tử, kỳ ngôn giã thiện” (Con chim sắp chết thì tiếng kêu bi thương, con người sắp chết thì lời nói phải).

Tôi muốn nhắc đến câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP HCM ngày 11/5/2008, tuy ông không biết gì đến vụ án gây rối TTCC này, nhưng đọc câu trả lời của ông lại khiến người ta nghĩ đến sự trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ: “Ban đầu khởi tố vụ án chính trị, khi không tìm ra chứng cứ, lẽ ra phải được dừng lại nhưng lại dựng lên thành vụ án kinh tế và được đánh giá là “đặc biệt nghiêm trọng”, thành lập hẳn một ban chuyên án”.

Việc “Công an quận 9 lạm dụng quyền lực?” không có gì lạ, họ đã từng thực hiện rồi; điều lạ là trong khi các Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các Nghị quyết, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, báo chí trong nước luôn luôn lặp đi lặp lại nội dung Nhà nước Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền; thì đơn khiếu nại của Văn phòng Luật sư gởi đến chính Giám đốc Sở Công an thành phố lớn nhất nước, văn minh nhất nước Việt Nam này khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của thuộc cấp ông Giám đốc Sở Công an lại không nhận được một chút động thái phản hồi nào từ người có trách nhiệm; làm cho người khác có cảm giác tại cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh không tồn tại khái niệm “Bộ luật Tố tụng Hình sự”; và cũng không khỏi suy nghĩ, tự đặt câu hỏi: Thực tế ở Việt Nam hiện nay có Nhà nước pháp quyền không?

Tạ Phong Tần

12-06-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn